[2024] Thi thử TN sở GDĐT Bà Rịa – Vũng Tàu (Lần 1)

File word đề thi, đáp án và giải chi tiết

⇒ Giải chi tiết và đáp án:

⇒ Mã đề: 062

41D 42C 43A 44D 45D 46C 47A 48D 49B 50A
51D 52C 53C 54D 55D 56C 57C 58D 59B 60D
61C 62B 63C 64B 65A 66A 67C 68A 69A 70D
71B 72C 73C 74A 75A 76A 77B 78C 79D 80A

(Xem giải) Câu 41. Metylamin không phản ứng được với dung dịch nào sau đây?

A. FeCl3.       B. HCl.       C. CH3COOH.       D. NaOH.

Câu 42. Trùng ngưng hexametilendiamin với axit adipic thu được polime X có tính dai, bền, mềm mại, óng mượt, ít thấm nước, giặt mau khô, nhưng kém bền với nhiệt; với axit và kiềm. Polime X là

A. poli(vinyl clorua).        B. cao su isopren.       C. nilon-6,6.       D. policaproamit.

Câu 43. Chất nào sau đây có 4 nguyên tử oxi trong phân tử?

A. Axit glutamic.       B. Glixerol.        C. Axit oleic.        D. Ancol etylic.

(Xem giải) Câu 44. Để bảo quản kim loại kiềm, người ta ngâm chìm các kim loại kiềm trong

A. giấm.       B. ancol.        C. nước.        D. dầu hỏa.

Câu 45. Công thức của sắt(III) oxit là

A. Fe(OH)3.       B. Fe3O4.        C. FeO.       D. Fe2O3.

(Xem giải) Câu 46. Cho một miếng Fe nặng m gam vào dung dịch HNO3 loãng dư, sau phản ứng thu được 0,3 mol khí NO (là sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là

A. 19,2.       B. 27,6.       C. 16,8.        D. 25,2.

Câu 47. Ở điều kiện thường, chất nào sau đây là chất khí?

A. Metylamin.       B. Phenol.       C. Glyxin.        D. Anilin.

Câu 48. Chất nào sau đây dùng làm bột nở và chế thuốc giảm đau dạ dày do dư axit?

A. NaCl.       B. NaOH.       C. KNO3.        D. NaHCO3.

Câu 49. Hỗn hợp Al và Al2O3 không tan hết trong lượng dư dung dịch nào sau đây?

A. NaOH.       B. NH3.       C. H2SO4.       D. HNO3.

Câu 50. Ở ruột non của cơ thể người nhờ tác dụng xúc tác của các enzim như lipaza và dịch mật, chất béo bị thủy phân thành

A. axit béo và glixerol.        B. CO2 và H2O.

C. axit cacboxylic và glixerol.        D. NH3, CO2 và H2O.

Câu 51. Khi điện phân nóng chảy Al2O3, chất sinh ra ở anot là

A. Al.       B. Al(OH)3.       C. H2.       D. O2.

Câu 52. Hóa chất nào sau đây được dùng để làm mềm nước cứng toàn phần?

A. HCl.        B. KNO3.        C. Na2CO3.        D. NaCl.

Câu 53. Dãy gồm các kim loại đều phản ứng mạnh với nước ở nhiệt độ thường là

A. Be, Na, Ca.        B. Na, Mg, K.       C. Na, Ba, K.        D. Na, Cu, K.

Câu 54. Kim loại M là kim loại cứng nhất, được sử dụng để mạ các dụng cụ kim loại, chế tạo các loại thép chống gỉ, không gỉ… Kim loại M là

A. Al.       B. Ag.       C. Fe.       D. Cr.

Câu 55. Phương trình hóa học nào sau đây sai?

Bạn đã xem chưa:  [2021] Thi thử TN sở GDĐT Ninh Bình (Lần 1)

A. 2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2

B. Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu.

C. Mg + 2HCl → MgCl2 + H2.

D. Cu + H2SO4 → CuSO4 + H2

Câu 56. Trong các kim loại dưới đây, kim loại có tính khử yếu nhất là

A. nhôm.       B. natri.       C. sắt.       D. magie.

Câu 57. Ở điều kiện thích hợp, FeO thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với chất nào sau đây?

A. HCl.       B. H2SO4.       C. CO.        D. HNO3.

Câu 58. Chất dùng để bó bột khi xương bị gãy hoặc dùng đúc tượng là

A. phèn chua.       B. quặng boxit.       C. vôi sống.       D. thạch cao nung.

(Xem giải) Câu 59. Để bảo vệ vỏ tàu biển bằng thép theo phương pháp điện hóa, người ta gắn thêm những miếng kim loại bên ngoài vỏ tàu, phần chìm dưới nước. Kim loại thường dùng là

A. Ag.       B. Zn.       C. Pb.       D. Cu.

Câu 60. Trong công nghiệp thực phẩm, để tạo hương dứa cho bánh kẹo người ta dùng các X có công thức cấu tạo CH3CH2COOC2H5. Tên gọi của X là

A. metyl propionat.       B. propyl axetat.        C. metyl axetat.       D. etyl propionat

(Xem giải) Câu 61. Cho 7,4 gam metyl axetat tác dụng vừa đủ với m gam dung dịch natri hidroxit 4%. Giá trị của m là

A. 50.       B. 80.       C. 100.       D. 200.

(Xem giải) Câu 62. Một α-amino axit X chỉ chứa 1 nhóm amino và 1 nhóm cacboxyl. Cho 15 gam X tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 22,3 gam muối. Tên gọi của X là

A. alanin.       B. glyxin.       C. valin.       D. axit glutamic.

(Xem giải) Câu 63. Trong điều kiện không có oxi, sắt phản ứng với lượng dư dung dịch nào sau đây sinh ra muối sắt(III)?

A. H2SO4 loãng, nóng.       B. HNO3 đặc, nguội.

C. AgNO3.       D. HCl loãng.

(Xem giải) Câu 64. Phát biểu nào sau đây sai?

A. PVC được điều chế bằng phản ứng trùng hợp vinyl clorua.

B. Cao su Buna-S có tính chống dầu cao hơn cao su Buna-N..

C. To olon (nitron) thuộc loại tơ tổng hợp.

D. Tơ tằm kém bền trong môi trường axit hoặc kiềm

(Xem giải) Câu 65. Cho 7,8 gam K vào 192,4 gam nước, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam dung dịch KOH. Giá trị của m là

A. 200,0.       B. 200,2.       C. 203,6.        D. 198,0.

(Xem giải) Câu 66. Cặp dung dịch chất nào sau đây phản ứng với nhau tạo thành chất khí

A. NaHCO3 và HCl.        B. AlCl3 và NaOH.

C. Ba(OH)2 và HNO3.       D. Na2CO3 và CaCl2.

(Xem giải) Câu 67. Cho 6,72 gam bột Fe vào 100 ml dung dịch CuSO4 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn X. Giá trị của m là

A. 6,40.       B. 12,80.       C. 7,52.       D. 15.20.

(Xem giải) Câu 68. Cacbohiđrat X và Y là đồng phân của nhau. Hiđro hóa hoàn toàn X hoặc Y đều thu được sorbitol. Tổng số nhóm hiđroxyl trong phân tử X và Y là

A. 10.       B. 5.       C. 14.       D. 9.

Bạn đã xem chưa:  [2019] Thi thử THPT Quốc gia sở GD-ĐT Bà Rịa - Vũng Tàu (Lần 1)

(Xem giải) Câu 69. Lên men 1 tấn khoai chứa 85% tinh bột để sản xuất ancol etylic, hiệu suất của cả quá trình sản xuất là 70%. Khối lượng ancol thu được là

A. 0,338 tấn.       B. 0,169 tấn.       C. 0,690 tấn.       D. 0,483 tấn.

(Xem giải) Câu 70. Bốn kim loại Mg, Fe, K, và Ag được ấn định không theo thứ tự X, Y, Z, T. Biết rằng:
– X và Y chỉ điều chế được bằng phương pháp điện phân nóng chảy.
– Y đẩy được kim loại T ra khỏi dung dịch muối của T.
– Z tác dụng được với dung dịch H2SO4 đặc nóng nhưng không phản ứng được với dung dịch H2SO4 đặc nguội.
Các kim loại X, Y, Z, T lần lượt là

A. K, Fe, Mg, Ag.        B. Mg, K, Fe, Ag.

C. K, Mg, Ag, Fe.       D. K, Mg, Fe, Ag.

(Xem giải) Câu 71. Cho dãy chuyển hóa theo sơ đồ:

Các chất X và T thỏa mãn sơ đồ trên tương ứng là

A. Na2O, NaHCO3.       B. NaOH, Na2CO3.

C. NaOH, NaHCO3.       D. Na2O, Na2CO3.

(Xem giải) Câu 72. Hỗn hợp X gồm Al, Ba và Na2O. Hòa tan hoàn toàn m gam X vào nước thu được 1,12 lít khí H2 và dung dịch Y. Cho từ từ từng giọt dung dịch HCl 1M vào Y, khi hết 80 ml thì bắt đầu xuất hiện kết tủa, còn khi hết 100 ml thì kết tủa đạt cực đại. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là

A. 4,87.         B. 3,77.       C. 5,14.         D. 4,21.

(Xem giải) Câu 73. Cho các phát biểu sau:
(a) Al và Fe đều bị thụ động trong dung dịch HNO3 đặc nguội.
(b) Trong tự nhiên, Al tồn tại cả ở dạng đơn chất và hợp chất.
(c) Sắt đứng hàng thứ hai (sau nhôm) về độ phổ biến trong vỏ trái đất.
(d) Các đồ vật bằng sắt khó bị ăn mòn hơn sau khi được quét sơn lên bề mặt.
(e) Nung hỗn hợp gồm FeCO3, Fe(OH)2 và Fe(OH)3 trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn chỉ chứa Fe2O3.
Số phát biểu đúng là

A. 2.        B. 1.        C. 3.        D. 4.

(Xem giải) Câu 74. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp X gồm metylamin, etylamin và trimetylamin cần dùng vừa đủ 0,36 mol O2 thu được CO2, H2O và N2. Mặt khác, cho 0,2 mol X phản ứng hoàn toàn với dung dịch HCl dư thu được m gam muối. Giá trị của m là

A. 16,02.        B. 16,30.        C. 15,82.        D. 8,01.

(Xem giải) Câu 75. Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp Al và Fe3O4 (trong điều kiện không có không khí), thu được hỗn hợp X. Nghiền nhỏ, trộn đều và chia X thành hai phần bằng nhau. Cho phần 1 tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được 0,336 lít khí H2 và còn lại 2,52 gam chất rắn không tan. Hòa tan hết phần 2 trong dung dịch HNO3 (dư), thu được khí NO (là sản phẩm khí duy nhất) và dung dịch Z. Biết trong Z có chứa 22,74 gam hỗn hợp muối và các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Số mol HNO3 phản ứng gần nhất với giá trị nào sau đây?

Bạn đã xem chưa:  [2023] Thi thử TN chuyên Hoàng Văn Thụ - Hòa Bình (Lần 2)

A. 0,3.       B. 0,1.        C. 0,2.        D. 0,4.

(Xem giải) Câu 76. Hòa tan hỗn hợp A gồm a mol CuSO4 và 0,25 mol KCl vào nước thu được dung dịch X. Điện phân X (điện cực trơ, màng ngăn xốp, hiệu suất điện phân 100%, bỏ qua sự hòa tan của khí trong nước và sự bay hơi của nước) với cường độ dòng điện không đổi 9,65A trong 2000 giây, thu được 2,688 lít hỗn hợp khí. Khối lượng dung dịch sau điện phân giảm m gam so với dung dịch X. Giá trị của m là

A. 12,26.        B. 8,71.        C. 17,38.        D. 12,90.

(Xem giải) Câu 77. Hiện nay, xăng sinh học đang được sử dụng ở nước ta để thay thế một phần xăng truyền thống. Ngoài xăng sinh học E5, người ta còn khuyến khích sử dụng xăng sinh học E10. Xăng E10 được tạo thành khi trộn 10 thể tích C2H5OH (D = 0,8 g/ml) với 90 thể tích xăng truyền thống. Giả thiết xăng truyền thống chỉ chứa hai ankan C8H18 và C9H20 (theo tỉ lệ mol tương ứng 4 : 3, D = 0,7 g/ml). Khi đốt cháy hoàn toàn 10 lít xăng E10 sẽ hạn chế được m gam khí CO2 so với khi đốt cháy hoàn toàn 10 lít xăng truyền thống (ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất). Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 316.        B. 632.         C. 1080.         D. 436.

(Xem giải) Câu 78. Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Sục khí metylamin vào dung dịch giấm ăn.
(2) Nhỏ vài giọt dung dịch iot lên mặt cắt của quả chuối xanh.
(3) Cho dung dịch lòng trắng trứng vào Cu(OH)2.
(4) Cho vài giọt dầu thực vật vào dung dịch NaOH và đun sôi nhẹ.
(5) Ngâm vải lụa làm từ tơ tằm trong nước xà phòng có tính kiềm cao.
Số thí nghiệm có phản ứng hóa học xảy ra là

A. 4.        B. 3.        C. 5.        D. 2.

(Xem giải) Câu 79. Cho sơ đồ các phản ứng theo đúng tỉ lệ mol như sau
(1) X (C9H23O6N3) + 3NaOH → X1 + X2 + 2X3 + 3H2O
(2) X2 + NaOH (CaO, t°) → CH4 + Na2CO3
(3) X2 + HCl → Y + NaCl
(4) Y + X3 → muối.
Biết X là muối của axit glutamic. Phát biểu nào sau đây đúng?

A. X1 tác dụng với lượng dư HCl thu được axit glutamic.

B. X1 là thành phần chính của bột ngọt.

C. X3 không tan trong nước.

D. X3 có nhiệt độ sôi thấp hơn X2.

(Xem giải) Câu 80. Hỗn hợp F gồm axit cacboxylic đơn chức X, ancol no đa chức Y và chất Z là sản phẩm của phản ứng este hóa giữa X với Y (số mol của X lớn hơn số mol của Y). Tiến hành các thí nghiệm sau:
– Thí nghiệm 1: Cho 0,6 mol F phản ứng với dung dịch NaHCO3 dư thu được 4,48 lít khí CO2.
– Thí nghiệm 2: Cho 0,6 mol F vào dung dịch NaOH dư, đun nóng thì có 0,8 mol NaOH phản ứng và thu được 36,8 gam ancol Y.
– Thí nghiệm 3: Đốt cháy 0,9 mol F bằng O2 dư thu được 5,4 mol CO2 và 3,9 mol H2O.
Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng của Z có trong 0,6 mol hỗn hợp F là

A. 60,0 gam.        B. 50,8 gam.        C. 52,0 gam.         D. 61,2 gam.

Bình luận

200
error: Chúc bạn học tốt và luôn vui nhé !!