[2020] Thi hết kỳ 1 Hóa 12 – Sở GDĐT An Giang
⇒ File word đề thi, đáp án và giải chi tiết
⇒ Giải chi tiết và đáp án:
1B | 2B | 3C | 4B | 5C | 6D | 7A | 8B | 9A | 10D |
11D | 12C | 13B | 14D | 15D | 16B | 17C | 18A | 19B | 20D |
21C | 22B | 23D | 24A | 25A | 26A | 27C | 28B | 29C | 30B |
31D | 32A | 33D | 34C | 35A | 36D | 37C | 38A | 39A | 40D |
Câu 1: Chọn phát biểu sai:
A. Thủy phân hoàn toàn chất béo trong môi trường bazơ thì thu được glyxerol và muối của axit béo.
B. Chất béo rắn không tan trong nước nhưng chất béo lỏng thì tan được trong nước nóng.
C. Chất béo có chứa gốc axit béo no thường ở trạng thái rắn.
D. Thành phần chính của dầu thực vật và mỡ động vật đều là chất béo.
Câu 2: Chất nào thuộc loại polisaccarit trong các chất sau?
A. glucozơ. B. xenlulozơ. C. fructozơ. D. saccarozơ.
Câu 3: Hiện nay, nhiều nơi ở nông thôn đang sử dụng hầm biogas để xử lí chất thải trong chăn nuôi gia súc, cung cấp nhiên liệu cho việc đun nấu. Chất dễ cháy trong khí biogas là
A. Cl2. B. CO2. C. CH4. D. N2.
Câu 4: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Đimetylamin có công thức CH3CH2NH2. B. Glyxin là hợp chất có tính lưỡng tính.
C. Valin tác dụng với dung dịch Br2 tạo kết tủa. D. Phân tử Gly-Ala-Val có 6 nguyên tử oxi.
Câu 5: Dung dịch nào sau đây không làm đổi màu quỳ tím?
A. CH3NH2. B. HCI. C. H2NCH2COOH. D. NaOH.
Câu 6: Chất nào sau đây thuộc loại amin đơn chức, no?
A. HOOC-CH2NH2. B. CH6N2. C. C6H5NH2. D. CH3NHCH3.
Câu 7: Công thức của axit oleic là
A. C17H33COOH. B. HCOOH. C. C2H5COOH. D. CH3COOH.
Câu 8: Tính chất hóa học chung của kim loại là
A. tỉnh dẻo. B. tính khử. C. tính axit. D. tính dẫn điện.
Câu 9: Poli Stiren (PS) là thành phần chính của chất dẻo được dùng để chế tạo bề mặt nhựa của các đĩa quang (CD, DVD). Chất nào sau đây được trùng hợp tạo thành PS?
A. C6H5CH=CH2. B. CH2=C(CH3)COOCH3. C. CH2=CH-CH=CH2. D. CH2=CHCl.
Câu 10: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Tơ visco thuộc loại tơ tổng hợp. B. Amilozơ có cấu trúc mạch phân nhánh.
C. Tơ tằm thuộc loại tơ nhân tạo. D. PVC được điều chế bằng phản ứng trùng hợp.
Câu 11: Tơ nào sau đây thuộc loại tơ thiên nhiên?
A. Tơ capron. B. Tơ nitron. C. Tơ xenlulozơ axetat. D. Tơ tằm.
Câu 12: Hợp chất X có công thức cấu tạo CH3COOCH3. X có tên gọi nào sau đây?
A. Propyl axetat. B. Etyl fomat. C. Metyl axetat. D. Metyl fomat.
Câu 13: Đốt cháy hoàn toàn chất hữu cơ nào sau đây (trong O2 dư) thu được sản phẩm có chứa N2?
A. Tinh bột. B. Amin. C. Este. D. Chất béo.
Câu 14: Amino axit nào sau đây làm quỳ tím hóa đỏ?
A. Alanin. B. Glyxin. C. Lysin. D. Axit glutamic
Câu 15: Cho dãy các chất sau đây: CH3COONa; C2H5OH; CH3COOCH3; CH2=CHCOOCH3; HCOOCH3; CH3CHO; CH3COOCH=CH2. Số este trong các chất trên là:
A. 5. B. 3. C. 7. D. 4.
Câu 16: Hợp chất nào sau đây là amin?
A. NH3. B. CH3NH2. C. C2H5OH. D. HCOOH.
Câu 17: Este nào sau đây tác dụng với dung dịch NaOH thu được natri axetat?
A. C2H5COOCH3. B. HCOOC2H5. C. CH3COOC2H5. D. HCOOCH3.
Câu 18: Polimetylmetacrylat, thành phần chính của thủy tinh hữu cơ được điều chế bằng phản ứng
A. trùng hợp. B. trao đổi. C. trùng ngưng. D. xà phòng hóa.
(Xem giải) Câu 19: Trong các chất dưới đây, chất nào là đipeptit?
A. H2N-CH-CO-NH-CH2-CH2-COOH. B. H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-COOH.
C. H2N-CH2-CO-NH-CH2-CO-NH-CH2-COOH. D. H2N-CH2-CH2-CO-NH-CH2-COOH.
Câu 20: Trong thành phần hóa học của polime nào sau đây có nguyên tố lưu huỳnh (S)?
A. tơ nilon-6,6. B. Tơ tằm. C. cao su Buna-S. D. Cao su lưu hóa.
(Xem giải) Câu 21: Tinh thể chất rắn X không màu, vị ngọt, dễ tan trong nước. X có nhiều trong mật ong nên làm cho mật ong có vị ngọt sắc. Trong công nghiệp, X được điều chế bằng phản ứng thủy phân chất Y. Tên gọi của X và Y lần lượt là:
A. glucozơ và fructozơ. B. saccarozơ và xenlulozơ.
C. fructozơ và saccarozơ. D. saccarozơ và glucozơ.
Câu 22: Quá trình kết hợp nhiều phân tử axit ε-caproic thành phân tử lớn tạo nên thành phân chính của tơ nilon-6 được gọi là phản ứng
A. trùng hợp. B. trùng ngưng. C. xà phòng hóa. D. thủy phân.
Câu 23: Công thức cấu tạo thu gọn nào dưới đây ứng với tên gọi axit amino etannoic?
A. H2N-CH2-CH2-COOH. B. CH3-CH(NH2)-COOH.
C. HOOC-CH2CH(NH2)COOH. D. H2N-CH2-COOH.
(Xem giải) Câu 24: Vào mùa mưa khí hậu ẩm ướt, đặc biệt ở các vùng mưa lũ dễ phát sinh bệnh nhiễm nấm kẽ chân tay. Người bị bệnh khi đó được khuyên nên bôi vào các vị trí ghẻ lở một loại thuốc thông dụng là DEP. Thuốc DEP có thành phần hoá học quan trọng là đietyl phtalat:
Công thức phân tử của đietyl phtalat là:
A. C12H14O4. B. C12H15O4. D. C10H14O4. C. C10H15O4.
(Xem giải) Câu 25: Một số hạt nhân của các nguyên tử kim loại (có số khối lớn) có khả năng cản trở quang bức xạ. Trong y học, dạ dày, tá tràng cũng như toàn bộ đường ống tiêu hóa không cản quang với tia X, nên khi xét nghiệm X-quang dạ dày, tá tràng bệnh nhân phải uống thuốc cản quang hay còn gọi là chất Baryt. Thành phần chính của Baryt là:
A. BaSO4. B. NaCl. C. Ca(HCO3)2. D. MgSO4.
Câu 26: Cacbohiđrat bị thủy phân hoàn toàn chỉ tạo ra glucozơ là
A. tinh bột. B. glucozơ. C. fructozơ. D. saccarozơ.
Câu 27: Chất nào sau đây không làm quỳ tím hóa xanh?
A. NH3. B. (CH3)2NH. C. C6H5NH2. D. CH3NH2.
Câu 28: Quả trứng sau khi luộc chín, tất cả phần ruột trứng biến thành dạng rắn, hiện tượng này được giải thích là do
A. sự đông đặc của lipit. B. sự đông tụ của protein bởi nhiệt độ.
C. phản ứng xà phòng hóa trong quả trứng. D. phản ứng thủy phân của protein.
(Xem giải) Câu 29: Cho các phát biểu sau:
(a) Mỡ lợn hoặc dầu dừa có thể dùng làm nguyên liệu để sản xuất xà phòng.
(b) Nước ép của quả nho chín có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.
(c) Trong tơ tằm có các gốc α-amino axit.
(d) Cao su lưu hóa có tính đàn hồi, lâu mòn và khó tan hơn cao su thường.
(e) Một số este có mùi thơm được dùng làm chất tạo hương cho thực phẩm và mỹ phẩm.
Số phát biểu đúng là
A. 4. B. 2. C. 5. D. 3.
Câu 30: Có bao nhiêu este có công thức phân tử C3H6O2:
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 31: Chất nào sau đây không bị thủy phân trong môi trường axit?
A. Tơ capron. B. Tơ nilon- 6,6. C. Tơ tằm. D. Cao su Buna.
(Xem giải) Câu 32: Cho dung dịch có chứa 3,0 gam H2N-CH2-COOH tác dụng với một lượng vừa đủ NaOH. Khối lượng muối khan thu được sau khi cô cạn dung dịch là:
A. 3,88 gam. B. 6,55 gam. C. 4,60 gam. D. 4,46 gam.
(Xem giải) Câu 33: Xà phòng hóa hoàn toàn một trieste X bằng dung dịch NaOH thu được 9,2 gam glixerol và 83,4 gam muối của một axit béo no B. Chất B là
A. Axit stearic. B. axit oleic. C. axit axetic. D. axit panmitic.
(Xem giải) Câu 34: Cho 7,5 gam amino axit X (công thức có dạng HNCnH2nCOOH) tác dụng hết với dung dịch HCl dư, thu được 11,15 gam muối. Số nguyên tử hiđro trong phân tử X là
A. 11. B. 9. C. 5. D. 7.
(Xem giải) Câu 35: Đun nóng 100 ml dung dịch glucozơ a (mol/l) với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 21,6 gam Ag. Giá trị của a là
A. 1,0. B. 0,2. C. 0,1. D. 0,5.
(Xem giải) Câu 36: Thủy phân m gam tinh bột thành glucozơ sau đó lên men, khối lượng ancol etylic thu được là 184 gam. Nếu xem các quá trình đều đạt hiệu suất 90%, giá trị m là
A. 380. B. 273,6. C. 427,5. D. 400.
(Xem giải) Câu 37: Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:
Bước 1: Cho vào hai ống nghiệm, mỗi ống 2 ml etyl axetat.
Bước 2: Thêm 2 ml dung dịch H2SO4 20% vào ống thứ nhất; 4 ml dung dịch NaOH 30% vào ống thứ hai.
Bước 3: Lắc đều cả hai ống nghiệm, lập ống sinh hàn, đun sôi nhẹ trong khoảng 5 phút, để nguội.
Cho các phát biểu sau:
(a) Sau bước 2, chất lỏng trong cả hai ông nghiệm đều phân thành hai lớp.
(b) Sau bước 3, chất lỏng trong cả hai ống nghiệm đều đồng nhất.
(c) Sau bước 3, ở hai ống nghiệm đều thu được sản phẩm giống nhau.
(d) Ở bước 3, có thể thay việc đun sôi nhẹ bằng đun cách thủy (ngâm trong nước nóng).
(e) Ống sinh hàn có tác dụng hạn chế sự thất thoát của các chất lỏng trong ống nghiệm.
Số phát biểu đúng là
A. 5. B. 4. C. 3. D. 2.
(Xem giải) Câu 38: Đốt cháy hoàn toàn 17,16 gam triglixerit X, thu được H2O và 1,1 mol CO2. Cho 17,16 gam X tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được glixerol và m gam muối. Mặt khác, 17,16 gam X tác dụng được tối đa với 0,04 mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của m là
A. 17,72. B. 18,48. C. 18,28. D. 16,12.
(Xem giải) Câu 39: Cho 8,808 gam hỗn hợp E gồm hai este mạch hở X và Y (đều tạo bởi axit cacboxylic và ancol; MX < MY < 150) tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được một ancol Z và 8,088 gam hỗn hợp muối T. Cho toàn bộ Z tác dụng với Na dư, thu được 1,344 lít khí H2. Đốt cháy hoàn toàn T, thu được H2O, Na2CO3 và 0,06 mol CO2. Phần trăm khối lượng của X trong E là
A. 40,33%. B. 30,25%. C. 35,97%. D. 81,74%.
(Xem giải) Câu 40: Chất X (CnH2n+4O4N2) là muối amoni của axit cacboxylic đa chức; chất Y (CmH2m+4O2N2) là muối amoni của một amino axit. Cho m gam E gồm X và Y (có tỉ lệ số mol tương ứng là 7: 3) tác dụng hết với lượng dư dung dịch NaOH đun nóng, thu được 0,17 mol etylamin và 15,09 gam hỗn hợp muối. Phần trăm khối lượng của X trong E có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 68%. B. 71%. C. 52%. D. 77%.
Bình luận