[2025] Thi thử TN sở GDĐT Vĩnh Phúc (Lần 3 – Đề 3)
⇒ File word đề thi, đáp án và giải chi tiết
⇒ Mã đề: 100
⇒ Đề thi, đáp án và giải chi tiết:
1A | 2D | 3D | 4D | 5A | 6D | 7A | 8A | 9D |
10B | 11B | 12B | 13A | 14C | 15A | 16A | 17B | 18A |
19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 | |
(a) | S | S | Đ | S | 23 | 850 | 345 |
(b) | S | Đ | Đ | S | 26 | 27 | 28 |
(c) | S | Đ | S | Đ | 64,9 | 13,9 | 2 |
(d) | Đ | S | Đ | Đ |
Phần I: Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
(Xem giải) Câu 1. Kim loại nào sau đây tồn tại dạng đơn chất trong tự nhiên?
A. Au. B. Sn. C. Pb. D. Al.
(Xem giải) Câu 2. Saccharose có phản ứng với chất nào nào sau đây?
A. Nước bromine. B. Cu(OH)2/NaOH tạo kết tủa đỏ gạch.
C. Thuốc thử Tollens. D. Nước (xúc tác acid, đun nóng).
(Xem giải) Câu 3. Propyl ethanoate là ester có mùi đặc trưng của quả lê. Công thức phân tử của propyl ethanoate là
A. C3H6O2. B. C4H6O2. C. C4H8O2. D. C5H10O2.
(Xem giải) Câu 4. Cho peptide X có công thức Gly-Ala-Val-Gly-Ala. Cho các phát biểu sau:
(a) Thủy phân không hoàn toàn X thu được tối đa 3 dipeptide.
(b) Dung dịch X tác dụng với Cu(OH)2 trong NaOH tạo thành hợp chất màu tím.
(c) Phân tử X có 5 liên kết peptide.
(d) Đun X với dung dịch NaOH dư, thu được 3 amino acid.
Những phát biểu đúng là
A. (a), (b), (d). B. (a), (b), (c). C. (b), (d). D. (a), (b).
(Xem giải) Câu 5. Nguyên tố iron (Fe) có số hiệu nguyên tử là 26. Số electron ở lớp ngoài cùng của ion Fe2+ là
A. 14. B. 8. C. 13. D. 2.
(Xem giải) Câu 6. Kim loại nào sau đây không tác dụng với nước?
A. Ba. B. Mg. C. Ca. D. Be.
(Xem giải) Câu 7. Hợp chất nào sau đây làm mềm được nước có tính cứng vĩnh cửu?
A. Na2CO3. B. Ca(OH)2. C. NaHCO3. D. CaCl2.
(Xem giải) Câu 8. Methyl acetate tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được methyl alcohol và chất nào sau đây?
A. CH3COONa. B. CH3OH. C. C2H5OH. D. HCOONa.
(Xem giải) Câu 9. Cho các giai đoạn quan trọng trong quá trình tái chế sắt:
• Nấu chảy: Thép phế liệu thường được nấu chảy trong lò điện ở nhiệt độ cao (khoảng 1600°C) và được sục khí oxygen để loại bỏ carbon và các tạp chất dễ cháy.
• Tinh chế: Ở giai đoạn này, đá vôi được thêm vào phế liệu thép lỏng nhằm loại bỏ tạp chất dưới dạng xỉ (như CaSiO3, Ca3(PO4)2,…). Ngoài ra, một số thành phần như carbon, manganesse, silicon,… có thể được bổ sung với lượng phù hợp để thép thành phẩm đạt các yêu cầu kĩ thuật.
Phát biểu nào sau đây sai?
A. Việc thêm các thành phần như chromium, manganese, silicon,… tạo cho thép có tính cứng, tính chịu nhiệt và các tính chất quý khác.
B. Tạp chất dễ cháy trong giai đoạn nấu chảy thường là sulfur, phosphorus,…
C. Thép là hợp kim của sắt chứa ít hơn 2,0% carbon và một số nguyên tố khác.
D. Xỉ trong giai đoạn tinh chế gồm CaCO3, CaSiO3, Ca3(PO4)2,…
(Xem giải) Câu 10. Trong công nghiệp, polymer nào sau đây được tổng hợp bằng phản ứng trùng ngưng?
A. Polyethylene. B. Nylon-6,6. C. Poly(vinyl acetate). D. Tinh bột.
(Xem giải) Câu 11. Để bảo vệ vỏ tàu biển bằng thép, người ta gắn vào vỏ tàu (phần chìm dưới nước biển) những tấm kim loại nào sau đây?
A. Cu. B. Zn. C. Pb. D. Sn.
(Xem giải) Câu 12. Phân bón là sản phẩm có chức năng cung cấp nguyên tố dinh dưỡng hoặc có tác dụng cải tạo đất để tăng năng suất và chất lượng cho cây trồng. Phân bón hóa học thường được chia làm hai loại là phân bón vô cơ và phân bón hữu cơ. Phân bón hữu cơ là sản phẩm của quá trình xử lí chất hữu cơ tự nhiên, có thể bổ sung một số nguyên tố dinh dưỡng, vi sinh vật, sinh vật có ích cho cây trồng, đồng thời cung cấp mùn góp phần cải tạo đất. Cây trồng không có khả năng hấp thu và sử dụng trực tiếp các chất hữu cơ. Chất hữu cơ trở thành phân bón khi được khoáng hóa (là quá trình biến đổi chất hữu cơ thành các phân tử hoặc ion vô cơ đơn giản mà cây trồng có thể hấp thu được như H2O, NO3-, NH4+, K+, Mg2+, Fe2+.
Cho các phát biểu sau:
(a) Phân bón vô cơ và phân bón hữu cơ đều cung cấp mùn góp phần cải tạo đất.
(b) Cây trồng có thể hấp thu dinh dưỡng trực tiếp từ chất hữu cơ trong rác thải hữu cơ, phụ phẩm nông nghiệp.
(c) Phân bón hữu cơ có thể cung cấp các vi sinh vật, sinh vật có ích cho cây trồng.
(d) Do quá trình khoáng hóa xảy ra từ từ nên phân bón hữu cơ cung cấp dinh dưỡng chậm hơn phân bón vô cơ.
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 2. C. 4. D. 1.
(Xem giải) Câu 13. Phân tử amino acid nào sau đây có hai nguyên tử nitrogen?
A. Lysine. B. Alanine. C. Glycine. D. Valine.
(Xem giải) Câu 14. Kết quả đo phổ khối lượng của hợp chất hữu cơ X cho thấy, mảnh ion phân tử [M+] của X có giá trị m/z bằng 46. Chất X có thể là
A. ethyl formate. B. acetic acid. C. ethyl alcohol. D. diethyl ether.
(Xem giải) Câu 15. Cho các giá trị thế điện cực chuẩn trong bảng sau:
Cặp oxi hóa – khử | Zn2+/Zn | Sn2+/Sn | Pb2+/Pb | Cu2+/Cu |
E°(V) | -0,762 | -0,137 | -0,126 | +0,340 |
Trong các ion trên, ion nào có tính oxi hóa mạnh nhất?
A. Cu2+. B. Sn2+. C. Pb2+. D. Zn2+.
(Xem giải) Câu 16. Amine nào sau đây là chất khí ở điều kiện thường?
A. Trimethylamine. B. Ethylmethylamine. C. Propan-2-amine. D. Propan-1-amine.
(Xem giải) Câu 17. Phản ứng nhiệt phân muối nitrate của kim loại nhóm IIA xảy ra theo phương trình: M(NO3)2(s) (t°) → MO(s) + 2NO2(g) + ½O2(g) . Cho biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng nhiệt phân trong bảng sau:
Muối | Mg(NO3)2(s) | Ca(NO3)2(s) | Sr(NO3)2(s) | Ba(NO3)2(s) |
![]() |
255,2 | 369,5 | 452,4 | 506,2 |
Phát biểu nào sau đây sai?
A. Trong các phản ứng nhiệt phân trên, muối nitrate vừa là chất oxi hóa, vừa là chất khử.
B. Độ bền nhiệt giảm dần từ Mg(NO3)2(s) đến Ba(NO3)2(s).
C. Các muối carbonate của kim loại nhóm IIA cũng bị nhiệt phân hủy thành oxide.
D. Phản ứng nhiệt phân muối nitrate của kim loại nhóm IIA là phản ứng thu nhiệt.
(Xem giải) Câu 18. Điện phân dung dịch CuSO4 0,02 M bằng các điện cực trơ ở hiệu điện thế thích hợp đến khi ở cathode bắt đầu sủi bọt khí thì dừng lại, thu được dung dịch X có nồng độ chất tan là x mol/L. Coi thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể. Giá trị của x là
A. 0,02. B. 0,01. C. 0,04. D. 0,08.
PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 19 đến câu 22. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thi sinh chọn đúng hoặc sai.
(Xem giải) Câu 19. Benzocaine, là ester của p-aminobenzoic acid với ethanol, thuộc nhóm thuốc gây tê cục bộ được sử dụng trong giảm đau và khó chịu do đau họng, kích ứng da, bệnh trĩ, ong đốt, vết côn trùng cắn, đau răng, viêm tai giữa, viêm tai ngoài cấp tính,.. Benzocaine được tổng hợp thành công lần đầu tiên vào năm 1900 bởi nhà khoa học Eduard Ritsert (1859-1946) và trở thành một bước phát triển mới trong lịch sử Dược học khi là biện pháp giảm đau cho bệnh nhân mà không cần sử dụng đến cocaine vốn là một chất có tác động gây nghiện.
Trong phòng thí nghiệm, benzocaine có thể được tổng hợp từ p-aminobenzoic acid và ethanol bằng phản ứng ester hóa với xúc tác là dung dịch sulfuric acid đặc bằng bộ dụng cụ được bố trí như hình vẽ.
Quy trình có thể được mô tả như sau:
• Bước 1: Cho 1,0 gam p-aminobenzoic acid và 10 mL ethanol tuyệt đối vào bình cầu. Dùng đũa thủy tinh khuấy đều hỗn hợp trong bình cầu cho đến khi thu được hỗn hợp đồng nhất.
• Bước 2: Thêm tiếp từ từ vào bình cầu 1 mL dung dịch H2SO4 đặc. Lắp bình cầu với ống sinh hàn và đèn cồn để được bộ thí nhiệm như hình vẽ trên. Tiến hành đun nóng bình cầu trong 30 phút.
• Bước 3: Để nguội hỗn hợp sản phẩm ở nhiệt độ phòng, sau đó chuyển toàn bộ hỗn hợp vào cốc thủy tinh có chứa 5 mL nước cất thu được dung dịch X.
• Bước 4: Thêm từ từ dung dịch Na2CO3 10% vào dung dịch X, tiến hành khuấy đều cho đến khi thu được hỗn hợp Y có độ pH xấp xỉ bằng 8.
• Bước 5: Chuyển hỗn hợp Y thu được vào máy lọc chân không, benzocaine sẽ kết tinh lại ở trên phễu lọc. Sử dụng một ít nước cất lạnh để rửa sạch benzocaine kết tinh, sau đó để nước bay hơi tự nhiên.
a) Ở bước 1 đã xảy ra phản ứng ester hóa giữa ethanol và p-aminobenzoic acid.
b) Công thức của benzocaine là (C2H5OOCC6H4NH3)2SO4.
c) Ở bước 4 chỉ xảy ra phản ứng của Na2CO3 với H2SO4.
d) Ở bước 5, dùng nước lạnh rửa benzocaine vì nó ít tan trong nước lạnh.
(Xem giải) Câu 20. Khi nghiên cứu phương pháp Solvay để sản xuất sodium hydrogencarbonate và sodium carbonate trong công nghiệp, nhóm học sinh thấy sodium carbonate được tạo ra bằng cách nhiệt phân sodium hydrogencarbonate. Nhóm học sinh cho rằng “NaHCO3 chỉ bị nhiệt phân ở trạng thái rắn”. Để kiểm tra giả thuyết của mình, nhóm học sinh đã thực hiện thí nghiệm như sau:
– Cân một lượng chính xác 8,40 gam NaHCO3.
– Hòa tan hoàn toàn 8,40 gam NaHCO3 vào lượng dư nước thu được dung dịch X.
– Cô cạn dung dịch X thu được chất rắn Y. Chia Y làm hai phần bằng nhau:
+ Hòa tan phần 1 vào nước dư thu được dung dịch Z. Cho dung dịch BaCl2 dư vào Z thấy xuất hiện kết tủa T.
+ Nung phần 2 đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn.
a) Giá trị của m là 5,30.
b) Phương trình phản ứng nhiệt phân là 2NaHCO3 (t°) → Na2CO3 + CO2 + H2O.
c) Sự xuất hiện của kết tủa T (BaCO3) chứng tỏ giả thuyết của nhóm học sinh là sai.
d) Khối lượng của Y chắc chắn nhỏ hơn 8,40 gam.
(Xem giải) Câu 21. Các phức chất [Co(NH3)6]3+ và [Co(CN)6]3- có cấu trúc như sau:
a) Nguyên tử trung tâm cobalt trong các phức chất trên có cùng số oxi hoá.
b) Các phức chất [Co(NH3)6]3+ và [Co(CN)6]3- đều có cấu trúc bát diện.
c) Các phức chất tạo từ cùng một nguyên tử trung tâm luôn có màu sắc giống nhau.
d) Hợp chất phức [Co(NH3)6]a[Co(CN)6]b có giá trị của a và b là bằng nhau.
(Xem giải) Câu 22. DHA (Docosahexaenoic acid) là một acid béo rất cần thiết cho sự phát triển trí não, thị giác của con người, giúp tăng khả năng miễn dịch và giảm nguy cơ phát triển dị ứng của trẻ. Oleic acid rất tốt cho việc hỗ trợ các vấn đề tim mạch, kiểm soát lượng đường nạp vào trong cơ thể, đồng thời cũng là chất chống oxi hóa hiệu quả. Cho cấu trúc của DHA và olecic acid như hình sau:
a) Các liên kết đôi C=C trong phân tử DHA đều ở dạng trans.
b) Do có tương tác van der Waals mạnh hơn oleic acid, nên DHA có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn oleic acid.
c) Phần trăm khối lượng nguyên tố carbon trong DHA là 80,5% (Kết quả làm tròn đến hàng phần chục).
d) DHA thuộc nhóm acid béo omega-3.
PHẦN III. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 23 đến câu 28.
(Xem giải) Câu 23. Cho các phát biểu sau:
(1) Glucose và fructose đều làm mất màu nước bromine.
(2) Hàm lượng amilopectin trong gạo nếp lớn hơn trong gạo tẻ nên cơm nếp dẻo hơn cơm tẻ.
(3) Quá trình quang hợp trong cây xanh thu được glucose, từ đó tổng hợp thành tinh bột và cellulose.
(4) Chất hữu cơ trong dung dịch thu được sau khi thủy phân hoàn toàn cellulose chỉ có β-glucose.
Liệt kê các phát biểu đúng theo thứ tự tăng dần (ví dụ: 123 hoặc 124 hoặc 134 …).
(Xem giải) Câu 24. Vôi sống có nhiều ứng dụng như sản xuất vật liệu xây dựng, vật liệu chịu nhiệt, khử chua đất trồng, tẩy uế, sát trùng, xử lí nước thải,… Hiện nay, nhiều lò nung vôi thủ công hoạt động tự phát, gây ảnh hưởng xấu đến môi trường xung quanh. Ở các lò nung vôi công nghiệp, quá trình kiểm soát phát thải ô nhiễm được thực hiện chặt chẽ hơn. Xét một lò nung vôi công nghiệp sử dụng than đá làm nhiên liệu. Giả thiết:
– Đá vôi chỉ chứa CaCO3 và để phân hủy 1 kg đá vôi cần cung cấp nhiệt lượng là 1800 kJ.
– Đốt cháy 1 kg than đá giải phóng nhiệt lượng là 27000 kJ và có 50% lượng nhiệt này được hấp thụ ở quá trình phân hủy đá vôi.
– Công suất của lò nung vôi là 420 tấn vôi sống/ngày.
Tổng khối lượng đá vôi và than đá đã dùng trong một ngày là bao nhiêu tấn (Kết quả làm tròn đến hàng đơn vị)?
(Xem giải) Câu 25. Từ 1 tấn quặng apatite (chứa 54,6% calcium phosphate, còn lại là tạp chất trơ) sản xuất được tối đa bao nhiêu kg phosphoric acid (Kết quả làm tròn đến hàng đơn vị).
(Xem giải) Câu 26. Để sản xuất 50 lít cồn y tế 70° người ta cần lên men m kg tinh bột sắn (chứa 95% tinh bột còn lại là tạp chất trơ). Biết hiệu suất của quá trình lên men là 80%, khối lượng riêng của ethanol là 0,8 g/mL. Giá trị của m bằng bao nhiêu (Kết quả làm tròn đến hàng phần mười)?
(Xem giải) Câu 27. Phân tích thành phần nguyên tố của tinh thể muối A (phân tử A chỉ chứa một nguyên tử kim loại M) thu được số liệu như sau:
Nguyên tố | oxygen | sulfur | hydrogen | M |
% khối lượng trong muối | 63,31 | 11,51 | 5,04 | 20,14 |
Hòa tan m gam A trong dung dịch loãng chứa 0,15 mol H2SO4, thu được 500 mL dung dịch X. Cho lượng dư dung dịch BaCl2 vào 100 mL dung dịch X, thu được 9,32 gam kết tủa. Tính m (Kết quả làm tròn đến hàng phần mười).
(Xem giải) Câu 28. Tiến hành thí nghiệm sau:
– Cho vào hai ống nghiệm (1) và (2) mỗi ống 2 mL lòng trắng trứng.
– Đun nóng ống nghiệm (1) trên ngọn lửa đèn cồn 2 đến 3 phút.
– Thêm vài giọt dung dịch HNO3 đặc vào ống nghiệm (2).
– Cho 1 mL dung dịch CuSO4 0,1 M vào ống nghiệm (3), sau đó cho thêm 1 mL dung dịch NaOH 1 M. Gạn bỏ phần nước rồi cho 2 mL lòng trắng trứng vào ống nghiệm (3).
Cho các phát biểu sau:
(a) Protein chủ yếu trong lòng trắng trứng là albumin.
(b) Sau thí nghiệm, ống nghiệm (1) có kết tủa màu vàng.
(c) Ở ống nghiệm (2) xảy ra sự đông tụ protein và phản ứng nitro hóa.
(d) Sau thí nghiệm, dung dịch trong ống nghiệm (3) có màu xanh.
Có bao nhiêu phát biểu đúng?
Bình luận