[2022 – 2023] Thi học sinh giỏi lớp 12 – Tỉnh Nam Định

File word đề thi, đáp án và giải chi tiết

⇒ Thời gian làm bài: 90 phút

⇒ Đáp án phần 1:

1C 2B 3B 4C 5A 6C 7C 8A 9D 10B
11D 12A 13C 14D 15C 16A 17D 18B 19C 20D
21A 22B 23A 24A 25D 26D 27B 28D 29B 30A
31D 32B 33A 34D 35C 36C 37D 38B 39C 40B

Phần I. Chọn đáp án (12 điểm) Thí sinh chọn một đáp án và ghi chữ cái đứng trước đáp án đó vào tờ giấy thi.

(Xem giải) Câu 1: Kim loại nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất?

A. Na.       B. Li.       C. Hg.       D. K.

(Xem giải) Câu 2: Dung dịch chất nào sau đây không làm quỳ tím chuyển màu?

A. Metylamin.       B. Anilin.       C. Etylamin.       D. Trimetylamin.

(Xem giải) Câu 3: Buta-1,3-đien có công thức cấu tạo thu gọn là

A. CH2=C(CH3)- CH=CH2.       B. CH2=CH-CH=CH2.

C. CH3-CH=CH-CH=CH2.       D. CH2=CH2.

(Xem giải) Câu 4: Thủy phân tripanmitin trong dung dịch NaOH, thu được muối có công thức là

A. C17H33COONa.       B. HCOONa.       C. C15H31COONa.       D. CH3COONa.

(Xem giải) Câu 5: Dung dịch saccarozơ và dung dịch glucozơ đều có phản ứng

A. với Cu(OH)2.       B. tráng bạc.       C. cộng H2 (Ni, t°).       D. thủy phân.

(Xem giải) Câu 6: Cho bột Fe vào dung dịch X dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy khối lượng dung dịch tăng. Dung dịch X có thể là

A. ZnCl2       B. CuCl2.       C. FeCl3.       D. MgCl2.

(Xem giải) Câu 7: Dẫn hỗn hợp khí gồm CO2, O2, N2 và H2 qua dung dịch NaOH. Khí bị hấp thụ là

A. H2.       B. N2.       C. CO2.       D. O2.

(Xem giải) Câu 8: Poli (vinyl axetat) được điều chế bằng phản ứng trùng hợp chất nào sau đây?

A. CH3COO-CH=CH2.       B. C2H5COO-CH=CH2.

C. CH2=CH-COO-C2H5.       D. CH2=CH-COO-CH3.

(Xem giải) Câu 9: Etyl axetat thường được dùng làm dung môi để tách, chiết chất hữu cơ. Công thức của etyl axetat là

A. C2H5COOCH3.       B. CH3COOC3H7.       C. HCOOCH3.       D. CH3COOC2H5.

(Xem giải) Câu 10: Kim loại nào sau đây điều chế được bằng phương pháp nhiệt luyện với chất khử là CO?

A. Ca.       B. Cu.       C. K.       D. Ba.

(Xem giải) Câu 11: Để tráng một lớp bạc lên ruột phích, người ta cho chất X phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng. Chất X là

A. saccarozơ.       B. tinh bột.       C. etyl axetat.       D. glucozơ.

(Xem giải) Câu 12: Trong công nghiệp, quặng boxit dùng để sản xuất kim loại nhôm. Thành phần chính của quặng boxit là

A. Al2O3.2H2O.       B. Al(OH)3.2H2O.       C. Al(OH)3.H2O.       D. Al2(SO4)3.H2O.

(Xem giải) Câu 13: Phản ứng nào sau đây có phương trình ion rút gọn HCO3- + H+ → CO2 + H2O?

A. NH4HCO3 + HClO.       B. KHCO3 + H3PO4.       C. Ca(HCO3)2 + HCl.       D. NaHCO3 + HF.

(Xem giải) Câu 14: Polime có cấu trúc mạng không gian (mạng lưới) là

A. amilopectin.       B. polietilen.       C. poli (vinyl clorua).       D. cao su lưu hóa.

(Xem giải) Câu 15: Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Tất cả các amin đều làm quỳ tím ẩm chuyển màu xanh.

B. Ở nhiệt độ thường, tất cả các amin đều tan nhiều trong nước.

C. Để rửa sạch ống nghiệm có dính anilin, có thể dùng dung dịch HCl.

D. Các amin đều không độc, được sử dụng trong chế biến thực phẩm.

(Xem giải) Câu 16: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Sợi bông, tơ tằm thuộc loại polime thiên nhiên.

B. Tơ visco, tơ xenlulozơ axetat đều thuộc loại tơ tổng hợp.

C. Tơ nilon–6,6 được điều chế từ hexametylen điamin và axit axetic.

D. Polietilen và poli(vinyl clorua) là sản phẩm của phản ứng trùng ngưng.

(Xem giải) Câu 17: Thủy phân hoàn toàn 62,5 gam dung dịch saccarozơ 17,1% trong môi trường axit (vừa đủ) ta thu được dung dịch M. Cho dung dịch AgNO3 trong NH3 vào dung dịch M và đun nhẹ, khối lượng Ag thu được là

A. 6,25 gam.       B. 8 gam.       C. 6,75 gam.       D. 13,5 gam.

(Xem giải) Câu 18: Dãy các chất nào dưới đây đều phản ứng được với Cu(OH)2 ở điều kiện thường?

A. Anbumin, glixerol và ancol etylic.       B. Glucozơ, glixerol và saccarozơ.

C. Glucozơ, glixerol và metyl axetat.       D. Anbumin, glucozơ và etyl axetat.

(Xem giải) Câu 19: Nung nóng 16,8 gam hỗn hợp gồm Ag, Cu, Fe, Zn với một lượng dư khí O2, đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 26,4 gam chất rắn X. Thể tích dung dịch HCl 2M vừa đủ để phản ứng với chất rắn X là

A. 800 ml.       B. 300 ml.       C. 600 ml.       D. 400 ml.

(Xem giải) Câu 20: Chất X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được hai chất Y và Z. Cho Z tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được chất hữu cơ T. Cho T tác dụng với dung dịch NaOH lại thu được Y. Chất X là

A. HCOOCH=CH2.       B. CH3COOCH=CH-CH3.

C. HCOOCH3.       D. CH3COOCH=CH2.

(Xem giải) Câu 21: Hiện nay, nhiều nơi ở nông thôn đang sử dụng hầm biogas để xử lí chất thải trong chăn nuôi gia súc, cung cấp nhiên liệu cho việc đun nấu. Chất dễ cháy, nhẹ hơn không khí có trong trong thành phần của khí biogas là

A. CH4.       B. Cl2.       C. CO2.       D. C4H10.

(Xem giải) Câu 22: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Fructozơ có phản ứng tráng bạc.

B. Amilopectin có cấu trúc mạch không phân nhánh.

C. Phân tử xenlulozơ được cấu tạo từ các gốc glucozơ.

D. Glucozơ bị khử bởi H2 (xúc tác Ni, đun nóng) tạo ra sobitol.

(Xem giải) Câu 23: Thí nghiệm nào sau đây không thu được kim loại sau phản ứng?

A. Cho Mg vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư.       B. Dẫn khí H2 dư qua bột CuO nung nóng.

C. Nhiệt phân AgNO3.       D. Điện phân dung dịch CuSO4 với điện cực trơ.

(Xem giải) Câu 24: Khi nhiệt phân hoàn toàn từng muối X, Y thì đều tạo ra số mol khí nhỏ hơn số mol muối tương ứng. Đốt một lượng nhỏ tinh thể Y trên đèn khí không màu, thấy ngọn lửa có màu vàng. Hai muối X, Y lần lượt là

Bạn đã xem chưa:  [2016 - 2017] Thi học sinh giỏi lớp 12 - Hà Nội

A. KMnO4, NaNO3.       B. Cu(NO3)2, NaNO3.       C. CaCO3, NaNO3.       D. NaNO3, KNO3.

(Xem giải) Câu 25: Hỗn hợp E gồm ba este X, Y, Z đều no, mạch hở và đều được tổng hợp từ ancol và axit cacboxylic (MX < MY < MZ < 180). Đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol E bằng O2, thu được 0,5 mol CO2 và 0,4 mol H2O. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn 29,6 gam E bằng dung dịch NaOH đun nóng (phản ứng vừa đủ), thu được hỗn hợp hai ancol và 33,8 gam hỗn hợp muối. Thành phần % theo khối lượng của X trong E là

A. 35,8%.       B. 21,2%.       C. 28,4%.       D. 30,41%.

(Xem giải) Câu 26: Một bình kín chỉ chứa các chất sau: 0,5 mol axetilen, 0,4 mol vinylaxetilen, 0,65 mol hiđro và một ít bột niken. Nung nóng bình một thời gian, thu được hỗn hợp khí X có tỉ khối so với H2 bằng 19,5. Khí X phản ứng vừa đủ với 0,7 mol AgNO3 trong dung dịch NH3, thu được m gam kết tủa và 10,08 lít hỗn hợp khí Y (đktc). Khí Y phản ứng tối đa với 0,55 mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của m là

A. 76,1.       B. 75,9.       C. 91,8.       D. 92,0.

(Xem giải) Câu 27: Cho 31,56 gam tinh thể MSO4.nH2O vào 400 ml dung dịch NaCl 0,8M và CuSO4 0,3M thu được dung dịch X. Điện phân X bằng điện cực trơ với cường độ dòng điện không đổi, trong thời gian t giây thấy khối lượng catot tăng m gam, đồng thời ở anot thoát ra 0,18 mol khí. Nếu thời gian điện phân là 2t giây, tổng số mol khí thoát ra ở 2 cực là 0,44 mol. Giá trị của m là

A. 12,8.       B. 12,4.       C. 15,36.       D. 14,76.

(Xem giải) Câu 28: Hỗn hợp E gồm chất X (CxHyO4N) và Y (CxHtO5N2) trong đó X không chứa chức este, Y là muối của α-amino axit no với axit nitric. Cho m gam E tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch NaOH 1,2M, đun nóng nhẹ thấy thoát ra 0,03 mol một amin bậc 3 (ở thể khí, điều kiện thường). Mặt khác, m gam E tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa a mol HCl, thu được hỗn hợp sản phẩm trong đó có 2,7 gam một axit cacboxylic. Giá trị của m và a lần lượt bằng bao nhiêu?

A. 9,87 và 0,06.       B. 9,84 và 0,06.       C. 9,84 và 0,03.       D. 9,87 và 0,03.

(Xem giải) Câu 29: Cho các phát biểu sau:
(a) Thủy phân hoàn toàn anbumin của lòng trắng trứng, thu được α–amino axit.
(b) Ở điều kiện thích hợp, triolein tham gia phản ứng cộng H2.
(c) Axit fomic có trong nọc kiến. Khi bị kiến cắn ta bôi giấm ăn vào vết thương để giảm sưng tấy.
(d) Dầu chuối (chất tạo hương liệu mùi chuối chín) có chứa isoamyl axetat.
(e) Trong công nghiệp, glucozơ được dùng để tráng ruột phích.
(f) Ảnh hưởng của nhóm -OH đến gốc C6H5- trong phân tử phenol thể hiện qua phản ứng giữa phenol với dung dịch NaOH.
Số phát biểu đúng là

A. 3.       B. 4.       C. 5.       D. 2.

(Xem giải) Câu 30: Thêm từ từ từng giọt 100 ml dung dịch chứa Na2CO3 1,2M và NaHCO3 0,6M vào 200 ml dung dịch HCl 1M. Sau khi phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch X. Cho dung dịch BaCl2 đến dư vào X thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 7,88.       B. 11,82.       C. 9,85.       D. 23,64.

(Xem giải) Câu 31: Tiến hành các thí nghiệm sau:
Thí nghiệm 1: Cho 5 giọt dung dịch CuSO4 5% và khoảng 1 ml dung dịch NaOH 10% vào ống nghiệm. Lắc nhẹ, gạn bỏ lớp dung dịch giữ lấy kết tủa Cu(OH)2. Cho thêm vào ống nghiệm 2 ml dung dịch glucozơ 1%. Lắc nhẹ ống nghiệm.
Thí nghiệm 2: Cho vào ống nghiệm 1 ml protein 10%, 1 ml dung dịch NaOH 30% và 1 giọt dung dịch CuSO4 2%. Lắc nhẹ ống nghiệm.
Thí nghiệm 3: Cho vài giọt dung dịch iot vào ống nghiệm đựng sẵn 1 – 2 ml dung dịch hồ tinh bột.
Cho các phát biểu sau:
(a) Ở thí nghiệm 1, Cu(OH)2 tan tạo thành dung dịch màu xanh lam.
(b) Ở thí nghiệm 1, có thể thay thế glucozơ bằng saccarozơ thì hiện tượng vẫn không đổi.
(c) Ở thí nghiệm 2, thu được sản phẩm có màu tím vì protein có phản ứng màu biure với Cu(OH)2.
(d) Ở thí nghiệm 3, dung dịch xuất hiện màu xanh tím.
(e) Đun nóng ống nghiệm ở thí nghiệm 2 và 3, thu được dung dịch không màu.
(f) Ở thí nghiệm 3 xuất hiện màu xanh tím là do cấu tạo mạch ở dạng xoắn có lỗ rỗng, tinh bột hấp phụ iot.
Số phát biểu đúng là

A. 3.       B. 6.       C. 4.       D. 5.

(Xem giải) Câu 32: Hòa tan hoàn toàn m (gam) hỗn hợp E gồm Na, Na2O, K, K2O, Ba, BaO trong nước dư thu được 3,36 lít H2 (đktc) và dung dịch X. Hấp thụ hết 11,2 lít CO2 vào X thì thu được 59,1 gam kết tủa và dung dịch Y. Cho từ từ dung dịch Y vào 150 ml dung dịch HCl 1M thấy có 2,24 lít khí thoát ra và dung dịch Z chứa 19,875 gam muối. Biết các thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Giá trị của m là

A. 56,0.       B. 54,4.       C. 49,6.       D. 58,1.

(Xem giải) Câu 33: Đốt cháy hoàn toàn 12,36 gam amino axit X có công thức dạng H2NCxHy(COOH)t, thu được a mol CO2 và b mol H2O (b > a). Mặt khác, cho 0,2 mol X vào 1 lít dung dịch hỗn hợp KOH 0,4M và NaOH 0,3M, thu được dung dịch Y. Thêm HCl dư vào Y, thu được dung dịch chứa 75,25 gam muối. Giá trị của b là

A. 0,54.       B. 0,30.       C. 0,48.       D. 0,42.

(Xem giải) Câu 34: Cho các phát biểu sau:
(a) Photpho đỏ bốc cháy trong không khí ở nhiệt độ trên 40°C, nên được bảo quản bằng cách ngâm trong nước.
(b) Nhôm bền trong không khí và nước do có màng oxit bảo vệ.
(c) Dùng Na2CO3 để làm mất tính cứng tạm thời và tính cứng vĩnh cửu của nước.
(d) Dùng bột lưu huỳnh để xử lí thủy ngân rơi vãi khi nhiệt kế bị vỡ.
(e) Khi làm thí nghiệm kim loại đồng tác dụng với dung dịch HNO3, người ta nút ống nghiệm bằng bông tẩm dung dịch kiềm.
(f) Cho a mol CO2 vào dung dịch chứa hỗn hợp 0,5a mol Ba(OH)2 và 0,2a mol NaOH, sau phản ứng khối lượng dung dịch tăng.
Số phát biểu đúng là

Bạn đã xem chưa:  [2019] Thi thử THPT Quốc gia sở GD-ĐT Nam Định

A. 6.       B. 3.       C. 4.       D. 5.

(Xem giải) Câu 35: Cho các sơ đồ phản ứng xảy ra theo đúng tỉ lệ mol:
(1) E + 2NaOH → X + Y + Z;
(2) X + HCl → X1 + NaCl;
(3) Y + HCl →Y1 + NaCl.
Biết E có công thức phân tử C6H8O4 được tạo thành từ axit cacboxylic và ancol, MX < MY. Cho các phát biểu sau:
(a) Z có tác dụng với Cu(OH)2/OH– thu được dung dịch xanh lam.
(b) Y1 làm mất màu nước brom.
(c) E và X đều có khả năng tham gia phản ứng tráng gương.
(d) X1, Y1 là hai hợp chất thuộc cùng dãy đồng đẳng.
(e) Đốt cháy hoàn toàn a mol X thu được a mol CO2.
(f) Dung dịch chứa 40% chất X1 được sử dụng làm giấm ăn.
Số phát biểu đúng là

A. 5.       B. 4.       C. 3.       D. 6.

(Xem giải) Câu 36: Hỗn hợp E chứa các hợp chất hữu cơ đều mạch hở gồm amin X (CnH2n+3N), amino axit Y (CmH2m+1O2N) và este của Y với ancol no, đơn chức. Đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol E cần dùng 0,3975 mol O2, sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2 được dẫn qua dung dịch KOH đặc, dư thấy khối lượng dung dịch trong bình tăng 18,47 gam. Mặt khác, lấy 0,15 mol X tác dụng vừa đủ với dung dịch KOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 4,07 gam phần hơi gồm hai hợp chất hữu cơ có cùng số nguyên tử cacbon và phần rắn có khối lượng m gam. Giá trị của m là

A. 7,42.       B. 6,46.       C. 6,78.       D. 7,06.

(Xem giải) Câu 37: X, Y là hai este đều đơn chức, cùng dãy đồng đẳng, Z là este 2 chức (X, Y, Z đều mạch hở). Đun nóng 5,7m gam hỗn hợp E gồm X, Y, Z (số mol của Y lớn hơn số mol của Z và MY > MX) với dung dịch NaOH vừa đủ thu được hỗn hợp F gồm 2 ancol kế tiếp nhau và hỗn hợp muối. Dẫn toàn bộ F qua bình đựng Na dư thấy khối lượng bình tăng 8,56 gam và có 2,688 lít khí H2 (đktc) thoát ra. Lấy hỗn hợp muối nung với vôi tôi xút thu được duy nhất một hiđrocacbon đơn giản nhất có khối lượng m gam. Khối lượng của Z có trong hỗn hợp E là

A. 5,84 gam.       B. 7,92 gam.       C. 8,76 gam.       D. 5,28 gam.

(Xem giải) Câu 38: Thí nghiệm dưới đây mô tả quá trình của phản ứng nhiệt nhôm:

Cho các phát biểu sau:
(a) X là Fe nóng chảy, Y là Al2O3 nóng chảy.
(b) Phần khói trắng bay ra là Al2O3.
(c) Dải Mg khi đốt được dùng để khơi mào phản ứng nhiệt nhôm.
(d) Trong phản ứng nhiệt nhôm, nhôm đóng vai trò là chất oxi hóa.
(e) Phản ứng nhiệt nhôm được sử dụng để điều chế một lượng sắt khi hàn đường ray.
Số phát biểu đúng là

A. 2.       B. 3.       C. 4.       D. 5.

(Xem giải) Câu 39: Cho 3,94 gam hỗn hợp X gồm C, P, S vào dung dịch HNO3 đặc, nóng, dư. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp hai khí trong đó có 0,9 mol khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch Y. Đem dung dịch Y tác dụng với dung dịch BaCl2 dư thu được 4,66 gam một chất kết tủa. Mặt khác, khi đốt cháy hoàn toàn 3,94 gam hỗn hợp X trong oxi dư, lấy toàn bộ khí tạo thành hấp thụ hết vào dung dịch chứa 0,1 mol KOH và 0,15 mol NaOH thu được dung dịch chứa m gam chất tan. Giá trị của m là

A. 20,68.       B. 16,15.       C. 16,18.       D. 15,64.

(Xem giải) Câu 40: Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Nhúng thanh đồng nguyên chất vào dung dịch FeCl3.
(b) Cắt miếng sắt tây (sắt tráng thiếc), để trong không khí ẩm.
(c) Cho lá Cu vào dung dịch gồm Fe(NO3)3 và HNO3.
(d) Cho lá Zn vào dung dịch HCl.
(e) Nhúng thanh kẽm vào dung dịch H2SO4 loãng có nhỏ vài giọt dung dịch CuSO4.
(f) Quấn sợi dây đồng vào đinh sắt rồi nhúng vào cốc nước muối.
(g) Cho lá Al vào dung dịch hỗn hợp gồm HCl và CuSO4.
Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm chỉ xảy ra ăn mòn hóa học là

A. 2.       B. 3.       C. 4.         D. 1.

Phần II. Viết đáp án (8 điểm) Thí sinh viết đáp án của từng Câu vào tờ giấy thi theo hàng dọc.

(Xem giải) Câu 41: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp Mg và Al cần V ml dung dịch HCl 1M (vừa đủ) thì thu được dụng dịch X chứa (m + 4,4375) gam muối và một lượng khí H2. Tính giá trị của V?

(Xem giải) Câu 42: Cho các chất: anilin, lysin, glyxin, axit glutamic, đimetylamin. Có bao nhiêu chất tác dụng được với dung dịch NaOH?

(Xem giải) Câu 43: Cho sơ đồ chuyển hóa:

Biết: X, Y, Z, E là các hợp chất khác nhau và khác CaCO3, mỗi mũi tên ứng với một phương trình hóa học của phản ứng giữa hai chất tương ứng. Xác định các chất X, Y, Z, E trong sơ đồ trên?

(Xem giải) Câu 44: Cho các polime sau: polistiren, poliacrilonitrin, policaproamit, poli (metyl metacrylat), tơ nilon-6,6. Liệt kê các polime có liên kết amit trong phân tử?

(Xem giải) Câu 45: Cho các phát biểu sau:
(a) Trong công nghiệp dược phẩm, saccarozơ được dùng để pha chế thuốc.
(b) Xenlulozơ trinitrat là nguyên liệu để sản xuất tơ nhân tạo.
(c) Có thể phân biệt được glucozơ và fructozơ bằng phản ứng tráng gương.
(d) Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit.
(e) Thể tích khí O2 cần dùng để đốt cháy hoàn toàn lượng bất kì cacbohiđrat Cn(H2O)m đúng bằng thể tích khí CO2 sinh ra cùng điều kiện.
Liệt kê các phát biểu đúng?

Câu 46: Cho X, Y, Z, T là các chất trong số 4 chất sau: etanal, etanol, axit etanoic và eten. Giá trị nhiệt độ sôi được ghi theo bảng sau:

Chất X X Y Z T
Nhiệt độ sôi (°C) -104,0 78,3 118,0 21

Các chất X, Y, Z, T lần lượt là những chất nào?

(Xem giải) Câu 47: Cho triolein lần lượt vào mỗi ống nghiệm chứa các chất riêng biệt: Na, Cu(OH)2, CH3OH, dung dịch Br2, dung dịch NaOH. Trong những chất trên, chất nào phản ứng được với triolein?

Bạn đã xem chưa:  [2006 - 2007] Thi học sinh giỏi lớp 12 - Hà Nội

(Xem giải) Câu 48: Để thu lấy Ag tinh khiết từ hỗn hợp X (gồm a mol Al2O3, b mol CuO, c mol Ag2O), người ta hoà tan X bởi dung dịch chứa (6a + 2b + 2c) mol HNO3 được dung dịch Y. Giả thiết hiệu suất các phản ứng đều là 100%, sau đó cần thêm vào dung dịch Y bao nhiêu mol (tính theo c) bột kim loại nào?

(Xem giải) Câu 49: Nhỏ từ từ đến hết 300 ml dung dịch NaHCO3 0,1M, K2CO3 0,2M vào 100 ml dung dịch HCl 0,2M, NaHSO4 0,6M và khuấy đều, thu được V lít CO2 (đktc) và dung dịch X. Cho 100 ml dung dịch chứa KOH 0,6M và BaCl2 1,5M vào X, thu được m gam kết tủa. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Tính giá trị của V và m?

(Xem giải) Câu 50: Hòa tan hết m gam hỗn hợp X gồm MgO, CuO và Fe2O3 bằng dung dịch HCl, thu được dung dịch Y. Cho toàn bộ Y tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được (m + 5,4) gam kết tủa. Biết trong X, nguyên tố oxi chiếm 25% khối lượng. Xác định giá trị của m?

(Xem giải) Câu 51: Bệnh bướu cổ là tình trạng lớn lên bất thường của tuyến giáp liên quan tới homon tireoglubulin. Tireoglubulin là protein cao phân tử (M ≈ 600000 g/mol) chứa iot có thành phần của tiroksin chứa 4 nguyên tử iot.

Cho các phát biểu về tiroksin:
(a) Bổ sung muối iot là bổ sung muối ăn trộn KI hoặc KIO3.
(b) Số nguyên tử cacbon của tiroksin là 14.
(c) Tiroksin là hợp chất hữu cơ tạp chức.
(d) Số liên kết π trong tiroksin là 7.
(e) Ở điều kiện thường, tiroksin có thể tác dụng với NaOH và HCl.
Liệt kê các phát biểu đúng?

(Xem giải) Câu 52: Cho hỗn hợp gồm a gam X (C5H11O4N) và b gam Y (C4H12O4N2) (là muối của axit hữu cơ) tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được một ancol đơn chức Z, một amin và dung dịch T. Cô cạn T thu được 110,7 gam hỗn hợp G gồm hai muối khan (trong đó có một muối của axit cacboxylic và một muối của amino axit). Tách nước hoàn toàn Z (H2SO4 đặc, 170°C), thu được 0,3 mol một anken. Cho biết giá trị của a và b?

(Xem giải) Câu 53: Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch Ca(HCO3)2.
(b) Sục khí H2S vào dung dịch FeCl2.
(c) Sục khí CO2 tới dư vào dung dịch NaAlO2 (hoặc Na[Al(OH)4]).
(e) Nhỏ từ từ dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch Al2(SO4)3.
(f) Đun sôi nước cứng tạm thời.
(g) Cho phèn chua vào lượng dư dung dịch Ba(OH)2.
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, có bao nhiêu thí nghiệm thu được kết tủa?

(Xem giải) Câu 54: Este E (mạch hở) có công thức phân tử là C8H12O6. Cho E tác dụng với NaOH, thu được hai ancol X và Y (X, Y có cùng số cacbon trong phân tử, MX < MY) và hai muối Z, T (Z, T có cùng số nguyên tử cacbon và đều là muối của axit cacboxyic, MZ < MT). Cho các phát biểu sau:
(a) Chất Y tác dụng với Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam.
(b) Dung dịch chất Z tham gia phản ứng tráng bạc.
(c) Đun nóng X trong H2SO4 đặc ở 170°C, thì thu được khí làm mất màu nước brom.
(d) Đốt cháy hoàn toàn T, thu được Na2CO3 và CO2.
(e) Oxi hóa X bằng CuO thu được anđehit oxalic.
(f) Nung T với NaOH và CaO thu được khí metan.
Liệt kê các phát biểu đúng?

(Xem giải) Câu 55: Thủy phân hoàn toàn m gam chất béo E cần vừa đủ 150 ml dung dịch KOH 0,5M, thu được dung dịch chứa a gam muối X và b gam muối Y (MX < MY, trong mỗi phân tử muối có không quá ba liên kết π, X và Y có cùng số nguyên tử C, số mol của X lớn hơn số mol của Y). Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam E, thu được 28,56 lít CO2 (đktc) và 20,25 gam H2O. Xác định giá trị của a và b?

(Xem giải) Câu 56: Đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol hỗn hợp X gồm một axit, một este (đều no, đơn chức, mạch hở) và 2 hiđrocacbon mạch hở cần vừa đủ 0,42 mol O2 tạo ra 5,4 gam H2O. Nếu cho 0,15 mol X vào dung dịch Br2/CCl4 dư thì số mol Br2 phản ứng tối đa là a. Tính giá trị của a?

(Xem giải) Câu 57: Đốt m gam hỗn hợp E gồm Al, Fe và Cu trong không khí một thời gian, thu được 34,4 gam hỗn hợp X gồm các kim loại và oxit của chúng. Cho 6,72 lít (đktc) khí CO qua X nung nóng, thu được hỗn hợp rắn Y và hỗn hợp khí Z có tỉ khối so với H2 là 18. Hòa tan hoàn toàn Y trong dung dịch chứa 1,7 mol HNO3, thu được dung dịch chỉ chứa 117,46 gam muối và 4,48 lít (đktc) hỗn hợp khí T gồm NO và N2O. Tỉ khối của T so với H2 là 16,75. Tính giá trị của m?

(Xem giải) Câu 58: Cho các phát biểu sau:
(a) Hỗn hợp Cu, Fe và Fe2O3 luôn tan hết trong dung dịch HCl dư.
(b) Đun nóng dung dịch hỗn hợp CaCl2 và NaHCO3 có xuất hiện kết tủa.
(c) Ca(OH)2 bị nhiệt phân thành CaO.
(d) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch FeCl2, thu được một chất kết tủa.
(e) Cho NaHSO4 vào dung dịch Ba(HCO3)2, thấy xuất hiện kết tủa và sủi bọt khí.
(f) Cho ure vào dung dịch Ca(OH)2 chỉ có khí thoát ra, không có kết tủa.
Liệt kê các phát biểu không đúng?

(Xem giải) Câu 59: Đốt cháy 0,1 mol hỗn hợp X gồm glyxin, alanin, axit glutamic và một amin (no, đơn chức, mạch hở) bằng một lượng oxi vừa đủ, thu được 0,85 mol hỗn hợp Y gồm CO2, H2O và N2. Hấp thụ hết Y vào bình đựng nước vôi trong dư, thu được 38 gam kết tủa. Mặt khác, cho m gam X tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được 34,925 gam hỗn hợp muối. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tính giá trị của m?

(Xem giải) Câu 60: Cho các phát biểu sau:
(a) Điện phân dung dịch NaCl với điện cực trơ, thu được khí H2 ở catot.
(b) Trong phản ứng của Al với dung dịch NaOH thì Al là chất khử, NaOH là chất oxi hóa.
(c) Các kim loại Mg, K và Fe đều khử được ion Ag+ trong dung dịch thành Ag.
(d) Trong các kim loại Fe, Na, K, Cu, Al có 2 kim loại có thể điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện.
(e) Dùng Ba(OH)2 có thể phân biệt hai dung dịch AlCl3 và Na2SO4.
(f) Ở nhiệt độ cao, Na2CO3 và Al(OH)3 đều bị phân hủy.
Liệt kê các phát biểu đúng?

Bình luận

200
error: Chúc bạn học tốt và luôn vui nhé !!