[2020] Thi thử Tốt nghiệp Chuyên Biên Hòa – Hà Nam (Lần 2)

File word đề thi, đáp án và giải chi tiết

⇒ Giải chi tiết và đáp án:

41B 42D 43C 44A 45D 46A 47C 48C 49A 50A
51A 52C 53C 54D 55B 56D 57D 58B 59B 60D
61C 62A 63B 64C 65D 66B 67C 68C 69B 70C
71C 72C 73A 74B 75D 76B 77D 78D 79B 80D

Câu 41: Cặp chất không xảy ra phản ứng là:

A. dung dịch NaOH và Al2O3.         B. Dung dịch KNO3 và dung dịch MgCl2.

C. Na và dung dịch KCI.       D. Na2O và H2O.

(Xem giải) Câu 42: Cho hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử C5H8O4. Thực hiện sơ đồ sau (các phản ứng đều có điều kiện và xúc tác thích hợp):
X + 2NaOH → 2X1 + X2
X2 + O2 (Cu, t°) → X3
2X2 + Cu(OH)2 → Phức chất có màu xanh + 2H2O.
Cho các phát biểu sau:
(1) X là este đa chức, có khả năng làm mất màu nước brom.
(2) X1 có phân tử khối là 68.
(3) X2 là ancol 2 chức, có mạch cacbon không phân nhánh.
(4) X3 là hợp chất hữu cơ tạp chức.
Số phát biểu ĐÚNG là:.

A. 2.       B. 1.       C. 3.       D. 4.

Câu 43: Công dụng nào sau đây không phải của CaCO3:

A. Làm vật liệu xây dựng.       B. Sản xuất bột nhẹ để pha sơn.

C. Làm vôi quét tường.       D. Sản xuất xi măng

Câu 44: Ứng dụng của nhôm chỉ dựa trên tính chất hóa học cơ bản của nó là:

A. Chế tạo hỗn hợp tecmit để hàn kim loại.       B. Làm dây cáp dẫn điện và dụng cụ đun nấu.

C. Xây dựng nhà cửa, trang trí nội thất.       D. Chế tạo hợp kim làm máy bay, tên lửa, tàu vũ trụ.

Câu 45: Kim loại Fe phản ứng được với lượng dư dung dịch nào sau đây tạo thành muối sắt (III)

A. Dung dịch CuSO4.       B. Dung dịch H2SO4 (loãng).

C. Dung dịch HCl.       D. Dung dịch HNO3 (loãng)

Câu 46: Cho 13 gam kẽm tác dụng với dung dịch axit sunfuric loãng dư. Thể tích khí hidro (đktc) được giải phóng sau phản ứng là.

A. 4,48 lit.       B. 3,36 lit.       C. 6,72 lit.       D. 2,24 lit.

Câu 47: Hợp chất thơm X thuộc loại este có công thức phân tử C8H8O2. X không thể điều chế trực tiếp từ phản ứng của axit và ancol tương ứng, đồng thời X có khả năng tham gia phản ứng tráng gương. Công thức của X là:

A. CH3COOC6H5.      B. C6H5COOCH3.      C. HCOOC6H4CH3.      D. HCOOCH2C6H5.

Câu 48: Soda khan có công thức hóa học là:

A. NaHCO3.       B. (NH4)2CO3.       C. Na2CO3.       D. K2CO3.

Câu 49: Este nào sau đây tác dụng với dung dịch NaOH thu được ancol etylic?

A. CH3COOC2H5.       B. HCOOC3H7.       C. C2H5COOC3H7.       D. HCOOCH3.

Câu 50: Chất phản ứng được với tất cả các chất trong dãy Na, Cu(OH)2 và AgNO3/NH3 là

A. glucozơ.       B. saccarozơ.       C. glixerol.       D. tinh bột.

Câu 51: Chất nào sau đây thuộc loại polisaccarit?

A. Tinh bột.       B. Fructozơ.       C. Saccarozơ.       D. Glucozơ.

Câu 52: Khi đốt cháy than đá, thu được hỗn hợp khí trong đó có khí X (không màu, không mùi, độc). X là khí nào sau đây?

A. CO2.       B. SO2       C. CO.       D. NO.

Câu 53: Sục V lít khí CO2 (đktc) vào dung dịch Ca(OH)2 dư sau phản ứng hoàn toàn thu được 7,5 gam kết tủa. Giá trị của V là:

A. 2,80 lit.       B. 1,12 lit.       C. 1,68 lít.       D. 2,24 lit.

(Xem giải) Câu 54: Cho các mệnh đề sau:
(a) Thủy phân este trong môi trường axit được gọi là phản ứng xà phòng hóa.
(b) Trimetylamin là một amin bậc ba.
(e) Có thể dùng Cu(OH)2 để phân biệt Ala-Ala và Ala-Ala-Ala.
(d) Tơ nilon-6,6 được điều chế từ phản ứng trùng hợp bởi hexametylendiamin và axit ađipic.
(e) Chất béo lỏng dễ bị oxi hóa bởi oxi không khí hơn chất béo rắn.
(f) Cao su là loại vật liệu polime có tính đàn hồi.
Số mệnh đề đúng là:

Bạn đã xem chưa:  [2020] Thi thử THPT trường Hoằng Hóa 4 - Thanh Hóa (Lần 1)

A. 5.       B. 3.       C. 6.       D. 4.

(Xem giải) Câu 55: Hỗn hợp X gồm glucozơ và tinh bột được chia làm hai phần bằng nhau. Phần thứ nhất được khuấy trong nước, lọc bỏ phần không tan, cho dung dịch thu được tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 tạo ra 2,16 gam Ag. Phần thứ hai được đun nóng với dung dịch H2SO4 loãng, trung hòa hỗn hợp thu được bằng dung dịch NaOH rồi cho sản phẩm tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thì thu được 6,48 gam Ag. Giả sử các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng của glucozơ trong hỗn hợp X là:

A. 64,71%.       B. 35,71%.       C. 35,29%.       D. 64,29%.

(Xem giải) Câu 56: Tiến hành các thí nghiệm sau:
(1) Nhúng thanh Fe vào dung dịch FeCl3.
(2) Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO4.
(3) Nhúng thanh Cu vào dung dịch FeCl3.
(4) Cho thanh Fe tiếp xúc với thanh Cu rồi nhúng vào dung dịch HCl.
(5) Để vật bằng thép trong không khí ấm.
(6) Đốt cháy dây sắt trong khi clo.
Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hoá là

A. 1       B. 4.       C. 2       D. 3

Câu 57: Polime nào dưới đây có cấu trúc mạng lưới không gian?

A. Poli(vinyl clorua).       B. Polietilen.       C. Amilopectin.       D. Cao su lưu hóa.

Câu 58: Kim loại nào sau đây có tính dẫn điện tốt nhất trong tất cả các kim loại?

A. Nhôm.       B. Bạc       C. Đồng       D. Vàng

Câu 59: Kim loại không phản ứng được với dung dịch CuSO4 là:

A. Zn       B. Ag       C. Fe       D. Mg

Câu 60: Phát biểu nào sau đây sai:

A. CrO3 là oxit axit.         B. Dung dịch K2Cr2O7 có màu da cam.

C. Trong hợp chất, crom có số oxi hóa đặc trưng là +2, +3, +6.

D. Cr2O3 tan được trong dung dịch NaOH loãng.

Câu 61: Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Ở nhiệt độ thường, tất cả các amin đều tan nhiều trong nước.

B. Các amin đều không độc, được sử dụng trong chế biến thực phẩm.

C. Để rửa sạch ống nghiệm có dính anilin, có thể dùng dung dịch HCl.

D. Tất cả các amin đều làm quỳ tím ẩm chuyển màu xanh.

(Xem giải) Câu 62: X là amin đơn chức, bậc I, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn X trong khí oxi dư, thu được khí N2; 13,44 lít khí CO2 (đktc) và 14,85 gam H2O. Số công thức cấu tạo của X là

A. 4.       B. 8.       C. 3.       D. 1.

(Xem giải) Câu 63: Hỗn hợp X gồm 3 khí C3H4, C2H4 và H2 chiếm thể tích là 8,96 lít ở đktc. Tiến hành nung nóng hỗn hợp X với xúc tác Ni trong bình kín một thời gian rồi đưa về nhiệt độ ban đầu thu được hỗn hợp khí Y. Biết rằng tỉ khối của Y so với X là 4/3. Số mol H2 phản ứng là bao nhiêu?

A. 0,3 mol.       B. 0,1 mol.       C. 0,6 mol.       D. 0,75 mol.

(Xem giải) Câu 64: Hòa tan hoàn toàn hai chất rắn X và Y (có số mol bằng nhau) vào nước thu được dung dịch Z. Tiến hành các thí nghiệm sau:
Thí nghiệm 1: Cho dung dịch HCl dư vào V ml dung dịch Z thu được V1 lít khí.
Thí nghiệm 2: Cho dung dịch HNO3 dư vào V ml dung dịch Z thu được V2 lít khí.
Thí nghiệm 3: Cho hỗn hợp NaNO3 và HCl dư vào V ml dung dịch Z thu được V2 lít khí.
Các phản ứng xảy ra hoàn toàn, biết V1 < V2. Hai chất X và Y lần lượt là:

A. Fe(NO3)2 và FeCl2       B. NaHCO3 và Fe(NO3)2       C. FeCl2 và NaHCO3        D. FeCl2 và FeCl3.

Câu 65: Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím chuyển màu đỏ?

A. NH2CH(CH3)COOH.       B. CH3NH2.       C. H2NCH2COOH.       D. CH3COOH.

Bạn đã xem chưa:  [2020] Thi thử tốt nghiệp trường Kim Liên - Hà Nội (Lần 2)

Câu 66: Cho các chất sau: axetilen, axit acrylic, fomanđehit. Dùng hóa chất nào sau đây để nhận biết các chất trên?

A. nước Brom.       B. AgNO3/NH3.       C. Na.       D. Quỳ tím.

(Xem giải) Câu 67: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Ba, BaO, Al và Al2O3 vào nước dư, thu được dung dịch Y và 5,6 lít H2 (ở đktc). Nhỏ từ từ đến dư dung dịch HCl 1M vào dung dịch Y. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc khối lượng kết tủa Al(OH)3 theo thể tích dung dịch HCl IM như sau:

Giá trị của m là

A. 99,00.       B. 47,15.       C. 49,55.       D. 56,75.

Câu 68: Tơ nào sau đây thuộc loại tơ thiên nhiên?

A. Tơ nilon-6,6.       B. Tơ nilon-6.       C. Tơ tằm.       D. Tơ visco.

(Xem giải) Câu 69: Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho Cu dư vào dung dịch Fe(NO3)3.
(b) Sục khí CO2 dư vào dung dịch NaOH.
(c) Cho Na2CO3 dư vào dung dịch Ca(HCO3)2.
(d) Cho bột Fe dư vào dung dịch FeCl3.
(e) Hòa tan hỗn hợp rắn gồm Na và Al (có cùng số mol) vào lượng nước dư.
(g) Sục khí Cl2 dư vào dung dịch FeCl2.
Số thí nghiệm sau phản ứng còn lại dung dịch chứa một muối tan là

A. 3.       B. 4.       C. 6.       D. 5.

Câu 70: Quặng xiderit có thanh phần chính là:

A. FeS2.       B. Fe2O3.       C. FeCO3.       D. FeS.

(Xem giải) Câu 71: Hỗn hợp E chứa 3 este X, Y, Z (MX < MY < MZ < 146) đều mạch hở và không phân nhánh. Đun nóng 36,24 gam E cần dùng 500 ml dung dịch NaOH 1M, dung dịch sau phản ứng đem cô cạn thu được hỗn hợp gồm 2 ancol đều no, thuộc cùng dãy đồng đẳng, kế tiếp nhau và phần rắn F. Lấy toàn bộ lượng F đun với vôi tôi xút thu được một khí duy nhất có thể tích 8,96 lít (đktc). Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp hai ancol trên cần dùng 18,816 lít ở đktc khí O2. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng của X trong E gần nhất với

A. 60%.       B. 70%.       C. 50%.       D. 40%.

(Xem giải) Câu 72: Cho hơi nước đi qua than nóng đỏ, sau phản ứng thu được V lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm CO, CO2 và H2. Dẫn toàn bộ hỗn hợp X qua dung dịch Ca(OH)2 thu được 2 gam kết tủa và khối lượng dung dịch sau phản ứng giảm 0,68 gam so với khối lượng dung dịch Ca(OH)2 ban đầu. Khí còn lại thoát ra gồm CO và H2 có tỉ khối so với H2 là 3,6. Giá trị của V là

A. 2,688              B. 3,136              C. 2,912              D. 3,360

(Xem giải) Câu 73: Nung 1,26 mol hỗn hợp X gồm Mg, Fe(NO3)2 và FeCO3 trong một bình kín đến khối lượng không đổi thu được chất rắn Y và 13,44 lít hỗn hợp khí Z (đktc) có tỉ khối hơi đối với H2 là 22,8. Cho toàn bộ chất rắn Y tác dụng với dung dịch hỗn hợp 2,7 mol HCl và 0,38 mol HNO3 đun nhẹ thu được dung dịch A và 7,168 lít hỗn hợp khí B (đktc) gồm NO và N2O. Cho toàn bộ dung dịch A tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3, thu được 0,448 lít NO (đktc) là sản phẩm khử duy nhất và m gam kết tủa. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 413.       B. 415.       C. 411.       D. 414.

(Xem giải) Câu 74: Hòa tan hết 25 gam hỗn hợp X gồm Cu và các oxit sắt (trong hỗn hợp X oxi chiếm 16,8% về khối lượng) cần vừa đủ dung dịch hỗn hợp A chứa b mol HCl và 0,25 mol HNO3 thu được 1,68 lít NO (đktc) là sản phẩm khử duy nhất và dung dịch Y. Cho dung dịch Y tác dụng với một lượng dung dịch AgNO3 vừa đủ thu được m gam kết tủa và dung dịch Z. Cho dung dịch Z tác dụng với một lượng dư dung dịch NaOH, lọc kết tủa, nung đến khối lượng không đối thu được 28 gam chất rắn. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị gần nhất với m là

Bạn đã xem chưa:  [2022] Thi thử TN trường THPT FPT Đà Nẵng (Lần 1)

A. 90.       B. 100.       C. 110.       D. 80.

(Xem giải) Câu 75: Đốt cháy hoàn toàn m gam một chất béo (triglixerit) cần 3,22 mol O2, sinh ra 2,28 mol CO2 và 2,12 mol H2O. Cũng m gam chất béo này tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thì khối lượng muối tạo thành là:

A. 18,28 gam.       B. 33,36 gam.       C. 46,00 gam.       D. 36,56 gam.

(Xem giải) Câu 76: X, Y (MX < MY) là hai axit no, đơn chức, mạch hở kế tiếp nhau; Z là este hai chức tạo bởi X, Y và ancol T. Đốt cháy 25,04 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z, T (đều mạch hở) cần 16,576 lít O2 (đktc) thu được 14,4 gam nước. Khi đun nóng, 25,04 gam E phản ứng đủ 380 ml dung dịch NaOH 1M. Ở điều kiện thường, T không tác dụng với Cu(OH)2. Phần trăm khối lượng X trong E gần nhất với

A. 50%.       B. 45%.       C. 55%.       D. 40%.

(Xem giải) Câu 77: Chia hỗn hợp X gồm Fe, Fe3O4, Fe(OH)3 và FeCO3 thành hai phần bằng nhau. Hòa tan hết phần 1 trong dung dịch HCl dư, thu được 0,1 mol hỗn hợp 2 khí có tỉ khối so với H2 bằng 9,4 và dung dịch Y. Cho phần 2 tác dụng với lượng dư dung dịch H2SO4 đặc nóng, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Z và 0,2075 mol hỗn hợp khí T gồm CO2 và SO2 (sản phẩm khử duy nhất của S+6). Khối lượng FeCl2 trong dung dịch Y là

A. 25,075 gam.       B. 23,705 gam.       C. 25,307 gam.       D. 27,305 gam.

(Xem giải) Câu 78: Cho hỗn hợp E gồm 0,2 mol chất hữu cơ mạch hở X (C6H13O4N) và 0,3 mol este Y (C4H6O4) hai chức tác dụng hết với dung dịch NaOH vừa đủ, đun nóng. Kết thúc phản ứng, cô cạn dung dịch thu được hỗn hợp Z gồm hai ancol đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng và a gam hỗn hợp ba muối khan (đều có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử, trong đó có một muối của amino axit). Giá trị của a gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 88.         B. 96.         C. 83.         D. 75.

(Xem giải) Câu 79: Tiến hành thí nghiệm phản ứng xà phòng hoá theo các bước sau đây:
+ Bước 1: Cho vào bát sứ nhỏ khoảng 1 gam mỡ động vật và 2 – 2,5 ml dung dịch NaOH 40%.
+ Bước 2: Đun hỗn hợp sôi nhẹ khoảng 8 – 10 phút và liên tục khuấy đều bằng đũa thuỷ tinh. Thỉnh thoảng thêm vài giọt nước cất để giữ cho thể tích của hỗn hợp không đổi.
+ Bước 3: Rót thêm vào hỗn hợp 4 – 5 ml dung dịch NaCl bão hoà nóng, khuấy nhẹ. Để nguội. Có các phát biểu sau:
(a) Sau bước 1, thu được chất lỏng đồng nhất.
(b) Sau bước 3, thấy có lớp chất rắn màu trắng nổi lên.
(c) Mục đích chính của việc thêm dung dịch NaCl ở bước 3 là làm tăng tốc độ của phản ứng xà phòng hóa.
(d) Sản phẩm thu được sau bước 3 đem tách hết chất rắn không tan, chất lỏng còn lại hòa tan được Cu(OH)2 tạo thành dung dịch màu xanh lam.
(e) Có thể thay thế mỡ động vật bằng dầu thực vật.
Số phát biểu đúng là

A. 2.       B. 3.       C. 5.         D. 4.

(Xem giải) Câu 80: Tiến hành điện phân 100 gam dung dịch chứa 0,2 mol FeCl3; 0,1 mol CuCl2 và 0,16 mol HCl (với hai điện cực trơ) đến khi có khí bắt đầu thoát ra ở cả hai điện cực thì dừng điện phân. Đem phần dung dịch cho tác dụng hết với 150 gam dung dịch chứa AgNO3, kết thúc phản ứng thu được 90,08 gam kết tủa và dung dịch Y chứa một muối duy nhất có nồng độ a%. Giá trị của a gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 34,5%.       B. 33,5%.       C. 30,5%.       D. 35,5%.

1
Bình luận

200
Mới nhất Cũ nhất Thích nhiều nhất
bobap

đề hay quá

error: Chúc bạn học tốt và luôn vui nhé !!