[2024] Thi thử TN trường Nguyễn Khuyến – Lê Thánh Tông

File word đề thi, đáp án và giải chi tiết

⇒ Giải chi tiết và đáp án:

⇒ Mã đề: 119

41B 42C 43C 44D 45A 46B 47A 48B 49D 50B
51B 52B 53D 54A 55C 56A 57A 58A 59B 60D
61D 62D 63A 64B 65C 66A 67B 68A 69B 70D
71D 72D 73D 74B 75D 76A 77D 78B 79D 80A

Câu 41. Chất nào sau đây là amino axit?

A. C2H5NH2.       B. NH2CH2COOH.       C. C2H5COOH.         D. C2H5OH.

Câu 42. Ion nào sau đây có tính oxi hóa mạnh nhất?

A. Ca2+.       B. Zn2+.       C. Fe3+.       D. Mg2+.

Câu 43. Este có khối lượng phân tử nhỏ nhất, chứa số nguyên tử cacbon là

A. 1.       B. 4.       C. 2.       D. 3.

Câu 44. Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch NaOH sinh ra khí H2?

A. FeCl3.       B. BaO.       C. HCl.       D. Al.

Câu 45. Chất có màu trắng, dạng sợi, là thành phần chính tạo nên màng tế bào thực vật là

A. xenlulozơ.       B. tinh bột.       C. saccarozơ.       D. glucozơ.

Câu 46. Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm?

A. Ba.       B. Na.       C. Fe.       D. Al.

Câu 47. Ở dạng mạch hở, phân tử glucozơ có bao nhiêu nhóm -OH?

A. 5.       B. 6.       C. 1.       D. 2.

Câu 48. Chất nào sau đây làm mềm được nước có tính cứng vĩnh cửu?

A. HNO3.       B. Na2CO3.       C. MgCl2.       D. HCl.

Câu 49. Cacbohiđrat không chứa nguyên tố

A. cacbon.       B. oxi.       C. hiđro.       D. nitơ.

Câu 50. Cho sơ đồ chuyển hóa: Tristearin (+ 3NaOH) →  X (+ HCl) →  Y. Chất Y là

A. C15H31COOH.       B. C17H35COOH.       C. C17H33COOH.       D. CH3COOH.

Câu 51. Bari sunfat là thành phần chính của thuốc cản quang trong kĩ thuật chụp X-quang. Công thức của bari sunfat là

A. BaCO3.       B. BaSO4.       C. BaSO3.       D. Ba(HCO3)2.

Câu 52. Trong dung dịch, ion Fe2+ thể hiện tính khử khi phản ứng với ion hoặc kim loại nào dưới đây?

A. Zn.       B. Ag+.       C. Cu2+.       D. Ni.

Câu 53. Chất nào dưới đây là chất khí ở điều kiện thường?

A. C6H5NH2.       B. Gly-Ala.       C. C6H12O6.       D. CH3NH2.

Câu 54. Kim loại Cr phản ứng với dung dịch nào dưới đây?

A. HCl.       B. Ba(OH)2.       C. AlCl3.       D. Na2SO4.

Câu 55. Thành phần chính của vỏ sò, vỏ ốc là

A. CaSO4.       B. Al2O3.       C. CaCO3.       D. Fe3O4.

Câu 56. Dẫn khí nào dưới đây đi qua ống chứa CuO nung nóng thu được Cu kim loại?

A. CO.       B. O2.       C. N2.       D. CO2.

Câu 57. Amin nào sau đây là amin bậc một (bậc I)?

A. C2H5NH2.       B. C2H5NHCH3.       C. (CH3)3N.       D. CH3NHCH3.

Câu 58. Để xử lý đất canh tác bị chua (có môi trường axit) có thể dùng

A. Ca(OH)2.       B. K2SO4.       C. CaSO4.       D. NaCl.

Câu 59. X là kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao, được sử dụng để làm sợi tóc bóng đèn là

A. Ag.       B. W.       C. Cs.       D. Cr.

Bạn đã xem chưa:  [2019] Thi thử THPT Quốc gia trường Nguyễn Công Trứ - Hà Tĩnh

Câu 60. Tên gọi của chất có công thức H2N-CH(CH3)-COOH là

A. glyxin.       B. lysin.       C. valin.       D. alanin.

Câu 61. Công thức hoá học của kali đicromat là

A. Cr(OH)3.       B. K2CrO4.       C. KCrO2.       D. K2Cr2O7.

Câu 62. Cây cao su là loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế lớn, được đưa vào trồng ở nước ta từ cuối thế kỉ 19. Nhựa cây cao su (gọi là mủ cao su) là nguyên liệu để sản xuất cao su thiên nhiên. Cao su thiên nhiên là polime của

A. stiren.       B. butađien.       C. etilen.       D. isopren.

(Xem giải) Câu 63. Để bảo vệ vỏ tàu biển bằng sắt theo phương pháp điện hoá cần gắn vào mặt ngoài, phần ngập dưới nước của vỏ tàu những khối kim loại nào sau đây ?

A. Zn.       B. Pb.       C. Ag.       D. Cu.

(Xem giải) Câu 64. Hòa tan hết 10,08 gam kim loại Fe tác dụng với dung dịch HNO3 loãng, dư, thu được a mol khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Giá trị của a là

A. 0,07.       B. 0,18.       C. 0,21.       D. 0,12.

(Xem giải) Câu 65. Dẫn 0,08 mol khí CO đi qua m gam X gồm MgO, Fe2O3 và CuO thu được hỗn hợp khí Y (có tỉ khối hơi so với H2 là 19) và hỗn hợp rắn Z. Mặt khác, cho m gam X tác dụng với dung dịch HCl (vừa đủ), thu được dung dịch chứa (m + 4,95) gam muối. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng của MgO trong m gam X là

A. 2,4 gam.       B. 3,6 gam.       C. 1,6 gam.       D. 4,8 gam.

(Xem giải) Câu 66. Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Dung dịch saccarozơ phản ứng với Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam.

B. Tinh bột có phản ứng tráng bạc.

C. Xenlulozơ bị thuỷ phân trong dung dịch kiềm đun nóng.

D. Glucozơ bị thuỷ phân trong môi trường axit.

(Xem giải) Câu 67. Có 3 cốc thủy tinh đựng ngẫu nhiên các dung dịch gồm: NaOH 0,01M; CH3COOH 0,01M; C2H5OH 0,01M. Lắp bộ dụng cụ thí nghiệm như hình vẽ bên:

Khi nối các đầu dây dẫn vào cùng một nguồn điện thì thấy cốc (1) bóng đèn không sáng, cốc (2) bóng đèn sáng yếu, cốc (3) bóng đèn sáng mạnh. Nhận định nào sau đây là đúng?

A. Cốc (1) chứa dung dịch NaOH.

B. Cốc (2) chứa dung dịch CH3COOH.

C. Cốc (3) chứa dung dịch C2H5OH.

D. Ở cả ba cốc, nếu thay dung dịch trong cốc bằng dung dịch saccarozơ thì bóng đèn đều sáng.

(Xem giải) Câu 68. Cho a mol X (C4H6O4) phản ứng với dung dịch KOH dư, thu được a mol ancol Y (đơn chức) và m gam muối. Đốt cháy hoàn toàn a mol ancol Y thu được 0,2 mol CO2 và 0,3 mol H2O. Giá trị của m là

A. 16,6.       B. 24,4.       C. 16,8.       D. 13,6.

(Xem giải) Câu 69. Cho các dung dịch riêng biệt: CuSO4, NaHCO3, HCl và Na2Cr2O7. Số dung dịch có khả năng phản ứng được với dung dịch NaOH là

A. 3.       B. 4.       C. 2.       D. 1.

(Xem giải) Câu 70. Benzocain là chất gây tê cục bộ. Nó là thành phần hoạt chất trong nhiều loại thuốc mỡ gây tê không kê đơn như các sản phẩm trị loét miệng thương hiệu Orajel. Benzocain được tổng hợp từ nguyên liệu ban đầu là toluidin (H2N-C6H4-CH3) qua nhiều phản ứng, đơn giản hoá quá trình theo sơ đồ sau:

Bạn đã xem chưa:  [2024] Thi thử TN trường Nguyễn Trãi - Ba Đình - Hà Nội

Phát biểu sai là

A. Toluidin thuộc cùng dãy đồng đẳng với anilin.

B. Công thức phân tử benzocain là C9H11O2N.

C. Benzocain là hợp chất hữu cơ có chứa nhóm chức este.

D. Axit p-aminobenzoic là một α-amino axit.

(Xem giải) Câu 71. Axit picric (2,4,6-trinitrophenol) có dạng tinh thể màu vàng. Đầu thế kỷ 20, axit picric đã được sử dụng trong ngành dược phẩm để diệt khuẩn và chữa trị các bệnh như sốt rét, mụn giộp và đậu mùa. Axit picric được tạo ra khi cho phenol phản ứng với dung dịch axit HNO3 đặc (trong dung dịch axit H2SO4 đặc), đun nóng. Để điều chế 41,22 kg axit picric (hiệu suất 60%) cần dùng ít nhất V lít axit nitric 94,5% (d = 1,5 g/ml) phản ứng với phenol dư. Giá trị của V là

A. 24.       B. 36.       C. 60.       D. 40.

(Xem giải) Câu 72. Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho dung dịch Na3PO4 vào dung dịch CaCl2.
(b) Nhỏ từ từ dung dịch KMnO4 vào dung dịch chứa FeSO4 và H2SO4.
(c) Cho phèn chua vào lượng dư dung dịch Ba(OH)2.
(d) Dẫn khí CO2 đến dư vào dung dịch NaAlO2.
(e) Nhỏ từ từ dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch Fe2(SO4)3.
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm không thu được kết tủa là

A. 2.       B. 3.       C. 4.       D. 1.

(Xem giải) Câu 73. Nung hỗn hợp X gồm NaHCO3 và CaCO3 ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi, thu được chất rắn Y. Cho Y vào nước dư, thu được 12 gam chất rắn Z và dung dịch E. Dẫn rất từ từ khí CO2 vào dung dịch E thu được đồ thị biểu diễn khối lượng chất tan (y gam) phụ thuộc vào khí CO2 (x mol) như hình vẽ bên.

Giả sử xem như lượng khí CO2 tan trong nước không đáng kể, các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là

A. 26,16.       B. 24,92.       C. 29,88.       D. 25,54.

(Xem giải) Câu 74. Thực tế trong công nghiệp, sản xuất nhôm người ta điện phân hỗn hợp nóng chảy oxit nhôm (Al2O3) và criolit với điện cực bằng than chì. Sơ đồ thùng điện phân Al2O3 nóng chảy được mô tả như hình vẽ minh họa dưới đây:

(a) Hỗn hợp Al2O3 và criolit có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn so với Al2O3.
(b) Sau một thời gian phải thay thế cực dương vì O2 tạo ra đốt cháy C tạo thành CO và CO2.
(c) Công thức hoá học của criolit là Al2O3.2SiO2.2H2O.
(d) Chất Y là nhôm nóng chảy được định kì tháo ra ở đáy thùng.
(e) Nguyên liệu để sản xuất nhôm là quặng hematit.
Số phát biểu đúng là

A. 4.       B. 3.       C. 2.       D. 5.

(Xem giải) Câu 75. Để mạ lớp niken (Ni) lên một chi tiết máy bằng thép hình trụ đường kính 7 cm, chiều dài 15 cm, người ta sử dụng chi tiết máy cần mạ đó làm catot và nhúng vào trong bể mạ chứa dung dịch NiSO4, cường độ dòng điện đi qua bề mạ là 8,0A (hiệu suất điện phân là 100%). Nếu độ dày lớp mạ niken lên chi tiết máy là 20 µm (1 µm = 10-4 cm) thì thời gian cần để mạ khối kim loại trên là t phút. Cho biết khối lượng riêng của Ni bằng 8,91 g/cm³; giá trị π = 3,14; hằng số Farađây: F = 96500 C/mol. Giá trị của t gần nhất với giá trị nào sau đây

A. 42,7.       B. 45,6.       C. 53,1.       D. 49,4.

(Xem giải) Câu 76. Hỗn hợp E gồm axit cacboxylic X và ancol Y (đều đơn chức, mạch hở, có tỉ lệ mol tương ứng là 3 : 7). Chia hỗn hợp E làm hai phần, phần 1 có khối lượng là 5,32 gam đem đốt cháy hoàn toàn cần dùng 0,285 mol O2 thu được CO2 và 4,32 gam nước. Phần 2 có khối lượng là 26,6 gam đem thực hiện phản ứng este hoá, thu được m gam este. Biết rằng phản ứng đạt hiệu suất 60%. Giá trị của m là

Bạn đã xem chưa:  [2021] Thi thử TN Chuyên Nguyễn Tất Thành - Kon Tum

A. 8,82.       B. 10,29.       C. 7,35.       D. 11,76.

(Xem giải) Câu 77. Cho các hình ảnh kèm với chú thích như dưới đây:

Cho các phát biểu sau:
(a) Dầu cọ có thành phần chính là chất béo no.
(b) Este isoamyl axetat có mùi thơm của hoa nhài.
(c) Trong quả nho chín có chứa nhiều glucozơ.
(d) Nicotin là một amin độc, gây nghiện có trong cây thuốc lá.
(e) Tơ tằm có dạng hình sợi, bản chất là xenlulozơ.
Số phát biểu đúng là

A. 4.       B. 5.       C. 2.       D. 3.

(Xem giải) Câu 78. Urê là loại phân đạm tốt nhất hiện nay. Ở nước ta, urê được sản xuất tại nhà máy phân đạm Bắc Giang và nhà máy phân đạm Phú Mỹ. Một nhà máy sản xuất urê với nguyên liệu ban đầu là N2, H2 và CO2 trải qua hai giai đoạn như sau:
• Giai đoạn tổng hợp NH3 từ N2 và H2 (hiệu suất phản ứng là 40%) theo phương trình phản ứng: N2 + 3H2 → 2NH3
• Giai đoạn điều chế urê bằng cách cho khí NH3 tác dụng với khí CO2 ở nhiệt độ 180° – 200°C, dưới áp suất khoảng 200 atm (hiệu suất phản ứng là 45%), phản ứng xảy ra: 2NH3 + CO2 → (NH2)2CO + H2O
Để sản xuất 1,05 tấn phân ure có độ dinh dưỡng là 46%, thì cần dùng tối thiểu là V m³ (ở đkc) khí nguyên liệu (N2, H2 và CO2). Biết ở điều kiện chuẩn (đkc) 1 mol khí có thể tích là 24,79 lít. Giá trị gần nhất của V là

A. 8586.       B. 10453.       C. 9445.       D. 12063.

(Xem giải) Câu 79. Cho biết: chất X (C2H8N2O4) là muối của axit cacboxylic đa chức và chất Y (C5H10N2O3) là một peptit. Cho X tác dụng với dung dịch NaOH đun nóng, thu được khí Z. Mặt khác, hỗn hợp gồm X và Y tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được chất hữu cơ E và ba muối T1, T2, T3. Cho các phát biểu sau:
(a) T1, T2, T3 đều là muối của hợp chất hữu cơ.
(b) Chất Z có tính bazơ mạnh hơn so với anilin.
(c) Trùng ngưng chất E với hecxametylenđiamin thu được tơ nilon-6,6.
(d) Chất X và chất Y đều tham gia phản ứng với NaOH theo tỉ lệ mol tương ứng 1 : 2.
(e) Trong môi trường kiềm, chất Y tác dụng với Cu(OH)2 cho hợp chất màu tím.
Số phát biểu đúng là

A. 3.       B. 5.       C. 4.       D. 2.

(Xem giải) Câu 80. Nhiệt phân hỗn hợp E gồm Al, FeO, Fe2O3 và CuO trong bình kín không chứa không khí đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 30,84 gam hỗn hợp chất rắn X. Cho toàn bộ lượng rắn X vừa thu được tác dụng vừa đủ với 0,36 mol NaOH thu được 0,03 mol khí H2. Mặt khác, 30,84 gam hỗn hợp chất rắn X vào dung dịch chứa H2SO4 và 0,18 mol NaNO3 thu được dung dịch Y chứa 110,52 gam hỗn muối sunfat trung hòa và hỗn hợp Z chứa ba khí (đều là sản phẩm khử của N+5). Nếu cho dung dịch Y tác dụng với lượng dư BaCl2 thu được 202,71 gam kết tủa. Tỉ lệ mO : mN trong Z gần nhất với giá trị nào

A. 1,34.       B. 1,55.       C. 1,27.       D. 1,48.

Bình luận

200
error: Chúc bạn học tốt và luôn vui nhé !!