[2020] Thi thử THPT Quốc gia trường Lương Thế Vinh – Hà Nội (Lần 1)

File word đề thi, đáp án và giải chi tiết

⇒ Giải chi tiết và đáp án:

1B 2C 3C 4D 5B 6C 7D 8A 9A 10D
11B 12A 13A 14B 15B 16A 17C 18D 19C 20A
21C 22C 23D 24A 25B 26D 27A 28B 29D 30A
31D 32B 33A 34B 35B 36C 37C 38C 39D 40D

Câu 1. Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm thổ?

A. Al.       B. Ca.       C. Fe.         D. Na

Câu 2. Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím chuyển màu xanh?

A. H2NCH2COOH.       B. HCI.        C. CH3NH2.        D. CH3COOH.

Câu 3. Etylamin tác dụng với chất nào sau đây trong dung dịch?

A. NaOH.       B. KCI.       C. HCI.        D. K2SO4

Câu 4. Ở điều kiện thường, kim loại có độ cứng lớn nhất là

A. Al.       B. Fe.       C. K.        D. Cr.

Câu 5. Chất nào sau đây thuộc loại chất điện li mạnh?

A. Mg(OH)2       B. NaCl.       C. CH3COOH.        D. H2O.

Câu 6. Kali nitrat được dùng làm phân bón và chế tạo thuốc nổ. Công thức của kali nitrat là

A. KNO2.       B. K3PO4       C. KNO3.        D. KHCO3.

Câu 7. Kim loại nào sau đây có thể điều chế được bằng phương pháp thủy luyện?

A. Ba.       B. K.       C. Na.        D. Cu.

Câu 8. Chất nào sau đây có phản ứng màu biure?

A. Anbumin.       B. Axit glutamic.       C. Gly-Ala.        D. Metylamin.

Câu 9. Công thức hóa học của Crom (III) hiđroxit là

A. Cr(OH)3       B. Cr2O3.       C. CrO3.        D. Cr(OH)2

Câu 10. Al2O3 không tan được trong dung dịch nào sau đây?

A. HCI.       B. Ba(OH)2       C. NaOH.       D. BaCl2.

Câu 11. Dung dịch nào sau đây không tác dụng với Fe(NO3)2?

A. Ba(OH)2.       B. MgSO4.       C. AgNO3.        D. HCI.

Câu 12. Chất nào sau đây thuộc loại đisaccarit?

A. Saccarozơ.       B. Glucozơ.        C. Fructozơ.        D. Tinh bột.

Câu 13. Polime được sử dụng làm chất dẻo là

A. Poli(metyl metacrylat).     B. Poli(hexametylen adipamit).     C. Poli(acrilonitrin).     D. Poliisopren.

(Xem giải) Câu 14. Cho hỗn hợp gồm K2O, BaO, Al2O3 và FeO vào lượng nước dư, thu được dung dịch X và chất rắn Y. Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch X, thu được kết tủa là

A. FeCO3.       B. Al(OH)3.       C. BaCO3.        D. Fe(OH)2.

(Xem giải) Câu 15. Cho 8,9 gam amino axit X (có công thức dạng H2NCnH2nCOOH) tác dụng hết với dung dịch HCl dư, thu được 12,55 gam muối. Số nguyên tử hiđro có trong phân tử X là

A. 5.       B. 7.       C. 11.        D. 9.

(Xem giải) Câu 16. Từ 16,20 tấn xenlulozơ người ta sản xuất được m tấn xenlulozơ trinitrat (biết hiệu suất phản ứng tính theo xenlulozơ là 90%). Giá trị của m là

A. 26,73.       B. 25,46.       C. 29,70.        D. 33,00

(Xem giải) Câu 17. Xà phòng hóa hoàn toàn 12,9 gam este X có công thức C4H6O2 bằng 150ml dung dịch NaOH 1,25M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 13,8 gam chất rắn. Tên của X là

Bạn đã xem chưa:  [2023] Khảo sát chất lượng trường Trần Đăng Ninh - Hà Nội

A. metyl acrylat.       B. etyl axetat.       C. vinyl axetat.       D. anlyl fomat.

(Xem giải) Câu 18. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp X metan, axetilen, buta-1,3-đien và vinyl axetilen thu được 24,2 gam CO2 và 7,2 gam nước. Biết a mol hỗn hợp X làm mất màu tối đa 112 gam Br2 trong dung dịch. Giá trị của a là

A. 0,3.       B. 0,2.       C. 0,1.        D. 0,4.

(Xem giải) Câu 19. Isoamyl axetat là một este có mùi thơm của chuối chín. Công thức của isoamyl axetat là

A. CH3CH(CH3)CH2CH2COOCH3.       B. HCOOCH2CH2CH(CH3)CH3.

C. CH3COOCH2CH2CH(CH3)CH3.        D. CH3CH(CH3)CH2CH2COOC2H5.

(Xem giải) Câu 20. Ở những vùng vừa có lũ, nước rất đục, không dùng trong sinh hoạt được, người ta dùng phèn chua làm trong nước. Công thức của phèn chua là

A. K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.       B. (NH4)2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.

C. K2SO4.Cr2(SO4)3.24H2O.        D. Na2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.

Câu 21. Đặc điểm giống nhau giữa glucozơ và saccarozơ là

A. đều có trong củ cải đường.       B. đều được sử dụng trong y học làm “huyết thanh ngọt”.

C. đều hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường cho dung dịch màu xanh.

D. đều tham gia phản ứng tráng gương.

(Xem giải) Câu 22. Amphetamin là một loại ma túy tổng hợp. Nó được tổng hợp lần đầu tiên vào năm 1887. Công thức cấu tạo của amphetamin là

Phần trăm khối lượng của hiđro trong amphetamin là

A. 9,86%       B. 11,72%.       C. 9,63%        D. 5,88%

Câu 23. Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Polietilen được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.

B. Poli(etylen terephtalat) được điều chế bằng phản ứng trùng hợp.

C. Trùng hợp axit ε-amino caproic thu được policaproamit.

D. Poli(metyl metacrylat) được điều chế bằng phản ứng trùng hợp.

(Xem giải) Câu 24. Hấp thụ hoàn toàn 4,48 lít khí CO2 (ở đktc) vào 500ml dung dịch hỗn hợp gồm NaOH 0,1M và Ba(OH)2 0,2M, sinh ra m gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 9,85.       B. 11,82.       C. 17,73.        D. 19,70.

(Xem giải) Câu 25. Hòa tan hoàn toàn 7,5 gam hỗn hợp gồm Mg và Al bằng lượng vừa đủ V lít dung dịch HNO3 1M. Sau khi các phản ứng kết thúc, thu được 0,672 lít N2 (ở đktc) duy nhất và dung dịch chứa 54,9 gam muối. Giá trị của V là

A. 0,72       B. 0,86.       C. 0,70.        D. 0,65

(Xem giải) Câu 26. Cho 11,6 gam Fe vào 100ml dung dịch CuSO4 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam hỗn hợp kim loại. Giá trị của m là

A. 12,0       B. 6,4.       C. 6,8.        D. 12,4.

Câu 27. Đốt cháy hoàn toàn este X thuần chức thu được CO2 và H2O có số mol bằng nhau. X là este nào sau đây?

A. no, mạch hở, đơn chức.       B. no, mạch hở, hai chức.

C. no, ba chức.        D. không no, mạch hở, đơn chức.

(Xem giải) Câu 28. Khử hoàn toàn 8,85 gam hỗn hợp gồm CuO, Fe3O4, MgO bằng CO dư (nung nóng) được m gam chất rắn. Dẫn hỗn hợp khí sau phản ứng qua dung dịch Ca(OH)2 dư được 5 gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 13,85.       B. 8,05.       C. 9,65.        D. 3,85.

Bạn đã xem chưa:  [2020] Đề tham khảo thi Tốt nghiệp THPT của Bộ Giáo Dục

(Xem giải) Câu 29. Cho 1 mol triglixerit X tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được 1 mol glixerol, 1 mol natri panmitat và 2 mol natri oleat. Phát biểu nào sau đây sai?

A. 1 mol X phản ứng được với tối đa 2 mol Br.       B. Số công thức cấu tạo phù hợp của X là 2.

C. Phân tử X có 5 liên kết T.       D. Công thức phân tử của X là C52H102O6.

(Xem giải) Câu 30. Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho Cu dư vào dung dịch Fe(NO3)3.
(b) Sục khí CO2 dư vào dung dịch NaOH.
(c) Cho Na2CO3 dư vào dung dịch Ca(HCO3)2.
(d) Cho bột Fe dư vào dung dịch FeCl3.
(e) Hòa tan hỗn hợp rắn gồm Na và Al (có cùng số mol) vào lượng nước dư.
(g) Sục khí Cl2 dư vào dung dịch FeCl2.
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm mà dung dịch thu được chỉ chứa một muối tan là

A. 4.       B. 3.       C. 6.        D. 5.

(Xem giải) Câu 31. Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Nhúng thanh đồng nguyên chất vào dung dịch Fe(NO3)3.
(b) Tấm tôn (sắt tráng kẽm) bị trầy xước đến lớp sắt, để trong không khí ẩm.
(c) Nhúng thanh sắt vào dung dịch H2SO4 loãng có nhỏ vài giọt dung dịch CuSO4.
(d) Quấn sợi dây đồng vào thanh kẽm rồi nhúng vào cố đựng dung dịch NaCl.
Số thí nghiệm xảy ra ăn mòn điện hóa học là

A. 1.       B. 2.       C. 4.       D. 3.

(Xem giải) Câu 32. Hợp chất X mạch hở có công thức phân tử C6H8O4. Từ X thực hiện sơ đồ chuyển hóa như sau (theo đúng tỉ lệ mol):
(1) X + 2NaOH → X1 + X2 + X3.
(2) X2 + CO → CH3COOH.
(3) 2X3 + O2 → 2CH3COOH.
(4) X1 + H2SO4 → X4 + Na2SO4.
Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. X3 có tham gia phản ứng tráng gương.       B. X có đồng phân hình học.

C. X2 và X4 tác dụng với Na giải phóng H2.        D. X2 và X3 là các hợp chất no, mạch hở.

(Xem giải) Câu 33. Hỗn hợp T gồm ba este X, Y, Z mạch hở (MX < MY < MZ). Cho 51,36 gam T tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,47 mol NaOH, thu được một muối duy nhất của axit cacboxylic đơn chức và hỗn hợp Q gồm các ancol no, mạch hở, có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử. Đốt cháy hoàn toàn Q thu được 18,144 lít khí CO2 và 19,44 gam H2O. Tổng số nguyên tử có trong phân tử Z là

A. 41.       B. 40.       C. 42.        D. 30.

Câu 34. Tiến hành thí nghiệm với các dung dịch X, Y, Z và T. Kết quả được ghi ở bảng sau:

Mẫu thử Thuốc thử Hiện tượng
Y KOH dư, t°. Sau đó thêm CuSO4 Dung dịch có màu xanh lam
X Dung dịch AgNO3 trong NH3 dư Tạo kết tủa Ag
Z Dung dịch Br2 Kết tủa trắng
T Quỳ tím Quỳ tím chuyển màu đỏ
X, Y Dung dịch Br2 Mất màu

Các chất X, Y, Z, T lần lượt là

A. Glucozơ, saccarozơ, phenol, metylamin.       C. Glucozơ, tristearin, bezylamin, axit fomic.

B. Glucozơ, triolein, anilin, axit axetic.       D. Fructozơ, triolein, anilin, axit axetic.

(Xem giải) Câu 35. Tiến hành thí nghiệm điều chế etyl axetat theo các bước sau đây:
Bước 1: Cho 1 ml C2H5OH, 1 ml CH3COOH và vài giọt dung dịch H2SO4 đặc vào ống nghiệm.
Bước 2: Lắc đều ống nghiệm, đun cách thủy (trong nồi nước nóng) khoảng 5 – 6 phút ở 65 – 70°C.
Bước 3: Làm lạnh, sau đó rót 2 ml dung dịch NaCl bão hòa vào ống nghiệm.
Phát biểu nào sau đây đúng?

Bạn đã xem chưa:  [2020] Luyện thi THPT – Thầy Bùi Hưng Đạo (Lần 11)

A. Trong thí nghiệm trên, có thể thay C2H5OH bằng C6H5OH.

B. Sau bước 3, chất lỏng trong ống nghiệm tách thành hai lớp.

C. Có thể thay dung dịch NaCl bão hòa bằng dung dịch NaOH bão hòa.

D. Sau bước 2, trong ống nghiệm chứa sản phẩm hữu cơ duy nhất là CH3COOC2H5.

(Xem giải) Câu 36. Điện phân 800 ml dung dịch gồm NaCl, HCl và CuCl2 0,02M (điện cực trơ, màng ngăn xốp) với cường độ dòng điện 9,65A. Mối liên hệ giữa thời gian điện phân và pH của dung dịch điện phân được biểu diễn bằng đồ thị dưới đây (giả sử muối đồng không bị thủy phân):

Giá trị của t trên đồ thị là

A. 2400.       B. 3600.       C. 1200.        D. 3800

(Xem giải) Câu 37. Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp Na và Al (tỉ lệ mol tương ứng là 5 : 4) vào nước, thu được dung dịch X. Cho từ từ dung dịch HCl 1M vào X. Kết quả thí nghiệm được ghi ở bảng sau:

Thể tích dung dịch HCl (ml) 210 430
Khối lượng kết tủa (gam) a a – 1,56

Giá trị của m là

A. 6,69.       B. 6.15.       C. 11,15.        D. 9,80.

(Xem giải) Câu 38. Hỗn hợp E gồm aminoaxit X, đipeptit Y (C4H8O3N2) và muối của axit vô cơ Z (C2H8O3N2). Cho E tác dụng với 200ml dung dịch NaOH 1,5M và KOH 1M đun nóng (phản ứng vừa đủ), thu được 4,48 lít khí T (đo ở đktc, phân tử T có chứa một nguyên tử nitơ và làm xanh quỳ tím ẩm). Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam chất rắn khan gồm bốn muối. Giá trị của m là

A. 38,4.       B. 47,1.       C. 49,3.        D. 42,8.

(Xem giải) Câu 39. Hỗn hợp E gồm axit no, đơn chức X, axit đa chức Y (phân tử chứa ba liên kết π, mạch không phân nhánh) đều mạch hở và este X (chỉ chứa nhóm chức este) tạo bởi ancol đa chức T với X và Y. Đốt cháy hoàn toàn 14,93 gam E cần dùng vừa đủ 0,3825 mol O2. Mặt khác, 14,93 gam E phản ứng tối đa với 260ml dung dịch NaOH 1M thu được m gam ancol T. Đốt cháy hoàn toàn m gam ancol T thu được 1,98 gam CO2 và 1,08 gam H2O. Nhận xét nào sau đây sai?

A. Có thể dùng nước brom để nhận biết X, Y, T.       B. Z có hai công thức cấu tạo phù hợp.

C. Y có đồng phân hình học cis – trans.        D. Tổng số nguyên tử hiđro trong phân tử Z là 10.

(Xem giải) Câu 40. Hòa tan hết m gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 vào dung dịch HCl dư, thu được 0,04 mol H2 và dung dịch chứa 36,42 gam hỗn hợp muối. Mặt khác, hòa tan hoàn toàn m gam X trong dung dịch chứa 0,625 mol H2SO4 đặc đun nóng, thu được dung dịch Y và a mol SO2 (sản phẩm khử duy nhất của S+6). Cho 450 ml dung dịch NaOH 1M vào Y, sau khi phản ứng kết thúc thu được 10,7 gam một chất kết tủa. Giá trị của a là

A. 0.125.       B. 0,105.       C. 0,155.        D. 0,145.

Bình luận

200
error: Chúc bạn học tốt và luôn vui nhé !!