[2020] Thi thử Tốt nghiệp sở GDĐT Thái Nguyên (Lần 2)
⇒ File word đề thi, đáp án và giải chi tiết
⇒ Giải chi tiết và đáp án:
41B | 42B | 43D | 44C | 45B | 46B | 47B | 48D | 49C | 50D |
51C | 52A | 53B | 54C | 55B | 56A | 57D | 58A | 59A | 60A |
61D | 62D | 63A | 64B | 65D | 66C | 67C | 68B | 69B | 70C |
71C | 72D | 73D | 74C | 75D | 76A | 77D | 78A | 79A | 80A |
Câu 41: Dung dịch HNO3 loãng tác dụng với chất nào sau đây tạo ra khi không màu bị hóa nâu trong không khí?
A. Fe(NO3)3. B. Fe(NO3)2. C. Fe2O3. D. Fe(OH)3.
Câu 42: Thành phần chính của quặng pirit là
A. Fe2O3.nH2O. B. FeS2. C. Fe2O3. D. FeO.
Câu 43: Amino axit nào sau đây có 5 nguyên tử cacbon?
A. Glyxin. B. Alanin. C. Lysin. D. Valin.
Câu 44: Cặp dung dịch chất nào sau đây phản ứng với nhau tạo thành chất khí?
A. Na2CO3 và CaCl2. B. Ba(OH)2 và HNO3.
C. NaHCO3 và KHSO4. D. AlCl3 và NaOH.
Câu 45: Thủy phân 1 mol (C17H35COO)C3H5(OOCC17H33)2 trong dung dịch NaOH dư, thu được a mol muối natri oleat. Giá trị của a là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 46: Hợp chất thuộc dãy đồng đẳng nào sau đây có một liên kết ba trong phân tử?
A. Anken. B. Ankin. C. Ankadien. D. Ankan.
Câu 47: Ấm đun nước lâu ngày, thường thấy xuất hiện một lớp cặn ở đáy. Lớp cặn đó chứa chất nào sau dây?
A. Mg(OH)2. B. CaCO3 C. Na2CO3. D. CaO.
Câu 48: Ở điều kiện thường, kim loại nào sau đây tồn tại trạng thái lỏng?
A. Ag. B. Cu. C. Zn. D. Hg.
Câu 49: Thủy phân CH3COOC2H5 trong dung dịch NaOH, ancol thu được là
A. ancol propylic. B. ancol metylic. C. ancol etylic. D. ancol anlylic.
Câu 50: Kim loại Al không phản ứng với dung dịch nào sau đây?
A. HCI. B. Ba(OH)2. C. NaOH. D. BaCl2.
Câu 51: Kim loại nào sau đây tác dụng với dung dịch CuSO4 dư tạo thành hai chất kết tủa?
A. Na. B. Fe. C. Ba. D. Zn.
Câu 52: Kim loại nào sau đây có thể tác dụng với nước ở điều kiện thường?
A. Na. B. Be. C. Zn. D. Fe.
Câu 53: Chất X có chứa nguyên tố oxi, dùng để làm sạch nước và có tác dụng bảo vệ các sinh vật trên Trái Đất không bị bức xạ cực tím. X là chất nào sau đây?
A. Cacbon đioxit. B. Ozon. C. Lưu huỳnh đioxit. D. Oxi.
Câu 54: X là chất khí ở điều kiện thường, có mùi khai khó chịu, tan nhiều trong nước. X là chất nào sau đây?
A. Anilin. B. Glyxin. C. Metylamin. D. Alanin.
Câu 55: Kim loại Fe không tác dụng được với dung dịch nào sau đây?
A. HCI. B. NaOH. C. CuSO4. D. HNO3 loãng.
Câu 56: Dung dịch nào sau đây phản ứng với dung dịch NaOH giải phóng khí?
A. NH4NO3. B. HCI. C. CuSO4. D. Fe(NO3)2.
Câu 57: Ở điều kiện thích hợp, tinh bột (C6H10O5)n không phản ứng với chất nào?
A. H2O. B. I2. C. O2. D. H2.
Câu 58: Chất nào sau đây vừa tác dụng được với dung dịch HCl, vừa tác dụng được với dung dịch NaOH?
A. Ca(HCO3)2. B. NaCl. C. CuCl2. D. Ca(OH)2
Câu 59: Khi tiến hành phân tích thành phần mẫu nước X, người ta xác định được mẫu nước đó có chứa các ion Na+, K+, Cl-, SO42-. Mẫu nước X được gọi là
A. nước mềm. B. nước cứng tạm thời. C. nước cứng toàn phần. D. nước cứng vĩnh cửu.
Câu 60: Chất nào sau đây có phản ứng trùng hợp?
A. Stiren. B. Ancol etylic. C. Etyl axetat. D. Lysin.
(Xem giải) Câu 61: Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch Ca(HCO3)2
(b) Cho dung dịch BaCl2 vào dung dịch NaHSO4.
(c) Sục khí H2S vào dung dịch FeCl3.
(d) Cho dung dịch chứa 1,2a mol Ba(OH)2 vào dung dịch chứa 0,7a mol AlCl3.
(e) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch H3PO4.
Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm tạo thành kết tủa là
A. 3. B. 5. C. 2. D. 4.
(Xem giải) Câu 62: Cho 2,5 lít dung dịch HNO3 68% (D = 1,4 g/ml) phản ứng với xenlulozơ dư thu được m kg thuốc súng không khói (xenlulozơ trinitrat), biết hiệu suất phản ứng đạt 80%. Giá trị gần nhất của m là
A. 4,0. B. 4,5. C. 3,5. D. 3,0.
(Xem giải) Câu 63: Hấp thụ hết 0,075 mol CO2 vào dung dịch có chứa a mol NaOH và 0,075 mol Na2CO3 thu được dung dịch X. Nhỏ từ từ dung dịch HCl vào dung dịch X đến khi thoát ra 0,06 mol khí CO2 thì hết 0,12 mol HCl. Giá trị của a là
A. 0,06. B. 0,18. C. 0,09. D. 0,12.
Câu 64: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Natri hidroxit hút ẩm mạnh và tan nhiều trong nước.
B. Cho dung dịch NaHSO4 vào dung dịch Ba(HCO3)2 thu được hai chất kết tủa.
C. Gỉ sắt có thành phần chủ yếu là Fe2O3.nH2O.
D. Cho dung dịch Na2SO4 vào dung dịch Ba(OH)2 thu được kết tủa trắng.
(Xem giải) Câu 65: Trộn 10 ml dung dịch FeCl2 1,5M với 48 ml dung dịch AgNO3 1M. Sau khi các phản ứng hoàn toàn, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 1,62. B. 4,305. C. 2,1525. D. 5,925.
(Xem giải) Câu 66: Cho một lượng hỗn hợp X gồm Ba và Na vào 300 ml dung dịch Y gồm HCl 0,2M và CuCl2 0,2M. Kết thúc các phản ứng, thu được V lít khí và 2,94 gam kết tủa. Giá trị của V là
A. 1,792. B. 1,12. C. 1,344. D. 0,896.
Câu 67: Cho 1 ml dung dịch AgNO3 1% vào ống nghiệp sạch, lắc nhẹ, sau đó nhỏ từ từ từng giọt dung dịch NH3 2M cho đến khi kết tủa sinh ra bị hòa tan hết. Nhỏ tiếp 3 – 5 giọt dung dịch X đun nóng nhẹ hôn hợp ở khoảng 60 – 70°C trong vài phút, trên thành ông nghiệm xuất hiện lớp bạc sáng. Chất X không thể là
A. anđehit fomic. B. anđehit axetic. C. axit axetic. D. axit fomic.
(Xem giải) Câu 68: Sau khi kết thúc phản ứng, dung dịch tạo thành ở thí nghiệm nào sau đây chứa muối sắt (III)?
A. Cho Fe vào dung dịch HCl dư. B. Cho Fe(OH)2 vào dung dịch HNO3 dư.
C. Cho Fe (dư) vào dung dịch AgNO3. D. Cho Fe2O3 vào dung dịch HI dư.
(Xem giải) Câu 69: Cho hỗn hợp gồm Na và AI có tỉ lệ số mol tương ứng là 2 : 3 vào nước (dư). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 8,96 lít H2 và m gam chất rắn không tan. Giá trị của m là
A. 7,8. B. 2,7. C. 3,9. D. 5,4.
Câu 70: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Phân tử axit glutamic có hai nguyên tử oxi. B. Phân tử Gly-Ala có một nguyên tử nitơ.
C. Anilin tác dụng với nước brom tạo kết tủa. D. Ở điều kiện thường, glyxin là chất lỏng.
(Xem giải) Câu 71: Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm các este đơn chức trong dung dịch NaOH dư, đun nóng, thì có 0,45 mol NaOH đã tham gia phản ứng. Kết thúc phản ứng thu được 37,5 gam hỗn hợp muối và a gam hỗn hợp Y gồm các ancol. Đốt cháy hoàn toàn Y cần dùng 0,3 mol O2, thu được 0,2625 mol CO2 và 0,3 mol H2O. Giá trị của m là
A. 26,850. B. 23,850. C. 28,875. D. 28,650
(Xem giải) Câu 72: Cho các phát biểu sau:
(a) Trong quá trình làm món sấu ngâm đường, người ta sử dụng dung dịch nước vôi để làm giảm vị chua của quả sấu.
(b) PE được dùng nhiều làm màng mỏng, vật liệu cách điện.
(c) Trong công nghiệp tinh bột dùng sản xuất bánh kẹo, glucozơ, hồ dán.
(d) Dầu mỡ động thực vật bị ôi thiu do nối đôi C=C ở gốc axit không no của chất béo bị oxi hóa. chậm bởi oxi không khí tạo thành peoxit, chất nhầy bị phân hủy thành các sản phẩm có mùi khó chịu.
(e) Anilin để lâu ngày trong không khí có thể bị oxi hóa và chuyển sang màu nâu đen.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 4. C. 3. D. 5.
(Xem giải) Câu 73: Cho các tơ sau: tơ lapsan, tơ xenlulozơ axetat, tơ capron, tơ nitron, tơ visco, tơ nilon-6,6. Số tơ thuộc loại tơ poliamit là
A. 3. B. 1. C. 4. D. 2.
(Xem giải) Câu 74: Cho 0,01 mol alanin tác dụng với 300 ml dung dịch HCl 0,5M, thu được dung dịch X. Để tác dụng hết với các chất trong X cần vừa đủ V lít dung dịch NaOH 0,5M được dung dịch Y. Cô cạn cẩn thận Y được m gam chất rắn khan. Giá trị của V và m lần lượt là
A. 0,32 và 9,25. B. 0,16 và 9,25. C. 0,32 và 9,885. D. 0,16 và 9,885.
(Xem giải) Câu 75: Chất X là thành phần chính tạo nên màng tế bào thực vật, tạo nên bộ khung của cây cối. Thủy phân hoàn toàn X, thu được chất Y. Trong mật ong, Y chiếm khoảng 30%. Trong máu người có một lượng nhỏ Y với nồng độ hầu như không đổi khoảng 0,1%. Hai chất X, Y lần lượt là
A. tinh bột và glucozơ. B. xenlulozơ và fructozơ.
C. saccarozơ và fructozơ. D. xenlulozơ và glucozơ.
(Xem giải) Câu 76: Tiến hành thí nghiệm điều chế isoamyl axetat theo các bước sau đây:
Bước 1: Cho 1 ml CH3CH(CH3)CH2CH2OH, 1 ml CH3COOH và vài giọt dung dịch H2SO4 đặc vào ống nghiệm.
Bước 2: Lắc đều ống nghiệm, đun cách thủy (trong nồi nước nóng) khoảng 5 – 6 phút ở 65 – 70°C.
Bước 3: Làm lạnh, sau đó rót 2 ml dung dịch NaCl bão hòa vào ống nghiệm.
Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Sau bước 2, trong ống nghiệm vẫn còn CH3CH(CH3)CH2CH2OH và CH3COOH.
B. Mục đích chính của việc thêm dung dịch NaCl bão hòa là để tránh phân hủy sản phẩm.
C. H2SO4 đặc chỉ có vai trò làm chất xúc tác cho phản ứng.
D. Sau bước 3, chất lỏng trong ống nghiệm trở thành đồng nhất.
(Xem giải) Câu 77: Đốt cháy hoàn toàn 8,9 gam hỗn hợp E gồm hai este no mạch hở X và Y (đều tạo bởi axit cacboxylic và ancol; MX < MY < 174) cần dùng 9,072 lít O2 thu được 8,288 lít CO2. Mặt khác cho 8,9 gam E tác dụng hết với 200 ml dung dịch NaOH 0,75M rồi chưng cất dung dịch thu được hỗn hợp 2 ancol là đồng đẳng kế tiếp và hỗn hợp chất rắn khan T. Đốt cháy hoàn toàn T thu được Na2CO3, CO2 và 0,27 gam H2O. Phần trăm khối lượng của X trong E gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 79%. B. 81%. C. 80%. D. 82%.
(Xem giải) Câu 78: Cho các sơ đồ phản ứng sau (theo đúng tỉ lệ mol):
(1) X (C7H18O2N2) + NaOH → X1 + X2 + H2O
(2) X1 + 2HCl → X3 + NaCl
(3) X4 + HCI → X3
(4) X4 → tơ nilon-6 + H2O
Cho các phát biểu sau:
(a) Nhiệt độ nóng chảy của X1 nhỏ hơn X4.
(b) Phân tử khối của X lớn hơn so với X3.
(c) X2 làm quỳ tím hóa hồng.
(d) Các chất X, X4, đều có tính lưỡng tính.
Số phát biểu đúng là
A. 1. B. 2. C. 4. D. 3.
(Xem giải) Câu 79: Hỗn hợp X gồm axit panmitic, axit oleic và triglixerit Y. Đốt cháy hoàn toàn m gam X thu được 1,92 mol CO2 và 1,83 mol H2O. Mặt khác, m gam X tác dụng vừa đủ với 0,11 mol NaOH trong dịch, thu được glixerol và dung dịch chỉ chứa a gam hỗn hợp muối natri panmitat, natri oleat. Giá trị của a gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 32. B. 30. C. 31. D. 29.
(Xem giải) Câu 80: Hỗn hợp E gồm amino axit X, đipeptit Y (C4H8O3N2) và muối của axit vô cơ Z (C2H8O3N2). Cho E tác dụng với 200 ml dung dịch NaOH 0,5M và KOH 2M đun nóng (phản ứng vừa đủ), thu được 4,48 lít khí T (phân tử T có chứa một nguyên tử nitơ và làm xanh quỳ tím ẩm). Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam chất rắn khan gồm bốn muối. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 52,3. B. 51,3 C. 50,3 D. 49,3.
Bình luận