[2022 – 2023] Thi học sinh giỏi lớp 12 – Tỉnh Phú Thọ
⇒ File word đề thi, đáp án và giải chi tiết
⇒ Thời gian làm bài: 90 phút
⇒ Đề thi, đáp án và giải chi tiết:
1A | 2B | 3C | 4D | 5B | 6D | 7A | 8B | 9C | 10A |
11B | 12B | 13D | 14C | 15C | 16C | 17B | 18A | 19D | 20C |
21A | 22B | 23A | 24D | 25C | 26D | 27A | 28D | 29C | 30A |
31B | 32C | 33C | 34B | 35A | 36D | 37C | 38A | 39D | 40B |
A. PHẦN TỰ LUẬN (4 câu; 8,0 điểm)
Câu I (3,0 điểm):
(Xem giải) 1. Một hỗn hợp lỏng gồm 4 chất: C6H5OH (phenol), C6H6 (benzen), C6H5NH2 (anilin) và C2H5OH (ancol etylic). Trình bày phương pháp tách riêng từng chất ra khỏi hỗn hợp, viết các phương trình hóa học xảy ra.
(Xem giải) 2. Cho sơ đồ chuyển hóa sau theo đúng tỉ lệ mol:
(a) 2X + 2H2O → 2X1 + X2 + Cl2 (điện phân dung dịch, màng ngăn xốp)
(b) X1 + X3 → X4 + H2O
(c) X1 + X5 → X6 + H2O
(d) X5 + X7 → BaSO4 + X3 + CO2 + H2O
(e) 2X5 + X7 → BaSO4 + X6 + 2CO2 + 2H2O
(g) X8 + 8X5 → X9 + X10 + 4X6 + 4H2O
(h) X8 + 4X2 (t°) → 3X11 + 4H2O
(i) X11 + 2X5 → X9 + X6 + X2
Biết X, X1, X2, X3, X4, X5, X6, X7, X8, X9, X10, X11 đều biểu diễn các chất vô cơ khác nhau. Khi đốt nóng X ở nhiệt độ cao cho ngọn lửa màu vàng. Xác định các chất: X, X1, X2, X3, X4, X5, X6, X7 X8, X9, X10, X11 và viết các phương trình hóa học theo sơ đồ trên.
(Xem giải) 3. Có 4 chất hữu cơ A, B, D, E đều mạch hở (chứa C, H, O) và đều có tỉ khối đối với hiđro là 37. A có mạch cacbon không phân nhánh, chỉ tác dụng với Na. B tác dụng với Na, Na2CO3 nhưng không tham gia phản ứng tráng bạc. Khi oxi hóa A ở điều kiện thích hợp được đồng đẳng kế tiếp của B. D tác dụng với dung dịch NaOH nhưng không tác dụng với Na và không tham gia phản ứng tráng bạc. E tác dụng với Na2CO3, với Na và tham gia phản ứng tráng bạc. Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo của A, B, D, E và viết các phương trình hóa học xảy ra.
Câu II (2,0 điểm):
(Xem giải) 1. Dung dịch X chứa 26,4 gam hai muối R2CO3 và MHCO3 (R và M là các kim loại kiềm). Nếu cho từ từ dung dịch HCl 1M vào dung dịch X, khuấy đều, đến khi bắt đầu thoát khí thì dùng vừa hết 100ml. Mặt khác dung dịch X phản ứng hoàn toàn với dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được 49,25 gam kết tủa. Tính số mol khí thu được khi cho từ từ đến hết dung dịch X vào 315 ml dung dịch HCl 1M và khối lượng mỗi muối trong X.
(Xem giải) 2. Hòa tan hết 25,12 gam hỗn hợp rắn X gồm Fe3O4, Fe2O3 và Cu trong dung dịch chứa 0,9 mol HCl (dùng dư), thu được dung dịch Y có chứa 19,5 gam FeCl3. Tiến hành điện phân dung dịch Y bằng điện cực trơ đến khi ở catot bắt đầu có khí thoát ra thì dừng điện phân, thấy khối lượng dung dịch giảm 11,01 gam. Cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch sau điện phân, kết thúc phản ứng thấy khí NO thoát ra (sản phẩm khử duy nhất của N+5); đồng thời thu được m gam kết tủa. Tính m.
Câu III (2,0 điểm):
(Xem giải) 1. Hai hợp chất hữu cơ X, Y (chỉ chứa các nguyên tố C, H, O trong phân tử và có mạch cacbon không phân nhánh). Phân tử khối của X, Y lần lượt là MX và MY (MX < MY < 130). Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp gồm X, Y vào nước được dung dịch E. Cho E tác dụng với NaHCO3 dư, thì số mol CO2 thoát ra luôn bằng tổng số mol của X và Y, không phụ thuộc vào tỷ lệ số mol của chúng trong dung dịch. Lấy 4,32 gam hỗn hợp X, Y (ứng với tổng số mol của X, Y bằng 0,06 mol) cho tác dụng hết với Na (dư), thu được 0,042 mol khí H2.
a) X, Y có chứa những nhóm chức gì?
b) Xác định công thức cấu tạo của X, Y. Biết X, Y không có phản ứng tráng bạc, không làm mất màu nước brom.
(Xem giải) 2. X là một α-aminoaxit mạch cacbon hở, không phân nhánh, phân tử chứa một nhóm –NH2, hai nhóm –COOH; Y và Z là hai ancol đồng đẳng; T là este tạo bởi X với Y và Z. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp E gồm X, Y, Z, T thu được 1,3 mol CO2; 0,075 mol N2 và 27,45 gam nước. Đun m gam hỗn hợp E với 500 ml dung dịch NaOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được chất rắn G và phần hơi chứa hỗn hợp ancol có phân tử khối trung bình nhỏ hơn 39. Cho toàn bộ hỗn hợp ancol thu được vào bình chứa Na dư thấy có 0,2 mol khí H2 thoát ra. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Xác định khối lượng chất rắn G.
Câu IV(1,0 điểm): Bằng kiến thức hóa học, hãy giải thích tại sao:
(Xem giải) 1. Mật ong có vị ngọt, để lâu thường có những hạt rắn xuất hiện ở đáy chai.
(Xem giải) 2. Không được để các bình chứa xăng, dầu (gồm các ankan) gần lửa, trong khi đó người ta có thể nấu chảy nhựa đường (trong thành phần cũng có các ankan) để làm đường giao thông.
(Xem giải) 3. Có thể dùng nước sôi hoặc dùng xút để thông các ống nước thải nhà bếp bị tắc do dầu mỡ đóng rắn và bám vào đường ống.
(Xem giải) 4. Amoni hiđrocacbonat thường được dùng để làm bột nở.
B. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (40 câu; 12,0 điểm)
(Xem giải) Câu 1: Cho các phản ứng hóa học sau:
(a) 2NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + 2H2O.
(b) H3PO4 + 3NaOH → Na3PO4 + 3H2O.
(c) Ba(OH)2 + 2HCl → BaCl2 + 2H2O.
(d) Mg(OH)2 + H2SO4 → MgSO4 + 2H2O.
Số phản ứng có phương trình ion rút gọn: H+ + OH- → H2O là
A. 2. B. 1. C. 4. D. 3.
(Xem giải) Câu 2: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Ở điều kiện thường, các este là chất lỏng hoặc chất rắn, tan tốt trong nước.
B. Mỡ động vật không tan trong nước, nhưng tan trong một số dung môi hữu cơ.
C. Ở nhiệt độ thường, chất béo rắn chỉ chứa các gốc axit béo không no.
D. Benzyl axeat có mùi thơm của chuối chín, có công thức CH3COOCH2C6H5.
(Xem giải) Câu 3: Cho sơ đồ:
Các chất X, T (đều có chứa nguyên tố C trong phân tử) lần lượt là
A. CO, NH4HCO3. B. CO2, Ca(HCO3)2.
C. CO2, NH4HCO3. D. CO2, (NH4)2CO3.
(Xem giải) Câu 4: Cho các chất: cao su buna, poli(metyl metacrylat), tơ olon, tơ nilon-6,6 và polietilen. Số chất được tạo thành trực tiếp từ phản ứng trùng hợp là
A. 5. B. 2. C. 3. D. 4.
(Xem giải) Câu 5: Cho ba lá kẽm giống nhau vào ba dung dịch có nồng độ mol và thể tích như nhau (lấy dư), đựng trong ba ống nghiệm riêng biệt được đánh số thứ tự (1), (2), (3). Sau khi phản ứng kết thúc, lấy ba lá kẽm ra cân thấy: lá kẽm thứ nhất không thay đổi khối lượng; lá kẽm thứ hai có khối lượng giảm đi; lá kẽm thứ ba có khối lượng tăng lên. Giả sử toàn bộ kim loại sinh ra đều bám vào lá kẽm. Ống nghiệm (1), (2), (3) lần lượt chứa dung dịch
A. Pb(NO3)2, NiSO4, MgCl2. B. MgCl2, FeCl2, AgNO3.
C. FeSO4, NaCl, Cr(NO3)3. D. AlCl3, CuCl2, FeCl2.
(Xem giải) Câu 6: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Anilin làm mất màu nước Br2.
B. Tơ tằm thuộc loại tơ thiên nhiên.
C. Axit glutamic là hợp chất có tính lưỡng tính.
D. Phân tử Gly-Ala-Val có 3 liên kết peptit.
(Xem giải) Câu 7: Cho các phát biểu sau:
(a) Điện phân dung dịch NaCl với điện cực trơ, thu được khí H2 ở catot.
(b) Cho CO dư phản ứng hoàn toàn với hỗn hợp MgO và Fe3O4 (t°), thu được MgO và Fe.
(c) Kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất là W, kim loại dẫn điện tốt nhất là Ag.
(d) Cho mẩu Na vào dung dịch CuSO4, sau phản ứng thu được Cu kim loại.
(e) Cho bột Mg vào dung dịch FeCl3 dư, thu được chất rắn gồm Mg và Fe
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 5. C. 4. D. 2.
(Xem giải) Câu 8: Cho các phát biểu sau:
(a) Dung dịch anilin làm quỳ tím hóa xanh.
(b) Pentapeptit mạch hở (Gly-Ala-Gly-Gly-Ala) có 6 nguyên tử oxi.
(c) Dung dịch axit glutamic làm quỳ tím chuyển sang màu hồng.
(d) Phần trăm khối lượng của nguyên tố N trong alanin là 15,05%.
(e) Amilozơ là đồng phân cấu tạo của amilopectin.
(f) Trong phản ứng tráng bạc, glucozơ bị khử thành amoni gluconat.
Số phát biểu đúng là
A. 1. B. 2. C. 4. D. 3.
(Xem giải) Câu 9: Trộn K và Na theo tỉ lệ mol 1 : 1 được hỗn hợp X. Hòa tan hết X vào nước dư được dung dịch Y và 0,09 mol H2. Cho dung dịch Y tác dụng với 1,8 lít dung dịch H3PO4 0,08M, sau phản ứng thu được dung dịch có chứa m gam muối. Giá trị của m là
A. 16,272. B. 13,008. C. 19,512. D. 16,572.
(Xem giải) Câu 10: X có công thức C4H14O3N2. Khi cho X tác dụng với dung dịch NaOH thì thu được hỗn hợp Y gồm 2 khí ở điều kiện thường và đều có khả năng làm xanh quỳ tím ẩm. Số công thức cấu tạo phù hợp của X là
A. 3. B. 5. C. 4. D. 2.
(Xem giải) Câu 11: Có các phát biểu sau:
(a) Muối phenylamoni clorua tan tốt trong nước.
(b) Tất cả các peptit đều có phản ứng màu biure.
(c) H2N-CH2-CH2-CO-NH-CH2-COOH là một đipeptit.
(d) Ở điều kiện thường, CH5N và C2H7N là những chất khí có mùi khai.
Số phát biểu đúng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
(Xem giải) Câu 12: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp rắn E gồm cacbon và phi kim X trong 200 gam dung dịch HNO3 63% (đun nóng) thu được 1,85 mol hỗn hợp khí Y gồm hai khí (trong đó có một khí màu nâu đỏ) và dung dịch F có khối lượng giảm 75,67 gam so với dung dịch ban đầu. Để trung hoà hết F cần dùng dung dịch có chứa 0,51 mol Ba(OH)2, thu được a gam kết tủa. Giá trị của a gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 67. B. 75. C. 45. D. 58.
(Xem giải) Câu 13: Hỗn hợp X gồm hiđro và các hiđrocacbon no, không no. Cho X vào bình có xúc tác niken, đun nóng bình một thời gian thu được hỗn hợp Y. Phát biểu nào sau đây sai?
A. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X sinh ra số mol CO2 luôn bằng số mol CO2 khi đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y.
B. Số mol oxi cần để đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X luôn bằng số mol oxi cần khi đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y.
C. Số mol H2 tham gia phản ứng là hiệu của số mol X và số mol Y.
D. Khối lượng phân tử trung bình của hỗn hợp X lớn hơn khối lượng phân tử trung bình của hỗn hợp Y.
(Xem giải) Câu 14: Hỗn hợp khí gồm etan và propan có tỉ khối so với hiđro là 20,25 được nung trong bình với chất xúc tác để thực hiện phản ứng đề hiđro hóa. Sau một thời gian thu được hỗn hợp khí có tỉ khối so với hiđro là 16,2 gồm các ankan, anken và hiđro. Biết tốc độ phản ứng của etan và propan là như nhau. Hiệu suất phản ứng đề hiđro hóa là
A. 40%. B. 50%. C. 25%. D. 30%.
(Xem giải) Câu 15: Nhúng thanh kẽm và thanh đồng (không tiếp xúc với nhau) vào cốc đựng dung dịch H2SO4 loãng. Nối thanh kẽm và thanh đồng bằng dây dẫn (có một khóa X) như hình dưới đây:
Cho các phát biểu sau:
(a) Khi thay dung dịch H2SO4 bằng ancol etylic, thanh kẽm không bị ăn mòn.
(b) Khi đóng khóa X có bọt khí thoát ra ở thanh kẽm.
(c) Tốc độ bọt khí thoát ra khi mở khóa X và khi đóng khóa X là như nhau.
(d) Khi mở khóa X hay đóng khóa X, thanh kẽm đều bị ăn mòn.
(e) Khi đóng khóa X có dòng electron chuyển dời từ thanh đồng sang thanh kẽm.
(g) Khi đóng khóa X, thanh kẽm đóng vai trò cực âm và bị oxi hóa.
(h) Khi thay thanh đồng bằng thanh magiê, thanh kẽm vẫn bị ăn mòn điện hóa.
Số phát biểu đúng là
A. 5. B. 2. C. 4. D. 3.
(Xem giải) Câu 16: Hỗn hợp X gồm axit fomic, axit acrylic, axit oxalic và axit axetic. Cho m gam X phản ứng hết với dung dịch NaHCO3, thu được 0,06 mol CO2. Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần 0,09 mol O2, thu được a gam CO2 và 1,44 gam H2O. Giá trị của a là
A. 1,44. B. 2,42. C. 4,84. D. 3,46.
(Xem giải) Câu 17: Cho các phát biểu sau:
(a) Cho nước brom vào dung dịch phenol thấy xuất hiện kết tủa trắng.
(b) Ancol etylic và phenol đều tác dụng với dung dịch NaOH.
(c) Ancol X (C4H10O2) có 3 đồng phân tác dụng với Cu(OH)2.
(d) Phenol có tính axit nên phenol làm quỳ tím hóa đỏ.
(e) Phenol tan nhiều trong nước lạnh và etanol.
Số phát biểu đúng là
A. 4. B. 2. C. 1. D. 3.
(Xem giải) Câu 18: Hỗn hợp E chứa hai ancol X và Y (đều đơn chức, mạch hở) trong đó Y có một liên kết đôi C=C trong phân tử. Đốt cháy hoàn toàn 4,86 gam E cần dùng vừa đủ 0,33 mol O2. Sản phẩm cháy thu được có chứa 4,86 gam H2O. Phần trăm khối lượng của Y trong E gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 71,6%. B. 24,3%. C. 28,4%. D. 45,5%.
(Xem giải) Câu 19: Dẫn 1,2x mol hỗn hợp X (gồm hơi nước và khí CO2) qua cacbon nung đỏ, thu được 1,5x mol hỗn hợp khí Y gồm CO, H2 và CO2. Cho Y đi qua ống đựng hỗn hợp gồm CuO và Fe2O3 (dư, nung nóng), sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng chất rắn giảm 3,84 gam. Giá trị của x là
A. 0,10. B. 0,80. C. 0,50. D. 0,40.
(Xem giải) Câu 20: Cho các phát biểu sau:
(a) Hiđro hóa hoàn toàn tristearin thu được triolein.
(b) Trong công nghiệp có thể chuyển dầu thực vật thành mỡ động vật.
(c) Chất béo lỏng dễ bị oxi hóa bởi oxi không khí hơn chất béo rắn.
(d) Tripanmitin có nhiệt độ nóng chảy cao hơn triolein.
(e) Chất béo không tan trong nước và thường nặng hơn nước.
Số phát biểu đúng là
A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.
(Xem giải) Câu 21: Dung dịch X gồm NaOH x mol/l và Ba(OH)2 y mol/l và dung dịch Y gồm NaOH y mol/l và Ba(OH)2 x mol/l. Hấp thụ hết 0,6 mol CO2 vào 200 ml dung dịch X, thu được dung dịch A và 39,4 gam kết tủa. Nếu hấp thụ hết 0,54 mol CO2 vào 200 ml dung dịch Y thì thu được dung dịch B và 31,52 gam kết tủa. Biết hai dung dịch A và B phản ứng với dung dịch KHSO4 đều sinh ra kết tủa trắng, các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Tỉ lệ x : y là
A. 2 : 3. B. 3 : 2. C. 4 : 3. D. 3 : 4.
(Xem giải) Câu 22: Thủy phân 8,55 gam saccarozơ trong 100 ml dung dịch HCl 0,6M với hiệu suất 80%. Thêm NaOH vừa đủ vào dung dịch sau phản ứng, sau đó nhỏ tiếp dung dịch AgNO3/NH3 tới dư, sau khi các phản ứng hoàn toàn thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 8,64. B. 17,25. C. 8,61. D. 19,44.
(Xem giải) Câu 23: Thuỷ phân hoàn toàn hợp chất X có công thức phân tử C8H12O4 (chỉ chứa nhóm chức este) bằng dung dịch NaOH, thu được sản phẩm gồm ancol Z và hỗn hợp Y gồm hai muối. Axit hoá Y, thu được hai axit cacboxylic Y1 và Y2 có cùng số nguyên tử hiđro (MY1 > MY2).
Cho các phát biểu sau:
(a) Phân tử khối của Z là 62.
(b) Có 3 công thức cấu tạo thoả mãn tính chất của X.
(c) Số nguyên tử H trong Y1 là 6.
(d) Chất Y1 bị oxi hóa bởi dung dịch Br2.
(e) Điều chế Y2 từ ancol metylic bằng một phản ứng.
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 1. C. 4. D. 2.
(Xem giải) Câu 24: X, Y, Z là 3 este đều đơn chức, mạch hở (trong đó Y và Z không no chứa một liên kết C=C và có tồn tại đồng phân hình học). Đốt cháy 32,43 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z, sản phẩm cháy dẫn qua dung dịch Ca(OH)2 dư thấy khối lượng dung dịch giảm 51,75 gam. Mặt khác, đun nóng 21,62 gam E với 300 ml dung dịch NaOH 1M (vừa đủ), thu được hỗn hợp T chỉ chứa 2 muối và hỗn hợp gồm 2 ancol kế tiếp thuộc cùng dãy đồng đẳng. Phần trăm theo khối lượng của muối có khối lượng phân tử lớn hơn trong hỗn hợp T là
A. 23,05%. B. 76,95%. C. 63,39%. D. 36,61%.
(Xem giải) Câu 25: Hỗn hợp X gồm FeO, Fe2O3 và Fe3O4. Hòa tan hết m gam X vào dung dịch HCl vừa đủ thu được dung dịch muối Y. Chia Y làm hai phần bằng nhau:
– Để oxi hóa hết các chất có trong dung dịch ở phần một cần vừa đủ 450 ml dung dịch KMnO4 0,1M trong môi trường axit H2SO4 loãng, dư.
– Phần hai hòa tan tối đa 1,26 gam kim loại Fe.
Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A. 39,6. B. 3,84. C. 11,52. D. 7,68.
(Xem giải) Câu 26: Hỗn hợp A gồm chất X (CmH2m+4O4N2) và chất Y (CnH2n+3O2N). Đốt cháy hoàn toàn 0,8 mol A cần vừa đủ 2,32 mol O2, thu được N2, CO2 và 3,36 mol H2O. Mặt khác, cho 0,4 mol A tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được một chất khí làm xanh quỳ tím ẩm và hỗn hợp F chứa 2 muối. Phần trăm khối lượng của muối có phân tử khối lớn hơn trong F là
A. 45,45%. B. 54,55%. C. 33,33%. D. 67,67%.
(Xem giải) Câu 27: Đốt cháy hỗn hợp gồm 2,6 gam Zn và 2,24 gam Fe với hỗn hợp khí X gồm clo và oxi, sau phản ứng chỉ thu được hỗn hợp Y gồm các oxit và muối clorua (không còn khí dư). Hòa tan Y bằng một lượng vừa đủ 120 ml dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch Z. Cho AgNO3 dư vào dung dịch Z, thu được 28,345 gam kết tủa. Phần trăm thể tích của clo trong hỗn hợp X là
A. 53,85%. B. 56,36%. C. 76,70%. D. 51,72%.
(Xem giải) Câu 28: Cho các cặp chất sau: KOH và H2SO4; Ba(HCO3)2 và H2SO4; Ba(OH)2 và HNO3; Ba(OH)2 và H2SO4; Ca(HCO3)2 và Na2SO4. Thực hiện sơ đồ các phản ứng sau (các chất phản ứng theo đúng tỷ lệ mol):
(a) X1 + X2 dư → X3 + X4↓ + H2O.
(b) X1 + X3 → X5 + H2O.
(c) X2 + X5 → X4 + 2X3.
(d) X4 + X6 → BaSO4 + CO2 + H2O.
Số cặp chất ở trên thoả mãn thứ tự X2 và X6 trong sơ đồ là
A. 3. B. 4. C. 1. D. 2.
(Xem giải) Câu 29: Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho Mg vào dung dịch HNO3 loãng, dư không thấy khí thoát ra.
(b) Cho a mol KHS vào 2a lít dung dịch NaOH 0,5M.
(c) Cho hỗn hợp Fe3O4 và Cu (tỉ lệ mol 1 : 1) vào dung dịch HCl loãng, dư.
(d) Sục 3a mol khí CO2 vào dung dịch chứa 2a mol Ca(OH)2.
(e) Cho dung dịch chứa a mol NaOH vào dung dịch chứa a mol Ca(HCO3)2.
(g) Cho 2a mol P2O5 vào dung dịch chứa a mol NaOH và a mol Na3PO4.
(h) Cho dung dịch chứa a mol KHSO4 vào dung dịch chứa a mol NaHCO3.
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm mà dung dịch thu được có chứa hai muối là
A. 3. B. 6. C. 4. D. 5.
(Xem giải) Câu 30: Cho hỗn hợp X gồm 0,015 mol Al và a mol Fe vào dung dịch AgNO3 đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được m gam chất rắn Y và dung dịch Z chứa 3 cation kim loại. Cho Z phản ứng với dung dịch NaOH dư trong điều kiện không có không khí, thu được 2,955 gam kết tủa T. Nung T trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được 2,4 gam chất rắn chỉ chứa một chất duy nhất. Giá trị của m là
A. 12,96. B. 8,64. C. 9,72. D. 14,58.
(Xem giải) Câu 31: Hỗn hợp M gồm Al, Al2O3, Fe3O4, CuO, Fe và Cu, trong đó oxi chiếm 20,4255% khối lượng hỗn hợp. Cho 0,3 mol CO đi qua m gam M nung nóng, sau một thời gian thu được hỗn hợp rắn G và hỗn hợp khí X có tỉ khối so với H2 bằng 18. Hòa tan hết toàn bộ G trong lượng dư dung dịch HNO3 loãng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch chứa 117,95 gam muối (không có muối NH4NO3 sinh ra) và 0,2 mol hỗn hợp khí Z gồm NO và N2O. Tỉ khối của Z so với H2 là 16,75. Giá trị của m là
A. 33,55. B. 35,25. C. 28,05. D. 37,65.
(Xem giải) Câu 32: Hỗn hợp X gồm 2 chất hữu cơ có công thức phân tử C3H12N2O3 và C2H9O6N3. Cho 62,85 gam X phản ứng hoàn toàn với dung dịch chứa 1,275 mol NaOH (đun nóng), thu được dung dịch Y và 0,75 mol hỗn hợp Z gồm 2 chất hữu cơ bậc một (đều làm xanh giấy quỳ tím ẩm). Cô cạn dung dịch Y thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 60,45. B. 45,66. C. 69,45. D. 66,60.
(Xem giải) Câu 33: Trộn 29 gam FeCO3 với 27,1 gam hỗn hợp gồm Fe(NO3)3.nH2O và Mg thu được hỗn hợp E. Cho E vào dung dịch chứa 1,58 mol HNO3 thu được 0,35 mol hỗn hợp khí gồm CO2, N2O và NO có khối lượng 14,42 gam và dung dịch X chỉ chứa các muối. Chia X làm hai phần bằng nhau.
Phần 1: Hòa tan được tối đa 1,6 gam Cu.
Phần 2: Cô cạn dung dịch thu được 61,7 gam muối khan.
Cho các nhận định sau:
(a) Giá trị của n là 6.
(b) Dung dịch X làm mất màu tối đa 0,04 mol KMnO4 trong môi trường H2SO4 loãng, dư.
(c) Phần trăm khối lượng của Mg trong E là 17,112%.
(d) Cô cạn X rồi nung trong bình kín đến khối lượng không đổi thu được khối lượng rắn là 40 gam.
Số nhận định đúng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
(Xem giải) Câu 34: Hỗn hợp E gồm axit panmitic, axit oleic, axit stearic (tỉ lệ mol lần lượt là 3 : 2 : 1) và các triglixerit. Đốt cháy hoàn toàn m gam E bằng oxi, thu được H2O và 13,45 mol CO2. Mặt khác, cho m gam E tác dụng với dung dịch chứa 0,9 mol KOH (lấy dư 20% so với lượng cần phản ứng) đun nóng, thu được glixerol và hỗn hợp chứa 3 muối có số mol đều bằng nhau. Khối lượng của các triglixerit trong m gam E là
A. 129,1 gam. B. 130,4 gam. C. 127,6 gam. D. 82,1 gam.
(Xem giải) Câu 35: Hòa tan hoàn toàn 11,6 gam hỗn hợp E gồm Fe và Cu vào 87,5 gam HNO3 50,4%, thu được dung dịch X chỉ chứa muối của kim loại và a gam hỗn hợp gồm hai chất khí (là sản phẩm khử của N+5). Cho 500 ml dung dịch KOH 1M vào dung dịch X, thu được kết tủa Y và dung dịch Z. Lọc lấy Y rồi nung trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được 16,0 gam chất rắn. Cô cạn dung dịch Z, thu được chất rắn T. Nung T đến khối lượng không đổi, thu được 41,05 gam chất rắn. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng Fe(NO3)3 trong X và giá trị của a lần lượt là
A. 13,57%; 9,9. B. 27,13%; 9,9. C. 27,13%; 16,2. D. 13,57%; 16,2.
(Xem giải) Câu 36: Hỗn hợp E gồm một axit cacboxylic no, hai chức (có phần trăm khối lượng cacbon lớn hơn 30%) và hai ancol X, Y là đồng đẳng kế tiếp (MX < MY). Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol E cần vừa đủ 0,4 mol O2, thu được 15,4 gam CO2 và 8,1 gam H2O. Đun nóng 0,2 mol E với axit sunfuric đặc, thu được m gam các hợp chất có chức este. Biết phần trăm số mol tham gia phản ứng este hóa của X và Y tương ứng bằng 30% và 20%. Giá trị lớn nhất của m là
A. 6,32. B. 6,18. C. 2,78. D. 4,86.
(Xem giải) Câu 37: Hỗn hợp khí X gồm hai hiđrocacbon mạch hở A, B (MA < MB; số mol của A lớn hơn số mol của B; có cùng số nguyên tử hiđro trong phân tử) và hai amin no đơn chức, mạch hở đồng đẳng kế tiếp. Dẫn m gam X qua dung dịch brom dư, thì số mol brom phản ứng là 0,52 mol. Mặc khác, đốt cháy hoàn toàn m gam X thu được 0,6 mol CO2, 0,305 mol H2O và 0,015 mol N2. Phần trăm khối lượng của A trong X là
A. 57,5%. B. 75,2%. C. 51,4%. D. 67,1%.
(Xem giải) Câu 38: Hỗn hợp E gồm hai este no, mạch hở X và Y đều tạo bởi axit cacboxylic với ancol (110 < MX < MY < 246). Đốt cháy hoàn toàn 14,07 gam E thu được 0,48 mol CO2 và 0,315 mol H2O. Thủy phân hoàn toàn 14,07 gam E bằng dung dịch NaOH, thu được một ancol Z và hỗn hợp T gồm các muối của axit cacboxylic. Đốt cháy toàn bộ T, thu được H2O, Na2CO3 và 0,12 mol CO2. Khối lượng của Y trong 14,07 gam E là
A. 10,53 gam. B. 7,02 gam. C. 7,05 gam. D. 10,26 gam.
(Xem giải) Câu 39: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp CuO, KOH vào dung dịch chứa hai axit HCl 3cM và H2SO4 8cM, thu được dung dịch X chỉ chứa muối. Tiến hành điện phân X với các điện cực trơ, màng ngăn xốp, dòng điện có cường độ không đổi. Tổng số mol khí thu được trên cả hai điện cực (n) phụ thuộc vào thời gian điện phân (t) được mô tả như đồ thị dưới đây (đồ thị gấp khúc tại các điểm M, N).
Giả thiết hiệu suất điện phân là 100%, bỏ qua sự bay hơi của nước. Giá trị của m là
A. 39,55. B. 38,11. C. 33,66. D. 34,88.
(Xem giải) Câu 40: X, Y, Z là ba este mạch hở (không chứa nhóm chức khác và MX < MY < MZ). Đun nóng hỗn hợp E chứa X, Y, Z với dung dịch NaOH vừa đủ thu được một ancol no T và hỗn hợp F chứa hai muối đơn chức A và B có tỉ lệ mol tương ứng là 5 : 3 (MA < MB < 100). Đốt cháy toàn bộ F thu được 0,2 mol Na2CO3, CO2 và 3,6 gam H2O. Dẫn toàn bộ T qua bình đựng Na dư thấy khối lượng bình tăng 12 gam đồng thời thu được a mol H2.
Cho các nhận định sau:
(a) Giá trị của a là 0,2.
(b) Hỗn hợp E có phản ứng tối đa với 0,15 mol AgNO3/NH3.
(c) Số nguyên tử H có trong Z là 8.
(d) Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp E trên cần dùng 1 mol O2.
Số nhận định đúng là
A. 3. B. 2. C. 4. D. 1.
Bình luận