Bài tập Ancol – Phenol (Phần 3)
⇒ File word đề thi, đáp án và giải chi tiết
(Xem giải) Câu 1. X, Y, Z là ba ancol bền (MX < MY < MZ) mạch hở và có cùng số nguyên tử hiđro; biết Y no, X và Z có số pi liên tiếp nhau, Y và Z khác nhau số nhóm chức. Cho 12,64 gam hỗn hợp H gồm X, Y, Z tác dụng vừa đủ với K, cô cạn dung dịch thu được hỗn hợp muối T và 3,136 lít H2 (đktc). Đốt cháy hết T, thu được CO2; K2CO3 và 8,28 gam H2O. Biết số liên kết pi trung bình của H bằng 0,9. Phần trăm khối lượng muối có phân tử khối lớn nhất trong T có giá trị gần nhất với:
A. 24% B. 21% C. 28% D. 48%
(Xem giải) Câu 2. Hỗn hợp X gồm hai ancol đều có công thức dạng RCH2OH (R gốc hiđrocacbon mạch hở). Dẫn m gam X qua ống sứ chứa CuO dư, đun nóng thu được hỗn hợp khí và hơi Y; đồng thời khối lượng ống sứ giảm 4,48 gam. Cho toàn bộ Y vào lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng thu được 86,4 gam Ag. Nếu đun nóng m gam X với H2SO4 đặc ở 140°C, thu được 10,39 gam hỗn hợp Y gồm các ete. Biết hiệu suất của ancol có khối lượng phân tử tăng dần lần lượt là 75% và 80%. Công thức của ancol có khối lượng phân tử lớn là
A. C2H5OH. B. C3H7OH. C. C3H5OH. D. C4H9OH.
(Xem giải) Câu 3. Cho a mol hỗn hợp X gồm ba ancol mạch hở tác dụng vừa đủ với kali, thu được 26,28 gam hỗn hợp muối Z. Đốt cháy hoàn toàn Z cần vừa đủ 10,976 lít O2 (đktc), thu được K2CO3 và 0,6 mol hỗn hợp CO2 và H2O. Giá trị của a là
A. 0,18. B. 0,19. C. 0,20. D. 0,22.
(Xem giải) Câu 4. Chia 0,06 mol hỗn hợp A gồm ancol đơn chức X, Y (MX < MY) mạch hở, no hoặc không no (chứa 1 liên kết đôi) thành 2 phần bằng nhau: Phần 1: Đem oxi hóa bởi CuO có nung nóng thu được sản phẩm, lấy sản phẩm phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được 10,8 gam Ag. Phần 2: Cho vào bình kín dung tích 5 lít sau đó bơm O2 vào. Nung nhiệt độ bình đến 136,5°C để ancol bay hơi hết, thì áp suất trong bình lúc này là 0,8736 atm. Bật tia lửa điển để đốt cháy hết ancol (sau phản ứng O2 vẫn còn dư) rồi đưa nhiệt độ bình về 0°C thì áp suất trong bình lúc này là 0,3136 atm (áp suất hơi nước không đáng kể). Vậy Y có tối đa bao nhiêu đồng phân thỏa mãn tính chất trên
A. 5 B. 2 C. 3 D. 4
(Xem giải) Câu 5. Cho hỗn hợp X gồm một ancol Y no, đơn chức và hai hidrocacbon Z, T (MZ < MT, Y và T có cùng số nguyên tử hidro trong phân tử). Đốt cháy hoàn toàn 0,5 mol hỗn hợp X cần vừa đủ 26,88 lít khí O2 (đktc), thu được 20,16 lít khí CO2 (đktc) và 14,4 gam H2O. Phần trăm khối lượng của hiđrocacbon T trong hỗn hợp X là
A. 25,64%. B. 10,26%. C. 16,67%. D. 17,95%.
(Xem giải) Câu 6. Đốt cháy hoàn toàn 2,02 gam hỗn hợp X gồm một ancol no hai chức, mạch hở và hai ancol no, đơn chức mạch hở Y và Z là đồng đẳng kế tiếp (MY < MZ), thu được 1,568 lít CO2 (đktc) và 1,98 gam H2O. Phần trăm khối lượng anol Y trong hỗn hợp trên là
A. 15,84%. B. 22,77%. C. 31,68%. D. 11,39%.
(Xem giải) Câu 7. Hỗn hợp X gồm 1 ancol no 2 chức mạch hở và 1 ancol no ba chức mạch hở có cùng số C và cùng khối lượng. Cho m gam hỗn hợp X tác dụng với CuO dư đun nóng thấy khối lượng CuO giảm 7,712 gam thu được 15,1872 lít hỗn hợp khí và hơi (đktc) có tỉ khối so với hiđro là 19,758. Đốt hỗn hợp gồm 0,1 mol ancol no 2 chức mạch hở ở trên và 0,1 mol một ancol no đơn chức mạch hở Y cần V lít O2 (đktc) thu được tổng khối lượng CO2 và H2O là 3,113m gam. Số mol ancol no ba chức mạch hở trong m gam hỗn hợp X và giá trị của V lần lượt là
A. 0,10 và 29,12 B. 0,09 và 32,48 C. 0,09 và 29,12 D. 0,1 và 32,48
(Xem giải) Câu 8. Hỗn hợp X gồm 3 ancol no đơn chức mạch hở và glixerol trong đó oxi chiếm 39,785% khối lượng hỗn hợp. Cho m gam hỗn hợp X hoà tan tối đa 7,84 gam Cu(OH)2. Đốt m gam hỗn hợp X cần 37,408 lít O2 (đktc). Phần trăm khối lượng glixerol trong hỗn hợp X là
A. 47,67% B. 49,00% C. 49,46% D. 50,41%
(Xem giải) Câu 9. Hỗn hợp X gồm x mol CH3OH, 2x mol C2H4(OH)2 và 3x mol C3H5(OH)3. Đun nóng hỗn hợp X với CuO dư đun nóng thấy khối lượng CuO giảm m gam thu được hỗn hợp khí và hơi Y. Cho Y tác dụng với dung dịch AgNO3 trong nước amoniac dư thu được m + 284,16 gam Ag. Đốt hỗn hợp X cần V lít O2 (đktc). Giá trị của V là
A. 45,696 B. 53,312 C. 41,888 D. 47,600
(Xem giải) Câu 10. Đun nóng hỗn hợp gồm 2 ancol no đơn chức X và Y, mạch hở, kế tiếp trong dãy đồng đẳng (MX > MY) với H2SO4 đặc ở 140°C thu được 4,836 gam hỗn hợp 3 ete. Hiệu suất phản ứng tạo ete của X và Y lần lượt là 25% và 30%. Lượng ancol chưa tham gia phản ứng đem cho tác dụng với natri dư thu được 0,292 gam H2. Lượng ancol chưa tham gia phản ứng đem cho tác dụng với natri dư thu được 0,292 gam H2. Tính số mol của X là
A. 0,24. B. 0,18. C. 0,12. D. 0,16.
(Xem giải) Câu 11. Hỗn hợp X gồm các chất ancol metylic, ancol anlylic, glyxerol, etylen glicol. Cho m gam hỗn hợp X tác dụng với Na dư thu được 10,752 lít H2 (đktc). Đốt cháy m gam hỗn hợp X cần 37,856 lít O2 (đktc) thu được 30,6 gam H2O. Phần trăm khối lượng ancol anlylic trong hỗn hợp X là:
A. 24,70%. B. 29,54%. C. 28,29%. D. 30,17%.
(Xem giải) Câu 12. Nung nóng 12 gam hỗn hợp hai ancol đơn chức mạch hở (phân tử đều có ít hơn 3 liên kết pi) với CuO, thu được 16,32 gam hỗn hợp X gồm anđehit, ancol dư và nước (hiệu suất các phản ứng bằng nhau). Hidro hóa hoàn toàn X cần 0,94 gam H2. Mặt khác, cho X tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được m gam kết tủa. Giá trị m gần nhất
A. 116,29 B. 58,32 C. 116,60 D. 97,2
(Xem giải) Câu 13. Lên men m gam tinh bột, qua các giai đoạn thích hợp, thu được V1 ml etanol 46°. Hấp thụ toàn bộ khí CO2 sinh ra vào V2 ml dung dịch hỗn hợp Ba(OH)2 0,15M và NaOH 0,1M, thu được kết tủa và dung dịch X. Cho từ từ dung dịch NaOH vào X, đến khi kết tủa lớn nhất thì cần ít nhất 250 ml dung dịch NaOH 1M và thu được dung dịch chứa 44,52 gam chất tan. Biết khối lượng riêng của etanol nguyên chất là 0,8g/ml. Giá trị của V1 là
A. 118,75. B. 200,00. C. 160,00. D. 95,00.
(Xem giải) Câu 14. Tiến hành loại nước x mol ancol A no, đơn chức, mạch hở sau một thời gian thu được hỗn hợp Y gồm anken, ete, ancol dư và nước. Dẫn toàn bộ hỗn hợp Y qua bình đựng Na dư thì thoát ra 1,624 lít H2 (đktc). Chưng cất lấy toàn bộ lượng ete trong Y rồi đốt cháy hoàn toàn cần 16,128 lít khí O2 (đktc). Nếu đốt cháy hoàn toàn x mol A rồi hấp thụ toàn bộ khí và hơi thu được vào bình đựng nước vôi trong dư thi khối lượng bình tăng 72,15 gam. Giá trị của x gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 0,11. B. 0,19. C. 0,21. D. 0,25
(Xem giải) Câu 15. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm hai ancol no, hai chức, mạch hở thu được 11,44 gam CO2. Mặt khác, dẫn m gam X trên qua bình đựng K dư thu được 14,64 gam muối. Giá trị của m là
A. 7,04. B. 10,84. C. 8,56. D. 11,6.
(Xem giải) Câu 16. Hỗn hợp X gồm hai ancol no, hai chức, mạch hở A, B (62 < MA < MB) và có tỉ lệ mol là 3 : 4. Cho a mol X vào bình chứa b mol O2 (dư) rồi đốt cháy hoàn toàn thì thu được 2,04 mol các khí và hơi. Mặt khác dẫn 2a mol X qua bình đựng K dư thu được 70,56 gam muối. biết a + b = 1,5. Số đồng phân hòa tan được Cu(OH)2 của B là
A. 3. B. 5. C. 9. D. 15.
(Xem giải) Câu 17. X và Y là hai ancol đều có khả năng hòa tan Cu(OH)2. Đốt cháy một lượng với tỉ lệ bất kỳ hỗn hợp X và Y đều thu được khối lượng CO2 gấp 1,833 lần khối lượng H2O. Nếu lấy 5,2 gam hỗn hợp của X và Y thì hòa tan tối đa m gam Cu(OH)2. Giá trị của m có thể là
A. 5,88. B. 5,54. C. 4,90. D. 2,94.
(Xem giải) Câu 18. Hỗn hợp X chứa nhiều ancol đều đơn chức, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn 0,18 mol X cần vừa đủ 0,39 mol O2 thu được H2O và m gam CO2. Mặt khác, lượng X trên có thể làm mất màu tối đa 60 ml dung dịch nước Br2 1M. Giá trị của m là?
A. 10,56 B. 14,08 C. 11,44 D. 12,32
(Xem giải) Câu 19. Hỗn hợp X gồm ancol etylic và hai hiđrocacbon thuộc cùng dãy đồng đẳng. Hóa hơi m gam X, thu được thể tích bằng với thể tích của 0,96 gam oxi ở cùng điều kiện. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam X cần vừa đủ 0,3 mol O2, thu được 0,195 mol CO2. Phần trăm số mol C2H5OH trong hỗn hợp là
A. 60%. B. 50%. C. 70%. D. 25%.
(Xem giải) Câu 20. Oxi hoá 46,08 gam ancol đơn chức (có xúc tác) thu được hỗn hợp sản phẩm X. Chia X thành ba phần bằng nhau: Phần 1 tác dụng vừa đủ với 160ml dung dịch KOH 1,0M. Phần 2 tác dụng với Na dư thu được 7,168 lit H2 (đktc). Phần 3 tác dụng với AgNO3 dư trong NH3 đun nóng thu được m gam Ag. Biết hiệu suất phản ứng oxihoá ancol là 75 %. Giá trị của m là:
A. 86,4. B. 77,76. C. 120,96. D. 43,20.
(Xem giải) Câu 21. Hỗn hợp E gồm một ancol no, đơn chức, mạch hở X và hai hiđrocacbon Y, Z (đều là chất lỏng ở điều kiện thường, cùng dãy đồng đẳng, MY < MZ). Đốt cháy hoàn toàn E cần vừa đủ 1,425 mol O2, thu được H2O và 0,9 mol CO2. Công thức phân tử của Y là
A. C6H14. B. C5H10. C. C5H12. D. C6H12.
(Xem giải) Câu 22. Cho X là một ancol đơn chức, Y và Z là hai amin no đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol X trong bình kính chứa 22,4 lít O2 (dư), sau phản ứng trong bình thu được 1,5 mol khí và hơi. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp m gam hỗn hợp E gồm X, Y và Z (số mol của Y gấp 3 lần số mol của Z) cần vừa đủ 1,5 mol O2, thu được N2, H2O và 0,8 mol CO2. Phần trăm khối lượng của Y trong E là :
A. 59,73% B. 22,73% C. 39,02% D. 23,23%
(Xem giải) Câu 23. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol ancol đơn chức X trong bình kín chứa 22,4 lít O2 (dư), sau phản ứng trong bình thu được 1,5 mol khí và hơi. Đốt cháy hoàn hỗn hợp E gồm X (CxHyO) và 0,2 mol amin Y (no, mạch hở, đơn chức) cần vừa đủ a mol O2, thu được N2, H2O và 13,44 lít CO2. Giá trị của a là
A. 1,05. B. 0,75. C. 0,65. D. 0,60.
(Xem giải) Câu 24. Hỗn hợp X gồm ancol butylic, ancol metylic, glixerol và sobitol. Khi cho m gam X tác dụng với Na dư thì thu được 5,04 lít khí H2. Nếu đốt cháy m gam X cần vừa đủ 22,68 lít khí O2 sau phản ứng thu được 17,55 gam H2O. Phần trăm khối lượng của ancol butylic có trong hỗn hợp X gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 41%. B. 30%. C. 45%. D. 47%.
(Xem giải) Câu 25. Oxi hóa hoàn toàn 1,1264 gam một ancol đơn chức X bằng một lượng CuO dư, nung nóng. Sau thí nghiệm thấy khối lượng bột CuO giảm 3,072 gam đồng thời thu được m gam hỗn hợp CO2 và H2O. Giá trị m và số đồng phân là ancol bậc 2 của X theo thứ tự là
A. 1,7408 và 3 B. 4,1984 và 3 C. 1,7408 và 4 D. 4,1984 và 4
(Xem giải) Câu 26. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol ancol X (đơn chức mạch hở) bằng 12,32 lít oxi (lấy dư) thu được 17,92 lít hỗn hợp khí và hơi. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp E gồm X và 9,15 gam hai amin (đều no, đơn chức, mạch hở và là đồng đẳng kế tiếp) cần vừa đủ 1,1625 mol O2 thu được N2, H2O và 0,65 mol CO2. Các thể tích đo ở đktc. Phần trăm khối lượng của amin có phân tử khối lớn hơn trong E gần nhất với
A. 44,45%. B. 49,18%. C. 29,7%. D. 30,69%.
(Xem giải) Câu 27. Hỗn hợp E gồm ancol no, đơn chức, mạch hở X và hiđrocacbon Y. Đốt cháy hoàn toàn 0,22 mol E cần dùng vừa đủ 1,17 mol O2, thu được 0,78 mol CO2. Mặt khác cho 32,7 gam E vào dung dịch Br2 thì số mol Br2 phản ứng tối đa là 0,25 mol. Khối lượng của Y trong 0,22 mol E gần nhất giá trị nào sau đây?
A. 7,11. B. 4,11. C. 5,5. D. 8,5.
(Xem giải) Câu 28. Lấy m gam hỗn hợp X gồm một ancol đơn chức no mạch hở và một ancol đồng đẳng của etylenglicol tác dụng hoàn toàn với K dư, thu được 5,6 lít H2 (đktc). Cũng m gam hỗn hợp X hòa tan được nhiều nhất 9,8 gam Cu(OH)2. Nếu đốt cháy hết m gam X rồi cho sản phẩm cháy hấp thụ hết vào bình đựng dung dịch Ba(OH)2 dư thì khối lượng bình tăng 67,4 gam. Tìm công thức 2 ancol và khối lượng mỗi ancol có trong m gam hỗn hợp X?
A. C4H9OH 7,4 gam; C3H6(OH)2 15,2 gam.
B. C4H9OH 3,7 gam; C3H6(OH)2 30,4 gam.
C. C3H7OH 6,0 gam; C4H8(OH)2 9,0 gam.
D. C3H7OH 9,0 gam; C4H8(OH)2 13,5 gam.
(Xem giải) Câu 29. Đốt cháy hoàn toàn 0,25 mol hỗn hợp X gồm ba ancol cần dùng vừa đủ V lit khí oxi thu được H2O và 12,32 lít khí CO2. Mặt khác cho 0,5 mol X trên tác dụng hết với Na sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 12,32 lít khí H2. Các thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Giá trị V gần nhất với:
A. 12,31 B. 15,11 C. 17,91 D. 8,95
(Xem giải) Câu 30. Hỗn hợp X gồm hex-1-in, axit acrylic, ancol anlylic (C3H5OH). Cho khí hiđro qua a gam X đun nóng (xúc tác Ni), sau một thời gian thu được (a + 0,4) gam hỗn hợp Y gồm các chất hữu cơ. Cho Y tác dụng với dung dịch Br2 dư, thì có 0,25 mol Br2 đã phản ứng. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn a gam X rồi cho sản phẩm cháy vào nước vôi trong dư, thu được kết tủa có khối lượng là
A. 135 gam. B. 105 gam. C. 120 gam. D. 150 gam.
cho dow đi a
ADD ơi phần này khong down đc ạ???
không cho download ha add ơi.
cho download voi chi oi