Tổng hợp Lý thuyết hóa vô cơ (Phần 6)
⇒ Đáp án: (Chưa kiểm duyệt)
251A |
252D | 253D | 254D | 255B | 256A | 257C | 258A | 259C | 260D |
261C |
262D | 263B | 264B | 265A | 266B | 267D | 268C | 269C |
270A |
271C |
272A | 273C | 274C | 275C | 276B | 277D | 278D | 279C |
280A |
281C |
282C | 283A | 284C | 285D | 286C | 287C | 288C | 289D |
290D |
291C | 292B | 293B | 294C | 295C | 296C | 297C | 298D | 299D |
300A |
Câu 251. Sục từ từ khí CO2 đến dư vào dung dịch chứa hỗn hợp gồm BaCl2 và NaOH. Hiện tượng của thí nghiệm là.
A. Xuất hiện kết tủa trắng, sau đó kết tủa tan tạo thành dung dịch trong suốt
B. Xuất hiện kết tủa trắng
C. Xuất hiện kết tủa trắng, sau đó kết tủa tan tạo thành dung dịch màu xanh
D. Không có hiện tượng gì xảy ra
Câu 252. Trong các thí nghiệm sau:
(1) Cho khí O3 tác dụng với Ag.
(2) Nhiệt phân KMnO4.
(3) Cho khí H2 tác dụng với CuO đun nóng.
(4) Cho K2SO4 tác dụng với dung dịch BaCl2.
(5) Cho khí SO2 tác dụng với dung dịch H2S
(6) Cho Zn tác dụng với axit H2SO4 loãng..
Số thí nghiệm tạo ra đơn chất là.
A. 6 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 253. Muối Fe2+ làm mất màu dung dịch KMnO4 trong môi trường axít tạo ra ion Fe3+. Còn ion Fe3+ tác dụng với I- tạo ra I2 và Fe2+. Sắp xếp các chất oxi hoá Fe3+, I2 và MnO4- theo thứ tự mạnh dần?
A. Fe3+ < I2 < MnO4-. B. I2 < MnO4- < Fe3+
C. MnO4- < Fe3+ < I2 D. I2 < Fe3+ < MnO4-
Câu 254. C2H5NH2 trong nước không phản ứng với chất nào trong số các chất sau?
A. HCl. B. FeCl3 C. NaHSO4. D. NaOH.
Câu 255. Người ta thường dùng các vật dụng bằng bạc để cạo gió cho người bị trúng gió ( khi người bị mệt mỏi, chóng mặt…do trong cơ thể tích tụ các khí độc như H2S…). Khi đó vật bằng bạc bị đen do phản ứng:
4Ag + O2 + 2H2S → 2Ag2S + 2H2O.
Chất oxi hóa trong phản ứng trên là:
A. Ag B. O2 C. H2S D. H2S và O2
Câu 256. Phương trình điện phân nào sau đây viết sai?
A. 2NaOH → 2Na + O2 + H2 B. 2Al2O3 → 4Al + 3O2
C. CaBr2 → Ca + Br2 D. 2NaCl → 2Na + Cl2
Câu 257. Cho các chất sau: Al, Na2CO3, AlCl3, KHCO3, K2SO4, Al2O3, Al(OH)3, (NH4)2SO3. Số chất vừa tác dụng với axit HCl và vừa tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 là.
A. 5 B. 8 C. 6 D. 7
Câu 258. Mưa axit ảnh hưởng tới hệ thực vật, phá hủy các vật liệu bằng kim loại, các bức tượng bằng đá, gây bệnh cho con người và động vật. Hiện tượng trên gây ra chủ yếu do khí thải của nhà máy nhiệt điện, phương tiện giao thông và sản xuất công nghiệp. Tác nhân chủ yếu trong khí thải gây ra mưa axit là.
A. SO2 và NO2 B. CH4 và NH3 C. CO và CH4 D. CO và CO2.
Câu 259. Phản ứng tạo ra muối sắt (II) là.
A. FeCO3 tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư
B. Fe2O3 tác dụng với dung dịch HCl
C. Fe tác dụng với dung dịch HCl
D. Fe(OH)3 tác dụng với dung dịch H2SO4.
Câu 260. Phản ứng nào dưới đây không phải là phản ứng oxi hóa – khử?
A. 2KI + H2O + O3 → 2KOH + I2 + O2 B. Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O.
C. 2H2S + SO2 → 3S + 2H2O D. FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S
Câu 261. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Các kim loại kiềm thổ có cấu trúc mạng tinh thể lập phương tâm diện.
B. Các kim loại kiềm thổ có độ cứng cao.
C. Các nguyên tố có cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns2 đều là kim loại kiềm thổ.
D. Các kim loại kiềm thổ tác dụng với nước ở nhiệt độ cao.
Câu 262. Khi tách nước 2-metylpentan-3-ol thu được anken (sản phẩm chính) có tên gọi là.
A. 4-metylpent-2-en B. 2-metylpent-3-en
C. 4-metylpent-3-en D. 2-metylpent-2-en
Câu 263. Hydro hóa hoàn toàn hợp chất hữu cơ X mạch hở thu được 2-metylpropan-1-ol. Số công thức cấu tạo của X là.
A. 1 B. 3 C. 2 D. 4
Câu 264. Đốt cháy hợp chất hữu cơ X (M < 70 đvC) thu đượv 6,72 lít CO2 (đktc) và 8,1 gam nước. Biết X tác dụng với Na giải phóng khí H2. Số đồng phân cấu tạo của X là.
A. 4 B. 2 C. 3 D. 1
Câu 265. Ancol X có công thức C5H12O. Đun X với CuO thu được hợp chất hữu cơ Y không cho phản ứng tráng gương. Số đồng phân cấu tạo của X là.
A. 3 B. 4 C. 8 D. 1
Câu 266. Cho chuỗi phản ứng sau:
CH≡CH → X → Y → Z → T
X, Y, Z, T là chất hợp chất hữu cơ. Số nguyên tử hydro có trong T là.
A. 12 B. 8 C. 10 D. 6
Câu 267. Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron 1s2 2s2 2p6 3s1; nguyên tử của nguyên tố Y có cấu hình electron 1s2 2s2 2p6 3s2 3p5. Liên kết hoá học giữa nguyên tử X và nguyên tử Y thuộc loại liên kết
A. cộng hoá trị B. cho nhận C. kim loại. D. ion
Câu 268. Oxit của một nguyên tố kim loại nhóm B trong bảng tuần hoàn nào sau đây là một oxit lưỡng tính?
A. CrO3 B. CrO C. Cr2O3 D. Al2O3
Câu 269. Mặt trái của “ hiệu ứng nhà kính” là gây ra sự khác thường về khí hậu, gây hạn hán, lũ lụt, ảnh hưởng đến môi trường sinh thái và cuộc sống con người. Sự tăng nồng độ của chất hóa học nào sau đây là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng trên?
A. CO2 B. CH4 C. CFCl3 D. NO2
Câu 270. Phản ứng nào sau đây là phản ứng oxi hóa – khử.
A. SO2 + 2H2S → 3S + 2H2O B. Fe(OH)3 + 3HNO3 → Fe(NO3)3 + 3H2O
C. Fe3O4 + 8HCl → 2FeCl3 + FeCl2 + H2O D. FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S
Câu 271. Nhận định nào sau đây là đúng?
A. Độ dinh dưỡng của phân lân được tính theo hàm lượng phần trăm phốtpho có trong phân.
B. Amophot là phân phức hợp có công thức (NH4)3PO4 và NH4HPO4.
C. Đạm hai lá có chứa 35,0% nitơ về khối lượng.
D. Phân lân nung chảy được điều chế từ quặng đolomit.
Câu 272. Phân supe phốtphat kép thành phần chứa:
A. Ca(H2PO4)2 + CaSO4 B. Ca3(PO4)2 + CaF2
C. CaHPO4 D. Ca(H2PO4)2
Câu 273. Thí nghiệm nào sau đây thu được kết tủa sau khi kết thúc phản ứng.
A. Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch Ca(OH)2.
B. Cho từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3.
C. Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch Na[Al(OH)4].
D. Cho từ từ đến dư dung dịch HCl vào dung dịch Na[Al(OH)4].
Câu 274. Phản ứng nào sau đây là đúng?
A. Na2CO3 → Na2O + CO2
B. Cu + H2SO4 (loãng) → CuSO4 + H2
C. H2S + 2FeCl3 → 2FeCl2 + 2HCl + S
D. AgNO3 + NaF → NaNO3 + AgF
Câu 275. Dãy kim loại nào sau đây không tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nguội.
A. Ag, Fe, Cu B. Mg, Al, Cu C. Al, Cr, Fe D. Al, Cu, Ag
Câu 276. Nhận định đúng là.
A. Trong đạm hai lá, nitơ chiếm 46,67% về khối lượng.
B. Nước mềm là nước không chứa hoặc chứa ít ion Ca2+ và Mg2+.
C. Trong tự nhiên, natri tồn tại nhiều dưới dạng đơn chất.
D. Trong các hợp chất, hydro chỉ có một mức oxi hóa duy nhất là +1.
Câu 277. Trong các cặp chất cho dưới đây, cặp chất nào có thể cùng tồn tại trong một dung dịch.
A. Na[Al(OH)4] và HCl B. NaHSO4 và NaHCO3
C. NaCl và AgNO3 D. AlCl3 và CuSO4
Câu 278. Thổi dòng khí CO đến dư qua ống sứ chứa Al2O3, Fe3O4, MgO và CuO nung nóng. Sau khi kết thúc phản ứng phần rắn còn lại trong ống sứ gồm.
A. Al2O3, Mg, Fe và Cu B. Al, Mg, Fe và Cu
C. Al, Fe, Cu và MgO D. Al2O3, Fe, Cu và MgO
Câu 279. Một dung dịch có chứa Mg2+ (a mol); Ca2+ (a mol); Cl- (a mol) và HCO3- (x mol). Mối liên hệ a và x là.
A. x = a B. x = 2a C. x = 3a D. x = 4a
Câu 280. Cho các ion sau: (1) SO42-; (2) HSO4-; (3) HPO42-; (4) HCO3-; (5) H2PO4-; (6) NH4+; (7) CO32-; (8) PO43-
Theo Bronsted, số ion có tính chất lưỡng tính là.
A. (3), (4), (5) B. (2), (6), (7) C. (1), (7), (8) D. (5), (6), (7)
Câu 281. Phản ứng nào sau đây mà axit HCl đóng vai trò là chất oxi hóa?
A. 16HCl + 2KMnO4 → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O
B. 4HCl + MnO2 → MnCl2 + Cl2 + 2H2O
C. 2HCl + Fe → FeCl2 + H2
D. 4HCl + 2Cu + O2 → 2CuCl2 + 2H2O
Câu 282. Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số electron ở phân lớp p là 7. Nguyên tử của nguyên tố Y có tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt mang điện của X là 8. Nhận định nào sau đây là sai?
A. X là một kim loại nhẹ và phổ biến nhất trong võ trái đất.
B. Y là nguyên tố halogen và được ứng dụng trong khử trùng nước.
C. Liên kết trong hợp chất X, Y là liên kết ion.
D. Tổng số hiệu của X, Y là 30.
Câu 283. Cho dãy các chất sau: NaHCO3; NH4Cl; ZnSO4; (NH4)2CO3; Al(OH)3, ZnO, HCOONH4; Al; NH2CH2COONa. Số chất trong dãy có tính chất lưỡng tính là.
A. 6 B. 5 C. 7 D. 4
Câu 284. Phản ứng nào sau đây không là phản ứng oxi hóa – khử.
A. 4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Fe(OH)3
B. 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2
C. Ba(HCO3)2 → BaO + 2CO2 + H2O
D. Fe(NO3)2 + AgNO3 → Fe(NO3)3 + Ag
Câu 285. Nhận định nào sau đây là đúng?
A. Tính khử của Mg mạnh hơn của Ca.
B. Bán kính nguyên tử Na nhỏ hơn bán kính nguyên tử Al.
C. Độ âm điệm của lưu huỳnh lớn hơn độ âm điện của clo.
D. Trong các phản ứng hóa học, flo chỉ thể hiện tính oxi hóa.
Câu 286. Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số electron phân lớp p là 10. Nguyên tử nguyên tố Y có số proton nhiều hơn X là 1. Nhận định nào sau đây là đúng.
A. X, Y đều là kim loại.
B. X tác dụng với các kim loại cần có nhiệt độ.
C. Y được sử dụng để khử trùng nước.
D. Trong mọi hợp chất, X và Y chỉ có một mức oxi hóa duy nhất.
Câu 287. Hỗn hợp rắn X chứa NaHCO3, Ca(HCO3)2, BaCO3 và K2CO3. Nung hỗn hợp X đến khi khối lượng không đổi thu được hỗn hợp rắn Y. Trong Y chứa.
A. Na2CO3, K2CO3, BaCO3 và CaCO3 B. Na2O, K2O, BaCO3 và CaCO3.
C. Na2CO3, K2CO3, BaO và CaO D. Na2CO3, K2CO3, Ca(HCO3)2 và Ba(HCO3)2
Câu 288. Phản ứng nào sau đây là sai?
A. Al2S3 + 6H2O → 2Al(OH)3 + 3H2S
B. ZnS + 2HCl → ZnCl2 + H2S
C. CuS + 10HNO3 (loãng) → Cu(NO3)2 + H2SO4 + 8NO2 + 4H2O
D. HgS + 4H2SO4 (đặc) → HgSO4 + 4SO2 + 4H2O
Câu 289. Nhận định nào sau đây là đúng?
A. Cho Na vào dung dịch CuSO4 thu được kết tủa màu đỏ.
B. Nhiệt phân đến cùng NaHCO3 thu được Na2O, CO2 và H2O.
C. Temic là hỗn hợp chứa Al và Fe3O4.
D. Trong phản ứng nhiệt nhôm, sản phẩm thu được luôn chứa Al2O3, Fe và Al dư.
Câu 290. Trong công nghiệp, natri hiđroxit được sản xuất bằng phương pháp
A. điện phân dung dịch NaNO3, không có màng ngăn điện cực.
B. điện phân NaCl nóng chảy.
C. điện phân dung dịch NaCl, không có màng ngăn điện cực.
D. điện phân dung dịch NaCl bão hòa, có màng ngăn điện cực.
Câu 291. Cho các nhận định sau:
(1) Phân kali được điều chế từ quặng xivinit.
(2) Amophot là phân phức hợp chứa NH4H2PO4 và (NH4)2HPO4.
(3) Phân urê có công thức (NH2)2CO.
(4) Đạm một lá có công thức (NH4)2SO4.
(5) Supe photphat kép thành phần chứa Ca(H2PO4)2
Số nhận định đúng là.
A. 2 B. 4 C. 5 D. 3
Câu 292. Điều nào sau đây là sai?
A. Dung dịch NaF loãng được dùng làm thuốc chống sâu răng
B. Đám cháy Magiê có thể dập tắt bằng cát khô.
C. Ozon được dùng để khử trùng nước, tẩy trắng đồ vật.
D. Hàm lượng phần trăm của nitơ trong urê là 46,67%.
Câu 293. Cho các phản ứng hóa học sau:
(1) 2NaHCO3 → Na2CO3 + CO2 + H2O. (2) 2NaNO3 → 2NaNO2 + O2.
(3) 2NO2 + 2NaOH → NaNO2 + NaNO3 + H2O. (4) KClO3 + 6HCl → KCl + 3Cl2 + 3H2O.
(5) 2F2 + 2H2O → 4HF + O2. (6) CaCO3 → CO2 + H2O
Số phản ứng thuộc phản ứng oxi hóa – khử là.
A. 5 B. 4 C. 3 D. 6
Câu 294. Nhận định nào sau đây là sai?
A. Theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân các kim loại kiềm có nhiệt độ nóng chảy giảm dần.
B. Tính chất đặc trưng của kim loại là tính khử.
C. Trong tự nhiên, Na tồn tại nhiều dưới dạng đơn chất.
D. Các kim loại kiềm thổ thì Mg được ứng dụng nhiều hơn cả.
Câu 295. Nhận định nào sau đây là đúng?
A. Dùng dung dịch HCl có thể làm mềm nước cứng tạm thời.
B. Theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân, các kim loại kiềm có nhiệt độ nóng chảy tăng dần.
C. Flo bốc cháy khi tác dụng với nước.
D. Các kim loại kiềm thổ tác dụng với nước khi đun nóng.
Câu 296. Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Thổi khí CO2 đến dư vào dung dịch Na2SiO3.
(2) Thổi khí H2S đến dư vào dung dịch FeCl3.
(3) Thổi khí NH3 đến dư vào dung dịch ZnCl2.
(4) Thổi khí H2S đến dư vào dung dịch CuSO4.
(5) Thổi khí NH3 đến dư vào dung dịch FeCl2.
Sau khi kết thúc thí nghiệm, số trường hợp thu được kết tủa là.
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 297. Để bó bột, đúc tượng người ta dùng
A. CaSO4 B. CaCO3. C. CaSO4.H2O D. CaSO4.2H2O
Câu 298. Phản ứng nào sau đây không được kết tủa sau khi kết thúc phản ứng.
A. Cho P2O5 vào dung dịch Ca(OH)2 dư.
B. Cho metylamin vào dung dịch FeCl3.
C. Cho dung dịch FeCl3 vào dung dịch AgNO3.
D. Sục khí Cl2 đến dư vào dung dịch FeBr2.
Câu 299. Nhận định nào sau đây là đúng.
A. Các kim loại có tính khử mạnh đều khử được các ion kim loại có tính khử yếu hơn.
B. Trong phản ứng nhiệt nhôm, sản phẩm thu được chắc chắn chứa Al2O3 và Fe.
C. Tất cả các muối cacbonat đều bị phân hủy bởi nhiệt.
D. Sắt tác dụng được với trong dung dịch H2SO4 loãng, nguội.
Câu 300. Cho các phản ứng sau:
(1) KClO3 + HCl → khí X (2) KMnO4 → khí Y
(3) Ca(HCO3)2 + HCl → khí Z (4) FeS + HCl → khí T
(5) NH4Cl + NaOH → khí P (6) Cu + HNO3 (đặc) → khí Q
(7) Na2SO3 + H2SO4 → khí M (8) K + H2O → khí T
Cho hỗn hợp chứa các khí trên đi qua bình đựng dung dịch NaOH dư. Số khí thoát ra khỏi bình là.
A. 2 B. 4 C. 3 D. 1
Bình luận