[2019] Thi thử THPT Quốc gia trường thực hành Cao Nguyên (Lần 3)

File word đề thi, đáp án và giải chi tiết

⇒ Giải chi tiết và đáp án:

1A 2B 3C 4A 5C 6D 7B 8D 9B 10D
11A 12C 13B 14D 15D 16C 17C 18B 19C 20D
21A 22A 23D 24C 25B 26A 27B 28C 29B 30D
31D 32A 33B 34C 35A 36D 37A 38B 39B 40C

Câu 1: Để điều chế etyl axetat trong phòng thí nghiệm, người ta lắp dụng cụ như hình vẽ bên.

Hóa chất được cho vào bình 1 trong thí nghiệm trên gồm

A. CH3COOH, C2H5OH và H2SO4 đặc.       B. CH3COOH và CH3OH.

C. CH3COOH và C2H5OH.       D. CH3COOH, CH3OH và H2SO4 đặc.

Câu 2: Dãy gồm các dung dịch đều tham gia phản ứng tráng bạc là:

A. Fructozơ, mantozơ, glixerol, anđehit axetic.       B. Glucozơ, mantozơ, axit fomic, anđehit axetic.

C. Glucozơ, glixerol, mantozơ, axit fomic.       D. Glucozơ, fructozơ, mantozơ, saccarozơ.

Câu 3: Tính chất vật lý nào sau đây không phải do các electron tự do gây ra

A. tính dẫn điện và dẫn nhiệt.       B. tính dẻo.       C. tính cứng.       D. ánh kim.

Câu 4: Phát biểu không chính xác là:

A. Các chất có cùng khối lượng phân tử là đồng phân của nhau.

B. Các chất là đồng phân của nhau thì có cùng công thức phân tử.

C. Tính chất của các chất phụ thuộc vào thành phần phân tử và cấu tạo hóa học.

D. Sự xen phủ trục tạo thành liên kết σ, sự xen phủ bên tạo thành liên kết π.

Câu 5: Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Dung dịch glyxin không làm đổi màu quỳ tím.

B. Glucozơ làm mất màu dung dịch nước brom

C. Anilin tác dụng với nước brom tạo kết tủa màu vàng.

D. Thủy phân chất béo luôn thu được glixerol

Câu 6: Cho các phản ứng sau:
Fe + 2Fe(NO3)3 → 3Fe(NO3)2 ;
AgNO3 + Fe(NO3)2 → Fe(NO3)3 + Ag
Dãy sắp xếp theo thứ tự tăng dần tính oxi hóa của các ion kim loại là

A. Ag+, Fe2+, Fe3+.       B. Fe2+, Ag+, Fe3+.       C. Ag+, Fe3+, Fe2+.       D. Fe2+, Fe3+, Ag+.

(Xem giải) Câu 7: Cho dãy chất: Fe(NO3)2, Cu(NO3)2, Fe, Al, ZnCl2, ZnO, BaCl2. Số chất trong dãy vừa tác dụng với dung dịch AgNO3, vừa tác dụng với dung dịch NaOH là:

A. 2.       B. 3.       C. 1.       D. 4.

(Xem giải) Câu 8: Cho các phát biểu sau:
(a) Xà phòng hóa etyl axetat, thu được muối và ancol.
(b) Tơ olon được điều chế bằng phản ứng trùng hợp.
(c) Ở điều kiện thường, metylamin là chất khí.
(d) Saccarozơ thuộc loại đisaccarit.
(e) Ở điều kiện thường, tristearin là chất lỏng.
Số phát biểu đúng là:

A. 3.       B. 2.       C. 5.       D. 4.

Câu 9: Chất nào dưới đây khi tác dụng với dung dịch HCl thu được hai muối?

A. Fe       B. Fe3O4       C. FeO       D. Fe2O3

Câu 10: Một chất X có CTPT là C4H8O. X làm mất màu nước brom, tác dụng với Na. Sản phẩm oxi hóa X bởi CuO không phải là anđehit. Vậy X là

A. 2-metylpropenol.      B. butanol      C. but-3-en-1-ol.      D. but-3-en-2-ol.

Câu 11: Polime X là chất rắn trong suốt có khả năng cho ánh sáng truyền qua tốt nên được dùng chế tạo thuỷ tinh hữu cơ plexiglas. Tên gọi của X là

A. poli(metyl metacrylat).     B. poli(vinyl clorua).     C. polietilen.     D. poliacrilonitrin.

Câu 12: Khí sinh ra trong trường hợp nào sau đây không gây ô nhiễm không khí?

A. Quá trình đốt nhiên liệu trong động cơ ô tô.

B. Quá trình đốt nShiên liệu trong lò cao

C. Quá trình quang hợp của cây xanh.

D. Quá trình đun nấu, đốt lò sưởi trong sinh hoạt.

Câu 13: Cho dãy các chất: tinh bột, xenlulozơ, glucozơ, fructozơ, saccarozơ. Số chất trong dãy thuộc loại polisaccarit là

A. 3.       B. 2.       C. 4.       D. 1.

Bạn đã xem chưa:  Thi THPT Quốc gia 2019 (Đề 1)

Câu 14: Hợp chất nào dưới đây thuộc loại amino axit.

A. CH3COOC2H5.       B. HCOONH4.       C. C2H5NH2.       D. H2NCH2COOH.

Câu 15: Este nào sau đây có phản ứng tráng gương

A. CH3COOCH3.        B. CH3COOC2H5.        C. CH2=CHCOOCH3.         D. HCOOCH3.

Câu 16: Hợp chất nào sau đây vừa tác dụng được với dung dịch HCl, vừa tác dụng được với dung dịch NaOH

A. Metylamin       B. Trimetylamin.       C. Axit glutamic.       D. Anilin.

Câu 17: Etyl axetat chủ yếu được dùng làm dung môi cho các phản ứng hóa học, cũng như để thực hiện công việc chiết các hóa chất khác. Công thức hóa học của etyl axetat là

A. C2H5COOCH3.       B. C2H5COOC2H5.       C. CH3COOC2H5.       D. HCOOC2H5.

(Xem giải) Câu 18: Cho các polime sau: thủy tinh hữu cơ, tơ olon, tơ lapsan, poli (vinyl axetat), poli etilen, tơ capron, caosu buna-S, tơ nilon-6,6. Số polime được điều từ phản ứng trùng hợp (hoặc đồng trùng hợp) là

A. 7.       B. 6.       C. 4.       D. 5.

Câu 19: Dãy gồm các ion cùng tồn tại trong một dung dịch là

A. Na+, K+, OH-, HCO3-       B. Al3+, PO43-, Cl-, Ba2+

C. K+, Ba2+, OH-, Cl-       D. Ca2+, Cl-, Na+, CO32

Câu 20: Phát biểu nào sau đây đúng ?

A. Nước cứng là nước chứa nhiều ion HCO3–, SO42–, Cl–.

B. Các kim loại kiềm thổ đều cùng kiểu mạng tinh thể lập phương tâm diện.

C. Hỗn hợp tecmit (dùng để hàn gắn đường ray) gồm bột Fe và Al2O3.

D. Thành phần chính của quặng boxit là Al2O3.2H2O.

Câu 21: Kim loại có khối lượng riêng nhỏ nhất là

A. Li.       B. Os.       C. Cs.       D. Ca.

Câu 22: Trong các phản ứng hoá học sau, phản ứng nào sai?

A. 3CO + Al2O3 → 3CO2 + 2Al       B. 3CO + Cl2 → COCl2

C. 3CO + Fe2O3 → 3CO2 + 2Fe       D. 2CO + O2 → 2CO2

(Xem giải) Câu 23: Thực hiện sơ đồ phản ứng sau (đúng với tỉ lệ mol các chất)
(1) X + 2NaOH → X1 + X2 + 2H2O
(2) mX2 + mX5 → Tơ nilon-6,6 + 2mH2O
(3) X1 + H2SO4 → X3 + Na2SO4
(4) X3 + X4 → X6 + 2H2O
(5) nX3 + nX4 → Tơ lapsan + 2nH2O
(6) X5 + X4 → X7 + H2O
Nhận định sai là

A. Tổng số nguyên tử hiđro trong hai phân tử X6 và X7 là 22.

B. Trong phân tử X7 chứa nhóm hiđroxyl −OH).

C. Chất X có tính lưỡng tính.

D. Tổng số liên kết pi trong phân tử X6 bằng 6.

(Xem giải) Câu 24: Cho các phát biểu sau:
1. Nhôm là kim loại nhẹ, cứng và bền có nhiều ứng dụng quan trọng.
2. Hàm lượng cacbon trong thép cao hơn trong gang.
3. Công thức của thạch cao sống là CaSO4.H2O.
4. Cho kim loại Na vào dung dịch FeCl3 thu được kết tủa.
5. Fe bị thụ động hóa trong dung dịch H2SO4 loãng, nguội.
6. Na2CO3 là hóa chất quan trọng trong công nghiệp thủy tinh.
Số phát biểu đúng là

A. 5.       B. 3.       C. 2.       D. 4.

Câu 25: Thủy phân m gam saccarozơ trong môi trường axit với hiệu suất 90% thu được sản phẩm chứa 10,8 gam glucozo. Giá trị của m là

A. 20,5       B. 22,8       C. 18,5       D. 17,1

(Xem giải) Câu 26: Xenlulozơ trinitrat là chất dễ cháy và nổ mạnh, được điều chế từ xenlulozơ và HNO3 đặc. Thể tích (lít) dung dịch HNO3 99,67% có khối lượng riêng 1,52 g/ml cần để sản xuất 74,25 kg xenlulozơ trinitrat với hiệu suất phản ứng đạt 90% là

A. 34,65.            B. 52,67.            C. 80,06.            D. 42,66.

(Xem giải) Câu 27: Cho sơ đồ phản ứng sau:

Bạn đã xem chưa:  [2019] Thi thử THPT Quốc gia trường Thanh Bình 2 - Đồng Tháp (Lần 1)

Biết muối X là muối nitrat của kim loại M và X5 là khí NO. Các chất X, X1 và X4 lần lượt là.

A. Fe(NO3)2, FeO, HNO3       B. Fe(NO3)3, Fe2O3, HNO3

C. Fe(NO3)3, Fe2O3, AgNO3       D. Fe(NO3)2, Fe2O3, HNO3

(Xem giải) Câu 28: Nhỏ từ từ đến hết 100 ml dung dịch chứa K2CO3 2M và KHCO3 3M vào 200 ml dung dịch HCl 2,1M, thu được khí CO2. Dẫn toàn bộ khí CO2 thu được vào 100 ml dung dịch chứa NaOH 2M và Ba(OH)2 0,8M, kết thúc các phản ứng thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 31,52.       B. 15,76.       C. 11,82.       D. 27,58.

(Xem giải) Câu 29: Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hiđrocacbon X. Hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào nước vôi trong được 20 gam kết tủa. Lọc bỏ kết tủa rồi đun nóng phần nước lọc lại có 10 gam kết tủa nữa. Vậy X không thể là:

A. C2H6.       B. CH4.       C. C2H4.       D. C2H2.

(Xem giải) Câu 30: Xà phòng hóa hoàn toàn m gam triglyxerit X với dung dịch NaOH vừa đủ, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được hỗn hợp Y gồm natri oleat, natri stearat và 48,65 gam natri panmitat. Giá trị của m là

A. 150,15gam       B. 155,40gam       C. 150,85gam       D. 150,50gam

(Xem giải) Câu 31: Hỗn hợp X gồm glucozơ và saccarozơ. Hỗn hợp Y gồm glyxin và axit glutamic. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp Z chứa X, Y cần dùng 0,99 mol O2, sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2 (trong đó số mol CO2 bằng số mol H2O). Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy qua bình chứa dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được dung dịch có khối lượng giảm 36,48 gam. Nếu cho 51,66 gam Z trên vào dung dịch HCl loãng dư (đun nóng) thu được dung dịch T có chứa m gam các hợp chất hữu cơ. Giá trị của m là

A. 53,655 gam       B. 59,325 gam.       C. 60,125 gam.       D. 59,955 gam.

(Xem giải) Câu 32: Hòa tan hết 0,6 mol hỗn hợp X gồm Mg, Fe(NO3)3 và Fe(NO3)2 trong dung dịch chứa 1,08 mol HNO3, kết thúc phản ứng thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối có khối lượng là 103,3 gam và 0,1 mol hỗn hợp khí Z gồm NO và N2O. Cô cạn dung dịch Y, lấy muối đem nung đến khối lượng không đổi, thu được 31,6 gam rắn khan. Nếu cho dung dịch NaOH dư vào Y (không có mặt oxi), thu được 42,75 gam hỗn hợp các hiđroxit. Phần trăm khối lượng của Fe(NO3)3 trong X là:

A. 35,01%       B. 43,90%       C. 40,02%       D. 30,01%

(Xem giải) Câu 33: X là axit no, đơn chức, Y là axit không no, có một liên kết đôi C=C, có đồng phân hình học và Z là este hai chức tạo X, Y và một ancol no (tất cả các chất đều thuần chức, mạch hở). Đốt cháy hoàn toàn 9,52 gam E chứa X, Y và Z thu được 5,76 gam H2O. Mặt khác, E có thể phản ứng tối đa với dung dịch chứa 0,12 mol NaOH sản phẩm sau phản ứng có chứa 12,52 hỗn hợp các chất hữu cơ. Nhận định nào sau đây đúng?

A. Khối lượng của Z trong E là 4,36 gam.

B. Tổng số nguyên tử (C, H, O) trong Z là 24.

C. Số mol của Y trong E là 0,06 mol.

D. Phần trăm khối lượng của X trong E là 12,61%

(Xem giải) Câu 34: Cho hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ, no đơn chức, mạch hở (chứa C, H, O) tác dụng vừa đủ với 20 ml dung dịch NaOH 2M thu được một muối và một ancol. Đun nóng lượng ancol thu được với axit H2SO4 đặc ở 170°C thu được 0,015 mol anken (là chất khí ở điều kiện thường). Nếu đốt cháy hoàn toàn lượng X như trên rồi cho sản phẩm qua bình đựng CaO dư thì khối lượng bình tăng 7,75 gam. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Khối lượng của chất có M lớn hơn trong X là 2,55 gam.

Bạn đã xem chưa:  [2019] Thi thử THPT Quốc gia trường Chuyên Vĩnh Phúc (Lần 3)

B. Tổng phân tử khối của hai chất trong X là 164.

C. Phần trăm khối lượng các chất trong X là 49,5% và 50,5%.

D. Trong X có 3 đồng phân cấu tạo.

(Xem giải) Câu 35: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm Mg, MgO, Fe3O4 và Fe(NO3)2 (trong đó oxi chiếm 371/1340 khối lượng hỗn hợp X) trong dung dịch HCl dư thấy có 4,61 mol HCl phản ứng. Sau khi các phản ứng xảy ra xong thu được dung dịch Y chỉ chứa 238,775 gam muối clorua và 14,56 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm NO, H2. Hỗn hợp Z có tỉ khối so với H2 là 69/13. Thêm dung dịch NaOH dư vào Y, sau phản ứng thu được kết tủa Z. Nung Z trong không khí đến khối lượng không đổi được 114,2 gam chất rắn T. Phần trăm khối lượng Fe3O4 trong X gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 32%.             B. 13%.             C. 24%.             D. 27%.

(Xem giải) Câu 36: Cho m gam bột Fe vào bình kín chứa đồng thời 0,06 mol O2 và 0,03 mol Cl2, rồi đốt nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hết chỉ thu được hỗn hợp chất rắn chứa các oxit sắt và muối sắt (không còn khí dư). Hòa tan hết hốn hợp này trong một lượng dung dịch HCl (lấy dư 25% so với lượng cần phản ứng) thu được dung dịch X. Cho dung dịch AgNO3 dư vào X, sau khi kết thúc các phản ứng thì thu được 53,28 gam kết tủa (biết sản phẩm khử của N+5 là khí NO duy nhất). Giá trị của m là

A. 5,60.       B. 6,44.       C. 5,88.       D. 6,72.

(Xem giải) Câu 37: Tiến hành điện phân dung dịch chứa 0,25 mol Cu(NO3)2 và 0,18 mol NaCl bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp với cường độ dòng điện không đổi tới khi dung dịch giảm 21,75 gam thì dừng điện phân. Cho m gam bột Fe vào dung dịch sau điện phân, kết thúc phản ứng, thấy thoát ra khí NO (sản phẩm khử duy nhất) và còn lại 0,75m gam rắn không tan. Giá trị m là

A. 18,88 gam       B. 19,60 gam       C. 19,33 gam       D. 18,66 gam

(Xem giải) Câu 38: Nhỏ từ từ dung dịch Ba(OH)2 0,4M vào ống nghiệm chứa dung dịch Al2(SO4)3. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc kết tủa theo thể tích dung dịch Ba(OH)2 như sau:

Giá trị của V gần nhất là

A. 1,20.       B. 1,10.       C. 0,85.       D. 1,25.

(Xem giải) Câu 39: Nung 61,32 gam hỗn hợp rắn gồm Al và các oxit sắt trong khí trơ ở nhiệt độ cao đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp X. Chia X thành 2 phần bằng nhau.
– Phần một cho tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 2,016 lít khí (đktc).
– Phần hai hòa tan hết trong dung dịch chứa 1,74 mol HNO3 thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối và 4,032 lít NO (đktc) thoát ra. Cô cạn dung dịch Y, lấy rắn thu được đem nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được hai chất rắn có số mol bằng nhau. Nếu cho Y tác dụng với dung dịch Na2CO3 dư thì thu được a gam kết tủa. Giá trị của a là

A. 50,91.       B. 58,20.       C. 50,40.       D. 57,93.

(Xem giải) Câu 40: Cho hỗn hợp gồm Mg và Zn có tỉ lệ mol tương ứng 2 : 1 vào 500 ml dung dịch Fe2(SO4)3 0,2M và CuSO4 0,3M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y và m gam rắn Z. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch Y, lấy kết tủa nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi, thu được 15,2 gam hỗn hợp chứa 2 oxit. Giá trị của m là

A. 12,88 gam       B. 9,60 gam       C. 17,44 gam        D. 13,32 gam

1
Bình luận

200
Mới nhất Cũ nhất Thích nhiều nhất
Phan Dang Khoa

đề này cập nhật lâu vậy ạ

error: Chúc bạn học tốt và luôn vui nhé !!