[2022 – 2023] Thi học sinh giỏi lớp 12 – TP Hải Phòng
⇒ File word đề thi, đáp án và giải chi tiết
⇒ Thời gian làm bài: 180 phút
⇒ Đề thi, đáp án và giải chi tiết:
(Xem giải) Bài 1. (1,0 điểm)
Trong phân tử M2X có tổng số hạt cơ bản (proton, nơtron, electron) là 140, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 44. Số hạt mang điện của nguyên tử M nhiều hơn số hạt mang điện của nguyên tử X là 22. Viết cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố M, X và xác định vị trí của nguyên tố M, X trong bảng tuần hoàn.
(Xem giải) Bài 2. (1,0 điểm)
Cho sơ đồ chuyển hoá sau:
Biết A1 là hợp chất của lưu huỳnh với 2 nguyên tố khác và có phân tử khối bằng 51; các chất A2, A3, A4, A5, A6 là các hợp chất của lưu huỳnh; A8 là chất kết tủa. Xác định các chất trong sơ đồ trên và viết các phương trình phản ứng xảy ra.
(Xem giải) Bài 3. (1,0 điểm)
Ba hợp chất hữu cơ X, Y, Z mạch hở, đơn chức có công thức phân tử tương ứng lần lượt là C3H6O, C3H4O, C3H4O2. X, Y, Z có các tính chất sau:
– X và Y không tác dụng với Na, khi tác dụng với H2 dư (xúc tác Ni, t°) tạo ra cùng một sản phẩm.
– X có đồng phân X’, khi oxi hóa X’ thu được Y.
– Z có đồng phân Z’, khi oxi hóa Y thu được Z’.
Xác định công thức cấu tạo của X, X’, Y, Z, Z’. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
(Xem giải) Bài 4. (1,0 điểm)
Cho 28,3 gam hỗn hợp chất rắn B gồm Al, Mg và FeCO3. Chia hỗn hợp B thành hai phần bằng nhau:
– Phần 1: Tác dụng hết với dung dịch HCl dư, thu được 0,225 mol hỗn hợp khí.
– Phần 2: Tác dụng hết với dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư thu được dung dịch C và 0,275 mol hỗn hợp khí D gồm CO2 và SO2.
Viết các phương trình phản ứng xảy ra và tính khối lượng mỗi chất trong B.
(Xem giải) Bài 5. (1,0 điểm)
Đốt cháy hoàn toàn 9,2 gam một hợp chất hữu cơ A mạch hở (chứa C, H, O) bằng một lượng không khí vừa đủ. Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy đi chậm qua bình đựng dung dịch H2SO4 đặc, dư thấy có hỗn hợp khí B thoát ra khỏi bình, đồng thời khối lượng bình tăng thêm 10,8 gam. Tỉ khối hơi của B so với H2 bằng 15,143. Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo các đồng phân của A và gọi tên theo danh pháp thường. (Giả sử trong không khí O2 chiếm 20% thể tích, N2 chiếm 80% thể tích và các phản ứng xảy ra hoàn toàn).
(Xem giải) Bài 6. (1,5 điểm)
Hoà tan hết 27,04 gam hỗn hợp chất rắn X gồm Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3 và Fe(NO3)2 bằng dung dịch chứa 0,88 mol HCl và 0,04 mol HNO3. Sau phản ứng thu được dung dịch Y (không chứa ion NH4+) và 0,16 mol hỗn hợp khí Z (gồm NO2, NO). Cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch Y, thu được 0,02 mol khí NO (sản phẩm khử duy nhất), dung dịch T và 133,84 gam kết tủa. Biết tỉ lệ mol của FeO, Fe3O4, Fe2O3 trong X lần lượt là 3 : 2 : 1 và các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
1. Tính khối lượng chất tan có trong dung dịch Y.
2. Tính phần trăm số mol của NO có trong hỗn hợp Z và Fe có trong hỗn hợp X.
(Xem giải) Bài 7. (1,5 điểm)
Cho X là este 3 chức, mạch hở (tạo bởi axit cacboxylic thuần chức và ancol), Y là este đơn chức. X và Y đều chỉ chứa nhóm chức este trong phân tử. Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp E (gồm X và Y) bằng lượng vừa đủ dung dịch NaOH 12,8%. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được hỗn hợp chất rắn khan T gồm 3 muối (T1, T2, T3 ) và phần hơi L. Ngưng tụ hết phần hơi L thu được 185,36 gam chất lỏng Z. Trong hỗn hợp T, muối T1 chiếm 25% số mol và MT1 < MT2 < MT3 < 214 g/mol. Đốt cháy hoàn toàn lượng T trên cần vừa đủ 48,832 lít khí oxi (khí đo ở đktc) thu được 33,92 gam Na2CO3; 82,72 gam CO2 và 12,96 gam H2O. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, quá trình cô cạn không xảy ra phản ứng hóa học.
1. Tính khối lượng các muối trong T.
2. Xác định công thức cấu tạo của X và Y.
Bài 8. (2,0 điểm)
(Xem giải) 1. Để so sánh độ ngọt của các loại đường người ta chọn độ ngọt của đường glucozơ làm đơn vị, khi đó độ ngọt của một số saccarit và saccarin (đường hoá học có công thức phân tử C7H5O3NS) như sau:
Chất ngọt | Glucozơ | Fructozơ | Saccarozơ | Saccarin |
Độ ngọt | 1 | 1,65 | 1,45 | 435 |
a. Saccarin có thuộc loại saccarit không? Tại sao?
b. Saccarin dùng để làm gì? Vì sao không nên lạm dụng saccarin trong chế biến đồ ăn, đồ uống?
(Xem giải) 2. Tổ chức Y tế Thế giới WHO giới thiệu một công thức để pha chế 10,0 lít dung dịch sát khuẩn sử dụng trong phòng dịch Covid-19 gồm các hoá chất như sau:
– Dung dịch etanol (ancol etylic) 96°: 8333 ml.
– Dung dịch hiđro peoxit 3%: 417 ml.
– Dung dịch glixerol 98%: 145 ml.
a. Hãy cho biết vai trò của etanol và glixerol trong dung dịch trên.
b. Tính khối lượng ancol etylic có trong 8333 ml rượu 96° ở trên biết khối lượng riêng của ancol etylic nguyên chất là 0,8g/ml.
(Xem giải) 3. Để loại bỏ ion amoni (NH4+) trong nước thải, trước tiên người ta phải kiềm hóa dung dịch nước thải bằng NaOH đến pH = 11; sau đó cho chảy từ trên xuống trong một tháp được nạp đầy các vòng đệm bằng sứ, còn không khí được thổi ngược từ dưới lên để oxi hoá NH3. Phương pháp này loại bỏ được khoảng 95% lượng amoni trong nước thải.
a. Viết các phương trình hóa học minh họa cho cách làm trên. Trong quá trình loại bỏ amoni, phương pháp ngược dòng có vai trò gì?
b. Kết quả phân tích hai mẫu nước thải khi chưa được xử lý như sau:
Mẫu | Mẫu nước thải | Hàm lượng amoni trong nước thải (mg/lít) |
1 | Nhà máy phân đạm | 18 |
2 | Bãi chôn lấp rác | 160 |
Giả sử tiến hành xử lí hai mẫu nước thải theo phương pháp trên, biết rằng tiêu chuẩn hàm lượng amoni cho phép là 1,0 mg/lít. Hai mẫu nước thải trên sau khi xử lý có đạt tiêu chuẩn để thải ra môi trường hay không? Vì sao?
(Xem giải) 4. Khi ăn thức ăn có vị chua thì thường hay bị sâu răng. Hãy giải thích hiện tượng trên bằng kiến thức hoá học.
Thầy ơi bao giờ có đáp án đề này ạ ?
Nay mai có đấy em