[2020] Thi thử THPT Quốc gia trường Chuyên Nguyễn Trãi – Hải Dương
⇒ File word đề thi, đáp án và giải chi tiết
⇒ Giải chi tiết và đáp án:
1B | 2A | 3D | 4B | 5C | 6A | 7B | 8A | 9A | 10B |
11D | 12B | 13C | 14A | 15B | 16A | 17C | 18A | 19D | 20B |
21C | 22D | 23C | 24A | 25C | 26A | 27C | 28D | 29B | 30C |
31B | 32C | 33D | 34C | 35D | 36D | 37A | 38D | 39C | 40D |
Câu 1. Kim loại nào sau đây phản ứng mãnh liệt nhất với nước ở nhiệt độ thường?
A. Al. B. Na. C. Fe. D. Mg.
Câu 2. Trong các kim loại sau, kim loại nào là kim loại kiềm thổ?
A. Canxi. B. Nhôm. C. Thủy ngân. D. Kali.
Câu 3. Nguyên liệu chính dùng để sản xuất nhôm trong công nghiệp là quặng nào sau đây?
A. quặng pirit. B. quặng manhetit. C. quặng đôlômit. D. Quặng boxit.
Câu 4. Chất nào sau đây không có nguồn gốc từ xenlulozơ:
A. Tơ axetat. B. Glicogen. C. Tơ visco. D. Sợi bông.
(Xem giải) Câu 5. Khi trùng hợp 2,4 tấn C2H4 với hiệu suất 70%, thì khối lượng polietilen (PE) thu được là
A. 2,16 tấn B. 1,8 tấn. C. 1,68 tấn. D. 3,43 tấn.
(Xem giải) Câu 6. Cho 2,5 gam hỗn hợp X gồm anilin, metylamin, đimetylamin phản ứng vừa đủ với 0,05 mol HCl, thu được m gam muối. Giá trị của m là
A. 4,325. B. 4,725. C. 2,550. D. 3,475.
Câu 7. Chất nào sau đây không phải là axit béo?
A. axit panmitic. B. axit axetic. C. axit stearic. D. axit oleic.
Câu 8. Số nhóm hidroxyl (-OH) trong phân tử glucozơ dạng mạch hở là
A. 5. B. 4. C. 3. D. 6.
Câu 9. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Các aminoaxit có cấu tạo dạng ion lưỡng cực. B. Glucozơ chỉ tồn tại dạng mạch hở.
C. Amilopectin có cấu trúc mạch thẳng. D. Nilon-6,6 được tạo thành từ phản ứng trùng hợp.
Câu 10. Cho hình vẽ minh họa phương pháp điều chế khí C trong phòng thí nghiệm sau:
Khi đó các chất A, B, C, D, E theo thứ tự lần lượt là phương án nào trong các phương án sau?
A. Ancol etylic, axit sunfuric loãng, etilen, nước, đá bọt.
B. Ancol etylic, axit sunfuric đặc, etilen, nước, đá bọt.
C. Ancol etylic, nước, etilen, axit sunfuric loãng, đá bọt.
D. Nước, axit sunfuric đặc, etilen, ancol etylic, đá bọt.
(Xem giải) Câu 11. Hòa tan hoàn toàn 5,40 gam Al trong dung dịch NaOH (dư), thu được V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là
A. 4,48. B. 2,24. C. 3,36. D. 6,72.
(Xem giải) Câu 12. Để khử hoàn toàn 35,2 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3 cần vừa đủ 4,48 lít khí CO (đktc). Khối lượng sắt thu được là
A. 30 gam. B. 32 gam. C. 34 gam. D. 36 gam.
Câu 13. Este etyl fomat có mùi táo, công thức của etyl fomat là
A. CH3COOCH3. B. HCOOCH=CH2. C. HCOOC2H5. D. HCOOCH3.
(Xem giải) Câu 14. Theo các nhà khoa học, các loại cốc nhựa, hộp xốp dùng một lần thường được sản xuất từ loại nhựa gọi là Polistiren (PS). Khi sử dụng ở nhiệt độ cao, các chế phẩm này thường sản sinh ra chất Stiren cực độc. Stiren là một chất gây ung thư, có thể phá hủy DNA trong cơ thể người, gây dị tật thai nhi, rối loạn hệ thần kinh, ảnh hưởng đến nồng độ máu (lượng tiểu cầu thấp, gây đột quỵ)… Đặc biệt, chất Stiren rất dễ xâm nhập vào cơ thể. Công thức cấu tạo của Stiren là
A. C6H5CH=CH2. B. C6H6. C. C6H5C≡CH. D. C6H5C2H5.
(Xem giải) Câu 15. Cho các phát biểu sau:
(a) Au dẫn điện tốt hơn Ag; (b Cr cứng hơn Fe;
(c) Li có khối lượng riêng nhỏ hơn Pb; (d) Na dễ nóng chảy hơn Al;
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 3. C. 1. D. 4.
Câu 16. Kim loại nào sau đây có tính khử mạnh nhất
A. Mg. B. Zn. C. Fe. D. Cu.
Câu 17. Trong các chất dưới đây, chất nào là amin?
A. C6H5OH. B. C12H22O11. C. CH3NHCH3. D. CH3COOCH3.
Câu 18. M có cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng là 3s1. Nguyên tử M là
A. Na. B. Cl. C. K. D. F.
(Xem giải) Câu 19. Có ba dung dịch chứa các chất hữu cơ: H2N–CH2–COOH; CH3CH2COOH và CH3[CH2]3NH2. Để nhận ra 3 dung dịch trên, chỉ cần dùng thuốc thử nào sau đây:
A. NaOH. B. HCl. C. CH3OH. D. Quỳ tím.
(Xem giải) Câu 20. Cho m gam hỗn hợp X gồm Cu và Mg vào dung dịch H2SO4 loãng (dư), kết thúc phản ứng thu được 3,36 lít khí H2 (đktc). Khối lượng của Mg trong m gam X là
A. 2,4 gam. B. 3,6 gam. C. 4,8 gam. D. 7,2 gam.
Câu 21. Chất nào dưới đây được gọi là đường nho?
A. sorbitol. B. fructozơ. C. glucozơ. D. saccarozơ.
Câu 22. Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Dung dịch đường glucozơ không dẫn điện. B. H3PO4 là axit ba nấc.
C. Al(OH)3 là chất lưỡng tính D. Dung dịch máu (pH = 7,3-7,45) sẽ làm quỳ tím chuyển sang màu xanh.
Câu 23. Cho 0,2 mol glucozơ tham gia phản ứng tráng bạc. Khối lượng Ag thu được là
A. 42,3 gam. B. 21,6 gam. C. 43,2 gam. D. 86,4 gam.
Câu 24. Phương trình hóa học nào sau đây viết sai?
A. Cu + 2AgCl → CuCl2 + 2Ag. B. CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2
C. 2Al + 3Cl2 → 2AlCl3 . D. NaOH + HCl → NaCl + H2O.
(Xem giải) Câu 25. Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Đốt nóng sợi dây đồng rồi cho ngay vào ống nghiệm chứa cồn 96°.
(b) Đun nóng dung dịch chứa lòng trắng trứng.
(c) Cho dung dịch nước vôi trong vào bát sứ chứa dầu ăn, đun sôi.
(d) Cho một nhúm bông y tế vào cồn 96°.
(e) Nhỏ giấm ăn dư vào cặn của ấm đun nước.
Số thí nghiệm xảy ra phản ứng hóa học là
A. 2. B. 5. C. 3. D. 4.
(Xem giải) Câu 26. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X (gồm HCOOCH3; CH2=CHCOOCH3 và (CH3COO)3C3H5) cần 8,848 lít O2 (đktc) thu được 16,28 gam CO2 và 5,22 gam H2O. Lượng X trên phản ứng tối đa với số mol NaOH là
A. 0,12. B. 0,18. C. 0,10. D. 0,08.
(Xem giải) Câu 27. Hòa tan hoàn toàn 20 gam hỗn hợp A gồm Mg và Fe2O3 bằng dung dịch HNO3 đặc dư thu được dung dịch B và V lít khí NO2 (đktc) là sản phẩm khử duy nhất. Thêm NaOH dư vào dung dịch B, kết thúc thí nghiệm, lọc lấy kết tủa đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 28 gam chất rắn. Giá trị của V là
A. 11,2. B. 44,8. C. 22,4. D. 33,6.
(Xem giải) Câu 28. Để bảo vệ thép khỏi bị ăn mòn, người ta tiến hành các cách sau:
(a) Tráng một lớp Zn mỏng phủ kín bề mặt tấm thép;
(b) Tráng một lớp Sn mỏng phủ kín bề mặt tấm thép;
(c) Gắn một số miếng Zn lên bề mặt tấm thép;
(d) Đổ bê tông kín hết bề mặt tấm thép;
(e) Phủ kín một lớp sơn lên bề mặt tấm thép.
Số cách làm áp dụng theo phương pháp “cách ly” là
A. 2. B. 3. C. 5. D. 4.
(Xem giải) Câu 29. Hoà tan hết m gam gồm Fe và hỗn hợp oxit sắt trong 1500ml dung dịch HCl 1M (vừa đủ) thu được dung dịch X và 6,72 lít khí H2 (ở đktc). Cho dung dịch X tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thu được 280,05 gam kết tủa. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 40,6. B. 46,5. C. 23,5. D. 52,0.
Câu 30. Để phòng dịch bệnh do virus COVID – 19, mọi người nên thường xuyên dùng các loại nước rửa tay khô để sát khuẩn nhanh. Thành phần nguyên liệu chính của nước rửa tay khô là etanol. Đáng cảnh báo là một số đơn vị sản xuất đã trộn vào nước rửa tay khô một lượng metanol cao. Metanol là chất rất độc, với lượng nhỏ gây mù, nhiều hơn có thể tử vong. Khi uống vào, metanol gây tổn thương não, dây thần kinh thị giác, hoại tử não, tổn thương nội tạng. So sánh giữa metanol và etanol, nhận định nào sau đây sai?
A. Nhiệt độ sôi của CH3OH nhỏ hơn C2H5OH.
B. Cả hai rượu đều tan tốt trong nước.
C. C2H5OH thì cháy còn CH3OH không bị cháy.
D. Cả hai rượu đều tác dụng với Na giải phóng H2.
(Xem giải) Câu 31. Cho các phát biểu sau:
(a) CH3ONa có chứa liên kết cộng hóa trị không cực, có cực và liên kết ion.
(b) Anilin còn có tên gọi là phenylamin, benzenamin.
(c) Phân tử insulin và cao su lưu hóa đều chứa cầu nối đisunfua –S-S-
(d) Anilin, phenol đều làm mất màu dung dịch brom và cho kết tủa trắng.
(e) Glucozơ là chất vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử.
Số phát biểu đúng là:
A. 2. B. 5. C. 3. D. 4.
Câu 32. Thực hiện thí nghiệm nhỏ từ từ dung dịch Y tới dư vào dung dịch X mà cuối cùng thu được kết tủa. Vậy X, Y lần lượt là
A. Al2(SO4)3, KOH. B. AlCl3, NaOH. C. AlCl3, NH3. D. NaAlO2, HCl.
(Xem giải) Câu 33. Cho sơ đồ các phản ứng theo đúng tỉ lệ mol:
X (C18H12O12) + 6NaOH → X1 + 3X2.
X1 + 6HCl → X3 + 6NaCl.
X3 + C2H5OH → X4 + H2O
Biết khi đốt cháy hoàn toàn X1 chỉ tạo ra sản phẩm chứa Na2CO3 và CO2. Phân tử khối của X4 là
A. 118. B. 220. C. 235. D. 370.
(Xem giải) Câu 34. Cho các phát biểu sau:
(a) Muối Al2(SO4)3 khan hòa tan trong nước tỏa nhiệt làm dung dịch nóng lên do bị hidro hóa.
(b) Các nguyên tố thuộc nhóm IA đều là kim loại kiềm.
(c) Phương pháp trao đổi ion trong làm mềm nước cứng thường dùng các vật liệu polime là zeolit.
(d) Điện phân dung dịch NaCl bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp thu được nước Giaven.
(e) Khi đun nóng, hoặc áp suất CO2 giảm đi thì Ca(HCO3)2 bị phân hủy tạo ra kết tủa.
(g) Hồng ngọc là loại đá quý có thành phần hóa học là Al2O3 tinh thể với một phần nhỏ Cr2O3.
Số các phát biểu đúng là
A. 5. B. 2. C. 3. D. 4.
(Xem giải) Câu 35. Đốt cháy hỗn hợp 2 hiđrocacbon có thành phần % thể tích bằng nhau, sau phản ứng thu được 13,2 gam CO2 và 7,2 gam nước. Hỗn hợp 2 hiđrocacbon không thể có công thức là :
A. C2H6 và C4 H10. B. CH4 và C5H12. C. CH4 và C2H4. D. C3H6 và C3H8.
(Xem giải) Câu 36. Hỗn hợp A gồm axit cacboxylic đơn chức X, ancol đơn chức Y và este Z tạo thành từ axit và ancol trên. Chia 3,1 gam một hỗn hợp A thành 2 phần bằng nhau:
Phần 1 đốt cháy hoàn toàn thu được 1,736 lít khí CO2(đktc) và 1,26 gam H2O.
Phần 2 phản ứng vừa hết với 125 ml dung dịch NaOH 0,1 M, được p gam chất B và 0,74 gam chất C. Cho toàn bộ C phản ứng với CuO (dư) được chất D, chất này phản ứng với dung dịch AgNO3/ NH3 dư thì tạo ra 2,16 gam Ag. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Giá trị của p = 2,35 gam.
B. Ancol Y có % khối lượng trong A là 41,29%.
C. Có 3 công thức cấu tạo của Z thỏa mãn.
D. Axit X có % khối lượng trong A là 34,84%.
(Xem giải) Câu 37. Cho a mol Ba vào 200 gam dung dịch Na2CO3 5,3% thu được dung dịch sau phản ứng có khối lượng không đổi. Giá trị của a gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 0,16. B. 0,18. C. 0,09. D. 0,12.
(Xem giải) Câu 38. X là tripeptit, Y là tetrapeptit và Z là hợp chất có CTPT là C6H12N2O5 (đều mạch hở). Cho 0,2 mol hỗn hợp E chứa X, Y, Z tác dụng hoàn toàn với dung dịch chứa 0,67 mol NaOH (vừa đủ). Sau phản ứng thu được 0,1 mol ancol đơn chức; dung dịch T chứa 3 muối hữu cơ (trong đó có 2 muối của 2 α – aminoaxit no, đồng đẳng kế tiếp của nhau, phân tử chứa 1 nhóm -NH2, 1 nhóm -COOH) với tổng khối lượng là 63,91 gam. Phần trăm khối lượng của X trong E là
A. 25,32%. B. 41,46%. C. 26,28%. D. 14,83%.
(Xem giải) Câu 39. Thực tập sinh X tiến hành thí nghiệm điện phân sau: Điện phân 100 ml dung dịch chứa FeCl3 aM và CuSO4 bM với điện cực trơ, không màng ngăn, cường độ dòng điện là 7,72 Ampe trong thời gian 20 phút thì ngắt dòng điện. X đo được thể tích khí thu được bên anot là 0,7056 lít (đktc). Sau đó, do sơ suất, thực tập X cắm ngược chiều cực của nguồn điện vào hai điện cực của bình điện phân, điện phân thêm 30 phút nữa với cường độ dòng không đổi thì thể tích khí thu được ở cả hai điện cực là 0,8176 lít (đktc). Giá trị của b là:
A. 0,72 M. B. 0,93 M. C. 0,50 M. D. 0,43 M.
(Xem giải) Câu 40. Hỗn hợp E gồm hai chất hữu cơ X và Y có phân tử khối hơn kém nhau 18 đvC và MX < MY < 200. Đốt cháy hoàn toàn 49,14 gam hỗn hợp E chỉ thu được 36,288 lít khí CO2 (ở đktc) và 16,74 gam H2O. Mặt khác 49,14 gam E phản ứng vừa đủ với 810 ml dung dịch NaOH 1M thu được glixerol và 54,54 gam hỗn hợp hai muối cacboxylat có số mol bằng nhau. Khối lượng Hidro trong Y là
A. 2,16 gam. B. 0,8 gam. C. 0,27 gam. D. 0,96 gam.
thầy ơi, file này kh có link dowload ạ??