[2021] Thi học kỳ 1 sở GDĐT Đồng Nai

File word đề thi, đáp án và giải chi tiết

⇒ Giải chi tiết và đáp án:

1D 2D 3B 4A 5C 6B 7A 8A 9B 10D
11A 12A 13D 14A 15A 16D 17B 18B 19D 20A
21D 22C 23C 24A 25C 26D 27C 28C 29B 30D
31B 32C 33C 34C 35A 36A 37B 38A 39D 40C

Câu 1: Một polime (Y) có cấu tạo như sau: …–CH2–CH2–CH2–CH2–CH2–CH2–CH2–CH2–… Monome tạo ra (Y) là

A. buta-1,3-đien.       B. buta-1,2-đien.       C. etan.         D. etilen.

Câu 2: Polisaccarit nào sau đây tác dụng với dung dịch HNO3 tạo hợp chất có khả năng nổ mạnh, khi nổ không sinh ra khói?

A. Saccarozơ.       B. Glucozơ.       C. Fructozơ.       D. Xenlulozơ.

Câu 3: Trong các chất: metylamin, amoniac, phenylamin, điphenylamin, chất có lực bazơ mạnh nhất là

A. amoniac.       B. metylamin.       C. phenylamin       D. điphenylamin.

Câu 4: Polime có cấu trúc mạch không gian là

A. cao su lưu hóa.       B. polietilen.       C. Poli (vinylclorua).       D. amilopectin.

Câu 5: Chất nào sau đây có thể trùng hợp tạo ra polime?

A. HCOOCH3.       B. CH3COOH.

C. CH2=CH-COO-CH3.       D. CH3OH.

Câu 6: Dung dịch chất (X) tạo kết tủa trắng với nước brom. (X) là

A. alanin.       B. anilin.       C. etylamin.       D. metylamin.

Câu 7: Cacbohiđrat nào sau đây không tham gia phản ứng thủy phân (trong dung dịch axit)?

A. Fructozơ.       B. Saccarozơ.       C. Xenlulozơ.       D. Tinh bột.

Câu 8: Metylamin có công thức là

A. CH3-NH2.       B. (CH3)3N.       C. (CH3)2NH.       D. C2H5-NH2.

Câu 9: Chất nào sau đây là polisaccarit?

A. Glucozơ.       B. Tinh bột.       C. Fructozơ.       D. Saccarozơ.

Câu 10: Kim loại phản ứng mãnh liệt với nước ở nhiệt độ thường tạo dung dịch kiềm mạnh là

A. Al.       B. Fe.       C. Ag.       D. Ba.

Câu 11: Loại tơ nào sau đây được điều chế bằng phản ứng trùng hợp?

A. Tơ visco.       B. Tơ nitron.

C. Tơ xenlulozơ axetat.       D. Tơ nilon-6,6.

Câu 12: Ở điều kiện thường, kim loại nào sau đây ở trạng thái lỏng?

Bạn đã xem chưa:  [2021] Thi thử cụm Ninh Bình - Hoa Lư (Lần 1)

A. Hg.       B. Cu.       C. Ag.       D. Zn.

Câu 13: Chất nào sau đây thuộc loại amin bậc hai?

A. C2H5-NH2.       B. CH3-NH2.       C. (CH3)3N.       D. (CH3)2NH.

Câu 14: Xà phòng hóa hoàn toàn (C17H33COO)3C3H5 bằng dung dịch NaOH thu được C3H5(OH)3 và

A. C17H33COONa.       B. C17H31COONa.       C. C17H35COONa.       D. C17H33COOH.

Câu 15: Nhựa PP (polipropilen) được tổng hợp từ

A. CH3-CH=CH2.       B. CH2=CH-CN.       C. C6H5OH và HCHO.       D. CH2=CH2.

Câu 16: Số nguyên tử H có trong phân tử etyl propionat là

A. 8.       B. 4.       C. 6.       D. 10.

Câu 17: Chọn phát biểu không đúng

A. Mỗi gốc C6H10O5 trong phân tử xenlulozơ có 3 nhóm OH.

B. Amilozơ và amilopectin đều có cấu trúc mạch phân nhánh.

C. Trong công nghiệp dược phẩm, saccarozơ được dùng để pha chế thuốc.

D. Thành phần chính của bông nõn là xenlulozơ.

Câu 18: Một trong những chất liệu làm nên vẻ đẹo kì ảo của tranh sơn mài là những mảnh màu vàng lấp lánh cực mỏng. Đó chính là những là vàng có độ dày 1,0.10-4 mm. Người ta đã ứng dụng tính chất vật lí gì của vàng khi làm tranh sơn mài?

A. Mềm, có tỉ khối lớn.       B. Tính dẻo và có ánh kim.

C. Tính dẻo, tính dẫn nhiệt.       D. Có khả năng khúc xạ ánh sáng.

Câu 19: Số este có cùng công thức phân tử C3H6O2 là

A. 3.       B. 1.       C. 4.       D. 2.

Câu 20: Số liên kết peptit trong phân tử Gly-Ala-Ala-Gly-Glu là

A. 4.       B. 3.       C. 5.       D. 2.

Câu 21: Hợp chất nào sau đây cừa tác dụng với dung dịch HCl, vừa tác dụng được với dung dịch NaOH?

A. Trimetylamin.       B. Alanin.       C. Metylamin.       D. Anilin.

Câu 22: Dung dịch H2N-CH2-COOH phản ứng được với dung dịch nào sau đây?

A. K2SO4.       B. KCl.       C. NaOH.       D. NaNO3.

Câu 23: Chất nào sau đây không tan trong nước lạnh

A. saccarozơ.       B. fructozơ.       C. glucozơ.       D. tinh bột.

Bạn đã xem chưa:  [2020] Thi hết kỳ 1 Hóa 12 - Sở GDĐT Đồng Nai

Câu 24: Cacbohiđrat chiếm thành phần chính trong gạo, ngô, lúa mì, là

A. Tinh bột.       B. Glucozơ.       C. Saccarozơ.       D. Xenlulozơ.

Câu 25: Chất tham gia phản ứng tráng gương là

A. xenlulozơ.       B. saccarozơ.       C. glucozơ.       D. tinh bột.

Câu 26: Chất nào sau đây là este?

A. CH3-CH(OH)-CH3.       B. CH3-CH2-CH2OH.       C. CH3-CO-CH3.       D. CH3-COO-CH3.

Câu 27: Tơ nòa sau đây thuộc loại tơ thiên nhiên?

A. Tơ capron.       B. Tơ xenlulozơ axetat.       C. Tơ tằm.       D. Tơ nitron.

Câu 28: Thuốc thử dùng để phân biệt dung dịch Gly-Ala-Gly và dung dịch Gly-Ala là

A. NaOH.       B. HCl.       C. Cu(OH)2/OH-.       D. NaCl.

Câu 29: Polime nào sau đây khi đốt cháy sinh ra sản phẩm cháy không chứa nguyên tố nitơ?

A. Tơ nilon–6,6.       B. Tơ axetat.       C. Tơ olon.       D. Tơ nilon-6.

Câu 30: Ion nào trong số các ion sau đây có tính oxi hóa mạnh nhất?

A. Zn2+.       B. Ca2+.       C. Fe2+.       D. Ag+.

(Xem giải) Câu 31: Xà phòng hóa hoàn toàn 8,8 gam CH3COOC2H5 bằng dung dịch KOH vừa đủ, làm bay hơi hoàn toàn hơi nước và ancol trong dung dịch sau phản ứng thu được m (gam) muối khan. Giá trị của m là

A. 11,2.       B. 9,80.       C. 9,60.       D. 8,20.

Câu 32: Trong các kim loại: Ag, Al, Fe, Cu, Ca, số kim loại bị dung dịch HNO3 đặc, nguội làm thụ động hóa là

A. 3.       B. 4.       C. 2.       D. 5.

Câu 33: Cho 6,5 gam Zn tác dụng với dung dịch HCl dư thu được V (lít) H2 (đktc). Giá trị của V là

A. 4,48.       B. 1,12.       C. 2,24.       D. 3,36.

(Xem giải) Câu 34: Cho m (gam) H2NCH2COOH phản ứng hoàn toàn với dung dịch HCl dư, thu được 6,69 gam muối. Giá trị của m là

A. 3,00.       B. 5,25.       C. 4,50.       D. 2,25.

Câu 35: Trong phòng thí nghiệm, người ta lắp dung cụ như hình vẽ sau để điểu chế etyl axetat (Y):

Bạn đã xem chưa:  [2021] Thi thử TN Chuyên Nguyễn Tất Thành - Kon Tum

Để hiệu suất phản ứng cao thì hóa chất dùng trong bình X là:

A. CH3COOH, C2H5OH và H2SO4 đặc.       B. CH3COOH, CH3OH và H2SO4 loãng.

C. CH3COOH, C2H5OH và H2SO4 loãng.       D. CH3COOH, CH3OH và H2SO4 đặc.

Câu 36: Thực hiện phản ứng tráng bạc hoàn toàn 180 gam dung dịch glucozơ 10,0% thu được m (gam) bạc. Giá trị của m là

A. 21,6.       B. 108,0.       C. 216,0.       D. 10,8.

(Xem giải) Câu 37: Một đoạn tơ nilon-6 là có phân tử khối là 228147, hệ số polime hóa là

A. 2020.       B. 2019.       C. 2022.       D. 2021.

(Xem giải) Câu 38: Cho m (gam) Mg vào dung dịch chứa đồng thời 0,1 mol AgNO3 và 0,25 mol Cu(NO3)2, sau một thời gian thu được 19,44 gam kim loại và dung dịch (X) chứa 2 muối. Tách bỏ phần kim loại, thêm tiếp 8,4 gam bột sắt vào dung dịch (X). Sau khi các phản ứng hoàn toàn thu được 9,36 gam kim loại. Giá trị của m là

A. 4,64.       B. 4,32.       C. 4,80.       D. 5,28.

(Xem giải) Câu 39: Thủy phân hoàn toàn 3,35 gam hỗn hợp (X) gồm hai este đơn chức, mạch hở cần vừa đủ 0,05 mol NaOH thu được một muối và hỗn hợp (Y) gồm hai ancol cùng dãy đồng đẳng. Đốt cháy hết (Y) trong O2 dư, thu được CO2 và m (gam) H2O. Gía trị của m là

A. 1,90.       B. 1,35.       C. 3,15.       D. 2,25.

(Xem giải) Câu 40: Xà phòng hóa hoàn toàn một este đơn chức, mạch hở (X) trong dung dịch NaOH dư thu được dung dịch (Y). Cô cạn dung dịch (Y) thu được phần hơi (Z) và phần rắn (T). Đun nóng (T) với hỗn hợp vôi tôi xút dư thu được khí metan. Phần hơi (Z) đem tác dụng với CuO (t°) thu được phần hơi (G). Cho (G) tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 (t°) thu được dung dịch chỉ chứa các chất vô cơ. Biết các hợp chất hữu cơ trong (Z) và (G) có cùng số cacbon. Công thức phân tử của (X) là

A. C2H4O2.       B. C4H6O2.       C. C3H6O2.       D. C4H8O2.

Bình luận

200
error: Chúc bạn học tốt và luôn vui nhé !!