[2023] Thi thử TN trường Nguyễn Trung Trực – Hồ Chí Minh

File word đề thi, đáp án và giải chi tiết

⇒ Giải chi tiết và đáp án:

⇒ Mã đề: 134

41A 42A 43B 44A 45A 46D 47A 48D 49C 50B
51B 52B 53C 54A 55D 56B 57C 58B 59A 60A
61D 62C 63D 64A 65B 66D 67A 68C 69B 70A
71C 72A 73B 74B 75C 76B 77D 78D 79C 80D

Câu 41: Quặng manhetit được dùng để điều chế kim loại nào?

A. Sắt.       B. Nhôm.       C. Đồng.         D. Chì.

(Xem giải) Câu 42: Lên men m gam glucozơ để tạo thành ancol etylic (hiệu suất phản ứng bằng 90%). Hấp thụ hoàn toàn lượng khí CO2 sinh ra vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 15 gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 15,0.       B. 45,0.       C. 18,5.       D. 7,5.

(Xem giải) Câu 43: Cho 12,1 gam hỗn hợp kim loại gồm Fe và Zn tan hết trong dung dịch HCl (vừa đủ) thấy thoát ra 4,48 lít khí H2 (đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được chất rắn có khối lượng là

A. 19,2 gam.       B. 26,3 gam.       C. 22,8 gam.       D. 24,6 gam.

Câu 44: Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm thổ?

A. Ca.       B. Al.       C. Na.       D. Fe.

Câu 45: Phương trình hóa học nào sau đây sai?

A. 2Fe + 6HCl → 2FeCl3 +H2.       B. Fe2O3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2O.

C. 2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3.       D. Fe(OH)3 + 3HNO3 → Fe(NO3)3 + 3H2O.

(Xem giải) Câu 46: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào xảy ra ăn mòn điện hóa học?

A. Đốt dây sắt trong không khí.

B. Cho kim loại Cu vào dung dịch chứa NaNO3 và HCl.

C. Cho kim loại Mg vào dung dịch H2SO4 loãng.

D. Miếng gang để trong không khí ẩm.

Câu 47: Chất nào sau đây có tên gọi là đường nho?

A. Glucozơ.       B. Saccarozơ.       C. Tinh bột.       D. Fructozơ.

Câu 48: Xà phòng hóa hoàn toàn triolein bằng dung dịch NaOH vừa đủ, ta thu được sản phẩm là

A. C17H33COOH và glixerol.       B. C17H35COOH và glixerol.

C. C17H35COONa và etanol.       D. C17H33COONa và glixerol.

Câu 49: Thạch cao nung được dùng để bó bột, nặn tượng có công thức là

A. CaO.       B. CaSO4.       C. CaSO4.H2O.       D. CaSO4.2H2O.

Câu 50: Dung dịch chất nào sau đây có phản ứng màu biure?

A. Gly-Ala.       B. Anbumin.       C. Glyxin.       D. Triolein.

Câu 51: Ở điều kiện thường, kim loại nào sau đây ở trạng thái lỏng?

A. Zn.       B. Hg.       C. Ag.       D. Cu.

Câu 52: Dãy kim loại nào dưới đây điều chế được bằng cách điện phân nóng chảy muối clorua?

A. Al, Mg, Fe       B. Na, Ba, Mg       C. Al, Mg, Na.       D. Al, Ba, Na

(Xem giải) Câu 53: Cho 15 gam hỗn hợp 3 amin đơn chức, bậc 1 tác dụng vừa đủ với V lít dung dịch HCl 1,2M thì thu được 18,504 gam muối. Giá trị của V là

A. 0,4.       B. 0,8.       C. 0,08.       D. 0,04.

Câu 54: Polietilen (PE) được điều chế từ phản ứng trùng hợp chất nào sau đây?

A. CH2=CH2.       B. CH3-CH3.       C. CH2=CH-CH3.       D. CH2=CHCl.

Bạn đã xem chưa:  [2023] Thi thử TN trường Chu Văn An - Yên Bái (Lần 3 - Đề 3)

Câu 55: Etyl fomat là một este có mùi thơm, không độc, được dùng làm chất tạo hương trong công nghiệp thực phẩm. Công thức của etyl fomat là

A. CH3COOC2H5.       B. CH3COOCH3.       C. C2H5COOCH3.       D. HCOOC2H5.

Câu 56: Dãy các ion kim loại nào sau đây đều bị Zn khử thành kim loại?

A. Pb2+, Ag+, Al3+       B. Sn2+, Pb2+, Cu2+       C. Cu2+, Mg2+, Pb2+       D. Cu2+, Ag+, Na+

Câu 57: Một số cơ sở sản xuất thuốc bắc thường đốt một chất bột rắn màu vàng (là một đơn chất) để tạo ra khí X nhằm mục đích tẩy trắng, chống mốc. Tuy nhiên, theo các nhà khoa học thì khí X có ảnh hưởng không tốt đến cơ quan nội tạng và khí X cũng cũng là một trong những nguyên nhân gây ra mưa axit. Khí X là

A. NO2.       B. H2S.       C. SO2.       D. CO2.

Câu 58: Chất nào sau đây trong phân tử không chứa nitơ?

A. Nilon-6.       B. Poli(vinyl clorua).       C. Xenlulozơ trinitrat.       D. Glyxin.

Câu 59: Hợp chất H2NCH2COOH có tên là

A. glyxin.       B. alanin.       C. lysin.       D. valin.

Câu 60: Công thức hóa học của natri đicromat là

A. Na2Cr2O7.       B. NaCrO2.       C. Na2CrO4.       D. Na2SO4.

Câu 61: Chất nào sau đây thuộc loại amin bậc 3?

A. C2H5-NH2.       B. CH3-NH-CH3.       C. CH3-NH2.       D. (CH3)3N.

Câu 62: Kim loại nào sau đây tác dụng mạnh với nước ở điều kiện thường?

A. Fe.       B. Mg.       C. Ba.       D. Al.

(Xem giải) Câu 63: Cho từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch X, thu được kết tủa keo trắng tan trong dung dịch NaOH dư. Chất X là

A. FeCl3.       B. KCl.       C. MgCl2.       D. AlCl3.

(Xem giải) Câu 64: Cho dãy các chất sau: (1) glucozơ, (2) metyl fomat, (3) vinyl axetat, (4) axetanđehit. Số chất trong dãy có phản ứng tráng bạc với dung dịch AgNO3/NH3 là

A. 3.       B. 4.       C. 2.       D. 1.

(Xem giải) Câu 65: Este X có công thức phân tử C6H10O4. Xà phòng hóa hoàn toàn X bằng dung dịch NaOH, thu được ba chất hữu cơ Y, Z, T. Biết Y tác dụng với Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam. Nung nóng Z với hỗn hợp rắn gồm NaOH và CaO, thu được CH4. Phát biểu nào sau đây sai?

A. T có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.       B. Y có mạch cacbon phân nhánh.

C. X có hai công thức cấu tạo phù hợp.       D. Z không làm mất màu dung dịch brom.

(Xem giải) Câu 66: Cho các thí nghiệm sau:
(a) Cho CaCO3 vào dung dịch CH3COOH dư.
(b) Cho Ag vào dung dịch HCl dư.
(c) Cho Na vào dung dịch CuSO4 dư.
(e) Cho Ba(HCO3)2 vào dung dịch NaHSO4 dư.
Số thí nghiệm có sự hòa tan chất rắn chỉ tạo ra dung dịch trong suốt là

A. 4.       B. 2.       C. 3.       D. 1.

(Xem giải) Câu 67: Hỗn hợp X gồm FeS2 và MS có số mol bằng nhau (M là kim loại có hóa trị không đổi). Cho 6,51 gam X tác dụng hoàn toàn với dung dịch HNO3 đun nóng thu được dung dịch Y và 13,216 lít hỗn khí (đktc) có khối lượng 26,34 gam gồm NO, NO2. Thêm một lượng dung dịch BaCl2 vào dung dịch Y thấy xuất hiện kết tủa trắng. Kim loại M là

Bạn đã xem chưa:  [2021] Thi thử TN liên trường Quỳnh Lưu - Hoàng Mai - Nghệ An

A. Zn.       B. Pb.       C. Mg.       D. Cu.

(Xem giải) Câu 68: Cho hỗn hợp X gồm một tetrapeptit và một tripeptit. Để thủy phân hoàn toàn 50,36 gam X cần dung dịch chứa 0,76 mol NaOH, sau phản ứng hoàn toàn cô cạn thu được 76,8 gam hỗn hợp muối chỉ gồm a mol muối glyxin và b mol muối alanin. Mặt khác đốt cháy hoàn toàn 0,11 mol X bằng O2 dư thu được m gam CO2. Giá trị của m là

A. 19,14.       B. 16,72.       C. 38,28.       D. 76,56.

(Xem giải) Câu 69: X, Y, Z là ba hiđrocacbon mạch hở (MX < MY < MZ < 62) có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử và đều phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư. Cho 11,7 gam hỗn hợp E gồm X, Y, Z (có cùng số mol) tác dụng tối đa với a mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của a là:

A. 1,2.       B. 0,675.       C. 0,9.       D. 0,8.

(Xem giải) Câu 70: Cho dãy các chất: CH4, C2H4, CH2=CH-COOH, C6H5NH2 (anilin), C6H6 (benzen). Số chất trong dãy phản ứng được với nước brom là

A. 3.       B. 2.       C. 5.       D. 4.

(Xem giải) Câu 71: Phát biểu đúng là:

A. Amino axit là các chất lỏng, không màu.

B. Isoamyl axetat có mùi dứa.

C. Glucozơ và glyxin là những hợp chất tạp chức.

D. Tơ visco, tơ nilon-6,6, tơ enang, tơ axetat đều thuộc loại tơ nhân tạo.

(Xem giải) Câu 72: Hòa tan hết 11,02 gam hỗn hợp X gồm FeCO3, Fe(NO3)2 và Al vào dung dịch Y chứa KNO3 và 0,4 mol HCl, thu được dung dịch Z và 2,688 lít (đktc) khí T gồm CO2, H2 và NO (có tỉ lệ mol tương ứng là 5 : 2 : 5). Dung dịch Z phản ứng được tối đa với 0,45 mol NaOH. Nếu cho Z tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thì thu được m gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5 trong các phản ứng trên. Giá trị của m là

A. 59,02.       B. 64,96.       C. 63,88.       D. 68,74.

(Xem giải) Câu 73: Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:
Bước 1: Cho vào cốc thủy tinh chịu nhiệt khoảng 5 gam mỡ lợn và 10 ml dung dịch NaOH 40%.
Bước 2: Đun sôi nhẹ hỗn hợp, liên tục khuấy đều bằng đũa thủy tinh khoảng 30 phút và thỉnh thoảng thêm nước cất để giữ cho thể tích hỗn hợp không đổi rồi để nguội hỗn hợp.
Bước 3: Rót thêm vào hỗn hợp 15 – 20 ml dung dịch NaCl bão hòa nóng, khuấy nhẹ rồi để yên hỗn hợp.
Cho các phát biểu sau:
(a) Sau bước 3 thấy có lớp chất rắn màu trắng nổi lên là glixerol.
(b) Vai trò của dung dịch NaCl bão hòa ở bước 3 là để tách muối natri của axit béo ra khỏi hỗn hợp.
(c) Ở bước 2, nếu không thêm nước cất, hỗn hợp bị cạn khô thì phản ứng thủy phân không xảy ra.
(d) Ở bước 1, nếu thay mỡ lợn bằng dầu mỡ bôi trơn thì hiện tượng thí nghiệm sau bước 3 vẫn xảy ra tương tự.
(e) Trong công nghiệp, phản ứng ở thí nghiệm trên được ứng dụng để sản xuất xà phòng và glixerol.
Số phát biểu sai là

Bạn đã xem chưa:  [2022] Thi thử TN trường Nguyễn Khuyến - Hồ Chí Minh (17/04)

A. 1.       B. 2.       C. 3.       D. 4.

(Xem giải) Câu 74: Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm m gam hỗn hợp X gồm Al và Fe3O4 đến khi phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp Y (biết Fe3O4 chỉ bị khử về Fe). Chia Y thành hai phần:
– Phần 1 cho tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 0,15 mol H2, dung dịch Z và phần không tan T. Cho toàn bộ phần không tan T tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 0,45 mol H2.
– Phần 2 cho tác dụng với dung dịch HCl thu được 1,2 mol H2.
Giá trị của m là:

A. 173,8.       B. 144,9.       C. 164,6.       D. 135,4.

(Xem giải) Câu 75: Cho 7,3 gam lysin và 15 gam glyxin vào dung dịch chứa 0,3 mol KOH, thu được dung dịch Y. Cho Y tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl dư, thu được m gam muối. Giá trị của m là:

A. 32,250.       B. 53,775.       C. 55,600.       D. 59,325.

(Xem giải) Câu 76: Hỗn hợp M gồm 3 este đơn chức X, Y, Z (X và Y là đồng phân của nhau, mạch hở). Đốt cháy hoàn toàn 5,3 gam M thu được 6,272 lít CO2 (đktc) và 3,06 gam H2O. Mặt khác, khi cho 5,3 gam M tác dụng với dung dịch NaOH dư thì thấy khối lượng NaOH phản ứng hết 2,8 gam, thu được ancol T, chất tan hữu cơ no Q cho phản ứng tráng gương và m gam hỗn hợp 2 muối. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 6,42.       B. 6,08.       C. 6,36.       D. 6,18.

(Xem giải) Câu 77: Quá trình làm đậu phụ được tiến hành như sau:
+ Xay đậu tương cùng với nước lọc và lọc bỏ bã được “nước đậu”
+ Đun nước đậu “đến sôi” và chế thêm nước chua được “óc đậu”.
+ Cho “óc đậu” vào khuôn và ép, được đậu phụ.
Mục đích chính khi cho thêm nước chua vào “nước đậu”:

A. Làm tăng lượng đạm cho đậu phụ.       B. Làm cho đậu phụ dai hơn.

C. Tạo vị chua cho đậu phụ.       D. Làm protein trong nước đậu bị đông tụ.

(Xem giải) Câu 78: Cho 27,6 gam hỗn hợp gồm Na, Na2O, Ba và BaO vào lượng nước dư, thu được a mol khí H2 và dung dịch X. Sục khí CO2 đến dư vào X, phản ứng được biểu diễn theo đồ thị sau.

Giá trị của a là.

A. 0,15.       B. 0,10.       C. 0,18.       D. 0,12.

Câu 79: Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Kim loại có khối lượng riêng nhỏ nhất là Li.

B. Kim loại cứng nhất là Cr.

C. Kim loại Cu khử được ion Fe2+ trong dung dịch.

D. Kim loại Al tác dụng được với dung dịch NaOH.

(Xem giải) Câu 80: Cho các phát biểu sau:
(1) Oxi hóa glucozơ, thu được sobitol.
(2) Để chứng minh trong phân tử của glucozơ có nhiều nhóm hiđroxyl, người ta cho dung dịch glucozơ phản ứng tráng bạc.
(3) Saccarozơ và glucozơ đều có phản ứng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch màu xanh lam.
(4) Các amin đều không độc được sử dụng để chế biến thực phẩm.
(5) Muối natri hoặc kali của axit béo được dùng để sản xuất xà phòng.
Số phát biểu đúng là

A. 3.       B. 4.       C. 5.       D. 2.

Bình luận

200
error: Chúc bạn học tốt và luôn vui nhé !!