[2020 – 2021] Dự bị thi học sinh giỏi lớp 12 – Tỉnh Nam Định
⇒ File word đề thi, đáp án và giải chi tiết
⇒ Thời gian làm bài: 60 phút
⇒ Đáp án phần 1:
1B | 2B | 3C | 4D | 5B | 6D | 7D | 8B |
9D | 10D | 11C | 12A | 13D | 14A | 15D | 16A |
17A | 18B | 19D | 20C | 21A | 22A | 23A | 24C |
⇒ Đáp án phần 2:
Câu | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 | 31 | 32 |
Đáp án | 5,6 | 4 | 8,79 | 28,8 | 17,61 | 31,2 | 135678 | 34,01 |
Câu | 33 | 34 | 35 | 36 | 37 | 38 | 39 | 40 |
Đáp án | 45 | 31,22 | 29,96 | 4 | 0,1 | c,d,e | 40,65 | a,d,e |
Phần I. Trắc nghiệm một lựa chọn (Thí sinh ghi đáp án vào ô tương ứng của tờ giấy thi)
(Xem giải) Câu 1: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho Na vào dung dịch CuSO4.
(b) Cho kim loại Fe vào dung dịch H2SO4 loãng.
(c) Cho Cu vào dung dịch chứa NaNO3 và HCl.
(d) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch HCl.
(e) Cho dung dịch NaHCO3 vào dung dịch HCl.
Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm có khí thoát ra là
A. 3. B. 5. C. 4. D. 2.
(Xem giải) Câu 2: Cho các phát biểu sau:
(a) Mỡ lợn hoặc dầu dừa có thể dùng làm nguyên liệu để sản xuất xà phòng.
(b) Nước ép của quả nho chín có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.
(c) Trong tơ tằm có các gốc α-amino axit.
(d) Cao su lưu hóa có tính đàn hồi, lâu mòn và khó tan hơn cao su thường.
(e) Một số este có mùi thơm được dùng làm chất tạo hương cho thực phẩm và mỹ phẩm.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 5. C. 3. D. 4.
(Xem giải) Câu 3: Cho hỗn hợp bột gồm 5,4 gam Al và 2,8 gam Fe vào 720 ml dung dịch AgNO3 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam chất rắn. Giá trị m là
A. 85,96. B. 38,88. C. 77,76. D. 64,8
Câu 4: Chất nào sau đây thuộc loại đisaccarit?
A. Xenlulozơ. B. Glucozơ. C. Fructozơ. D. Saccarozơ.
(Xem giải) Câu 5: Cho vào ống nghiệm 3 – 4 giọt dung dịch CuSO4 2% và 2 – 3 giọt dung dịch NaOH 10%. Tiếp tục nhỏ 2 – 3 giọt dung dịch chất X vào ống nghiệm, lắc nhẹ, thu được dung dịch màu xanh nhạt. Chất X là
A. glixerol. B. CH3COOH. C. etylen glicol. D. saccarozơ.
(Xem giải) Câu 6: Cho các phát biểu sau:
(a) Glucozơ và tinh bột đều là chất rắn có vị ngọt, dễ tan trong nước.
(b) Mỡ lợn hoặc dầu dừa có thể dùng làm nguyên liệu để sản xuất xà phòng.
(c) Một số este có mùi thơm được dùng làm chất tạo hương cho thực phẩm và mĩ phẩm.
(d) Nước ép của quả nho chín có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.
(e) Khi đun nóng glucozơ với dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được Ag.
(g) Glucozơ và saccarozơ đều tác dụng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng) tạo sobitol.
(h) Khi trùng ngưng vinyl clorua thu được nhựa PVC.
Số phát biểu đúng là?
A. 7 B. 6 C. 5. D. 4
(Xem giải) Câu 7: Đốt cháy hoàn toàn 4,02 gam hỗn hợp gồm axit acrylic, vinyl axetat và metyl metacrylat rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy vào bình 1 đựng dung dịch H2SO4 đặc, bình 2 đựng dung dịch Ba(OH)2 dư thấy khối lượng bình 1 tăng m gam, bình 2 xuất hiện 35,46 gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 3,24. B. 3,65. C. 2,70. D. 2,34.
(Xem giải) Câu 8: Cho 0,3 mol hỗn hợp X gồm 2 este đơn chức tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 2M đun nóng, thu được hợp chất hữu cơ no mạch hở Y có phản ứng tráng bạc và 37,6 gam hỗn hợp muối hữu cơ. Đốt cháy hoàn toàn Y rồi cho sản phẩm hấp thụ hết vào bình chứa dung dịch nước vôi trong dư, thấy khối lượng bình tăng 24,8 gam. Khối lượng của X là
A. 33.6 gam B. 32,2 gam C. 30,8 gam. D. 35,0 gam.
Câu 9: Dung dịch nào sau đây không làm đổi màu quỳ tím?
A. NaOH. B. H2SO4. C. CH3NH2. D. C6H5NH2.
(Xem giải) Câu 10: X có công thức phân tử C10H8O4. Từ X thực hiện các phản ứng (theo đúng tỉ lệ mol):
C10H8O4 + 2NaOH → X1 + X2
X1 + 2HCl → X3 + 2NaCl
nX3 + nX2 → poli(etylen-terephtalat) + 2nH2O
Phát biểu nào sau đây sai ?
A. Nhiệt độ nóng chảy của X1 cao hơn X3.
B. Dung dịch X3 có thể làm quỳ tím chuyển màu hồng,
C. Dung dịch X2 hoà tan Cu(OH)2 tạo dung dịch phức chất có màu xanh lam.
D. Số nguyên tử H trong X3 bằng 8.
(Xem giải) Câu 11: Chất X là chất dinh dưỡng, được dùng làm thuốc tăng lực cho người già, trẻ nhỏ và người ốm. Trong công nghiệp, X được điều chế bằng cách thủy phân chất Y. Chất Y là nguyên liệu để làm bánh kẹo, nước giải khát. Tên gọi của X, Y lần lượt là
A. saccarozơ và tinh bột. B. fructozơ và glucozơ. C. glucozơ và saccarozơ. D. glucozơ và xenlulozơ.
(Xem giải) Câu 12: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho một lượng nhỏ Ba vào dung dịch Na2CO3.
(b) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch Al(NO3)3 dư.
(c) Cho dung dịch KHCO3 dư vào dung dịch KAlO2.
(d) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch Fe(NO3)3.
(e) Cho dung dịch NH3 tới dư vào dung dịch Fe(NO3)3.
Sau khi phản ứng kết thúc, số thí nghiệm tạo thành chất kết tủa là
A. 3. B. 5. C. 2. D. 4.
Câu 13: Điện phân nóng chảy NaCl xảy xa quá trình
A. Oxi hóa Na+ trên catot. B. Khử Cl- trên anot.
C. khử Cl- trên catot. D. Quá trình khử Na+ trên catot.
(Xem giải) Câu 14: Thủy phân a mol triglixerit X trong dung dịch KOH vừa đủ, thu được m gam hỗn hợp muối. Đốt cháy hoàn toàn a mol X cần vừa đủ 21,7 lít O2 (đktc), thu được 11,475 gam H2O. Mặt khác, a mol X tác dụng tối đa với 4 gam Br2 trong dung dịch. Giá trị gần nhất của m là
A. 11,6. B. 9,4. C. 11,1 D. 8,8.
(Xem giải) Câu 15: Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho lá Fe nguyên chất vào dung dịch CuCl2.
(b) Cho lá Ni nguyên chất vào dung dịch HCl.
(c) Cho lá Zn nguyên chất vào dung dịch FeCl3.
(d) Cho lá Ni nguyên chất vào dung dịch FeCl2.
Số thí nghiệm có thể xảy ra ăn mòn điện hóa là
A. 4. B. 3. C. 1. D. 2.
(Xem giải) Câu 16: Cho các phát biểu sau:
(a) Thủy phân vinyl axetat bằng NaOH đun nóng, thu được natri axetat và fomanđehit.
(b) Polietilen được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.
(c) Ở điều kiện thường, anilin là chất khí.
(d) Xenlulozơ thuộc loại polisaccarit.
(e) Thủy phân hoàn toàn anbumin thu được hỗn hợp α-amino axit.
(g) Ở điều kiện thích hợp, triolein tham gia phản ứng cộng H2.
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 2. C. 5. D. 4.
(Xem giải) Câu 17: Sục từ từ khí CO2 đến dư vào dung dịch gồm a mol NaOH và b mol Ca(OH)2. Sự phụ thuộc của số mol kết tủa CaCO3 vào số mol CO2 được biểu diễn theo đồ thị sau:
Tỉ lệ a : b tương ứng là
A. 4 : 5. B. 2 : 3. C. 5 : 4. D. 4 : 3.
(Xem giải) Câu 18: Hỗn hợp T gồm X, Y, Z (58 < MX < MY < MZ < 78), là hợp chất hữu cơ tạp chức, phân tử chỉ chứa C, H và O có các tính chất sau:
– X, Y, Z đều tác dụng được với Na
– Y, Z tác dụng được với NaHCO3.
– X, Y đều có phản ứng tráng bạc.
Nếu đốt cháy hết 0,25 mol hỗn hợp T thì thu được m gam chất CO2, giá trị của m gần nhất với
A. 44,4 B. 22,2 C. 11,1 D. 33,3
(Xem giải) Câu 19: Cho các hỗn hợp (tỉ lệ mol các chất tương ứng) và thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Hỗn hợp gồm Al và Na (1 : 2) cho vào nước dư;
(b) Hỗn hợp gồm Fe2(SO4)3 và Cu (1 : 1) cho vào nước dư;
(c) Hỗn hợp gồm Cu và Fe2O3 (2 : 1) cho vào dung dịch HCl dư;
(d) Hỗn hợp gồm BaO và Na2SO4 (1 : 1) cho vào nước dư;
(e) Hỗn hợp gồm Al4C3 và CaC2 (1 : 2) vào nước dư;
(f) Hỗn hợp gồm BaCl2 và NaHCO3 (1 : 1) cho vào dung dịch NaOH dư.
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm hỗn hợp chất rắn tan hoàn toàn và tạo thành dung dịch trong suốt là
A. 6. B. 5. C. 4. D. 3.
(Xem giải) Câu 20: Cho hơi nước đi qua than nóng đỏ, thu được hỗn hợp khí X gồm CO, CO2, H2 có tỷ khối so với He là 3,9. Dẫn toàn bộ X qua ống sứ gồm Fe2O3 và CuO (nung nóng), khí và hơi thoát ra khỏi ống sứ được dẫn qua dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được dung dịch có khối lượng giảm 8,7 gam. Rắn còn lại trong ống sứ gồm Fe, Cu, Fe2O3, CuO cho vào dung dịch HNO3 loãng dư, thấy thoát ra V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V là
A. 4,48 B. 6,72 C. 8,96 D. 11,2
(Xem giải) Câu 21: Hỗn hợp rắn gồm CaC2 và Al4C3 (tỉ lệ mol 1 : 2). Tiến hành thí nghiệm cho H2O dư vào hỗn hợp rắn như hình vẽ:
Cho các phát biểu sau, số phát biểu đúng là
(a) Hỗn hợp X gồm hai khí là C2H4 và CH4.
(b) Khí Y là CH4.
(c) Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp khí X, thu được số mol H2O lớn hơn CO2.
(d) Thay vì cho CaC2 và Al4C3 phản ứng với nước, ta có thể cho hỗn hợp này phản ứng với dung dịch axit HCl.
(e) Trong hợp chất CaC2, C có hóa trị 1; trong hợp chất Al4C3, C có hóa trị 4.
(g) Phản ứng xảy ra trong bình Br2 dư là phản ứng oxi hóa – khử.
A. 4. B. 5. C. 6. D. 3.
(Xem giải) Câu 22: Cho a mol axit glutamic vào 200 ml dung dịch HCl 0,3M thu được dung dịch Y. Biết Y phản ứng vừa hết với 100 ml dung dịch NaOH 1M. Giá trị a là
A. 0,02. B. 0,015. C. 0,01. D. 0,025.
Câu 23: Cho dãy các tơ sau: xenlulozơ triaxetat, nitron, visco, nilon-6, nilon-6,6. Liệt kê các tơ thuộc poliamit?
A. 2. B. 3. C. 4. D. 1.
(Xem giải) Câu 24: Cho các phát biểu sau:
(a) Điện phân dung dịch H2SO4 loãng (điện cực trơ), thu được khí O2 ở anot.
(b) Cho than cốc tác dụng với ZnO ở nhiệt độ cao, thu được Zn và CO.
(c) Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO4, có xuất hiện ăn mòn điện hóa.
(d) Kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất là W, kim loại có độ cứng lớn nhất là Cr.
(e) Cho bột Mg dư vào dung dịch FeCl3, thu được chất rắn gồm Mg và Fe.
Số phát biểu đúng là
A. 3 B. 4 C. 5 D. 2
Phần II: Thí sinh tự ghi câu trả lời vào giấy thi theo hàng dọc.
(Xem giải) Câu 25: Hỗn hợp X gồm etilen, axetilen và hiđro. Đốt cháy hoàn toàn X thu được số mol CO2 bằng số mol H2O. Mặt khác dẫn V lít X qua Ni nung nóng thu được 0,8V lít hỗn hợp Y. Cho hỗn hợp Y vào dung dịch brom dư thì có 32 gam brom đã phản ứng (các thể tích khí đều đo ở đktc). Giá trị của V là
(Xem giải) Câu 26: Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho dung dịch H2SO4 vào dung dịch Na2CO3 (tỉ lệ mol các chất tan lần lượt là 1 : 2).
(b) Sục khí Cl2 dư vào dung dịch FeSO4.
(c) Cho hỗn hợp NaHSO4 và NaHCO3 (tỉ lệ mol 1 : 1) vào nước.
(d) Cho hỗn hợp Cu và Fe2O3 (tỉ lệ mol 1 : 1) vào dung dịch HCl dư.
(e) Cho dung dịchNaHCO3 vào dung dịch KOH (tỉ lệ mol 1 : 1).
(g) Dung dịch AgNO3 tác dụng với dung dịch FeCl2 (tỉ lệ mol 3:1).
Sau khi các phản ứng kết thúc, có bao nhiêu thí nghiệm mà dung dịch thu được chứa hai muối?
(Xem giải) Câu 27: Dung dịch X chứa các ion: Ca2+, Na+, HCO3- và Cl-, trong đó số mol của ion Cl- là 0,1. Cho 1/2 dung dịch X phản ứng với dung dịch NaOH (dư), thu được 2 gam kết tủa. Cho 1/2 dung dịch X còn lại phản ứng với dung dịch Ca(OH)2 (dư), thu được 3 gam kết tủa. Mặt khác, nếu đun sôi đến cạn dung dịch X thì thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là?
(Xem giải) Câu 28: Cho m gam hỗn hợp X gồm Mg, Al, Zn tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được khí H2 và dung dịch Y. Cô cạn Y, thu được (m + 42,6) gam hỗn hợp muối khan. Mặt khác, hòa tan hoàn toàn m gam X trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng dư, thu được khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất của H2SO4) và 3m gam muối sunfat. Giá trị của m là
(Xem giải) Câu 29: Hỗn hợp E gồm axit béo X và triglixerit Y. Thủy phân hoàn toàn 64,52 gam E trong dung dịch NaOH đun nóng, thu được 67,08 gam hỗn hợp F gồm muối natri stearat và natri oleat. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 64,52 gam E thu được 4,14 mol CO2 và 3,90 mol H2O. Thành phần % theo khối lượng của X trong E là
(Xem giải) Câu 30: Cho 48,4 gam hỗn hợp gồm X (C5H16O3N2) và Y (C5H14O4N2) tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH, thu được 8,96 lít một amin đơn chức ở thể khí (đktc) và dung dịch Z. Cô cạn Z, thu được hỗn hợp T gồm ba muối khan (trong đó có 2 muối có số cacbon bằng nhau). Phần trăm khối lượng của muối có phân tử khối nhỏ nhất, gần giá trị nào nhất sau đây?
(Xem giải) Câu 31: Tiến hành các thí nghiệm với các cặp chất sau:
(1). O3 tác dụng với dung dịch KI. (5). KClO3 tác dụng với dung dịch HCl đặc, đun nóng.
(2). Axit HF tác dụng với SiO2. (6). Đun nóng dung dịch bão hòa gồm NH4Cl và NaNO2.
(3). MnO2 tác dụng với dung dịch HCl đặc, đun nóng. (7). Cho khí NH3 qua CuO nung nóng.
(4). Khí SO2 tác dụng với nước Cl2. (8). Cho Na2S2O3 tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng.
Hãy cho biết, những thí nghiệm tạo ra đơn chất là những thí nghiệm số mấy?
(Xem giải) Câu 32: Hỗn hợp X gồm 3 este đơn chức, tạo thành từ cùng một ancol Y với 3 axit cacboxylic (phân tử chỉ có nhóm -COOH); trong đó, có hai axit no là đồng đẳng kế tiếp nhau và một axit không no (có đồng phân hình học, chứa một liên kết đôi C=C trong phân tử). Thủy phân hoàn toàn 5,88 gam X bằng dung dịch NaOH, thu được hỗn hợp muối và m gam ancol Y. Cho m gam Y vào bình đựng Na dư, sau phản ứng thu được 896 ml khí (đktc) và khối lượng bình tăng 2,48 gam. Mặt khác, nếu đốt cháy hoàn toàn 5,88 gam X thì thu được CO2 và 3,96 gam H2O. Phần trăm khối lượng của este không no trong X là
(Xem giải) Câu 33: Hỗn hợp X gồm ancol propylic, ancol metylic, etylen glicol và sobitol. Khi cho m gam X tác dụng với Na dư thì thu được 5,6 lít H2 (đktc). Nếu đốt cháy m gam X cần vừa đủ 25,76 lít khí O2 (đktc), sau phản ứng thu được 21,6 gam H2O. Phần trăm khối lượng của ancol propylic có trong hỗn hợp X là:
(Xem giải) Câu 34: Đốt cháy hoàn toàn 26,46 gam một hợp chất hữu cơ X chứa hai loại nhóm chức cần 30,576 lít O2 (đktc), thu được H2O, N2 và 49,28 gam CO2. Biết rằng trong phân tử X chỉ chứa một nguyên tử N. Mặt khác, cho KOH dư tác dụng với 26,46 gam X thu được hỗn hợp Y chứa 2 ancol Z, T là đồng đẳng liên tiếp và m gam muối. Biết rằng MZ < MT và MY = 39. Giá trị của m là
(Xem giải) Câu 35: Hòa tan hoàn toàn 18,025 gam hỗn hợp bột rắn gồm Fe2O3, Fe(NO3)2, Zn bằng 480 ml dung dịch HCl 1M sau phản ứng thu được dung dịch X chứa 30,585 gam chất tan và 1,12 lít (đktc) hỗn hợp khí gồm (N2O, NO, H2) có tỉ khối với He là 6,8. Cho AgNO3 dư vào dung dịch X ở trên thấy thu được 0,112 lít khí NO (đktc) (sản phẩm khử duy nhất ) và 72,66 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng của Fe(NO3)2 trong hỗn hợp ban đầu là
(Xem giải) Câu 36: Cho các phát biểu sau:
(1) Thành phần chính của khoáng vật apatit có công thức Ca5(PO4)3F.
(2) Khi đốt trong khí oxi, amoniac cháy với ngọn lửa màu xanh.
(3) Nhiệt phân hoàn toàn muối NH4NO3 thu được NH3 và HNO3.
(4) Trong thực tế NH4HCO3 được dùng làm xốp bánh.
(5) NH3 lỏng được dùng để bảo quản máu và các mẫu vật sinh học.
(6) Photpho có tính oxi hóa mạnh hơn nitơ.
Liệt kê các phát biểu không đúng ?
(Xem giải) Câu 37: Hấp thụ hết 4,48 lít khí CO2 (đktc) vào dung dịch chứa x mol KOH và y mol K2CO3, thu được 200 ml dung dịch X. Cho từ từ đến hết 100 ml dung dịch X vào 300 ml dung dịch HCl 0,5M, thu được 2,688 lít khí (đktc). Mặt khác, cho 100 ml dung dịch X tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được 39,4 gam kết tủa. Giá trị của x là
(Xem giải) Câu 38: Cho sơ đồ phản ứng:
(1) E + NaOH → X + Y
(2) F + NaOH → X + Z
(3) X + HCl → T + NaCl
Biết E, F đều là hợp chất hữu cơ no, mạch hở, chỉ chứa nhóm chức este (được tạo thành từ axit cacboxylic và ancol) và trong phân tử có số nguyên tử cacbon bằng số nguyên tử oxi, E và Z có cùng số nguyên tử cacbon, ME < MF < 175. Cho các phát biểu sau:
(a) Có hai công thức cấu tạo của F thỏa mãn sơ đồ trên.
(b) Hai chất E và F có cùng công thức đơn giản nhất.
(c) Hai chất E và F đều có phản ứng tráng gương.
(d) Từ Y điều chế trực tiếp được CH3COOH.
(e) Nhiệt độ sôi của T cao hơn nhiệt độ sôi của C2H5OH.
Số phát biểu đúng là
(Xem giải) Câu 39: Hòa tan hết 34,24 gam hỗn hợp X gồm FeCO3, Fe3O4 và Fe(NO3)2 trong dung dịch chứa NaNO3 và NaHSO4, kết thúc phản ứng thu được dung dịch Y và hỗn hợp khí Z gồm CO2 và NO (tỉ lệ mol tương ứng 1 : 3). Dung dịch Y hòa tan tối đa 10,92 gam bột Fe, thấy thoát ra 672 ml khí NO (đktc). Biết NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5 trong các quá trình. Thành phần phần trăm về khối lượng của Fe3O4 trong hỗn hợp X là
(Xem giải) Câu 40: Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:
Bước 1: Cho một nhúm bông vào ống nghiệm chứa khoảng 4 ml dung dịch H2SO4 70%. Khuấy đều hỗn hợp bằng đũa thủy tinh.
Bước 2: Đặt ống nghiệm vào nồi nước sôi cho đến khi thu được dung dịch đồng nhất. Để nguội sau đó cho dung dịch NaOH 10% vào đến môi trường kiềm.
Bước 3: Cho khoảng 1 ml dung dịch CuSO4 5% vào ống nghiệm sau bước 2.
Cho các phát biểu sau:
(a) Sau bước 3, phần dung dịch thu được có màu xanh lam.
(b) Sau bước 2, dung dịch thu được chứa cả glucozơ và fructozơ.
(c) Khi thay dung dịch H2SO4 70% bằng dung dịch H2SO4 98%, thì tốc độ thủy phân nhanh hơn.
(d) Cho dung dịch AgNO3 trong NH3 vào dung dịch sau bước 2 và đun nhẹ thì xuất hiện kết tủa Ag.
(e) Nhúm bông cũng thủy phân hoàn toàn trong dung dịch HCl 36,5%, đun nhẹ.
Số phát biểu đúng là
Chưa tải đc file ad ơi!
Uh, đợi mấy dòng chữ “Đang cập nhật…” bay đi đã thì file mới về