[2019] Khảo sát chất lượng đầu năm THPT Hàn Thuyên – Hóa 12

File word đề thi, đáp án và giải chi tiết

⇒ Giải chi tiết và đáp án:

1B 2B 3B 4A 5A 6D 7B 8A 9A 10D
11D 12C 13D 14D 15D 16D 17A 18A 19C 20D
21A 22C 23D 24C 25B 26C 27B 28D 29A 30C
31C 32C 33D 34A 35C 36A 37B 38B 39B 40C

Câu 1: Liên kết hoá học giữa các nguyên tử trong phân tử H2O là liên kết

A. hiđro.     B. cộng hoá trị phân cực.    C. ion.     D. cộng hoá trị không phân cực.

(Xem giải) Câu 2: Hoà tan 8,4 gam Fe vào 500 ml dung dịch X gồm HCl 0,2M và H2SO4 0,1M. Cô cạn dung dịch thu được sau phản ứng thì thu được bao nhiêu gam muối khan?

A. 18,75 gam          B. 13,95 gam          C. 19,55 gam          D. 16,75 gam

(Xem giải) Câu 3: Cho các chất sau: etanol, etylen glicol, propan-1,2-điol, glixerol, butan-1,2-điol, propan-1,3-điol. Hỏi có bao nhiêu chất không tác dụng được với Cu(OH)2 tạo dung dịch phức màu xanh lam?

A. 4.          B. 2.          C. 3.          D. 5.

Câu 4: Hoà tan hoàn toàn 1,02 gam Al2O3 trong dung dịch H2SO4 loãng dư, thu được khối lượng muối là

A. 3,42 gam.          B. 6,84 gam.          C. 5,13gam.          D. 5,81 gam.

(Xem giải) Câu 5: Sản phẩm chủ yếu trong hỗn hợp thu được khi cho toluen phản ứng với brom theo tỉ lệ số mol 1:1 (có mặt bột sắt) là

A. o-bromtoluen và p-bromtoluen.          B. o-bromtoluen và m-bromtoluen.

C. p-bromtoluen và m-bromtoluen.          D. benzyl bromua.

(Xem giải) Câu 6: Cho 19,16 gam hỗn hợp N gồm Cu, CuCO3, Mg, Fe, MgCO3 và FeCO3 tan hết trong dung dịch H2SO4 đặc, dư, đun nóng thu được dung dịch X và 5,6 lít hỗn hợp khí Y gồm H2S, SO2, CO2 và 0,02 mol H2. Cho X tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 22,92 gam kết tủa, nung kết tủa đến khối lượng không đổi thu được 16,8 gam chất rắn. Tỉ khối của khí Y so với oxi gần nhất với:

A. 1,40          B. 1,50          C. 1,45          D. 1,41

(Xem giải) Câu 7: Cho m gam một ancol no, đơn chức X qua bình đựng CuO (dư), nung nóng. Sau khi phản ứng hoàn toàn, khối lượng chất rắn trong bình giảm 5,12 gam. Hỗn hợp hơi thu được có tỉ khối đối với hiđro là 15,5. Giá trị của m là

A. 7,36.          B. 14,72.          C. 10,24.          D. 5,12.

(Xem giải) Câu 8: Ảnh hưởng của nhóm -OH đến gốc C6H5- trong phân tử phenol thể hiện qua phản ứng giữa phenol với

A. nước Br2.          B. H2 (Ni, t°).          C. Na kim loại.          D. dung dịch NaOH

(Xem giải) Câu 9: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho hơi ancol etylic qua bình đựng Na dư.
(b) Cho axetanđehit vào lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng.
(c) Sục khí axetilen vào dung dịch AgNO3 trong NH3.
(d) Nung nóng natri axetat với lượng dư vôi tôi xút.
(e) Cho dung dịch axit fomic vào dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng.
(f) Cho dung dịch axetic vào lượng dư dung dịch NaHCO3.
(g) Cho bột Si vào dung dịch NaOH loãng.
Sau khi kết thúc thí nghiệm, số phản ứng tạo ra đơn chất là

A. 4.          B. 3.          C. 5.          D. 6.

Câu 10: Thành phần chính của khí thiên nhiên là metan. Công thức phân của metan là?

Bạn đã xem chưa:  [2020] Thi thử THPT trường Đội Cấn - Vĩnh Phúc (Lần 2)

A. C2H2.          B. C6H6.          C. C2H4.          D. CH4.

Câu 11: Dung dịch 37 – 40% fomanđehit trong nước gọi là fomon được dùng để ngâm xác động vật, thuộc da, tẩy uế, diệt trùng … Công thức hóa học của fomanđehit là:

A. CH2=CHCHO          B. OHC-CHO          C. CH3CHO          D. HCHO

(Xem giải) Câu 12: Cho phản ứng: Cu + HNO3 → Cu(NO3)2 + NO + H2O. Khi hệ số cân bằng phản ứng là nguyên và tối giản thì số phân tử HNO3 bị khử là

A. 8.          B. 6.          C. 2.          D. 4.

Câu 13: Chất khí nào sau đây được tạo ra từ bình chữa cháy và dùng để sản xuất thuốc giảm đau dạ dày?

A. CO.          B. N2.          C. CH4.          D. CO2.

(Xem giải) Câu 14: Hỗn hợp E gồm 3 chất hữu cơ no, đa chức, mạch hở, không nhánh, trong phân tử chỉ chứa các loại nhóm chức -OH, -CHO, -COOH. Chia 50,76 gam hỗn hợp E thành 3 phần bằng nhau.
– Phần 1 tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng, thu được 17,28 gam Ag.
– Phần 2 tác dụng với KHCO3 dư, thấy thoát ra 2,688 lít khí CO2.
– Phần 3 đem đốt cháy hoàn toàn thu được 11,2 lít khí CO2 (đktc) và 9,0 gam nước.
Phần trăm khối lượng của hợp chất hữu cơ có khối lượng phân tử lớn nhất trong hỗn hợp E gần nhất với.

A. 36,8%          B. 31,90%          C. 50,2%          D. 54,4%

(Xem giải) Câu 15: Hỗn hợp X chứa hai hợp chất hữu cơ kế tiếp thuộc dãy đồng đẳng của axit acrylic. Hỗn hợp Y chứa hai hiđrocacbon kế tiếp trong dãy đồng đẳng có tỉ lệ mol là 15 : 4. Trộn hỗn hợp X và hỗn hợp Y với tỉ lệ khối lượng tương ứng 2 : 3, thu được hỗn hợp Z. Đốt cháy toàn bộ Z cần dùng 1,1515 mol O2, thu được 1,021 mol H2O. Phần trăm khối lượng của axit có khối lượng phân tử nhỏ trong hỗn hợp Z là.

A. 15,00%          B. 17,92%          C. 21,50%          D. 22,08%

(Xem giải) Câu 16: Hỗn hợp X chứa ancol metylic và ancol etylic có tỉ lệ mol tương ứng 1 : 2. Đun nóng 7,44 gam X với 12 gam axit axetic có mặt H2SO4 đặc làm xúc tác thu được m gam hỗn hợp chứa 2 este. Biết hiệu suất các phản ứng este hóa đều bằng 75%. Giá trị của m là:

A. 12,15 gam          B. 15,15 gam          C. 15,00 gam          D. 11,25 gam

(Xem giải) Câu 17: Cho m gam Fe phản ứng vừa đủ với x mol Cl2, mặt khác m gam Fe phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa y mol HCl. Tỉ số x/y là:

A. 3/4          B. 4/3          C. 2          D. 3/2

(Xem giải) Câu 18: Cho 0,66 gam anđehit đơn chức X phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng, thu được 3,24 gam Ag. Công thức của X là

A. CH3CHO.          B. HCHO.          C. C2H3CHO.          D. C2H5CHO.

Câu 19: Nhóm các chất nào sau đây tồn tại trong cùng một dung dịch?

A. HCl và NaHCO3          B. NaOH và NH4Cl          C. Na2SO4 và KCl          D. CaCl2 và Na2CO3

(Xem giải) Câu 20: Cho từ từ dung dịch HCl vào dung dịch có chứa a mol NaHCO3 và b mol Na2CO3. Số mol khí CO2 thu được phụ thuộc vào số mol HCl theo hình vẽ

Bạn đã xem chưa:  [2021] Thi thử TN trường Quế Võ 1 - Bắc Ninh (Lần 1)

Tỉ lệ của a:b là

A. 4:3          B. 7:3          C. 3:4          D. 1:3

(Xem giải) Câu 21: Nung hỗn hợp X gồm N2 và H2 trong một bình kín với bột Fe thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối hơi đối với H2 là 3,75. Dẫn hỗn hợp khí Y đi qua ống sứ có chứa m gam CuO đun nóng, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được (m – 12,8) gam chất rắn Z và 20 gam hỗn hợp khí và hơi T. Hiệu suất của phản ứng tổng hợp NH3 là

A. 10%.          B. 20%.          C. 15%.          D. 25%.

(Xem giải) Câu 22: Khi cho buta-1,3-đien tác dụng với dung dịch brom (tỉ lệ mol 1:1) sản phẩm chính thu được ở -80°C là

A. 1,2-đibrombutan.     B. 1,4-đibrombut-2-en.     C. 3,4- đibrombut-1-en.     D. 1,2-đibrombut-3-en.

(Xem giải) Câu 23: Cho sơ đồ chuyển hoá: P2O5 + KOH → X; X + H3PO4 → Y; Y + KOH → Z. Các chất X, Y, Z lần lượt là:

A. KH2PO4, K3PO4, K2HPO4.          B. KH2PO4, K2HPO4, K3PO4.

C. K3PO4, K2HPO4, KH2PO4.          D. K2HPO4, KH2PO4, K3PO4.

Câu 24: Ancol nào sau đây có số nguyên tử cacbon bằng số nhóm -OH?

A. Propan-1,2-điol          B. Etanol          C. Glixerol          D. Ancol benzylic

(Xem giải) Câu 25: Cho phương trình hóa học: aFeSO4 + bKMnO4 + cNaHSO4 → xFe2(SO4)3 + yK2SO4 + zMnSO4 + tNa2SO4 + uH2O. Với a, b, c, x, y, z, t, u là các số nguyên dương tối giản. Tổng hệ số các chất tham gia phản ứng là

A. 21.          B. 28.          C. 46.          D. 52.

(Xem giải) Câu 26: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp M gồm một ankan X và một ankin Y, thu được số mol CO2 bằng số mol H2O. Thành phần phần trăm về số mol của X và Y trong hỗn hợp M lần lượt là

A. 20% và 80%.     B. 35% và 65%.     C. 50% và 50%.     D. 75% và 25%.

(Xem giải) Câu 27: Một hỗn hợp gồm 25 gam phenol và benzen khi cho tác dụng với dung dịch NaOH dư thấy tách ra 2 lớp chất lỏng phân cách, lớp chất lỏng phía trên có thể tích 19,5 ml và có khối lượng riêng là 0,8g/ml. Khối lượng phenol trong hỗn hợp ban đầu là :

A. 0,625 gam.         B. 9,4 gam.         C. 15,6 gam.         D. 24,375 gam.

(Xem giải) Câu 28: Đốt cháy hoàn toàn hợp chất hữu cơ X đa chức, thu được 3 mol CO2 và 4 mol H2O. Mặt khác, đun nóng X với CuO thu được chất hữu cơ Y tạp chức. Biết 1 mol Y tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được 2 mol Ag. Nhận định nào sau đây sai?

A. Trong cấu tạo của X cũng như Y đều chứa 1 nhóm -CH3.

B. X tác dụng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo phức xanh lam.

C. Tỉ khối của X so với Y bằng 19/18.

D. X có 2 công thức cấu tạo thỏa mãn.

(Xem giải) Câu 29: Hiđro hóa hoàn toàn 7,32 gam hỗn hợp X chứa một ankin và hai anđehit mạch hở cần dùng 0,32 mol H2 (xúc tác, Ni, t°) thu được hỗn hợp Y. Đốt cháy hoàn toàn Y cần dùng 0,55 mol O2 thu được 8,064 lít khí CO2 (đktc). Nếu dẫn 0,135 mol X qua lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng thì thu được bao nhiêu gam kết tủa?

A. 40,32          B. 42,84          C. 43,20          D. 53,76

(Xem giải) Câu 30: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp chứa 8,96 gam Fe và 8,96 gam Cu trong dung dịch HCl loãng dư, kết thúc phản ứng thu được V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là.

Bạn đã xem chưa:  [2019] Thi thử THPT Quốc gia trường Lương Thế Vinh - Hà Nội (Lần 1)

A. 5,376 lít          B. 6,720 lít          C. 3,584 lít          D. 8,512 lít

(Xem giải) Câu 31: Oxi hóa ancol etylic bằng oxi (xt men giấm) thu được hỗn hợp lỏng X (hiệu suất oxi hóa đạt 50%). Cho hỗn hợp X tác dụng với Na dư thu được 3,36 lít H2 (đktc). Vậy khối lượng axit thu được trong X là

A. 12,0 gam.          B. 9,2 gam.          C. 6,0 gam.          D. 9,0 gam.

(Xem giải) Câu 32: Nung 4,8 gam bột lưu huỳnh với 6,5 gam bột Zn, sau khi phản ứng với hiệu suất 80% được hỗn hợp chất X. Hòa tan X trong dung dịch HCl dư. Tính thể tích khí thu được (đktc) sau khi hòa tan:

A. 0,448 lít          B. 3,36 lít          C. 2,24 lít          D. 1,792 lít

Câu 33: Cho các chất sau: metan, etilen, but-2-en và axetilen. Kết luận nào sau đây đúng?

A. Có 2 chất có khả năng làm mất màu kali pemanganat ở nhiệt độ thường .

B. Cả 4 chất có khả năng làm mất màu nước brom.

C. Có 3 chất tạo kết tủa với dung dịch bạc nitrat trong amoniac .

D. Có 3 chất có khả năng làm mất màu nước brom.

(Xem giải) Câu 34: Nguyên tử R tạo được cation R+. Cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng của R+ (ở trạng thái cơ bản) là 3p6. Tổng số hạt mang điện trong R+ là

A. 37.          B. 18.          C. 38          D. 19.

Câu 35: Khí nào sau đây không bị oxi hoá bởi nước Gia-ven ?

A. SO2.          B. H2S.          C. CO2.          D. HCHO.

(Xem giải) Câu 36: Nhiệt phân 98,885 gam hỗn hợp rắn gồm KMnO4, KClO3, Ca(ClO3)2 và MnO2 (số mol Ca(ClO3)2 bằng 4 lần số mol MnO2) sau một thời gian thu được hỗn hợp rắn X và thấy thoát ra V1 lít khí O2 (đktc). Hòa tan hết X trong dung dịch chứa 3,06 mol HCl đặc, đun nóng, sau khi các phản ứng kết thúc thu được dung dịch Y chỉ chứa 83,785 gam các muối và thấy thoát ra V2 lít khí Cl2 (đktc). Biết V1 + V2 = 38,08. Phần trăm khối lượng của MnO2 trong hỗn hợp rắn ban đầu gần nhất với:

A. 4%          B. 9%          C. 12%          D. 6%

(Xem giải) Câu 37: Khi nhiệt phân hoàn toàn từng muối X, Y thì đều tạo ra số mol khí nhỏ hơn số mol muối tương ứng. Đốt một lượng nhỏ tinh thể Y trên đèn khí không màu, thấy ngọn lửa có màu vàng. Hai muối X, Y lần lượt là:

A. Cu(NO3)2, NaNO3.     B. KMnO4, NaNO3.     C. NaNO3, KNO3.     D. CaCO3, NaNO3.

(Xem giải) Câu 38: Một loại phân kali có chứa 87% K2SO4 còn lại là các tạp chất không chứa kali, độ dinh dưỡng của loại phân bón này là:

A. 44,8%.          B. 47,0%.          C. 39,0%.         D. 54,0%.

(Xem giải) Câu 39: Khi cho a mol một hợp chất hữu cơ X (chứa C, H, O) phản ứng hoàn toàn với K hoặc với KHCO3 thì đều sinh ra a mol khí. Chất X là

A. axit ađipic.     B. axit 3-hiđroxipropanoic.     C. ancol o-hiđroxibenzylic.     D. etylen glicol.

Câu 40: Yếu tố nào dưới đây không ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng sau 2KClO3 (rắn) → 2KCl (rắn) + 3O2 (khí)

A. Nhiệt độ     B. Chất xúc tác     C. Áp suất     D. Kích thước các tinh thể KClO3

Bình luận

200
error: Chúc bạn học tốt và luôn vui nhé !!