[2020] Thi hết kỳ 1 Hóa 12 – Chuyên Lê Quý Đôn – Bà Rịa Vũng Tàu
⇒ File word đề thi, đáp án và giải chi tiết
⇒ Giải chi tiết và đáp án:
1D | 2D | 3C | 4C | 5B | 6C | 7C | 8D | 9D | 10D |
11A | 12D | 13B | 14B | 15B | 16D | 17C | 18C | 19A | 20B |
21D | 22B | 23A | 24C | 25A | 26B | 27C | 28A | 29A | 30A |
31C | 32D |
A. TRẮC NGHIỆM (8 điểm):
(Xem giải) Câu 1: Số đồng phần cấu tạo là amin bậc ba có cùng công thức phân tử C4H11N là
A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.
(Xem giải) Câu 2: Thủy phân hoàn toàn m gam tripeptit mạch hở T, thấy có 1,44 gam H2O đã phản ứng, thu được 10,12 gam hợp gồm hai amino axit. Công thức phù hợp với T là
A. Ala-Ala -Val. B. Gly-Glu-Glu. C. Gly-Gly-Ala. D. Ala-Ala-Gly.
Câu 3: Dung dịch chất nào sau đây có phản ứng màu biure?
A. Triolein. B. Glyxin. C. Anbumin. D. Gly-Ala.
(Xem giải) Câu 4: Nhận định nào đúng về quá trình xảy ra ở cực âm và cực dương khi điện phân dung dịch NaCl và điện phân NaCl nóng chảy
A. Ở Catot đều là quá trình khử ion Na+, ở Anot đều là quá trình oxi hoá ion Cl-.
B. Ở Catot đều là quá trình khử nước; ở Anot đều là quá trình oxi hoá ion Cl-.
C. Ở Catot, điện phân dung dịch NaCl là quá trình khử nước, điện phân NaCl nóng chày là quá trình khử ion Na+, ở anot đều có quá trình oxi hoi ion Cl-.
D. Ở Catot, điện phân dung dịch NaCl là quá trình khử ion Na+, điện phân NaCl nóng chày là quá trình khử nước. Ở Anot đều là quá trình oxi hoả ion Cl-.
(Xem giải) Câu 5: Cho sơ đồ chuyển hóa sau: X + CH3OH/HCl → Y; Y + C2H5OH/HCl → Z; Z + NaOH dư → T. Biết X là axit glutamic, Y, Z, T là các chất hữu cơ chứa nitơ. Công thức phân tử của Y và T lần lượt là
A. C7H14O4NCl và C5H7O4Na2N. B. C6H12O4NCl và C5H7O4Na2N.
C. C6H12O4N và C5H7O4Na2N. D. C7H15O4NCl và C5H8O4Na2NCl.
Câu 6: Chọn phát biểu không đúng
A. Các nguyên tố nhóm IIA đều là nguyên tố kim loại.
B. Al, Fe, Cu, Cr đều dẫn nhiệt, dẫn điện và có ánh kim.
C. Các nguyên tố nhóm IIIA đều là nguyên tố kim loại.
D. Kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất là Hg.
Câu 7: Dung dịch chất nào dưới đây không làm đổi màu quỳ tím?
A. CH3NHCH2CH3. B. CH3CH2NH2. C. C6H5NH2. D. NH3.
Câu 8: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Sợi bông, tơ tằm thuộc loại polime thiên nhiên.
B. Tơ visco, tơ xenlulozơ axetat đều thuộc loại tơ tổng hợp.
C. Tơ nilon-6,6 được điều chế từ hexametylendiamin và axit axetic.
D. Polietilen và poli(vinyl clorua) là sản phẩm của phản ứng trùng ngưng.
Câu 9: Khi thuỷ phân chất béo trong môi trường kiềm thì thu được muối của axit béo (xà phòng) và:
A. phenol. B. este đơn chức. C. ancol đơn chức. D. glixerol.
Câu 10: Polime nào sau đây được tổng hợp bằng phản ứng trùng hợp?
A. Poli(etylen terephatalat). B. Protein. C. Nilon-6,6. D. Poli(vinyl clorua).
Câu 11: Bảng dưới đây ghi lại hiện tượng khi làm thí nghiệm với các chất sau ở dạng dung dịch:
Chất | AgNO3/NH3, t° | Cu(OH)2 | Nước brôm |
X | ↓ trắng | Xanh lam | Mất màu |
Y | – | – | ↓ trắng |
Z | – | Xanh lam | – |
T | ↓ trắng | Xanh lam | – |
X, Y, Z, T lần lượt là
A. Glucozơ, anilin, saccarozơ, fructozơ. B. Saccarozơ, fructozơ, anilin, glucozơ.
C. Fructozơ, anilin, saccarozơ, glucozơ. D. Saccarozơ, anilin, glucozơ, fructozơ.
Câu 12: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Tinh bột là hỗn hợp của amilozơ và amilopectin. B. Tơ axetat và tơ visco là tơ nhân tạo.
C. Anilin không làm đổi màu quy tím. D. Các peptit tác dụng với Cu(OH)2 tạo màu tím.
Câu 13: Thủy phân este nào sau đây thu được ancol metylic?
A. HCOOCH=CH2. B. CH3COOCH3. C. CH3COOC2H5. D. HCOOC2H5.
(Xem giải) Câu 14: Khi tiến hành phản ứng trùng ngưng giữa axit ađipic và hexametylenđiamin ta thu được một tơ nilon-6,6 chứa 12,39% nitơ về khối lượng, Tỉ lệ số mắt xích giữa axit ađipic và hexametilenđiamin trong mẫu tờ trên là:
A. 2 : 3. B. 1 : 1. C. 1 : 3. D. 3 : 2.
(Xem giải) Câu 15: Cho C2H4(OH)2 phản ứng với hỗn hợp gồm CH3COOH và HCOOH trong môi trường axit (H2SO4), thu được tối đa số đieste là:
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
(Xem giải) Câu 16: Xà phòng hóa hoàn toàn triglyxerit X trong dung dịch NaOH dư, thu được glyxerol, natri oleat, natri stearat và natri panmitat. Phân tử khối của X là
A. 884. B. 862. C. 886. D. 860.
(Xem giải) Câu 17: Cho các nhận định sau:
(1) Trong y học, glucozơ được dùng làm thuốc tăng lực.
(2) Trong công nghiệp dược phẩm, saccarozơ được dùng để pha chế thuốc.
(3) Trong công nghiệp, một lượng lớn chất béo dùng để điều chế xà phòng và glixerol.
(4) Các amin đểu làm đổi màu quì tím.
(5) Muối mononatri của axit glutaric là thuốc hỗ trợ thần kinh.
(6) Một số este có mùi thơm hoa quả được dùng trong công nghiệp thực phẩm và mĩ phẩm. Số nhận định đúng là
A. 6. B. 5. C. 4. D. 3.
(Xem giải) Câu 18: Ngâm một lá sắt nặng 30 gam vào 200 ml dung dịch CuSO4 CM, phản ứng xong thu được 32 gam hỗn hợp rắn. Giá trị của CM là
A. 1,0. B. 0,5. C. 1,25. D. 0,25.
Câu 19: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Ở điều kiện thường, các aminoaxit đều tồn tại ở trạng thái rắn và tan tốt trong nước.
B. Thủy phân hoàn toàn đisaccarit và polisaccarit đều thu được sản phẩm duy nhất là glucozơ.
C. Các chất béo lỏng là các triglixerit tạo từ glixerol và các axit béo no.
D. Các polime sử dụng làm tơ đều tổng hợp từ phản ứng trùng ngưng.
(Xem giải) Câu 20: Cho dãy các chất: (1) phenyl propionat, (2) tripanmitin, (3) amoni gluconat, (4) axit glutamic, (5) Ala-Val, (6) axit ađipic. Số chất tác dụng với NaOH dư trong dung dịch theo tỉ lệ mol tương ứng 1 : 2 là
A. 1. B. 4. C. 3. D. 2.
Câu 21: Phương trình hóa học nào sau đây được viết không đúng?
A. Cu + 2FeCl3 → 2FeCl2 + CuCl2. B. Fe(OH)2 + 2HCl → FeCl2 + 2H2O.
C. 2Al + 6HCI → 2AlCl3 + 3H2. D. 2Ag + 2HCI → 2AgCl + H2.
(Xem giải) Câu 22: Cho X, Y là hai chất thuộc dãy đồng đẳng của axit acrylic và MX < MY; Z là ancol có cùng số nguyên tử cacbon với X; T là este hai chức tạo bởi X, Y và Z. Đốt cháy hoàn toàn 11,16 gam hỗn hợp E gồm X, Y, Z, T cần vừa đủ 13,216 lít khí O2 (đktc), thu được khí CO2 và 9,36 gam nước. Mặt khác 11,16 gam E tác dụng tối đa với dung dịch chứa 0,04 mol Br2. Khối lượng muối thu được khi cho cùng lượng E trên tác dụng với KOH dư là m gam. Giá trị gần nhất với m là
A. 4,8. B. 4,7. C. 4,6. D. 4,9.
Câu 23: Những tính chất vật lí chung của kim loại (tính dẫn điện, tỉnh dẫn nhiệt, tính dẻo, ánh kim) được gây nên bởi
A. các electron tự do trong mạng tinh thể kim loại. B. tính chất của kim loại.
C. cấu tạo mạng tinh thể của kim loại. D. khối lượng riêng của kim loại.
Câu 24: Kiểu liên kết giữa các gốc glucozơ trong mạch amilozơ là
A. β-1,4-Glicozit. B. α-1,6-Glicozit. C. α-1,4-Glicozit. D. β-1,6-Glicozit.
Câu 25: Phương pháp thích hợp điều chế kim loại Mg từ MgCl2 là
A. điện phân MgCl2 nóng chảy. B. nhiệt phân MgCl2.
C. dùng K khử Mg trong dung dịch MgCl2. D. điện phân dung dịch MgCl2.
(Xem giải) Câu 26: Thực hiện sơ đồ phản ứng (hệ số phương trình biểu thị đúng tỉ lệ mol):
X + 2NaOH → Y + CH3NH2↑ + 2H2O.
Y + H2SO4 → Z + Na2SO4.
nT + nZ → Poli(etylen terephtalat) + 2nH2O.
Phân tử khối của Y là
A. 194. B. 210. C. 166. D. 192.
(Xem giải) Câu 27: Cho các phát biểu sau:
(a) Xà phòng hóa vinyl axetat, thu được muối và anđehit.
(b) Polietilen được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.
(c) Ở điều kiện thường, anilin là chất khí.
(d) Amilopectin trong tinh bột chi có các liên kết α-1,4-glicozit.
(e) Triolein tham gia phản ứng cộng H2 xúc tác Ni, nhiệt độ.
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 5. C. 2. D. 4.
(Xem giải) Câu 28: Cho các chất: (1) tinh bột, (2) vinyl axetat, (3) triolein, (4) Val-Ala, (5) axit glutamic, (6) policaproamit. Số chất bị thủy phân trong cả môi trường axit và môi trường bazơ là
A. 4. B. 1. C. 2. D. 3.
Câu 29: Phân tử tinh bột và xenlulozơ có cùng đặc điểm nào sau đây?
A. Tạo ra từ quá trình quang hợp. B. Cấu trúc dạng xoắn lò xo có lỗ rỗng.
C. Thành phần gồm nhiều gốc α-glucozơ. D. Là đồng phân cấu tạo của nhau.
Câu 30: Cho phản ứng: Zn + 2Ag+ → Zn2+ + 2Ag. Kết luận nào sau đây sai?
A. Zn2+ có tính oxi hóa mạnh hơn Ag+. B. Zn bị oxi hóa, Ag+ bị khử.
C. Zn có tính khử mạnh hơn Ag. D. Ag có tính khử yếu hơn Zn.
(Xem giải) Câu 31: Tổng hợp 120 kg poli(metylmetacrylat) từ axit và ancol thích hợp, hiệu suất của phản ứng este hóa là 30% và phản ứng trùng hợp là 80%. Khối lượng của axit tương ứng cần dùng là
A. 160,00 kg. B. 103,20 kg. C. 430,00 kg. D. 113,52 kg.
(Xem giải) Câu 32: Hòa tan hết 1 lượng Na vào dung dịch HCl 10% thu được 46,88 gam dung dịch gồm NaCl và NaOH và 1,568 lít H2 (đktc). Nồng độ % NaCl trong dung dịch thu được là:
A. 12,48. B. 15,38. C. 12,68. D. 14,97.
B. TỰ LUẬN (2 điểm):
Câu 1: So sánh lực bazơ của các chất sau: NH3, C6H5NH2, CH3NH2. Giải thích ngắn gọn?
Câu 2: Nêu điều kiện cần thiết để xảy ra sự ăn mòn điện hóa? Viết các bán phương trình xảy ra ở 2 điện cực khi một vật bằng thép (hợp kim của Fe và C) được đặt trong môi trường không khí ẩm?
Bình luận