[2022-2023][Hóa 10] Kiểm tra giữa kỳ 1 trường Yên Thế – Bắc Giang (Lần 2)

File word đề thi, đáp án và giải chi tiết

⇒ Giải chi tiết và đáp án:

⇒ Mã đề: 009

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
11 12 13 14 15 16 17 18 19 20

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm)

Câu 1. Trong phân tử nào sau đây có liên kết đôi?

A. HCl.       B. H2.       C. CO2.       D. N2.

Câu 2. Nguyên tố K thuộc chu kì 4, nhóm IA. Số lớp electron trong nguyên tử K là

A. 4.       B. 3.       C. 2.       D. 1.

Câu 3. Nguyên tố R thuộc chu kì 3, nhóm IIA. Oxide và hydroxide ứng với hóa trị cao nhất của R có tính

A. acid hoặc base.       B. base.       C. lưỡng tính.       D. acid.

Câu 4. Cation aluminium (13Al3+) có cấu hình electron là

A. 1s22s22p63s23p6.       B. 1s2.       C. 1s22s22p63s23p1.       D. 1s22s22p6.

Câu 5. Tổng số electron, proton, neutron của nguyên tử X là 13. Số hiệu nguyên tử của X là

A. 13.       B. 5.       C. 4.       D. 9.

Câu 6. Nguyên tố Be thuộc nhóm IIA, số electron ở lớp ngoài cùng của Be là

A. 5.       B. 2.       C. 3.       D. 4.

Câu 7. Nguyên tố R thuộc nhóm IVA. Công thức oxide ứng với hóa trị cao nhất của R là

A. RO3.       B. RO.       C. RO4.       D. RO2.

Câu 8. Cho các nguyên tố Na (Z=11); Mg (Z=12); Si (Z=14). Trình tự tăng dần bán kính nguyên tử của các nguyên tố trên là

Bạn đã xem chưa:  Giải bài tập SGK, SBT Hóa học 10 (Chương trình mới)

A. Mg, Si, Na.       B. Si, Na, Mg.       C. Si, Mg, Na.       D. Na, Mg, Si.

Câu 9. Nguyên tử X có 14 electron và 14 neutron. Kí hiệu của nguyên tử X là

A. 14X28.       B. 28X14.       C. 14X14.       D. 28X42.

Câu 10. Nguyên tử sodium ( ) nhường 1 electron để tạo thành cation sodium. Số neutron trong cation sodium là

A. 12.       B. 23.       C. 11.       D. 10.

Câu 11. Nguyên tử của nguyên tố nào sau đây có bán kính lớn nhất?

A. Na (Z = 11).       B. Li (Z = 3).       C. O (Z = 8).       D. K (Z = 19).

Câu 12. Nguyên tố hóa học là tập hợp các nguyên tử có cùng

A. số khối.       B. nguyên tử khối.

C. số neutron.       D. điện tích hạt nhân.

Câu 13. Nhóm VIIA có các nguyên tố 9F, 17Cl, 35Br, 53I. Các nguyên tố này đều tạo hợp chất với hydrogen có công thức dạng HX. Liên kết trong phân tử HX nào sau đây phân cực mạnh nhất?

A. HI.       B. HCl.       C. HBr.       D. HF.

Câu 14. Trong các nguyên tố C (Z = 6), Li (Z = 3), O (Z = 8) và F (Z = 9), nguyên tố có độ âm điện lớn nhất là

A. C.       B. Li.       C. F.       D. O.

Câu 15. Số electron tối đa trong phân lớp 3d là

A. 6.       B. 18.       C. 14.       D. 10.

Bạn đã xem chưa:  [2022-2023][Hóa 10] Kiểm tra giữa kỳ 1 trường Võ Nguyên Giáp - Quảng Nam

Câu 16. Phát biểu nào sau đây về sự hình thành liên kết trong phân tử NaF từ nguyên tử Na và F là đúng?

A. Nguyên tử Na và F góp chung mỗi nguyên tử 1 electron.

B. Nguyên tử Na và F góp chung mỗi nguyên tử 2 electron.

C. Nguyên tử Na nhường 1 electron, nguyên tử F nhận 1 electron.

D. Nguyên tử Na nhường 2 electron, nguyên tử F nhận 2 electron.

Câu 17. Trong phân tử nào sau đây có liên kết ion?

A. NH3.       B. H2.       C. KCl.       D. H2S.

Câu 18. Nguyên tử của nguyên tố nào sau đây có xu hướng nhận 1 electron khi hình thành liên kết hóa học?

A. Cl (Z = 17).       B. Al (Z = 13).       C. O (Z = 8).       D. Ca (Z = 20).

Câu 19. Nguyên tố R thuộc chu kì 3, nhóm VIA. Phát biểu nào sau đây về R là không đúng?

A. Công thức hydroxide ứng với hóa trị cao nhất của R là H2RO4.

B. Công thức oxide ứng với hóa trị cao nhất của R là RO2.

C. R là nguyên tố phi kim.

D. Nguyên tử R có 6 electron hóa trị.

Câu 20. Cấu hình electron của nguyên tử có Z=16 là

A. 1s22s22p63s23p6.       B. 1s22s22p63s23p5.

C. 1s22s22p63s23p4.         D. 1s22s22p63s23p3.

II. PHẦN TỰ LUẬN (5,0 điểm)

Câu 1 (1,0 điểm): Cho một số nguyên tố trong chu kì 3: Na (Z = 11) , Al (Z = 13), S (Z = 16) và Cl (Z = 17). Hãy cho biết, trong các nguyên tố trên:
– Nguyên tố nào có độ âm điện lớn nhất?
– Bán kính nguyên tử của nguyên tố nào lớn nhất?
– Nguyên tố nào có tính phi kim mạnh nhất?
– Nguyên tử của nguyên tố nào có xu hướng nhận 2 electron?

Bạn đã xem chưa:  [2021] Thi thử TN trường Yên Thế - Bắc Giang

Câu 2 (2,0 điểm): Phosphorus là nguyên tố có rất nhiều ứng dụng trong công nghiệp và trong thực tiễn như: sản xuất phosphoric acid, diêm, đạn cháy, đạn khói,… Trong tự nhiên, phosphorus có một đồng vị bền là .
a) Xác định số electron, proton, neutron trong nguyên tử P.
b) Viết cấu hình electron nguyên tử và xác định vị trí của P trong bảng tuần hoàn.
c) Viết công thức oxide, hydroxide ứng với hóa trị cao nhất của P và cho biết tính acid, base của chúng.
d) Phosphine là hợp chất hóa học giữa phosphorus với hydrogen, có công thức hóa học là PH3. Vận dụng quy tắc octet để giải thích sự tạo thành liên kết hóa học trong phosphine.Viết công thức electron, công thức Lewis, công thức cấu tạo của phosphine.

Câu 3 (2,0 điểm): Cho 0,729 gam kim loại R (thuộc nhóm IIA trong bảng tuần hoàn) tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được 743,7 mL khí H2 ở điều kiện chuẩn.
a) Viết phương trình hóa học và xác định nguyên tử khối trung bình của R. Biết 1 mol khí ở điều kiện chuẩn chiếm thể tích 24,79 lít.
b) Trong tự nhiên, R có ba đồng vị bền có số khối là A, A+1, A+2 với tỉ lệ số nguyên tử tương ứng là 8 : 1 : 1. Tìm số khối mỗi đồng vị và vẽ phổ khối của R.
c) Vận dụng quy tắc octet, trình bày sự tạo thành liên kết hóa học trong phân tử RO từ nguyên tử R và O.

Bình luận

200
error: Chúc bạn học tốt và luôn vui nhé !!