[2021] Kiểm tra năng lực giáo viên trường Lý Thái Tổ – Bắc Ninh

File word đề thi, đáp án và giải chi tiết

⇒ Giải chi tiết và đáp án:

1C 2B 3C 4A 5D 6D 7A 8C 9A 10C
11C 12D 13B 14D 15B 16B 17B 18C 19A 20B
21D 22A 23D 24B 25C 26B 27C 28A 29A 30B
31D 32D 33B 34A 35C 36A 37A 38A 39C 40A
41C 42D 43D 44D 45B 46B 47A 48B 49C 50C

Câu 1: Cấu hình electron nào sau đây là của ion Fe3+?

A. [Ar]3d6.       B. [Ar]3d4.       C. [Ar]3d5.       D. [Ar]3d3 4s2.

Câu 2: Nhiệt phân hoàn toàn Fe(OH)2 trong không khí thu được chất rắn X. X là

A. Fe(OH)3.       B. Fe2O3.       C. FeO.       D. Fe3O4.

(Xem giải) Câu 3: Tiến hành các bước thí nghiệm như sau:
Bước 1: Cho một nhúm bông vào cốc đựng dung dịch H2SO4 70%, đun nóng đồng thời khuấy đều đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được dung dịch đồng nhất.
Bước 2: Trung hòa dung dịch thu được bằng dung dịch NaOH 10%.
Bước 3: Lấy dung dịch sau khi trung hòa cho vào ống nghiệm đựng dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, đun nóng nhẹ trên ngọn lửa đèn cồn.
Cho các nhận định sau đây
(a) Sau bước 1, trong cốc thu được một loại monosaccarit.
(b) Phản ứng xảy ra trong bước 1 là phản ứng thuận nghịch
(c) Có thể thay dung dịch H2SO4 70% bằng dung dịch H2SO4 98%
(d) Sau bước 3, trên thành ống nghiệm xuất hiện lớp kim loại màu trắng bạc.
(e) Trong bước 3, có thể thay việc đun trên ngọn lửa đèn cồn bằng cách ngâm trong cốc nước nóng.
(f) Thí nghiệm trên dùng để chứng minh xenlulozơ có chứa nhiều nhóm -OH.
Số nhận định đúng là

A. 4       B. 2       C. 3       D. 1

(Xem giải) Câu 4: Hỗn hợp E gồm muối vô cơ X (CH8N2O3) và đipeptit Y (C4H8N2O3). Cho E tác dụng với dung dịch NaOH đun nóng, thu được khí Z. Cho E tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được khí T và chất hữu cơ Q. Cho các phát biểu sau:
(1) Chất Y là H2NCH2CONHCH2COOH.
(2) Chất Q là H2NCH2COOH.
(3) Chất Z là NH3 và chất T là CO2.
(4) Chất X là (NH4)2CO3.
Số phát biểu đúng là

A. 3.       B. 4.       C. 1.       D. 2.

Câu 5: Giải thích nào sau đây là không đúng?

A. Xenlulozơ trinitrat hình thành nhờ phản ứng: [C6H7O2(OH)3]n + 3nHNO3 → [C6H7O2(ONO2)3]n + 3nH2O

B. Rót H2SO4 đặc vào vải sợi bông, vải bị đen và thủng ngay do phản ứng: (C6H10O5)n →  6nC + 5nH2O

C. Rót dung dịch HCl vào vải sợi bông, vải mủn dần do phản ứng: (C6H10O5)n + nH2O →  nC6H12O6

D. Xenlulozơ triaxetat hình thành nhờ phản ứng: [C6H7O2(OH)3]n + 3nCH3COOH → [C6H7O2(OOCCH3)3]n + 3nH2O

(Xem giải) Câu 6: Cho các kết luận sau:
(1) Đốt cháy hiđrocacbon thu được nH2O > nCO2 thì hiđrocacbon đó là ankan.
(2) Đốt cháy hiđrocacbon thu được nH2O = nCO2 thì hiđrocacbon đó là anken.
(3) Đốt cháy ankin thì được nH2O < nCO2 và n ankin = nCO2 – nH2O.
(4) Tất cả các ankin đều có thể tham gia phản ứng thế bởi AgNO3/NH3.
(5) Anilin là chất lỏng, không màu, ít tan trong nước. Để lâu trong không khí, anilin có nhuốm màu đen vì bị oxi hoá.
(6) Cao su là vật liệu polime có tính đàn hồi .
(7) Toluen và stiren đều làm mất màu dung dịch thuốc tím ở điều kiện thường.
Trong các kết luận trên, số kết luận đúng là:

A. 3.       B. 5.       C. 6.       D. 4.

(Xem giải) Câu 7: Có bao nhiêu hợp chất có tính lưỡng tính trong số các hợp chất sau đây: Ca(HCO3)2; NaAlO2; KHS; Ca(H2PO4)2; Na2HPO3; NH4NO3; CH3NH3Cl; Al(OH)3

A. 4       B. 6       C. 3       D. 5

Câu 8: Cho phản ứng: 2Al + 2H2O + 2OH- → 2AlO2- + 3H2. Chất oxi hóa là:

A. OH-       B. Al       C. H2O       D. H2O và OH-

(Xem giải) Câu 9: Cho các chất sau: axetilen, axit fomic, fomanđehit, phenyl fomat, glucôzơ, anđehit axetic, metyl axetat, mantôzơ, natri fomat, axeton. Số chất có thể tham gia phản ứng tráng bạc là:

A. 7       B. 6       C. 5       D. 8

(Xem giải) Câu 10: X và Y là hai cacbohiđrat. X là chất rắn, ở dạng bột vô định hình, màu trắng, không tan trong nước lạnh. Y là loại đường phổ biến nhất, có trong nhiều loài thực vật, có nhiều nhất trong cây mía, củ cải đường và hoa thốt nốt. Tên gọi của X, Y lần lượt là:

A. saccarozơ và fructozơ.       B. xenlulozơ và saccarozơ.

C. tinh bột và saccarozơ.       D. tinh bột và glucozơ.

(Xem giải) Câu 11: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(I) Sục khí SO2 vào dung dịch KMnO4.
(II) Sục khí SO2 vào dung dịch H2S.
(III) Sục hỗn hợp khí NO2 và O2 vào nước.
(IV) Cho MnO2 vào dung dịch HCl đặc, nóng.
(V) Cho Fe2O3 vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng.
(VI) Cho SiO2 vào dung dịch HF.
Số thí nghiệm có phản ứng oxi hoá – khử xảy ra là

A. 6.       B. 3.       C. 4.       D. 5.

Câu 12: Để bảo vệ vỏ tàu biển (làm bằng thép) bằng phương pháp điện hóa người ta dùng kim loại nào?

A. Cu.       B. Sn.       C. Pb.       D. Zn.

(Xem giải) Câu 13: Nguyên tử X có cấu hình e là 3sx 3py (y < x). Phát biểu nào sau đây về X là không đúng:

Bạn đã xem chưa:  [2021] Thi thử TN trường Phan Châu Trinh - Đà Nẵng (Lần 1)

A. X có 1 e độc thân trong nguyên tử

B. Hợp chất của X với oxi không bền,có nhiệt độ nóng chảy thấp

C. X là một nguyên tố phổ biến trong vỏ quả đất

D. Hidroxit của X không tác dụng được với dung dịch NH3

(Xem giải) Câu 14: Có các phát biểu sau:
(1) Tất cả các kim loại kiềm thổ đều tan hoàn toàn trong nước.
(2) Các kim loại kiềm có thể đẩy các kim loại yếu hơn ra khỏi dung dịch muối.
(3) Na+, Mg2+, Al3+ có cùng cấu hình electron và đều có tính oxi hoá yếu.
(4) K, Rb, Cs có thể tự bốc cháy khi tiếp xúc với nước.
(5) Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch AlCl3, sau phản ứng thu được dung dịch trong suốt.
Những phát biểu đúng là

A. (1), (3), (4)       B. (1), (2), (5)       C. (2), (3), (5)       D. (3), (4), (5)

Câu 15: Este có mùi chuối chín là

A. benzyl axetat.       B. isoamyl axetat.       C. etyl axetat.       D. metyl fomiat

(Xem giải) Câu 16: Thủy phân 200 gam dung dịch saccarozo 6,84%, sau một thời gian, lấy hỗn hợp sản phẩm cho tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư, sau phản ứng thu được 12,96 gam Ag . Tính hiệu suất phản ứng thủy phân?

A. 80.       B. 75.       C. 50.       D. 37,5.

(Xem giải) Câu 17: Cho các polime sau: poli (vinyl clorua); tơ olon; cao su Buna; nilon-6,6; thủy tinh hữu cơ; tơ lapsan, poli Stiren. Số polime được điều chế từ phản ứng trùng hợp là:

A. 6       B. 5       C. 4       D. 3

Câu 18: Kết quả thí nghiệm của các chất X, Y, Z với các thuốc thử được mô tả ở bảng sau:

Chất Thuốc thử Hiện tượng
X Quỳ tím Chuyển màu xanh
Y AgNO3/ NH3 Kết tủa Ag.
Z Nước brom Kết tủa trắng

Các chất X, Y, Z lần lượt là

A. anilin, metyl fomat, metylamin.       B. metyl fomat, metylamin, anilin.

C. metylamin, metyl fomat, anilin.       D. metylamin, anilin, metyl fomat.

(Xem giải) Câu 19: Cho các phát biểu sau:
(a) Nung nóng KClO3 (không xúc tác) chỉ thu được KCl và O2.
(b) Lượng lớn thiếc dùng để phủ lên bề mặt của sắt để chống gỉ (sắt tây) dùng công nghiệp thực phẩm.
(c) Sắt tác dụng với hơi nước ở nhiệt độ cao hơn 570 độ C thu được oxit sắt từ và khí H2.
(d) Nhôm là nguyên tố đứng hàng thứ hai sau oxi về độ phổ biến trong vỏ Trái Đất
(e) Phản ứng của O2 với N2 xảy ra rất khó khăn là phản ứng không thuận nghịch.
(f) Có thể dùng khí CO2 để dập tắt đám cháy của Mg nhưng không được dùng H2O
(g) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch H3PO4 thấy có kết tủa màu vàng.
(h) Nước ta có mỏ quặng apatit (công thức: Ca3(PO4)2) ở Lào Cai.
(i) Trong phòng thí nghiệm CO được điều chế bằng cách đun nóng axit HCOOH với H2SO4 đặc.
Có tất cả bao nhiêu phát biểu không đúng?

A. 7       B. 6       C. 5       D. 8

(Xem giải) Câu 20: Cho 4,41 gam K2Cr2O7 vào dung dịch HCl đặc, dư. Thể thích khí thoát ra (đktc) sau khi kết thúc phản ứng là

A. 0,336 lít       B. 1,008 lít       C. 0,672 lít       D. 1,344 lít

(Xem giải) Câu 21: Hỗn hợp X chứa K2O, NH4Cl, KHCO3 và BaCl2 có số mol bằng nhau. Cho X vào nước dư, đun nóng, dung dịch thu được chứa chất tan là:

A. KCl, BaCl2       B. KCl, KOH       C. KCl, KHCO3, BaCl2       D. KCl

(Xem giải) Câu 22: Hợp chất hidrocacbon X mạch hở có phân tử khối là 56. X làm mất màu dung dịch brôm. Số công thức cấu tạo có thể có của X là:

A. 3       B. 4       C. 6       D. 5

Câu 23: cho cân bằng sau trong bình kín: H2 (k) + I2 (k) ⇌ 2HI (k) có ΔH < 0. Nếu thay đổi một trong các yếu tố nào sau đây thì cân bằng không chuyển dịch?

A. Tăng nồng độ H2 hoặc I2       B. Tăng nhiệt độ

C. Giảm nồng độ HI       D. Giảm thể tích của bình

Câu 24: Cho sơ đồ phản ứng sau: Ca(OH)2 + Cl2 → X → Y → CO2; CO2 + Mg → Z. X, Y, Z lần lượt là

A. CaOCl2, CaCl2, MgO       B. CaOCl2, CaCO3, C

C. CaCl2, Na2CO3, MgO       D. CaCl2, CaCO3, MgCO3

(Xem giải) Câu 25: Một loại phân supephotphat kép có chứa 69,62% muối canxi đihiđrophotphat, còn lại gồm các chất không chứa photpho. Độ dinh dưỡng của loại phân lân này là

A. 48,52%.       B. 45,75%.       C. 42,25%.       D. 39,76%.

Câu 26: Dung dịch nào sau đây làm phenolphthalein đổi màu?

A. alanin.       B. metylamin.       C. axit axetic.       D. anilin.

(Xem giải) Câu 27: Nhóm các chất mà phân tử không phân cực là:

A. HCl, C2H2, Br2.       B. NH3, Br2, C2H4.       C. Cl2, CO2, C2H2.       D. HBr, CO2, CH4.

(Xem giải) Câu 28: Cho 0,25 mol một anđehit mạch hở X phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được 54 gam Ag. Mặt khác, khi cho X phản ứng với H2 dư (xúc tác Ni, t0) thì 0,125 mol X phản ứng hết với 0,25 mol H2. Chất X có công thức ứng với công thức chung là:

Bạn đã xem chưa:  [2021] Thi thử TN trường Đào Duy Từ - Thanh Hóa (Lần 2)

A. CnH2n-1CHO (n ≥ 2)       B. CnH2n(CHO)2 (n ≥ 0)

C. CnH2n-3CHO (n ≥ 2)       D. CnH2n+1CHO (n ≥ 0)

(Xem giải) Câu 29: Ba hiđrocacbon X, Y, Z kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng, trong đó phân tử khối Z gấp đôi phân tử khối X. Đốt cháy 0,1 mol chất Z, sản phẩm khí hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH)2 (dư), thu được số gam kết tủa là:

A. 40.       B. 30.       C. 20.       D. 10.

(Xem giải) Câu 30: Số đồng phân xeton ứng với công thức phân tử C5H10O là

A. 4       B. 3       C. 5.       D. 6

(Xem giải) Câu 31: Nung bột Al với bột S trong bình kín (không có không khí) thu được hỗn hợp chất rắn X. Cho hỗn hợp X vào dung dịch HCl dư sau phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp khí Y và một phần chất rắn không tan. Khẳng định không đúng là

A. Hỗn hợp X có khả năng tan hết trong dung dịch HNO3 đặc nóng dư

B. Trong hỗn hợp X có 3 chất hóa học

C. Cho hỗn hợp X vào nước có khí thoát ra

D. Hỗn hợp X có khả năng tan hết trong dung dịch NaOH dư

(Xem giải) Câu 32: Thủy phân hoàn toàn 1 mol oligopeptit X mạch hở thu được 2 mol Gly, 1 mol Ala, 1 mol Val, 1 mol Tyr. Mặt khác, nếu thủy phân không hoàn toàn thì thu được sản phẩn có chứa Gly-Val, Val-Gly. Số công thức cấu tạo phù hợp của X là

A. 4       B. 5       C. 2       D. 6

Câu 33: Chất nào sau đây là este no, đơn chức?

A. CH2=CH-COOH.       B. CH3COOC2H5.       C. (CH3COO)3C3H5.       D. CH3COOCH=CH2.

Câu 34: Hợp chất chứa đồng thời liên kết cộng hóa trị và liên kết ion là

A. NH4NO3.       B. SO2Cl2.       C. CH3COOH.       D. BaCl2.

(Xem giải) Câu 35: Nhỏ từ từ dung dịch H2SO4 loãng vào dung dịch X chứa 0,1 mol Na2CO3 và 0,2 mol NaHCO3, thu được dung dịch Y và 4,48 lít khí CO2 (đktc). Tính khối lượng kết tủa thu được khi cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch Y?

A. 19,70 gam       B. 46,60 gam       C. 54,65 gam       D. 66,30 gam

(Xem giải) Câu 36: Hình vẽ mô tả quá trình điều chế khí metan trong phòng thí nghiệm

Một học sinh dựa vào thí nghiệm trên đã nêu ra các phát biểu sau:
(a) Khí metan dễ tan trong nước nên cần phải thu bằng phương pháp đẩy H2O.
(b) Các chất rắn trong X là CaO, NaOH, CH3COONa.
(c) Ống nghiệm đựng chất rắn khi lắp cần phải cho miệng hơi chúc xuống dưới.
(d) Khi kết thúc thí nghiệm phải tắt đèn cồn trước rồi mới tháo ống dẫn khí.
(e) CaO là chất bảo vệ ống thủy tinh, tránh bị nóng chảy.
Số phát biểu đúng trong các phát biểu trên là

A. 2.       B. 4.       C. 1.       D. 3.

(Xem giải) Câu 37: Nhiệt phân 50,56 gam KMnO4 sau một thời gian thu được 46,72 gam chất rắn. Cho toàn bộ lượng khí sinh ra phản ứng hết với hỗn hợp X gồm Mg, Fe thu được hỗn hợp Y nặng 13,04 gam. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp Y trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng dư thu được 1,344 lít SO2 (đktc). % khối lượng Mg trong X là:

A. 39,13%       B. 52,17%       C. 28,15%       D. 46,15%

(Xem giải) Câu 38: Điện phân 150 ml dung dịch AgNO3 1M (điện cực trơ) với cường độ dòng điện không đổi 2,68A sau thời gian t giờ thu được dung dịch X. Cho 12,6 gam Fe vào dung dịch X, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y, khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5) và 14,5 gam hỗn hợp kim loại. Giả thiết hiệu suất điện phân là 100%, nước bay hơi không đáng kể. Giá trị của t là

A. 1,0.       B. 0,3.       C. 0,8.       D. 1,2.

(Xem giải) Câu 39: Cho các thí nghiệm sau:
(1) Cho CaCO3 vào dung dịch CH3COOH dư.
(2) Cho hỗn hợp Na2O và Al2O3 (tỉ lệ tương ứng 1 : 1) vào H2O dư.
(3) Cho Ag vào dung dịch HCl dư.
(4) Cho Na vào dung dịch CuSO4 dư.
(5) Cho Ba(HCO3)2 vào dung dịch NaHSO4 dư.
(6) Sục khí CO2 dư vào lượng dung dịch Ca(OH)2.
Số thí nghiệm tạo ra dung dịch trong suốt là

A. 2.       B. 1.       C. 3.       D. 4.

(Xem giải) Câu 40: Hỗn hợp M gồm 2 axit cacboxylic đều no, mạch hở A, B (B hơn A một nhóm chức). Hóa hơi hoàn toàn m gam M thu được thể tích hơi bằng thể tích của 7 gam nitơ đo cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất. Nếu cho m gam M tác dụng với Na dư thu được 4,48 lít H2 (đktc). Khi đốt cháy hoàn toàn m gam M thu được 28,6g CO2. Công thức phân tử của A và B là:

A. C2H4O2 và C3H4O4.       B. CH2O2 và C3H4O4.

C. C2H4O2 và C4H6O4       D. CH2O2 và C4H6O2.

(Xem giải) Câu 41: Cho a gam hỗn hợp 2 kim loại Na, K vào nước được dung dịch X và 0,224 lit H2 (đkc). Trung hòa hết dung dịch X cần V lít dung dịch H2SO4 0,1M. Giá trị của V là

Bạn đã xem chưa:  [2021] Thi thử TN sở GDĐT Nghệ An (Lần 2 - Đề 2)

A. 0,15       B. 0,12       C. 0,1       D. 0,2

(Xem giải) Câu 42: Hỗn hợp A gồm C3H4 và H2. Cho A đi qua ống đựng bột Ni nung nóng thu được hỗn hợp B chỉ gồm 3 hiđrocacbon có tỉ khối so với H2 là 21,5. Tỉ khối của A so với H2 là:

A. 10,4       B. 9,2       C. 7,2       D. 8,6

(Xem giải) Câu 43: Những chât trong dãy nào sau đây đều tác dụng với axit axetic

A. Cu(OH)2; Na2CO3; dd Br2; CH3OH       B. Na; CaCO3; C2H5NH2; C6H5NH3Cl

C. NaHCO3; CaCO3; C6H5OH; Na       D. NaOH; CaCO3; C6H5CH2OH; Na

(Xem giải) Câu 44: Cho m gam Ba vào 250 ml dung dịch HCl a (mol/l), thu được dung dịch A và 6,72 lít H2 (đktc). Cô cạn dung dịch A được 55 gam chất rắn khan. Giá trị của a là

A. 2,4 M       B. 1,2 M       C. 1,0 M       D. 0,8 M

(Xem giải) Câu 45: Hòa tan hoàn toàn 20,7 gam hỗn hợp X gồm Al và Al2O3 bằng lượng dung dịch NaOH 1M (vừa đủ). Sau phản ứng thu được 6,72 lít H2 (ở đktc). Thể tích dung dịch NaOH đã dùng là

A. 800 ml       B. 500 ml       C. 400 ml       D. 200 ml

(Xem giải) Câu 46: Hỗn hợp P gồm 3 este mạch hở X, Y, Z, trong đó có một este hai chức và hai este đơn chức, trong đó MX < MY < MZ. Đốt cháy hết 27,26 gam P cần vừa đủ 1,195 mol O2, thu được H2O và 1,1 mol CO2. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn 27,26 gam P trong dd NaOH dư, thu được hỗn hợp các muối của axitcaboxylic no và 14,96 gam hỗn hợp hai ancol kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Khối lượng của X trong 27,26 gam hỗn hợp P là:

A.7,04 gam       B. 4,4 gam       C. 2,04 gam       D. 3,06 gam

(Xem giải) Câu 47: Cho X, Y là hai axit cacboxylic đơn chức (MX< MY); T là este ba chức, mạch hở được tạo bởi X, Y với glixerol. Cho 23,06 gam hỗn hợp E gồm X, Y, T và glixerol (với số mol của X bằng 8 lần số mol của T) tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 2M, thu được hỗn hợp F gồm hai muối có tỉ lệ mol 1 : 3 và 3,68 gam glixerol. Đốt cháy hoàn toàn F cần vừa đủ 0,45 mol O2, thu được Na2CO3, H2O và 0,4 mol CO2. Cho các kết luận sau, có mấy kết luận đúng
(1). Phần trăm khối lượng của T trong E có giá trị là 26,28%
(2). Khối lượng của glixerol trong E là 2,76 gam
(3). Khối lượng của Y trong E là: 5,04 gam
(4). Số mol các chất trong E là: 0,34 mol
(5). Trong T có 2 chất tham gia phản ứng tráng bạc

A. 3       B. 4       C. 5       D. 2

(Xem giải) Câu 48: Đun nóng m gam hỗn hợp X gồm Al, Zn trong không khí một thời gian thu được hỗn hợp rắn Y có khối lượng tăng 3,04 gam so với X. Hòa tan hoàn toàn Y vào dung dịch chứa H2SO4 loãng và NaNO3 thu được dung dịch Z, đồng thời thoát ra 3,136 lít hỗn hợp khí T gồm NO và H2 (đktc) có tỉ khối so với H2 là 7. Trong dung dịch Z chỉ có 4 muối trung hòa. Cho thêm dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào dung dịch Z thu được 93,2 gam kết tủa và dung dịch D. Cho tiếp HCl dư vào dung dịch D thu được dung dịch G. Sục khí NH3 dư vào dung dịch G cuối cùng thu được 11,7 gam kết tủa. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 12,25       B. 13,15       C. 14,45       D. 11,75

(Xem giải) Câu 49. Hòa tan hết 21,48 gam hỗn hợp X gồm Fe, Mg và Fe(NO3)2 vào dung dịch chứa 0,42 mol H2SO4 loãng và 0,02 mol KNO3, thu được dung dịch Y (chất tan chỉ có 54,08 gam các muối trung hòa) và 3,74 gam hỗn hợp Z gồm ba khí không màu (trong đó hai khí có số mol bằng nhau). Dung dịch Y phản ứng được tối đa với 0,82 mol NaOH, thu được 26,57 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Có mấy phát biểu đúng trong số các phát biểu sau:
(1). Phần trăm thể tích của khí có phân tử khối lớn nhất trong Z là 41,67%.
(2). Phần trăm thể tích của khí có phân tử khối nhỏ nhất trong Z là 16,67%.
(3). Phần trăm khối lượng Fe(NO3)2 trong X là 67,04 %.
(4). Phần trăm khối lượng K2SO4 trong Y là 3,22 %.
(5). Phần trăm khối lượng nguyên tố O trong Z là 42,78 %.

A. 5       B. 3       C. 4       D. 2

(Xem giải) Câu 50. Cho hỗn hợp X gồm metanol, etylen glicol, glyxerol, etyl metacrylat, metyl propionat, etyl axetat trong đó số mol metanol và glyxerol bằng nhau. Biết 24,2 gam X có thể cộng tối đa 0,12 mol Br2 trong dung dịch. Mặt khác 24,2 gam X tác dụng với kim loại Na dư thu được 2,688 lít khí H2 (đktc). Đốt cháy hoàn toàn 24,2 gam X cần dùng V lít khí O2 (đktc) sinh ra V’ lít khí CO2 (đktc) và m gam nước. Kết luận đúng là

A. Giá trị của V là 36,96       B. Giá trị của V’ là 22,4

C. Giá trị của m là 19,8         D. Không thể chứng minh các kết luận đó

Bình luận

200
error: Chúc bạn học tốt và luôn vui nhé !!