[2022 – 2023] Thi học sinh giỏi lớp 12 – Tỉnh Hải Dương
⇒ File word đề thi, đáp án và giải chi tiết
⇒ Thời gian làm bài: 180 phút
⇒ Đề thi, đáp án và giải chi tiết:
Câu I (2,0 điểm)
(Xem giải) 1. Từ H2O, đá vôi, NH3, O2, chất xúc tác và phương tiện kĩ thuật cần thiết, hãy viết phương trình phản ứng điều chế:
a. NH4HCO3
b. NH4NO3
(Xem giải) 2. Cho 3 chất hữu cơ mạch hở gồm: anđehit (X1), ancol (X2), ete (X3) có cùng công thức phân tử C3H6O. Viết công thức cấu tạo 3 chất và trình bày phương pháp hóa học để nhận biết 3 chất hữu cơ trên.
(Xem giải) 3. Đốt khí A trong oxi thiếu ta được chất rắn C màu vàng. Khí X có màu vàng lục tác dụng với khí A tạo ra C và F. Nếu X tác dụng với A trong nước tạo ra dung dịch T chứa Y và F, thêm dung dịch BaCl2 vào dung dịch T thì có kết tủa trắng. Cho A tác dụng với dung dịch của chất G tạo ra chất kết tủa H màu đen. Cho MA + MG = 365.
a. Xác định các chất có kí hiệu A, C, F, G, H, X, Y?
b. Viết các phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra.
Câu II (2,0 điểm)
(Xem giải) 1. Đốt cháy hoàn toàn 27,6 gam chất hữu cơ A (chứa C, H, O) thu được 31,36 lit CO2 (đktc) và 10,8 gam nước.
a. Lập công thức phân tử của A. Biết MA < 150 u
b. Viết các công thức cấu tạo có thể có của A và viết phương trình phản ứng minh họa
Biết: 1,0 mol chất A tác dụng với Na dư thu được 0,5 mol H2.
1,0 mol chất A tác dụng được với tối đa 3,0 mol NaOH.
(Xem giải) 2. Chất hữu cơ X có công thức tổng quát CxHyOz, có phân tử khối M = 60 u và tham gia phản ứng theo sơ đồ chuyển hóa sau: CxHyOz → CxHy-2 → D
Biết: MD = 76u; D là hợp chất đa chức, D hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường thành dung dịch xanh đậm.
Tìm công thức cấu tạo của X, D và viết phương trình phản ứng hóa học của các chất theo sơ đồ trên.
Câu III (2,0 điểm)
(Xem giải) 1. Một dung dịch G có các ion (Fe3+, NH4+, SO42-, Al3+, NO3-). Tiến hành các thí nghiệm sau với cùng V lít dung dịch G.
– Cho dung dịch G tác dụng với dung dịch KOH dư, đun nóng. Sau phản ứng hoàn toàn, thu được 1,07 gam kết tủa và 0,224 lít khí Q (đktc).
– Cho dung dịch G tác dụng với dung dịch NH3 dư. Sau phản ứng hoàn toàn, thu được 1,85 gam kết tủa.
– Cho dung dịch HCl dư vào dung dịch G thu được dung dịch H, dung dịch H hòa tan được tối đa 2,24 gam Cu (thu được khí NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5).
Tính tổng khối lượng muối khan thu được khi cô cạn V lít dung dịch G.
(Xem giải) 2. Hấp thụ hoàn toàn V1 lít CO2 (ở đktc) vào 350 ml KOH 2M thu được dung dịch X gồm 2 chất tan. Nhỏ từ từ 175ml dung dịch Y gồm (H2SO4 0,4M và HCl 1,2M) vào dung dịch X thu được 3,36 lít khí (ở đktc). Nếu nhỏ từ từ đến hết dung dịch X ở trên vào 210ml dung dịch Y thu được V2 lít khí (ở đktc). Xác định V1, V2 (Giả thiết rằng lượng CO2 tan trong nước và phản ứng với nước không đáng kể).
(Xem giải) 3. Hỗn hợp X gồm Mg, Fe, Fe3O4 và CuO trong đó nguyên tố oxi chiếm 16,0% khối lượng của X. Hòa tan hoàn toàn m gam X trong V lit dung dịch Y chứa (H2SO4 0,83M và NaNO3 0,3M), thu được dung dịch Z chỉ chứa 3,275m gam muối trung hòa và 1,008 lít khí NO (đktc). Biết dung dịch Z phản ứng vừa đủ với 400 ml dung dịch KOH 1,9M. Tính giá trị của m và V ?
Câu IV (2,0 điểm)
(Xem giải) 1. Để trung hòa một axit cacboxylic A đơn chức cần 100ml dung NaOH 1M, sau phản ứng thu được dung dịch chứa 9,6 gam muối.
a. Xác định công thức cấu tạo của A.
b. Oxi hóa hỗn hợp X gồm (một anđehit đơn chức và một ancol đơn chức bậc 1), thu được một axit hữu cơ A duy nhất ở trên.
Nếu đem đốt cháy hoàn toàn 37,0 gam hỗn hợp X bằng oxi vừa đủ rồi cho khí và hơi thoát ra hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH)2 thì thu được 87,5 gam kết tủa và dung dịch Y. Nếu cho tối thiểu 0,5 lit dung dịch NaOH 1M vào dung dịch Y thì thu được lượng kết tủa là lớn nhất. Mặt khác, nếu cho 37 gam hỗn hợp X vào lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 đun nóng nhẹ thì thu được m gam kết tủa. Tính m.
(Xem giải) 2. Hợp chất hữu cơ A1 (chứa 3 nguyên tố C, H, O) chỉ chứa một loại nhóm chức. Cho 0,05 mol chất A1 tác dụng vừa đủ với 500 ml dung dịch NaOH (khối lượng riêng 1,2 g/ml) thu được dung dịch B. Làm bay hơi dung dịch B thu được 594,9 gam hơi nước và còn lại 14,8 gam hỗn hợp các chất rắn khan D. Nếu đốt cháy hoàn toàn chất rắn D thu được 7,95 gam Na2CO3; 9,52 lít CO2 (đktc) và 4,95 gam H2O. Nếu cho hỗn hợp chất rắn D tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư, rồi chưng cất thì được 3 chất hữu cơ X, Y, Z chỉ chứa các nguyên tố C, H, O. Biết X, Y là 2 axit hữu cơ đơn chức. Z tác dụng với dung dịch Br2 tạo ra sản phẩm T có khối lượng phân tử lớn hơn Z là 237u và MZ < 125u. Xác định công thức cấu tạo của A1, X, Y, Z, T.
Câu V (2,0 điểm)
(Xem giải) 1. Cho hỗn hợp gồm tristearin và một este đơn chức, no, mạch hở X tác dụng với 2,0 lít dung dịch NaOH 0,3M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch A, trung hòa dung dịch A bằng dung dịch HCl vừa đủ thu được dung dịch B chứa a gam hỗn hợp ancol và b gam hỗn hợp muối. Đốt cháy hoàn toàn a gam hỗn hợp ancol trên trong khí oxi dư thu được 35,2 gam CO2 và 18 gam nước. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn b gam muối trong oxi dư thu được 32,9 gam chất rắn khan; 334,8 gam hỗn hợp CO2 và H2O.
Xác định công thức của este X.
(Xem giải) 2. Cho 40 gam hỗn hợp A gồm FeCO3, Fe, Cu, Al tác dụng với 120 ml dung dịch NaOH 2M thu được 5,376 lít khí hiđro (đktc). Sau khi kết thúc phản ứng cho tiếp 1,48 lít dung dịch HCl 1M thu được hỗn hợp khí B, cặn rắn C (C không tác dụng với dung dịch kiềm) và dung dịch D. Sục CO2 dư vào dung dịch D không thấy xuất hiện kết tủa. Cho B hấp thụ hết vào dung dịch Ca(OH)2 dư thì thu được 20 gam kết tủa. Cho C tác dụng với dung dịch chứa 0,3 mol HNO3 đặc, nóng dư thu được dung dịch E và một chất khí duy nhất màu nâu đỏ (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Biết rằng dung dịch E có thể hòa tan tối đa 3,08 gam sắt trong điều kiện đun nóng, thu được một chất khí duy nhất màu nâu đỏ (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tính khối lượng của các chất trong hỗn hợp A?
Bình luận