[2021] Thi thử TN trường Kiến An – Hải Phòng (Lần 2)

File word đề thi, đáp án và giải chi tiết

⇒ Giải chi tiết và đáp án:

1C 2B 3A 4B 5A 6A 7D 8D 9A 10C
11D 12B 13A 14D 15B 16B 17B 18B 19C 20C
21C 22C 23D 24D 25B 26B 27A 28C 29C 30B
31A 32A 33C 34D 35D 36A 37D 38D 39C 40A

(Xem giải) Câu 1: Cho 5,4 gam Mg vào 300 ml dung dịch CuSO4 0,5M. Sau khi phản ứng hoàn toàn, thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là

A. 14,4.       B. 9,6.       C. 11,4.       D. 12,8.

(Xem giải) Câu 2: Cho các chất sau: etilen, vinyl clorua, metyl axetat, metyl metacrylat. Số chất có thể tham gia phản ứng trùng hợp là

A. 4.       B. 3.       C. 1.       D. 2.

Câu 3: Chất nào sau đây còn được gọi là đường mật ong?

A. Fructozơ.       B. Saccarozơ.       C. Amilopectin.       D. Glucozơ.

Câu 4: Kim loại nào sau đây có số oxi hóa +1 duy nhất trong hợp chất?

A. Al.       B. Na.       C. Ca.       D. Fe.

(Xem giải) Câu 5: Hoà tan 5,6 gam Fe bằng dung dịch H2SO4 loãng (dư), thu được dung dịch X. Dung dịch X phản ứng vừa đủ với V ml dung dịch KMnO4 0,5M. Giá trị của V là:

A. 40.       B. 60.       C. 80.       D. 20.

Câu 6: Peptit nào sau đây không có phản ứng màu biure?

A. Ala-Gly.       B. Ala-Ala-Gly-Gly.       C. Ala-Gly-Gly.       D. Gly-Ala-Gly.

Câu 7: Thí nghiệm nào sau đây có xảy ra ăn mòn điện hóa học?

A. Nhúng thanh magie vào dung dịch HCl.

B. Đốt dây sắt trong bình đựng khí O2.

C. Nhúng thanh đồng vào dung dịch HNO3 loãng.

D. Nhúng thanh kẽm vào dung dịch hỗn hợp gồm CuSO4 và HCl loãng.

Câu 8: Loại vật liệu polime có hình sợi, dài và mảnh với độ bền nhất định được gọi là

A. chất dẻo.       B. keo dán.       C. cao su.       D. tơ.

(Xem giải) Câu 9: Hỗn hợp X gồm Ba, Na và Al trong đó số mol của Al bằng 6 lần số mol của Ba. Cho m gam X vào nước dư đến phản ứng hoàn toàn thu được 1,792 lít khí (đktc) và 0,54 gam chất rắn. Giá trị của m là

A. 3,45.       B. 5,27.       C. 3,81.       D. 3,90.

(Xem giải) Câu 10: Cho a gam hỗn hợp Na – Al tác dụng hết với nước thấy tạo thành 4,48 lít H2 (đktc). Mặt khác, cũng a gam hỗn hợp trên tác dụng với dung dịch NaOH dư sau phản ứng thu được 7,84 lít H2( đktc). Giá trị của a là:

A. 7,3 gam.       B. 10,4 gam.       C. 7,7 gam.       D. 8,65 gam.

(Xem giải) Câu 11: Dùng Al dư khử hoàn toàn 4,8 gam Fe2O3 thành Fe bằng phản ứng nhiệt nhôm. Khối lượng Fe thu được là

A. 2,80.       B. 1,68.       C. 0,84.       D. 3,36.

(Xem giải) Câu 12: Cho 21,6 gam hỗn hợp bột Mg và Fe tác dụng hết với dung dịch HCl thấy có 11,2 lít khí H2 thoát ra (đktc). Lượng muối clorua tạo ra trong dung dịch là

A. 53,9 gam.       B. 57,1 gam.       C. 39,4 gam.       D. 58,1 gam.

Bạn đã xem chưa:  [2021] Thi thử TN chuyên Hà Tĩnh

Câu 13: Dung dịch K2Cr2O7 có màu

A. da cam.       B. vàng.       C. đỏ thẫm.       D. lục thẫm.

Câu 14: Kim loại X là một kim loại quý, dẫn điện tốt nhất trong số các kim loại và có nhiều ứng dụng: làm phim ảnh, gương cầu… X là

A. Fe.       B. Cr.       C. Al.       D. Ag.

Câu 15: Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là

A. tính bazơ.       B. tính khử.       C. tính axit.       D. tính oxi hóa.

Câu 16: Thí nghiệm nào sau đây không thu được kim loại.

A. Dẫn luồng khí CO qua ống sứ chứa CuO, nung nóng.

B. Cho một miếng Na vào dung dịch CuSO4.

C. Điện phân nóng chảy Al2O3.

D. Cho bột Fe vào lượng dư dung dịch AgNO¬3.

(Xem giải) Câu 17: Kim loại nào sau đây phản ứng được đồng thời với các dung dịch: HCl, Cu(NO3)2, HNO3 (đặc, nguội).

A. Ag .       B. Zn.       C. Fe.       D. Al.

Câu 18: Kết quả thí nghiệm như bảng sau:

Mẫu thử Thuốc thử Hiện tượng
X Dung dịch AgNO3/NH3 Tạo kết tủa trắng Ag
Y Quỳ tím Chuyển màu xanh
Z Cu(OH)2 ở t thường Dung dịch màu xanh lam
T Nước brom Kết tủa trắng

Các dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là

A. Etyl fomat, anilin, glucozơ, lysin.       B. Etyl fomat, lysin, glucozơ, anilin.

C. Glucozơ, lysin, etyl fomat, anilin.       D. Anilin, glucozơ, lysin, etyl fomat.

(Xem giải) Câu 19: Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế kim loại bằng cách dùng khí H2 để khử oxit kim loại:

Hình vẽ trên minh họa cho các phản ứng trong đó oxit X là

A. MgO và K2O.       B. Na2O và ZnO.       C. Fe2O3 và CuO.       D. Al2O3 và BaO.

(Xem giải) Câu 20: Cho các phát biểu sau:
(a) Hỗn hợp Al và BaO (tỉ lệ mol tương ứng là 2 : 1) tan hoàn toàn trong nước dư.
(b) Hợp kim liti – nhôm siêu nhẹ được dùng trong kĩ thuật hàng không.
(c) Bột nhôm oxit dùng để chế tạo hỗn hợp tecmit, được dùng để hàn gắn đường ray,…
(d) Natri cacbonat là hoá chất quan trọng trong công nghiệp thuỷ tinh, bột giặt, phẩm nhuộm, giấy, sợi,…
Số phát biểu đúng là

A. 4.       B. 2.       C. 3.       D. 1.

Câu 21: Cho dãy các kim loại: Ag, Cu, Al, Mg. Kim loại trong dãy có tính khử yếu nhất là

A. Mg.       B. Al.       C. Ag.       D. Cu.

Câu 22: Nhôm được sản xuất bằng cách điện phân nóng chảy hợp chất nào sau đây?

A. AlCl3.       B. NaAlO2.       C. Al2O3.       D. Al2(SO4)3.

Câu 23: Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch chất X, thu được kết tủa tan một phần trong axit nitric (HNO3) dư. Chất X là

A. Cu(NO3)2.       B. NaNO3.       C. FeCl3.       D. FeCl2.

(Xem giải) Câu 24: Nhúng một lá sắt nhỏ vào dung dịch chứa một trong những chất sau: Fe2(SO4)3, AlCl3, CuSO4, Pb(NO3)2, NaCl, HCl, HNO3 dư, H2SO4 (đặc nóng, dư), KNO3. Số trường hợp phản  ứng tạo muối sắt (II) là

A. 3.       B. 6.       C. 5.       D. 4.

(Xem giải) Câu 25: Cho 0,3 mol bột Cu và 0,6 mol Fe(NO3)2 vào dung dịch chứa 0,9 mol H2SO4 (loãng). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của V là

Bạn đã xem chưa:  [2021] Thi thử TN chuyên Lê Khiết - Quảng Ngãi (Lần 1)

A. 6,72.       B. 8,96.       C. 4,48.       D. 10,08.

Câu 26: Phát biểu nào sau đây sai?

A. Tinh bột và saccarozơ đều là cacbohiđrat.

B. Cho xenlulozơ vào dung dịch I2 thấy xuất hiện màu xanh tím.

C. Trong dung dịch, glucozơ hoà tan được Cu(OH)2.

D. Glucozơ và fructozơ là đồng phân của nhau.

Câu 27: Chất có khả năng trùng hợp tạo thành cao su là

A. CH2=CH−CH=CH2       B. CH2=C(CH3)COOCH3.

C. CH2=CHCl.       D. CH2 =CH2.

Câu 28: Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím chuyển sang màu xanh?

A. Alanin.       B. Anilin.       C. Metylamin.       D. Glyxin.

(Xem giải) Câu 29: Dung dịch nào sau đây tác dụng với dung dịch Ba(HCO3)2, vừa thu được kết tủa, vừa có khí thoát ra?

A. HCl.       B. NaOH.       C. H2SO4.       D. Ca(OH)2.

(Xem giải) Câu 30: Tiến hành lên men m gam glucozơ (hiệu suất đạt 90%) rồi hấp thụ toàn bộ lượng CO2 sinh ra vào nước vôi trong dư được 70 gam kết tủa. Giá trị m là

A. 120.       B. 70.       C. 90.       D. 150.

Câu 31: Xà phòng hóa hoàn toàn triolein bằng dung dịch NaOH, thu được glixerol và chất hữu cơ X. Chất X là

A. C17H33COONa.       B. C17H35COOH.       C. C17H33COOH.       D. C17H35COONa.

(Xem giải) Câu 32: Cho 10 gam hỗn hợp hai amin đơn chức tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch HCl 0,8M, thu được dung dịch chứa 15,84 gam hỗn hợp muối. Giá trị của V là

A. 200.       B. 160       C. 180.       D. 220.

(Xem giải) Câu 33: Tinh thể chất rắn X không màu, vị ngọt, dễ tan trong nước. X có nhiều trong cây mía, củ cải đường và hoa thốt nốt. Trong công nghiệp, X được chuyển hóa thành chất Y dùng để tráng gương, tráng ruột phích. Phát biểu nào sau đây sai?

A. Phân tử khối của X là 342.

B. Y phản ứng với H2 (t°, Ni), tạo thành sobitol.

C. Y có độ ngọt cao hơn X.

D. X chuyển hóa thành Y bằng phản ứng thủy phân.

(Xem giải) Câu 34: Đun 0,04 mol hỗn hợp gồm hơi nước và khi CO2 qua cacbon nung đỏ, thu được 0,075 mol hỗn hợp Y gồm CO, H2 và CO2. Cho Y đi qua ống đựng 20 gam hỗn hợp gồm Fe2O3 và CuO (dư, nung nóng), sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là

A. 19,04.       B. 19,52.       C. 18,56.       D. 18,18.

(Xem giải) Câu 35: Thực hiện các thí nghiệm (TN) sau:
– TN1: Cho vào ống nghiệm 2 ml etyl axetat, thêm vào 1 ml dung dịch H2SO4 20%, lắc đều sau đó lắp ống sinh hàn rồi đun nóng nhẹ ống nghiệm trong khoảng 5 phút.
– TN2: Cho một lượng tristearin, vào bát sứ đựng dung dịch NaOH, đun sôi nhẹ hỗn hợp trong khoảng 30 phút đồng thời khuấy đều. Để nguội hỗn hợp, sau đó rót thêm 10 đến 15 ml dung dịch NaCl bão hòa vào hỗn hợp, khuấy nhẹ sau đó giữ yên.
-TN3: Đun nóng triolein (C17H33COO)3C3H5) rồi sục dòng khí hiđro (xúc tác Ni) trong nồi kín sau đó để nguội.
Hiện tượng nào sau đây không đúng?

Bạn đã xem chưa:  [2023] Thi thử TN trường Thị xã Quảng Trị (Lần 1)

A. Ở TN3, sau phản ứng thu được một khối chất rắn ở nhiệt độ thường.

B. Ở TN2, sau các quá trình thấy có lớp chất rắn màu trắng nổi lên trên.

C. Ở TN1, sau khi thêm H2SO4, dung dịch phân thành 2 lớp.

D. Ở TN1 và TN2, sau khi đun đều thu được dung dịch đồng nhất.

(Xem giải) Câu 36: Trong quá trình bảo quản, một mẫu muối FeSO4.7H2O (có khối lượng m gam) bị oxi hóa bởi oxi không khí tạo thành hỗn hợp X chứa các hợp chất của Fe(II) và Fe(III). Hòa tan toàn bộ X trong dung dịch loãng chứa 0,025 mol H2SO4, thu được 100 ml dung dịch Y. Tiến hành hai thí nghiệm với Y:
-Thí nghiệm 1: Cho lượng dư dung dịch BaCl2 vào 20 ml dung dịch Y, thu được 2,33 gam kết tủa.
-Thí nghiệm 2: Thêm dung dịch H2SO4 (loãng, dư) vào 20 ml dung dịch Y, thu được dung dịch Z. Nhỏ từ từ dung dịch KMnO4 0,1M vào Z đến khi phản ứng vừa đủ thì hết 8,6 ml
Giá trị của m và phần trăm số mol Fe(II) đã bị oxi hóa trong không khí lần lượt là

A. 6,95 và 14%.       B. 6,95 và 7%.       C. 11,12 và 43%.       D. 11,12 và 57%.

(Xem giải) Câu 37: Chất X là một loại thuốc cảm có công thức phân tử C9H8O4. Cho 1 mol X phản ứng hết với dung dịch NaOH thu được 1 mol chất Y, 1 mol chất Z và 2 mol H2O. Nung Y với hỗn hợp CaO/NaOH thu được ankan đơn giản nhất. Chất Z phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng dư, thu được hợp chất hữu cơ tạp chức T không có khả năng tráng gương. Có các phát biểu sau:
(a) Chất X phản ứng với NaOH (t°) theo tỉ lệ mol 1 : 2.
(b) Chất Y có tính axit mạnh hơn H2CO3.
(c) Chất Z có công thức phân tử C7H4O4Na2.
(d) Chất T có phản ứng với CH3OH (H2SO4 đặc, t°).
Số phát biểu đúng là

A. 2.       B. 4.       C. 3.       D. 1.

(Xem giải) Câu 38: Hỗn hợp X gồm hai chất: Y (C2H8N2O3) và Z (C2H8N2O4). Trong đó, Y là muối của amin, Z là muối của axit đa chức. Cho 29,4 gam X tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được 0,4 mol khí và m gam muối. Giá trị của m là

A. 20,10.       B. 26,15.       C. 30,40.       D. 28,60.

(Xem giải) Câu 39: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm hai este đồng phân cần dùng 27,44 lít khí O2, thu được 23,52 lít khí CO2 và 18,9 gam H2O. Nếu cho m gam X tác dụng hết với 400 ml dung dịch NaOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thì thu được 27,9 gam chất rắn khan, trong đó có a (mol) muối Y và b (mol) muối Z (My < Mz). Các thể tích khí đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Tỉ lệ a : b là:

A. 3 : 5.       B. 2 : 3.       C. 4 : 3.       D. 3 : 2.

(Xem giải) Câu 40: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp E gồm hai este mạch hở X và Y (đều tạo bởi axit cacboxylic và ancol; MX < MY < 150), thu được 4,48 lít khí CO2. Cho m gam E tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được một muối và 3,14 gam hỗn hợp ancol Z. Cho toàn bộ Z tác dụng với Na dư, thu được 1,12 lít khí H2. Phần trăm khối lượng X trong E là

A. 40,40%.       B. 30,30%.       C. 62,28%.         D. 29,63%.

Bình luận

200
error: Chúc bạn học tốt và luôn vui nhé !!