[2020] Thi thử Tốt nghiệp Chuyên Vinh (Lần 1)

File word đề thi, đáp án và giải chi tiết

⇒ Giải chi tiết và đáp án:

1D 2B 3A 4C 5A 6B 7B 8C 9A 10C
11D 12C 13A 14D 15C 16C 17B 18A 19A 20C
21D 22D 23A 24C 25A 26D 27C 28D 29A 30A
31B 32A 33A 34B 35C 36C 37D 38A 39B 40A

Câu 1. Kim loại Al không tan được trong dung dịch

A. HCl.       B. H2SO4 loãng.       C. NaOH.         D. NaCl.

Câu 2. Kim loại nào sau đây được điều chế bằng phương pháp thủy luyện?

A. K.       B. Ag.       C. Ba.       D. Mg.

Câu 3. Chất X có công thức C2H5NH2. Tên gọi của X là

A. etylamin.       B. proylamin.       C. butylamin.       D. metylamin.

Câu 4. Một số cơ sở sản xuất thực phẩm thiếu lương tâm đã dùng fomon (dung dịch nước của fomanđehit) để bảo quản bún, phở. Công thức hóa học của fomanđehit là

A. CH3CHO.       B. CH3OH.       C. HCHO.       D. CH3COOH.

Câu 5. Chất nào sau đây có tính lưỡng tính?

A. Al2O3.       B. KNO3.       C. CaCO3.       D. Al2(SO4)3.

Câu 6. Thành phần chính của quặng hematit đỏ là sắt(III) oxit. Công thức hóa học của sắt(III) oxit là

A. FeO.       B. Fe2O3.       C. Fe3O4.       D. Fe(OH)3.

Câu 7. Chất nào sau đây là chất điện li mạnh?

A. C2H5OH.       B. NaOH.       C. Mg(OH)2.       D. H3PO4.

Câu 8. Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm thổ?

A. Na.       B. Cu.       C. Ba.       D. Al.

Câu 9. Tơ nào sau đây thuộc loại tơ nhân tạo?

A. Tơ visco.       B. Tơ tằm.       C. Tơ nilon-6,6.       D. Tơ capron.

Câu 10. Để làm trái cây chín nhanh và đồng đều, đẹp hơn so với chín tự nhiên mà không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người. Hiện nay, nhiều cơ sở kinh doanh dùng khí X để ủ chín trái cây thay thế cho khí axetilen. Vậy khí X là

A. propilen.       B. butan.       C. etilen.       D. metan.

Câu 11. Thủy phân este X (có mùi dứa) trong dung dịch NaOH, thu được C2H5COONa và C2H5OH. Công thức cấu tạo của X là

A. CH3CH2COOCH3.       B. CH3COOCH2CH3.

C. HCOOCH2CH3.       D. CH3CH2COOCH2CH3.

Câu 12. Chất nào sau đây được dùng làm bột nở trong công nghiệp thực phẩm?

A. CaCO3.       B. Na2CO3.       C. NaHCO3.       D. NaCl.

Câu 13. Công thức của tristearin là

A. (C17H35COO)3C3H5.      B. (C17H31COO)3C3H5.      C. (C17H33COO)3C3H5.      D. (C15H31COO)3C3H5.

Câu 14. Chất nào sau đây tác dụng được với NaOH trong dung dịch?

A. BaCl2.       B. MgO.       C. K2CO3.       D. HCl.

(Xem giải) Câu 15. Cho bột kim loại Cu vào dung dịch chất X, thấy Cu tan và thu được dung dịch có màu xanh. Chất X là chất nào trong các chất sau đây?

A. FeCl2.       B. FeSO4.       C. FeCl3.       D. Fe(NO3)2.

Câu 16. Poli(vinyl clorua) được điều chế từ phản ứng trùng hợp monome nào sau đây?

Bạn đã xem chưa:  [2022] Thi thử TN trường Quỳnh Côi - Thái Bình (Lần 1)

A. CH2=CH2.       B. CH2=CH-CH=CH2.       C. CH2=CHCl.       D. CH2=CH-CN.

Câu 17. Số nguyên tử hiđro trong phân tử saccarozơ là

A. 12.          B. 22.          C. 24.          D. 10.

Câu 18. Phát biểu nào sau đây sai?

A. Khí SO2 là tác nhân chủ yếu gây hiệu ứng nhà kính.

B. Nicotin (có nhiều trong thuốc lá) có thể gây ung thư phổi.

C. Nước vôi trong là dung dịch Ca(OH)2.

D. Than hoạt tính có khả năng hấp phụ các khí độc nên được dùng trong khẩu trang y tế và mặt nạ phòng độc.

(Xem giải) Câu 19. Cho 1 ml dung dịch AgNO3 1% vào ống nghiệm sạch, lắc nhẹ, sau đó nhỏ từ từ từng giọt dung dịch NH3 5% vào cho đến khi kết tủa sinh ra bị hòa tan hết. Nhỏ tiếp 1 ml dung dịch chất X vào, rồi ngâm phần chứa hóa chất trong ống nghiệm vào cốc đựng nước nóng (khoảng 50 – 60°C) trong vài phút, trên thành ống nghiệm xuất hiện lớp bạc trắng sáng. Chất X là chất nào trong các chất sau đây?

A. glucozơ.       B. tinh bột.       C. sobitol.       D. saccarozơ.

(Xem giải) Câu 20. Cho 8,4 gam bột Fe tác dụng hoàn toàn với lượng dư dung dịch Cu(NO3)2, thu được m gam Cu. Giá trị của m là

A. 4,8.       B. 12,8.       C. 9,6.       D. 24,0.

(Xem giải) Câu 21. Dẫn khí CO dư đi qua ống sứ đựng 34,8 gam Fe3O4 nung nóng đến phản ứng hoàn toàn, thu được m gam chất rắn X. Giá trị của m là

A. 9,6.        B. 8,4.       C. 16,8.       D. 25,2.

(Xem giải) Câu 22. Cho dãy các kim loại: Na, Mg, Al, Fe, Cu, Ag. Số kim loại trong dãy không tan được trong lượng dư dung dịch H2SO4 loãng là

A. 5.       B. 4.       C. 3.       D. 2.

(Xem giải) Câu 23. Cho vào ống nghiệm sạch 3 giọt dung dịch CuSO4 5% và 3 ml dung dịch NaOH 10%, lắc nhẹ, thấy có kết tủa màu xanh xuất hiện. Sau đó nhỏ từ từ từng giọt dung dịch chất X vào và lắc nhẹ cho đến khi kết tủa bị hòa tan hết tạo thành dung dịch màu xanh lam. Chất X là chất nào trong các chất sau đây?

A. glixerol.       B. phenol.       C. ancol etylic.       D. propan-1,3-điol.

(Xem giải) Câu 24. Nhỏ từ từ từng giọt đến hết 50 ml dung dịch HCl 1M vào 100 ml dung dịch chứa Na2CO3 0,3M và NaHCO3 0,2M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số mol CO2 thu được là

A. 0,025.        B. 0,040.        C. 0,020.        D. 0,035.

(Xem giải) Câu 25. Cho 1 ml dung dịch chất X vào ống nghiệm sạch, sau đó nhỏ tiếp từng giọt nước brom vào, đồng thời lắc nhẹ ống nghiệm, thấy có kết tủa màu trắng xuất hiện. Chất X là chất nào trong các chất sau đây?

A. phenol.       B. axit axetic.       C. ancol etylic.       D. anđehit axetic.

Câu 26. Chất nào sau đây không làm mềm được nước có tính cứng tạm thời?

A. Na2CO3.       B. Na3PO4.       C. NaOH.       D. HCl.

Bạn đã xem chưa:  [2023] Thi thử TN sở GDĐT Vĩnh Phúc (Lần 2 - Đề 4)

Câu 27. Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím hóa hồng?

A. CH3-CH(NH2)-COOH.       B. H2N-[CH2]4-CH(NH2)-COOH.

C. HOOC-[CH2]2-CH(NH2)-COOH.      D. H2N-CH2-COOH.

(Xem giải) Câu 28. Hòa tan hoàn toàn 7,8 gam hỗn hợp X gồm Al và Al2O3 trong lượng dư dung dịch NaOH, thu được 3,36 lít H2 (đktc). Số mol của Al2O3 có trong 15,6 gam X trên là

A. 0,20.       B. 0,05.       C. 0,15.       D. 0,10.

(Xem giải) Câu 29. Cho 4,9 gam Val-Ala-Gly tác dụng hết với lượng dư dung dịch HCl, thu được m gam hỗn hợp muối. Giá trị của m là

A. 7,81.       B. 7,09.       C. 7,45.       D. 8,17.

(Xem giải) Câu 30. Trong quá trình bảo quản, một chiếc đinh sắt nguyên chất đã bị oxi hóa bởi oxi không khí tạo thành hỗn hợp X gồm Fe, Fe2O3, Fe3O4 và FeO. Hỗn hợp X không bị hòa tan hoàn toàn trong lượng dư dung dịch chất nào sau đây?

A. AgNO3.       B. HCl.       C. HNO3 đặc, nóng.       D. H2SO4 đặc, nóng.

(Xem giải) Câu 31. Cho các phát biểu về cacbohiđrat:
(a) Nước ép từ cây mía có chứa nhiều saccarozơ.
(b) Nhỏ vài giọt dung dịch iot lên mặt cắt của củ sắn tươi thì thấy nhuốm màu xanh tím.
(c) Khi nhúng một nhúm bông vào cốc đựng nước Svayde (dung dịch thu được khi hòa tan Cu(OH)2 trong amoniac), khuấy đều thì nhúm bông bị hòa tan tạo thành dung dịch nhớt.
(d) Fructozơ làm cho mật ong có vị ngọt sắc.
Số phát biểu đúng là

A. 1.       B. 4.       C. 3.       D. 2.

Câu 32. Phát biểu nào sau đây sai?

A. Amilopectin có cấu trúc mạch không phân nhánh.

B. Để khử mùi tanh của cá (do amin gây ra) người ta có thể dùng giấm ăn hoặc chanh.

C. Dầu thực vật và mỡ động vật đều có thành phần chính là chất béo.

D. Cao su thiên nhiên là polime của isopren, được lấy từ mủ cây cao su.

(Xem giải) Câu 33. Cho các sơ đồ phản ứng theo đúng tỉ lệ mol:
(a) X + 2NaOH → X1 + X2 + X3
(b) X1 + 2HCl → X4 + 2NaCl
(c) nX4 + nX5 → poli(etylen – terephtalat) + 2nH2O
(d) X2 + H2 → X3
(e) X4 + X3 ⇔ X6 + H2O
Cho biết: X là hợp chất hữu cơ có công thức phân tử C12H12O4; X1, X2, X3, X4, X5 và X6 là các hợp chất hữu cơ khác nhau. Phát biểu nào sau đây sai?

A. Phân tử khối của X6 là 222.       B. X4 là axit terephtalic.

C. X3 được dùng làm nhiên liệu cho động cơ.       D. X làm mất màu nước brom.

Câu 34. Phát biểu nào sau đây sai?

A. Metyl acrylat phản ứng được với nước brom.

B. Axit oleic là axit không no, đơn chức, mạch cacbon dài, phân nhánh.

C. Axit fomic và etyl fomat đều có phản ứng tráng bạc.

D. Triolein có nhiều trong dầu thực vật (dầu lạc, dầu vừng,…).

(Xem giải) Câu 35. Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Nhúng thanh Cu vào dung dịch FeCl3.
(b) Nhúng thanh Al vào dung dịch NaOH.
(c) Nhúng dây Mg vào dung dịch chứa CuCl2 và HCl.
(d) Nhúng thanh Zn vào dung dịch AgNO3.
(e) Nhúng thanh Fe vào dung dịch HNO3 loãng.
Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm có xảy ra ăn mòn điện hóa học là

Bạn đã xem chưa:  [2020] Đề luyện thi ĐH Y Hà Nội (Đề 6)

A. 3.       B. 1.       C. 2.       D. 4.

(Xem giải) Câu 36. Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 loãng.
(b) Cho NaHCO3 vào dung dịch KOH vừa đủ.
(c) Cho Mg dư vào dung dịch Fe2(SO4)3.
(d) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3 dư.
(e) Cho dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch Na2SO4 dư.
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được dung dịch chứa hai muối là

A. 4.       B. 2.       C. 3.       D. 5.

(Xem giải) Câu 37. Cho các chất hữu cơ: X, Y là hai axit đơn chức (MY = MX + 12); Z là ancol; T, F là hai este tạo bởi X, Y và Z. Đốt cháy hoàn toàn m gam E gồm X, Y, Z, T và F, thu được H2O và 14,56 lít CO2 (đktc). Mặt khác, cho m gam E phản ứng vừa đủ với 175 ml dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch Q và 6,44 gam ancol Z. Cho toàn bộ lượng Z tác dụng hết với 6,9 gam Na, thu được 13,13 gam chất rắn. Cô cạn dung dịch Q thu được hỗn hợp muối khan G. Phần trăm khối lượng muối của Y trong G là

A. 53,12%.       B. 51,98%.       C. 55,95%.       D. 54,83%.

(Xem giải) Câu 38. Hỗn hợp M chứa các chất hữu cơ mạch hở gồm X (C5H14O4N2) và Y (C9H18O8N2, không chứa nhóm -COOH). Đun nóng m gam hỗn hợp M với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được 0,02 mol metylamin; 0,03 mol ancol metylic và dung dịch E. Cô cạn E thu được hỗn hợp rắn F gồm hai muối khan của glyxin và axit malonic. Phần trăm khối lượng của X trong M có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 28,17%.       B. 28,15%.       C. 43,96%.       D. 43,95%.

(Xem giải) Câu 39. Hỗn hợp X gồm axit oleic và triglixerit Y (tỉ lệ mol tương ứng 2 : 3). Đốt cháy hoàn toàn một lượng hỗn hợp X cần vừa đủ 2,82 mol O2, thu được 2,01 mol CO2 và 1,84 mol H2O. Mặt khác, cho 46,98 gam X trên tác dụng tối đa với x mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của x là

A. 0,330.       B. 0,165.       C. 0,110.       D. 0,220.

(Xem giải) Câu 40. Tiến hành thí nghiệm xà phòng hóa chất béo:
Bước 1: Cho vào bát sứ khoảng 3 gam mỡ lợn và 6 ml dung dịch NaOH 40%.
Bước 2: Đun sôi nhẹ hỗn hợp và liên tục khuấy bằng đũa thủy tinh khoảng 30 phút, thỉnh thoảng thêm vài giọt nước cất vào để giữ cho thể tích của hỗn hợp không đổi rồi để nguội.
Bước 3: Rót thêm vào hỗn hợp 9 – 12 ml dung dịch NaCl bão hòa nóng, khuấy nhẹ rồi để yên hỗn hợp.
Phát biểu nào sau đây sai?

A. Mục đích chính của việc thêm dung dịch NaCl bão hòa vào là để tăng hiệu suất phản ứng.

B. Ở bước 1, nếu thay mỡ lợn bằng dầu ăn thì hiện tượng thí nghiệm sau bước 3 vẫn xảy ra tương tự.

C. Sau bước 3, chất lỏng trong bát sứ hòa tan được Cu(OH)2.

D. Sau bước 3, thấy có lớp chất rắn màu trắng chứa muối natri của axit béo nổi lên.

Bình luận

200
error: Chúc bạn học tốt và luôn vui nhé !!