200 câu hỏi lý thuyết hóa vô cơ (Phần 3)

⇒ Giải chi tiết và đáp án:

101B 102C 103B 104C 105B 106A 107B 108B 109C 110B
111D 112D 113C 114B 115D 116B 117A 118C 119D 120B
121B 122C 123B 124C 125A 126C 127B 128C 129D 130C
131A 132A 133C 134C 135C 136D 137D 138D 139D 140A
141A 142A 143A 144A 145D 146B 147C 148B 149A 150B

(Xem giải) Câu 101. Cho các mệnh đề dưới đây:
a) Các halogen (F, Cl, Br, I) có số oxi hóa từ -1 đến +7.
b) Flo là chất chỉ có tính oxi hóa.
c) F2 đẩy được Cl2 ra khỏi dung dịch muối NaCl.
d) Tính axit của các hợp chất với hiđro của các halogen tăng theo thứ tự: HF, HCl, HBr, HI.
Các mệnh đề luôn đúng là

A. a, b, c.         B. b, d.         C. b, c.         D. a, b, d.

(Xem giải) Câu 102. Tỉ lệ số phân tử HNO3 đóng vai trò là chất oxi hóa và môi trường trong phản ứng: FeO + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + H2O là bao nhiêu?

A. 1 : 3.         B. 1 : 10.         C. 1 : 9.         D. 1 : 2.

(Xem giải) Câu 103. Có 3 lọ riêng biệt đựng ba dung dịch không màu, mất nhãn là HCl, HNO3, H2SO4. Có thể dùng thuốc thử nào dưới đây để phân biệt 3 dung dịch trên?

A. giấy quỳ tím, dung dịch bazơ.       B. dung dịch BaCl2; Cu.       C. dung dịch AgNO3; Na2CO3.      D. dung dịch phenolphthalein.

(Xem giải) Câu 104. Dung dịch axit nitric tinh khiết để ngoài ánh sáng lâu ngày sẽ chuyển dần sang màu vàng là do

A. HNO3 tác dụng O2 không khí tạo chất có màu vàng.

B. HNO3 phân li hoàn toàn thành ion H+ và NO3-.

C. HNO3 bị phân huỷ một phần thành NO2 làm cho axit có màu vàng.

D. HNO3 là một axit mạnh có tính oxi hoá.

(Xem giải) Câu 105. Ca(OH)2 là hoá chất

A. có thể loại độ cứng toàn phần của nước.         B. có thể loại độ cứng tạm thời của nước.

C. có thể loại độ cứng vĩnh cửu của nước.         D. không thể loại bỏ được bất kì loại nước cứng nào.

(Xem giải) Câu 106. Nhỏ từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch X thấy dung dịch bị vẩn đục, nhỏ tiếp dung dịch NaOH vào thấy dung dịch trong trở lại. Sau đó nhỏ từ từ dung dịch HCl thấy dung dịch trở nên đục, nhỏ tiếp dung dịch HCl vào thấy dung dịch trong trở lại. Dung dịch X là

A. Al2(SO4)3.         B. Cu(NO3)2.         C. Fe2(SO4)3.         D. MgCl2

(Xem giải) Câu 107. Dãy muối nitrat nào trong 4 dãy muối dưới đây khi bị đun nóng phân huỷ tạo ra các sản phầm gồm oxit kim loại + NO2 + O2

A. Al(NO3)3, Zn(NO3)2, Ba(NO3)2.         B. Mg(NO3)2, Pb(NO3)2, Fe(NO3)2.

C. KNO3, NaNO3, LiNO3.         D. Hg(NO3)2, Mn(NO3)2, AgNO3.

(Xem giải) Câu 108. Cho phương trình phản ứng: Al + HNO3 → Al(NO3)3 + N2O + N2 + H2O. Nếu tỉ lệ giữa N2O và N2 là 2 : 3 thì sau khi cân bằng ta có tỉ lệ mol Al : N2O : N2 là

A. 23 : 4 : 6.         B. 46 : 6 : 9.         C. 46 : 2 : 3.         D. 20 : 2 : 3.

(Xem giải) Câu 109. Cho sơ đồ chuyển hoá sau:

Các chất X1, X2, X3 là

A. FeO, Fe, FeCl2        B. RbO, Rb, RbCl2        C. CuO, Cu, FeCl2.        D. K2O, K, KCl.

(Xem giải) Câu 110. Trong những phản ứng sau đây của Fe (II), phản ứng nào chứng tỏ Fe (II) có tính oxi hóa:
1. 2FeCl2 + Cl2 → 2FeCl3         2. FeO + CO → Fe + CO2
3. 2FeO + 4H2SO4 đ → Fe2(SO4)3 + SO2 + 4H2O

A. 1.         B. 2.         C. 3.         D. 1 và 3.

Bạn đã xem chưa:  Tổng ôn lý thuyết (Phần 6)

(Xem giải) Câu 111. Những phản ứng nào sau đây viết sai?
1. FeS + 2NaOH → Fe(OH)2 + Na2S
2. FeCO3 + CO2+ H2O → Fe(HCO3)2
3. CuCl2 + H2S → CuS + 2 HCl
4. FeCl2 + H2S → FeS + 2HCl

A. 1, 2.         B. 2, 3.         C. 3, 4.         D. 1, 4.

(Xem giải) Câu 112. Dãy các chất đều phản ứng với dung dịch HCl là

A. NaOH, Al, CuSO4, CuO.         B. Cu(OH)2, Cu, CuO, Fe.

C. CaO, Al2O3, Na2SO4, H2SO4.         D. NaOH, Al, CaCO3, Cu(OH)2, Fe, CaO, Al2O3

(Xem giải) Câu 113. Dãy các chất đều phản ứng với dung dịch NaOH là

A. H2SO4, CaCO3, CuSO4, CO2.         B. SO2, FeCl3, NaHCO3, CuO.

C. H2SO4, SO2, CuSO4, CO2, FeCl3, Al.         D. CuSO4, CuO, FeCl3, SO2.

(Xem giải) Câu 114. Dãy các chất đều phản ứng với nước là

A. SO2, NaOH, Na, K2O.         B. SO3, SO2, K2O, Na, K.

C. Fe3O4, CuO, SiO2, KOH.         D. SO2, NaOH, K2O, Ca(OH)2.

(Xem giải) Câu 115. Dãy các chất đều phản ứng với dung dịch CuCl2 là

A. NaOH, Fe, Mg, Hg.         B. Ca(OH)2, Mg, Ag, AgNO3.

C. NaOH, Fe, Mg, AgNO3, Ag, Ca(OH)2.         D. NaOH, Fe, Mg, AgNO3, Ca(OH)2.

(Xem giải) Câu 116. Một hỗn hợp gồm MgO, Al2O3, SiO2. Thu lấy SiO2 tinh khiết bằng cách nào sau đây?

A. Ngâm hỗn hợp vào dung dịch NaOH dư.         B. Ngâm hỗn hợp vào dung dịch HCl dư.

C. Ngâm hỗn hợp vào dung dịch CuSO4 dư.         D. Ngâm hỗn hợp vào nước nóng.

(Xem giải) Câu 117. Hiện tựong gì xảy ra khi đổ từ từ đến dư dung dịch H2SO4 loãng vào dung dịch NaAlO2?

A. Lúc đầu có kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan dần         B. Không có hiện tượng gì xảy ra

C. Chỉ có hiện tượng xuất hiện kết tủa         D. Có hiện tượng tạo kết tủa và thóat ra bọt khí không màu

(Xem giải) Câu 118. Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp gồm (Al + Fe3O4) đến hoàn toàn, sau phản ứng thu được chất rắn A. A tan hoàn toàn trong dung dịch HCl dư giải phóng H2, nhưng chỉ tan một phần trong dung dịch NaOH dư giải phóng H2. Vậy thành phần của chất rắn A là

A. Al, Fe, Fe3O4.         B. Fe, Al2O3, Fe3O4.         C. Al, Al2O3, Fe.         D. Fe, Al2O3

Câu 119. Trong các phản ứng sau, phản ứng nào không đúng?

A. Al + NaOH + H2O → NaAlO2 + 1,5H2

B. SiO2 + 2NaOH nóng chảy → Na2SiO3 + H2O

C. NaAlO2 + CO2 + H2O → Al(OH)3 + NaHCO3

D. Al2O3 + 3CO → 2Al + 3CO2

(Xem giải) Câu 120. Cho các dung dịch sau: Na2CO3, NaHCO3, Al2(SO4)3, Al2O3, Zn, Ca(HCO3)2, Ba(OH)2, NaOH, Pb(NO3)2, Fe(OH)2, KCl. Có bao nhiêu chất tác dụng với dung dịch NaHSO4.

A. 5         B. 9         C. 7         D. 8

(Xem giải) Câu 121. Dãy gồm các chất, ion vừa có tính khử và tính oxi hóa là:

A. Fe(OH)2, Cu2+, FeCl2, MgO         B. Fe2+, SO2, HCl, SO32-

C. HCl, Na2S, NO2, Fe2+.       D. FeO, H2S, Cu, HNO3

(Xem giải) Câu 122. Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch Al2(SO4)3.
(2) Cho dung dịch hỗn hợp HCl và NaNO3 vào dung dịch FeCl2.
(3) Cho dung dịch HCl vào dung dịch Fe(NO3)2.
(4) Cho dung dịch NaHCO3 vào dung BaCl2.
(5) Cho dung dịch NaHCO3 vào dung dịch NaHSO4.
Số trường hợp xảy ra phản ứng là:

A. 2       B. 3       C. 4       D. 5

(Xem giải) Câu 123. Cho các phản ứng sau:
(1) FeCl3 + HI →                  (4) FeCl3 + H2S →
(2) Fe(NO3)2 + AgNO3 →     (5) dung dịch H2S + SO2 →
(3) FeCl3 + Ba(OH)2 →         (6) O3 + KI + H2O →
Có bao nhiêu phản ứng tạo ra đơn chất:

Bạn đã xem chưa:  Lý thuyết trong đề thi THPT của Bộ Giáo Dục (Phần 3)

A. 2       B. 5       C. 4       D. 6

(Xem giải) Câu 124. Chỉ dùng một dung dịch hóa chất nào sau đây để phân biệt các dung dịch sau: NaCl, Na3PO4, NaNO3, Na2S.

A. dung dịch BaCl2       B. dung dịch H2SO4       C. dung dịch AgNO3       D. Quỳ tím

(Xem giải) Câu 125. Quặng nào sau đây là quặng của sắt:

A. Manhetit       B. đôlômit       C. boxit       D. Photphorit

(Xem giải) Câu 126. Quặng nào sau đây không phải là quặng của sắt:

A. hemantit       B. xiđerit       C. apatit       D. pirit

(Xem giải) Câu 127. Hòa tan một loại quặng sắt trong dung dịch HNO3 thu được dung dịch X, cho dung dịch BaCl2 vào dung dịch X thì thu được kết tủa Y màu trắng không tan trong axit. Tên quặng sắt đó là:

A. Manhetit       B. Pirit       C. xiđerit       D. hemantit

(Xem giải) Câu 128. Chất nào sau đây không có khả năng làm mất màu dung dịch KMnO4:

A. FeSO4       B. SO2       C. Cl2       D. H2S

(Xem giải) Câu 129. Phản ứng nào sau đây không sinh ra khí O2:
(1) H2O2 + KMnO4 + H2SO4 →      (4) KNO3 (t°) →
(2) KClO3 + HCl →                           (5) O3 + Ag →
(3) KMnO4 + HCl →                         (6) NH4NO3 (t°) →

A. (1),(3),(6)       B. (1),(4),(5)       C. (2),(4),(5)       D. (2),(3),(6)

(Xem giải) Câu 130. Cho phản ứng hóa học sau: 2SO2 (k) + O2 (k) ⇌ 2SO3 (k). Khi nồng độ của SO2 tăng lên 3 lần thì tốc độ phản ứng thuận thay đổi như thế nào:

A. Tăng 3 lần       B. Tăng 6 lần       C. Tăng 9 lần       D. Giảm 4 lần

(Xem giải) Câu 131. Dãy các chất chỉ có liên kết cộng hóa trị phân cực là

A. H2O, NH3, HCl, SO2       B. HF, H2O, O3, H2

C. H2O, Cl2, NH3, CO2       D. NH3, O2, H2, H2S

(Xem giải) Câu 132. Dãy các chất chỉ có liên kết ion là:

A. KCl, NaI, CaF2, MgO       B. NaCl, MgSO4, K2O, CaBr2

C. H2S, Na2S, KCl, Fe2O3       D. NaNO3, NaCl, K2O, NaOH

(Xem giải) Câu 133. Nguyên tử của nguyên tố X có số khối bằng 27, trong đó số hạt proton ít hơn số hạt nơtron là 1 hạt. Cấu hình electron của X3+ là:

A. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6       B. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p1       C. 1s2 2s2 2p6       D. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p3

(Xem giải) Câu 134. Cho cấu hình electron của nguyên tố X là: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p4, nguyên tố Y là: 1s2 2s2 2p4. Kết luận nào sau đây không đúng:

A. X, Y thuộc cùng một nhóm VIA

B. Nguyên tử X có bán kính nguyên tử lớn hơn nguyên tử Y

C. Số oxi hóa cao nhất của X, Y đều là +6

D. X, Y đều là phi kim vì có 6e ở lớp ngoài cùng

(Xem giải) Câu 135. Dãy gồm các nguyên tử và ion có cùng số electron ở lớp ngoài cùng là

A. Ar, K+, Ca2+, S2-, Cl-       B. Ne, F-, O2-, Na+, Mg2+, Al3+

C. Cả A, B đều đúng       D. Cả A, B đều sai

(Xem giải) Câu 136. Nguyên tố có bán kính nguyên tử lớn nhất là

A. Na       B. Mg       C. Al       D. K

Bạn đã xem chưa:  Tổng ôn lý thuyết (Phần 3)

Câu 137. Cu không tác dụng với dung dịch nào dưới đây:

A. FeCl2       B. HCl       C. H2SO4 loãng       D. Tất cả

(Xem giải) Câu 138. Cho các phản ứng sau:
(1) NH4Cl + Ba(OH)2 →          (4) (NH4)2CO3 (t°) →
(2) NH4NO3 (t°) →                  (5) NH4Cl (t°) →
(3) N2 + H2 →                         (6) Cu + HNO3
Có bao nhiêu phản ứng tạo ra khí NH3:

A. 5       B. 3       B. 2       D. 4

(Xem giải) Câu 139. Chỉ dùng dung dịch nào dưới đây để phân biệt các dung dịch mất nhãn không màu: NH4NO3, NaCl, (NH4)2SO4, Mg(NO3)2, FeCl2?

A. BaCl2.       B. NaOH.       C. AgNO3.       D. Ba(OH)2.

(Xem giải) Câu 140. Sự phá hủy kim loại hoặc hợp kim do tác dụng của môi trường xung quanh, được gọi chung là

A. sự ăn mòn kim loại.       B. sự ăn mòn hóa học.

C. sự khử kim loại.       D. sự ăn mòn điện hóa.

Câu 141. Dãy các kim loại đều tác dụng với nước ở nhiệt độ thường là:

A. Na, K, Ba       B. Na, Al, Fe       C. Mg, K, Na       D. Ca, Na, Zn

(Xem giải) Câu 142. Cho một loại quặng của sắt tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nóng, dư. Dẫn toàn bộ khí thu được dẫn qua dung dịch Ca(OH)2 dư, thấy xuất hiện kết tủa. Quặng sắt có thể là:

A. Xiđerit       B. Hemantit       C. Manhetit       D. pirit

(Xem giải) Câu 143. Dãy các hiđroxit lưỡng tính là:

A. Al(OH)3, Zn(OH)2, Cr(OH)3, Sn(OH)2       B. Al(OH)3, Mg(OH)2, Zn(OH)2, Cr(OH)2

C. Fe(OH)3, Mg(OH)2, Sn(OH)2, Cr(OH)2       D. Al(OH)3, Cr(OH)3, Sn(OH)2, Fe(OH)2

(Xem giải) Câu 144. Khí nào sau đây không tồn tại được trong không khí:

A. NO       B. O2       C. N2       D. CO2

(Xem giải) Câu 145. Điện phân một dung dịch chứa hỗn hợp gồm HCl, CuCl2, NaCl với điện cực trơ có màng ngăng. Kết luận nào dưới đây là không đúng?

A. Kết thúc điện phân, pH của dung dịch tăng so với ban đầu.

B. Thứ tự các chất bị điện phân là CuCl2, HCl, (NaCl và H2O).

C. Quá trình điện phân NaCl đi kèm với sự tăng pH của dung dịch.

D. Quá trình điện phân HCl đi kèm với sự giảm pH của dung dịch.

(Xem giải) Câu 146. Dung dịch AlCl3 trong nước bị thủy phân nếu thêm vào dung dịch các chất sau đây, chất nào làm tăng cường quá trình thủy phân của AlCl3?

A. NH4Cl.       B. Na2CO3.       C. ZnSO4.       D. HCl

(Xem giải) Câu 147. Mỗi chất và ion trong dãy nào sau vừa có tính khử, vừa có tính oxi hoá?

A. SO2, S, Fe3+.       B. Fe2+, Fe, Ca, KMnO4.       C. SO2, Fe2+, S, Cl2.       D. SO2, S, Fe2+, F2.

(Xem giải) Câu 148. Cho sơ đồ chuyển hóa sau:

Số phản ứng oxi hóa – khử xảy ra trong sơ đồ trên là.

A. 7       B. 5       C. 4       D. 6

(Xem giải) Câu 149. Để làm sạch muối ăn có lẫn tạp chất CaCl2, MgCl2, BaCl2 cần dùng 2 hoá chất là

A. dung dịch Na2CO3, dung dịch HCl.       B. dung dịch NaOH, dung dịch H2SO4.

C. dung dịch Na2SO4, dung dịch HCl.       D. dung dịch AgNO3, dung dịch NaOH.

(Xem giải) Câu 150. Số phương trình hóa học tối thiểu cần dùng để điều chế K kim loại từ dung dịch K2CO3 là

A. 1.       B. 2.       C. 3.       D. 4.

Bình luận

200
error: Chúc bạn học tốt và luôn vui nhé !!