[2025] Thi thử TN sở GDĐT Gia Lai (Lần 1)

File word đề thi, đáp án và giải chi tiết

⇒ Mã đề: 102

⇒ Đề thi, đáp án và giải chi tiết:

1C 2C 3B 4B 5C 6B 7C 8B 9D
10B 11D 12C 13B 14A 15D 16C 17D 18D
19 20 21 22 23 24 25
(a) Đ S S Đ 2341 4 4
(b) S Đ Đ Đ 26 27 28
(c) S Đ Đ S 6,69 4,75 27
(d) Đ Đ S S

Phần I: Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.

(Xem giải) Câu 1. Cho phản ứng: N2(g) + 3H2(g) ⇋ 2NH3(g);  = –92 kJ.
Hai biện pháp đều làm cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận là

A. Giảm nhiệt độ và giảm áp suất.        B. Tăng nhiệt độ và tăng áp suất.

C. Giảm nhiệt độ và tăng áp suất.        D. Tăng nhiệt độ và giảm áp suất.

(Xem giải) Câu 2. Đại lượng đặc trưng cho sự biến thiên nồng độ của một trong các chất phản ứng hoặc sản phẩm phản ứng trong một đơn vị thời gian được gọi là

A. biến thiên enthalpy của phản ứng hóa học.       B. sự chuyển dịch cân bằng hóa học.

C. tốc độ phản ứng hóa học.       D. trạng thái cân bằng của phản ứng thuận nghịch.

(Xem giải) Câu 3. Phổ hồng ngoại cho biết các tín hiệu ở các số sóng khác nhau. Cho biết tín hiệu nào đặc trưng của nhóm chức alcohol?

A. .       B. .

C. .       D. .

(Xem giải) Câu 4. Saccharose có nhiều trong cây mía, hoa thốt nốt, củ cải đường. Phân tử saccharose được cấu tạo bởi

A. một đơn vị α-fructose và một đơn vị β-glucose.

B. một đơn vị α-glucose và một đơn vị β-fructose.

C. nhiều đơn vị α-glucose, nối với nhau qua liên kết α-1,4-glycoside.

D. nhiều đơn vị β-glucose, nối với nhau qua liên kết β-1,4-glycoside.

(Xem giải) Câu 5. Trong tự nhiên, sodium có nhiều trong quặng nào sau đây?

A. Dolomite.       B. Bauxite.       C. Halite.       D. Phosphorite.

(Xem giải) Câu 6. Số liên kết σ (sigma) và π (pi) có trong phân tử C2H2 (acetylene) lần lượt là:

A. 4 và 1.       B. 3 và 2.       C. 1 và 4.       D. 2 và 3.

(Xem giải) Câu 7. Cho bảng giá trị thế điện cực chuẩn của các cặp oxi hóa-khử như sau:

Cặp oxi hóa-khử Zn2+/Zn Cu2+/Cu Fe3+/Fe2+ Ag+/Ag
E° (V) -0,763 0,340 0,771 0,799

Dựa vào bảng giá trị thế điện cực chuẩn ở trên, hãy cho biết phản ứng nào sau đây xảy ra ở điều kiện chuẩn?

A. Zn2+(aq) + Cu(s) → Cu2+(aq) + Zn(s).       B. Cu2+(aq) + 2Fe2+(aq) → 2Fe3+(aq) + Cu(s).

C. Ag+(aq) + Fe2+(aq) → Fe3+(aq) + Ag(s).       D. Zn2+(aq) + 2Ag(s) → 2Ag+(aq) + Zn(s).

(Xem giải) Câu 8. Một hợp chất carbonyl có công thức HCHO được ứng dụng trong công nghiệp dệt, nhựa, chất dẻo, keo dán. Tên gọi của HCHO theo danh pháp thay thế là

A. formaldehyde.       B. methanal.       C. acetaldehyde.       D. methanol.

(Xem giải) Câu 9. Người ta nhận thấy khi đun nước đường (dung dịch saccharose) có thêm một ít nước chanh thì dung dịch thu được sẽ ngọt hơn. Nguyên nhân của hiện tượng trên là vì nước chanh có thành phần chủ yếu là citric acid, đóng vai trò xúc tác cho quá trình

A. thủy phân saccharose thành glucose và fructose, trong đó glucose là một carbohydrate có vị ngọt hơn saccharose.

B. lên men saccharose thành alcohol có vị ngọt hơn saccharose.

C. chuyển hóa saccharose thành maltose là một carbohydrate có vị ngọt hơn saccharose.

D. thủy phân saccharose thành fructose và glucose, trong đó fructose là một carbohydrate có vị ngọt hơn saccharose.

(Xem giải) Câu 10. Vôi đen (quặng dolomite nghiền nhỏ) được sử dụng chủ yếu trong luyện kim, phân bón và nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi tôm. Thành phần chính của dolomite bao gồm muối calcium carbonate và muối X. Công thức của muối X là

Bạn đã xem chưa:  [2025] Thi thử TN chuyên KHTN - Hà Nội (Lần 1)

A. Mg(OH)2.       B. MgCO3.       C. CaSO4.       D. Na2CO3.

(Xem giải) Câu 11. Polymer nào dưới đây có thể bị thủy phân cắt mạch polymer?

A. Cao su.       B. Polyethylene.       C. Polypropylene.       D. Tinh bột.

(Xem giải) Câu 12. Trong định nghĩa về liên kết kim loại: Liên kết kim loại là liên kết hình thành do lực hút tĩnh điện giữa các electron hóa trị …(1)… với các ion …(2)… kim loại ở các nút mạng. Các từ cần điền vào vị trí (1), (2) lần lượt là:

A. hóa trị, lưỡng cực.       B. hóa trị, âm.

C. tự do, dương.       D. ngoài cùng, dương.

(Xem giải) Câu 13. Thủy ngân dễ bay hơi và rất độc. Nếu chẳng may nhiệt kế thủy ngân bị vỡ thì dùng chất nào trong các chất sau để thu gom thủy ngân?

A. Bột sắt.       B. Bột lưu huỳnh.       C. Nước.       D. Bột than.

(Xem giải) Câu 14. Quá trình cộng hợp liên tiếp nhiều phân tử nhỏ giống nhau hoặc tương tự nhau (monomer) tạo thành phân tử lớn (polymer) được gọi là phản ứng

A. trùng hợp.       B. xà phòng hoá.       C. trùng ngưng.       D. thuỷ phân.

(Xem giải) Câu 15. Trong phản ứng oxi hóa – khử, quá trình chất khử nhường electron được gọi là quá trình

A. điện li.       B. khử.       C. trao đổi ion.       D. oxi hóa.

(Xem giải) Câu 16. Trong nông nghiệp, hợp chất NH4NO3 được dùng làm phân bón để bổ sung hàm lượng nitrogen cho cây dưới dạng ion nitrate và ammonium. Tên gọi của hợp chất NH4NO3 là

A. ammonia nitrate.       B. ammonia sulfate.

C. ammonium nitrate.       D. ammonium sulfate.

(Xem giải) Câu 17. Thủy tinh là chất rắn có cấu trúc vô định hình. Tính chất nào dưới đây không phải là tính chất của thủy tinh?

A. Dễ vỡ, không gỉ.       B. Cho ánh sáng truyền qua.

C. Trong suốt, không cháy.       D. Có nhiệt độ nóng chảy xác định.

(Xem giải) Câu 18. X là chất rắn vô định hình, màu trắng, không tan trong nước nguội. Thủy phân X với xúc tác acid hoặc enzyme, thu được chất Y. Chất X và Y lần lượt là:

A. tinh bột và saccharose.       B. cellulose và saccharose.

C. saccharose và glucose.       D. tinh bột và glucose.

PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 19 đến câu 22. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thi sinh chọn đúng hoặc sai.

(Xem giải) Câu 19. Một nhóm học sinh tiến hành thí nghiệm đo pH để so sánh tính base của một số amine và ammonia trong dung môi nước với giả thuyết “Khi tăng số lượng carbon trong phân tử amine thì tính base của amine tăng làm cho pH của dung dịch tăng”. Nhóm học sinh tiến hành như sau:
• Bước 1: Chuẩn bị các cốc chứa dung dịch có nồng độ 0,1M của các chất NH3, CH3NH2, CH3CH2NH2, (CH3)2NH và CH3CH2CH2NH2 đều ở 25°C.
• Bước 2: Dùng thiết bị đo pH để đo giá trị pH của các dung dịch.
• Bước 3: Ghi kết quả đo được ở bảng sau:

Dung dịch NH3 CH3NH2 CH3CH2NH2 CH3CH2CH2NH2 (CH3)2NH
Giá trị pH 11,1 11,3 11,4 11,5 11,7

a) Từ kết quả thí nghiệm, kết luận giả thuyết ban đầu của nhóm học sinh là chưa đúng.
b) Trong các chất được khảo sát, CH3CH2CH2NH2 có tính base mạnh nhất.
c) Bậc amine không ảnh hưởng đến tính base của amine.
d) CH3NH2 có tên gốc – chức là methylamine.

Bạn đã xem chưa:  [2025] Thi thử TN sở GDĐT Vĩnh Phúc (Lần 2 - Đề 3)

(Xem giải) Câu 20. Một nhóm học sinh được giao nhiệm vụ điều chế ethyl acetate từ ethyl alcohol và acetic acid, thu sản phẩm và xác định hiệu suất của toàn bộ quá trình điều chế. Biết khối lượng riêng của ethyl alcohol, acetic acid, ethyl acetate lần lượt là 0,789 g/mL, 1,050 g/mL, 0,902 g/mL. Nhóm học sinh đã tiến hành theo các bước như sau:
• Buớc 1: Cho 23 mL ethyl alcohol 96°, 20 mL acetic acid nguyên chất và 8 mL dung dịch H2SO4 đặc vào bình cầu có nhánh, lắc nhẹ để trộn đều hỗn hợp.
• Bước 2: Lắp nhiệt kế ở miệng bình cầu, lắp sinh hàn thẳng vào nhánh bình cầu, lắp bình hứng sản phẩm như hình vẽ.

• Bước 3: Đun hỗn hợp phản ứng trong khoảng 2 giờ, suốt thời gian phản ứng luôn giữ nhiệt độ ở 140°C.
• Bước 4: Cho ester thu được ở bình hứng vào phễu chiết, trung hòa từ từ acetic acid có lẫn trong hỗn hợp sản phẩm bằng dung dịch Na2CO3 (thử bằng giấy quỳ). Tách lấy lớp ester ở bên trên.
• Bước 5: Lắc phần ester thu được với dung dịch CaCl2 (8 gam CaCl2 hòa tan trong 8 mL nước) để loại ethyl alcohol còn sót lại. Tách lấy lớp ester ở bên trên và làm khô bằng Na2SO4 khan. Chưng cất trên nồi cách thủy và thu lấy ethyl acetate ở 75 – 78°C.
• Bước 6: Đo thể tích ethyl acetate thấy thu được 22,5 mL.
a) Hiệu suất quá trình điều chế và thu ethyl acetate của nhóm học sinh đạt được trên 70%.
b) Ethyl acetate có công thức cấu tạo là CH3COOC2H5.
c) Ở bước 2, nếu lắp cho nhiệt kế tiếp xúc với hỗn hợp phản ứng ở trong bình thì việc kiểm soát nhiệt độ phản ứng sẽ chính xác hơn.
d) Ở bước 4, khi thử bằng giấy quỳ thấy giấy quỳ đổi sang màu xanh chứng tỏ acetic acid đã hết.

(Xem giải) Câu 21. Cho biết giá trị thế điện chuẩn của điện cực nickel và điện cực đồng lần lượt là: E°Ni2+/Ni = –0,257V; E°Cu2+/Cu = +0,340V. Một pin Galvani có cấu tạo như hình sau:

Biết rằng cầu muối chứa dung dịch KCl, dung dịch chứa Cu2+(aq) và Ni2+(aq) là CuSO4 1M và NiSO4 1M. Nút xốp cho phép các ion trong cầu muối đi qua.
a) Khi pin hoạt động, ion K+ trong cầu muối di chuyển về phía điện cực nickel.
b) Sức điện động chuẩn của pin là 0,597V.
c) Điện cực đồng là cực dương và điện cực nickel là cực âm của pin.
d) Khi pin hoạt động, khối lượng của thanh nickel tăng và khối lượng của thanh đồng giảm.

(Xem giải) Câu 22. Cho bảng số liệu của một số kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất như sau:

Kim loại Cr Mn Fe Co
Cấu hình electron của nguyên tử [Ar]3d54s1 [Ar]3d54s2 [Ar]3d64s2 [Ar]3d74s2
E°M2+/M (V) -0,912 -1,180 -0,440 -0,277

a) Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, các kim loại chuyển tiếp trên được xếp ở chu kì 4.
b) Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử Cr có số electron độc thân lớn nhất trong các nguyên tử của các kim loại trên.
c) Ở điều kiện chuẩn, ion H+ (E°2H+/H2 = 0,00V) chỉ oxi hóa được các kim loại Cr, Mn, Co trong số các kim loại ở trên thành cation M2+.
d) Trong phản ứng hóa học, khi nguyên tử Fe nhường đi 2 electron để tạo thành ion Fe2+, thì số electron còn lại trên phân lớp 3d là 4.

PHẦN III. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 23 đến câu 28.

(Xem giải) Câu 23. Sau những cơn mưa rào có kèm theo sấm sét, cây cối thường phát triển nhanh do trong nước mưa chứa một lượng lớn phân đạm tự nhiên bổ sung cho đất, sơ đồ sau mô tả quá trình chuyển hóa từ nitrogen trong không khí thành phân đạm tự nhiên: A → B → C → D → Phân đạm tự nhiên
Biết A, B, C, D là những chất trong số các chất sau: HNO3 (1), N2 (2), NO (3), NO2 (4). Hãy chọn phương án cho A, B, C, D phù hợp đối với sơ đồ trên và sắp xếp theo trình tự dãy bốn số (ví dụ: 1234, 4312,…).

Bạn đã xem chưa:  [2025] Thi thử TN trường Lê Chân - Hải Phòng (Lần 1)

(Xem giải) Câu 24. Các vật dụng kim loại hoặc hợp kim bị phá hủy do tác dụng của các chất trong môi trường gọi là sự ăn mòn kim loại. Sự ăn mòn kim loại làm tổn thất nhiều về kinh tế, thậm chí có thể gây nguy hiểm cho con người. Để chống ăn mòn kim loại, trong thực tế người ta đã thực hiện một số cách làm như sau:
(1) Dùng sơn phủ kín bề mặt cánh cửa làm bằng thép.
(2) Tráng kẽm (zinc) lên tấm thép mỏng khi sản xuất tôn.
(3) Gắn một số tấm kẽm lên vỏ tàu làm bằng thép (phần chìm ở dưới nước).
(4) Cho dầu mỡ lên các ốc vít trên đường ray.
(5) Gắn một số tấm kẽm (zinc) vào đường ống dẫn dầu, dẫn khí đốt bằng thép chôn dưới đất.
(6) Tráng thiếc (tin) lên sắt tạo thành sắt tây dùng sản xuất vỏ lon đồ hộp.
Trong số các cách làm trên, có bao nhiêu cách chống ăn mòn kim loại theo phương pháp bảo vệ bề mặt?

(Xem giải) Câu 25. Cho các chất sau: Na2SO4, Na2CO3, NaNO3, NaOH, Na3PO4, NaCl, Ca(OH)2. Có bao nhiêu chất có thể làm mềm nước cứng có tính cứng tạm thời bằng phương pháp kết tủa?

(Xem giải) Câu 26. Sodium hydrogencarbonate (NaHCO3) là thành phần chủ yếu của sản phẩm thương mại có tên Baking soda. Người ta có thể sử dụng Baking soda để làm trắng răng, tẩy trắng quần áo, khử mùi của tủ lạnh, lau chùi bếp,… Độ tan trong nước của NaHCO3 ở 20°C là 9,6 gam trong 100 gam nước và ở 60°C là 16,5 gam trong 100 gam nước. Khi làm lạnh 113 gam dung dịch NaHCO3 bão hoà từ 60°C về 20°C thì khối lượng muối NaHCO3 kết tinh là bao nhiêu gam? (Làm tròn kết quả đến hàng phần trăm).

(Xem giải) Câu 27. Chromium (Cr) có độ bền cơ học và hóa học rất cao, do đó người ta thường thêm Cr vào thép để tạo các loại thép không gỉ (inox). Xét phản ứng điều chế chromium từ quặng chromite theo phương trình hóa học sau: 2Al + Cr2O3 (t°) → Al2O3 + 2Cr. Biết hiệu suất phản ứng tính theo Cr2O3 là 80%. Để sản xuất được 2,6 tấn chromium thì cần bao nhiêu tấn Cr2O3? (Làm tròn kết quả đến hàng phần trăm).

(Xem giải) Câu 28. Phân bón hóa học có chức năng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây và có tác dụng cải tạo đất. Việc sử dụng phân bón phụ thuộc vào các loại cây trồng, giai đoạn sinh trưởng của cây và vùng đất canh tác. Trên bao bì chứa phân bón thường có ghi các chỉ số biểu thị hàm lượng dinh dưỡng của phân bón. Hàm lượng dinh dưỡng của phân bón thường được biểu diễn theo thứ tự đạm (%N), lân (%P2O5 hữu hiệu), kali (%K2O hữu hiệu). Chẳng hạn như trên bao bì của phân urea có ghi 46% được hiểu là %N = 46%, trên bao bì phân DAP (diammonium hydrogenphosphate) có ghi 18 – 46 – 0 được hiểu là %N = 18%, %P2O5 = 46% và %K2O = 0%. Người nông dân bón 3 bao phân DAP cho cây trồng trên một mảnh vườn, trên bao bì phân bón có ghi 18 – 46 – 0, trong mỗi bao có chứa 50 kg phân bón. Tính tổng khối lượng N đã bón cho cây trong mảnh vườn nói trên (theo kg, làm tròn kết quả đến hàng đơn vị)?

Bình luận

200
error: Chúc bạn học tốt và luôn vui nhé !!