[2020] Thi thử Tốt nghiệp trường Lương Tài – Bắc Ninh
⇒ File word đề thi, đáp án và giải chi tiết
⇒ Giải chi tiết và đáp án:
1C | 2C | 3A | 4C | 5C | 6D | 7A | 8B | 9D | 10C |
11D | 12B | 13B | 14A | 15D | 16A | 17B | 18D | 19D | 20B |
21C | 22C | 23A | 24D | 25C | 26B | 27C | 28A | 29B | 30A |
31B | 32A | 33B | 34A | 35D | 36D | 37D | 38C | 39A | 40B |
Câu 1: Thổi khí CO dư đi qua ống thủy tinh đựng 16,0 gam bột CuO nung nóng , sau khi phản ứng hoàn toàn thu được V lít CO2. Giá trị của V là:
A. 2,24 lít B. 11,2 lít C. 4,48 lít D. 6,72 lít
Câu 2: Đốt cháy hoàn toàn m gam metylamin sinh ra 2,24 lít khí N2 (ở đktc). Giá trị của m là:
A. 9,0 gam B. 3,1 gam. C. 6,2 gam. D. 4,5 gam.
Câu 3: Phản ứng nào dưới đây có phương trình ion rút gọn Ba2+ + SO42- → BaSO4?
A. BaCl2 + FeSO4 → BaSO4 + FeCl2 B. Ba(OH)2 + FeSO4 → BaSO4 + Fe(OH)2
C. BaCl2 + Ag2SO4 → BaSO4 + 2AgCl D. Ba(OH)2 + H2SO4 → BaSO4 + 2H2O
Câu 4: Chất nào sau đây làm mất màu nước brom?
A. Cacbon đioxit B. Propan C. Etilen D. Metan
Câu 5: Phương pháp chung để điều chế kim loại kiềm là:
A. Điện phân dung dịch B. Thủy luyện C. Điện phân nóng chảy D. Nhiệt luyện
Câu 6: Khẳng định nào sau đây đúng?
A. Tính bazơ của các amin đều mạnh hơn amoniac.
B. Để làm sạch lọ đựng anilin thì rửa bằng dung dịch NaOH, sau đó rửa lại bằng H2O.
C. Phân tử gly-gly-ala-val có chứa 4 liên kết peptit.
D. Các amino axit đều là những chất lưỡng tính.
Câu 7: Ở điều kiện thường, chất nào sau đây là chất khí?
A. Metylamin B. Anilin C. Glyxin D. Axit axetic
Câu 8: Kim loại nào sau đây có tính dẫn điện tốt nhất trong tất cả các kim loại ?
A. Đồng B. Bạc C. Vàng D. Nhôm
Câu 9: Cả phenol và ancol etylic đều phản ứng được với:
A. NaOH B. Br2 C. NaHCO3. D. Na
Câu 10: Cho Fe lần lượt tác dụng với lượng dư các dung dịch: CuSO4, HCl, AgNO3, H2SO4 loãng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số trường hợp sinh ra muối sắt(II) là
A. 1. B. 4. C. 3. D. 2.
Câu 11: Tính chất vật lí nào dưới đây không phải là tính chất của sắt kim loại?
A. Có tính nhiễm từ. B. Dẫn điện và nhiệt tốt.
C. Kim loại nặng, nhiệt nóng chảy khá cao. D. Màu vàng nâu, cứng và giòn.
Câu 12: Cacbohiđrat nào có nhiều trong cây mía và củ cải đường?
A. Tinh bột. B. Saccarozơ. C. Fructozơ. D. Glucozơ.
Câu 13: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Có thể dùng Ca(OH)2 để khử độ cứng của nước cứng tạm thời .
B. Nhôm là kim loại nhẹ, dẫn điện tốt hơn sắt và đồng
C. Thiết bị kim loại khi tiếp xúc với hơi nước ở nhiệt độ cao dễ xảy ra ăn mòn hóa học
D. Hợp chất NaHCO3 có trong thành phần của bột nở và thuốc chữa đau dạ dày cấp.
Câu 14: Cho dãy chất gồm: glucozơ, fructozơ, triolein, saccarozơ, etyl fomat. Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được kết tủa bạc là:
A. 3 B. 2 C. 5 D. 4.
Câu 15: Khí thải của các nhà máy công nghiệp thường chứa nhiều khí độc SO2, NO2. Có thể dùng chất nào sau đây để xử lý các khí trên hiệu quả và kinh tế nhất?
A. NaCl B. NaOH C. CH3COOH D. Ca(OH)2
Câu 16: Tính oxi hóa của cacbon thể hiện ở phản ứng nào trong các phản ứng sau?
A. C + 2H2 → CH4 B. 4C + Fe3O4 → 3Fe + 4CO2
C. C + 4HNO3 → CO2 + 4NO2 + 2H2O D. C + CO2 → 2CO
Câu 17: Thủy phân este X có công thức phân tử C4H8O2 trong dung dịch NaOH thu được hỗn hợp 2 chất hữu cơ Y và Z trong đó Z có tỉ khối hơi so với H2 bằng 16. X có thể là:
A. Propyl fomat. B. Metyl propionat. C. Etyl axetat. D. Metyl axetat.
Câu 18: Trong tự nhiên, canxi sunfat tồn tại dưới dạng muối ngậm nước (CaSO4.2H2O) được gọi là:
A. Đá vôi B. Thạch cao nung C. Thạch cao khan D. Thạch cao sống
Câu 19: Hợp chất H2NCH2COOH có tên gọi là:
A. alanin B. valin C. axit glutamic D. glyxin
Câu 20: Để loại bỏ kim loại Cu ra khỏi hỗn hợp bột gồm Ag và Cu, người ta ngâm hỗn hợp kim loại trên vào lượng dư dung dịch
A. Fe(NO3)2. B. AgNO3. C. Cu(NO3)2. D. HNO3.
Câu 21: Hòa tan m gam kim loại Na trong nước (dư), sau khi phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch X và 2,24 lít khí H2. Giá trị của m là:
A. 2,3 gam B. 6,9 gam C. 4,6 gam D. 7,2 gam
Câu 22: Chất béo ở động vật (mỡ động vật) hầu hết ở thể rắn là do chứa:
A. chủ yếu gốc axit béo không no B. phân tử khối lớn.
C. chủ yếu gốc axit béo no. D. glixerol trong phân tử
Câu 23: Nhôm hidroxit thu được từ cách nào sau đây?
A. Cho dung dịch NH3 dư vào dung dịch AlCl3.
B. Cho lượng dư dung dịch HCl vào dung dịch NaAlO2.
C. Cho lượng dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3.
D. Cho Al2O3 tác dụng với nước
Câu 24: Chất không phải là este là
A. (C17H35COO)3C3H5 B. HCOOC2H5. C. CH3COOCH=CH2. D. C2H5CHO.
Câu 25: Kim loại nào không tác dụng với nước ở nhiệt độ thường?
A. K B. Na C. Fe D. Ca
Câu 26: Polime nào sau đây thuộc loại polime thiên nhiên?
A. Poli (vinylclorua). B. Xenlulozơ. C. Tơ nilon-6. D. Cao su buna.
(Xem giải) Câu 27: Cho 0,15 mol axit glutamic vào 150 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch X. Cho 350 ml dung dịch NaOH 2M vào dung dịch X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là:
A. 61,0. B. 46,2. C. 50,2. D. 48,4.
(Xem giải) Câu 28: Dẫn 0,075 mol hỗn hợp X gồm hơi nước và khí CO2 đi qua than nung đỏ thu được x mol hỗn hợp Y gồm CO, CO2 và H2. Dẫn Y đi qua ống sứ đựng 18,0 gam hỗn hợp gồm CuO, Fe2O3 (dư) nung nóng thu được 16,4 gam chất rắn. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của x là
A. 0,125 B. 0,075 C. 0,105 D. 0,15
(Xem giải) Câu 29: Cho các phát biểu sau:
(1) Tơ nilon-6, nilon-6,6 và tơ nitron đều thuộc loại tơ tổng hợp.
(2) Có thể phân biệt dung dịch glucozơ và fructozơ bằng phản ứng tráng bạc.
(3) Xà phòng hóa chất béo luôn thu được glixerol.
(4) Hiđro hoá saccarozơ với xúc tác Ni, t° thu được sobitol.
(5) Tripanmitin và lòng trắng trứng đều bị thủy phân trong môi trường kiềm, đun nóng.
Số phát biểu đúng là:
A. 4. B. 3. C. 2. D. 5.
(Xem giải) Câu 30: Hỗn hợp X gồm axit panmitic; axit stearic và triglixerit Y. Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần vừa đủ 7,675 mol O2, thu được H2O và 5,35 mol CO2. Mặt khác, m gam X tác dụng vừa đủ với 0,3 mol NaOH trong dung dịch, thu được glixerol và dung dịch chỉ chứa x gam hỗn hợp muối natri panmitat và natri stearat. Giá trị của x là:
A. 89,0. B. 27,70. C. 86,3. D. 25,86.
(Xem giải) Câu 31: Sơ đồ sau có thể dùng để điều chế khí nào?
A. CO2. B. C2H2. C. NH3. D. Cl2.
(Xem giải) Câu 32: Để hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm 11,2 gam Fe và 4,8 gam Fe2O3 cần dùng tối thiểu V ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch Y. Cho dung dịch AgNO3 dư vào Y thu được m gam kết tủa. Giá trị của V và m lần lượt là:
A. 260 ml và 102,70 gam B. 260 ml và 74,62 gam
C. 290 ml và 83,23 gam D. 290 ml và 104,83 gam
(Xem giải) Câu 33: Hỗn hợp X gồm hai este mạch hở đều có công thức phân tử C4H6O2. Thủy phân hoàn toàn m gam X trong dung dịch NaOH đun nóng, thu được hỗn hợp Y gồm hai ancol và m gam hỗn hợp Z gồm hai muối. Tỉ lệ mol của hai este trong X là
A. 2 : 5. B. 4 : 9. C. 4 : 7. D. 3 : 7.
(Xem giải) Câu 34: Cho các phát biểu sau:
(a) Phản ứng hóa học xảy ra trong quá trình ăn mòn kim loại thuộc loại phản ứng oxi hóa-khử.
(b) Điện phân (với điện cực trơ) dung dịch NaCl, tại anot xảy ra quá trình oxi hóa ion Cl-.
(c) Cho phèn chua đến dư vào dung dịch Ba(OH)2 thu được kết tủa gồm hai chất.
(d) Ở nhiệt độ thường, Fe tan trong dung dịch H2SO4 đặc.
(e) Nước chứa nhiều anion Cl- và SO42- được gọi là nước cứng vĩnh cửu.
Số phát biểu đúng là:
A. 3. B. 5. C. 4. D. 2.
(Xem giải) Câu 35: Hòa tan hoàn toàn m gam Zn trong dung dịch HNO3 loãng thu được 1,008 lít hỗn hợp khí X gồm N2, N2O và dung dịch Y chứa 3m gam muối. Tỉ khối của X so với H2 là 50/3. Giá trị của m là:
A. 18,90 B. 13,65 C. 13,02 D. 19,5
(Xem giải) Câu 36: Hỗn hợp X gồm Ba, Na và Al2O3. Hòa tan m gam hỗn hợp X vào nước dư có 2,128 lít khí thoát ra (đktc) và còn 0,318m gam chất rắn không tan. Mặt khác cho m gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư thu được 11,65 gam kết tủa. Giá trị của m gần nhất với:
A. 26,87 B. 25,14 C. 24,68 D. 27,29
(Xem giải) Câu 37: Thủy phân hoàn toàn một este thuần chức, mạch hở E có công thức C7H10O4 bằng dung dịch NaOH thu được 2 muối X, Y (MX < MY) của axit cacboxylic no đơn chức và ancol Z.
Cho các nhận xét sau:
(1) E có 4 đồng phân cấu tạo.
(2) Z có khả năng làm mất màu dung dịch Br2.
(3) Z hòa tan được Cu(OH)2 ở điều kiện thường.
(4) X không có phản ứng tráng bạc.
(5) Muối Y có công thức phân tử C2H3O2Na.
Số phát biểu chính xác là:
A. 1. B. 4. C. 2. D. 3.
(Xem giải) Câu 38: Chất X (CnH2n-2O5N4, tetrapeptit mạch hở) và chất Y (CmH2m+4O4N2, các gốc hiđrocacbon được liên kết với nhau bằng các liên kết -COONH3-). Thủy phân hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp E gồm X và Y cần dùng vừa đủ 260 ml dung dịch NaOH 1M, đun nóng, thu được etylamin và 24,17 gam hỗn hợp T một muối của amino axit và một muối của axit cacboxylic đơn chức. Thành phần % theo khối lượng của X trong E là:
A. 63,06%. B. 32,48%. C. 36,94%. D. 67,52%
(Xem giải) Câu 39: Hỗn hợp E gồm ba đieste no mạch hở X, Y, Z (MX < MY < MZ). Đốt cháy hoàn toàn m gam E cần dùng 1 mol O2, thu được 1,8 mol hỗn hợp CO2 và H2O. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn m gam E trong dung dịch NaOH (vừa đủ), thu được ancol T hai chức và 30 gam hỗn hợp F gồm hai muối cacboxylat có cùng số mol. Thành phần % theo khối lượng của hiđro trong chất Z là:
A. 6,85%. B. 8,05%. C. 7,50%. D. 6,06%.
(Xem giải) Câu 40: Điện phân dung dịch X chứa a mol Cu(NO3)2 và 0,2 mol NaCl (điện cực trơ, màng ngăn xốp, cường độ dòng điện không đổi) trong thời gian t giây, thu được 3,36 lít khí ở anot (đktc) và dung dịch Y. Nếu thời gian điện phân là 2t giây thì tổng thể tích khí thu được ở cả hai điện cực là 7,84 lít (đktc). Cho dung dịch Y phản ứng tối đa với m gam Fe tạo ra khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Biết hiệu suất điện phân 100%, các khí sinh ra không tan trong dung dịch. Giá trị của m gần nhất với:
A. 6,5. B. 9,6. C. 8,4. D. 11,5.
Bình luận