Bài tập về các định luật bảo toàn (Phần 1)

File word đề thi, đáp án và giải chi tiết

(Xem giải ⇐) Câu 1: Một dung dịch X gồm 0,01 mol Na+; 0,02 mol Ca2+; 0,02 mol HCO3- và a mol ion X (bỏ qua sự điện li của nước). Ion X và giá trị của a là

A. Cl- và 0,01.          B. NO3- và 0,03.          C. CO32- và 0,03.          D. OH- và 0,03.

(Xem giải ⇐) Câu 2: Một dung dịch chứa 0,02 mol Cu2+, 0,03 mol K+, x mol Cl- và y mol SO42-. Tổng khối lượng các muối tan có trong dung dịch là 5,435 gam. Giá trị của x và y lần lượt là:

A. 0,01 và 0,03.          B. 0,02 và 0,05.          C. 0,05 và 0,01.          D. 0,03 và 0,02.

(Xem giải ⇐) Câu 3: Trộn 3 dung dịch HCl 0,3M; H2SO4 0,2M và H3PO4 0,1M với những thể tích bằng nhau thu được dung dịch X. Dung dịch Y gồm NaOH 0,1M và Ba(OH)2 0,2M. Để trung hòa 300 ml dung dịch X cần vừa đủ V ml dung dịch Y. Giá trị của V là:

A. 600.          B. 1000.          C. 333,3.          D. 200.

(Xem giải ⇐) Câu 4: Hòa tan hoàn toàn x mol Fe vào dung dịch chứa y mol FeCl3 và z mol HCl, thu được dung dịch chỉ chứa một chất tan duy nhất. Biểu thức liên hệ giữa x, y và z là

A. x = y – 2z.          B. 2x = y + z.          C. 2x = y + 2z.          D. y = 2x.

(Xem giải ⇐) Câu 5: Dung dịch X chứa 0,025 mol CO32-; 0,1 mol Na+; 0,25 mol NH4+ và 0,3 mol Cl-. Cho 270 ml dung dịch Ba(OH)2 0,2M vào dung dịch X và đun nhẹ (giả sử nước bay hơi không đáng kể). Tổng khối lượng dung dịch X và dung dịch Ba(OH)2 giảm sau quá trình phản ứng là:

A. 7,015.          B. 6,761.          C. 4,215.          D. 5,296.

(Xem giải ⇐) Câu 6: Dung dịch X chứa các ion: CO32-, SO32-, SO42-, 0,1 mol HCO3- và 0,3 mol Na+. Thêm V lít dung dịch Ba(OH)2 1M vào X thì thu được lượng kết tủa lớn nhất. Giá trị nhỏ nhất của V là:

A. 0,15.          B. 0,25.          C. 0,20.          D. 0,30.

(Xem giải ⇐) Câu 7: Dung dịch X chứa các ion sau: Al3+, Cu2+, SO42- và NO3-. Để kết tủa hết ion SO42- có trong 250 ml dung dịch X cần 50 ml dung dịch BaCl2 1M. Cho 500 ml dung dịch X tác dụng với dung dịch NH3 dư thì được 7,8 gam kết tủa. Cô cạn 500 ml dung dịch X được 37,3 gam hỗn hợp muối khan. Nồng độ mol/l của NO3- là:

A. 0,2M.          B. 0,3M.          C. 0,6M.          D. 0,4M.

(Xem giải ⇐) Câu 8: Cho dung dịch X gồm: 0,007 mol Na+; 0,003 mol Ca2+; 0,006 mol Cl-; 0,006 HCO3- và 0,001 mol NO3-. Để loại bỏ hết Ca2+ trong X cần một lượng vừa đủ dung dịch chứa a gam Ca(OH)2. Giá trị của a là

A. 0,222.          B. 0,120.          C. 0,444.          D. 0,180.

(Xem giải ⇐) Câu 9: Dung dịch X chứa 0,15 mol Fe3+; x mol Al3+; 0,25 mol SO42- và y mol Cl-. Cho 710 ml dung dịch Ba(OH)2 1M vào dung dịch X thu được 92,24 gam kết tủa. Giá trị của x và y lần lượt là:

A. 0,23 và 0,64.          B. 0,5 và 0,45.          C. 0,3 và 0,85.          D. 0,3 và 0,45.

(Xem giải ⇐) Câu 10: Hỗn hợp chất rắn X gồm 6,2 gam Na2O, 5,35 gam NH4Cl, 8,4 gam NaHCO3 và 20,8 gam BaCl2. Cho hỗn hợp X vào nước dư, đun nóng. Sau khi kết thúc các phản ứng thu được dung dịch Y chứa m gam chất tan. Giá trị m là

A. 42,55.          B. 11,7.          C. 30,65.          D. 17,55.

(Xem giải ⇐) Câu 11: Hấp thụ hoàn toàn 13,44 lít CO2 (đktc) bằng 500 ml dung dịch NaOH aM, thu được dung dịch X. Cho từ từ 200 ml dung dịch HCl 1M vào X, thu được 1,12 lít khí (đktc) và dung dịch Y. Giá trị của a là :

A. 1,5M.          B. 1,2M.          C. 2,0M.          D. 1,0M.

Bạn đã xem chưa:  Bài tập axit cacboxylic (Phần 1)

(Xem giải ⇐) Câu 12: Đốt cháy hoàn toàn m gam FeS2 bằng một lượng O2 vừa đủ thu được khí X. Hấp thụ hết X vào 1 lít dung dịch chứa Ba(OH)2 0,2M và KOH 0,2M thu được dung dịch Y và 32,55 gam kết tủa. Cho dung dịch NaOH vào dung dịch Y lại thấy xuất hiện thêm kết tủa. Giá trị của m là:

A. 24 gam.          B. 27 gam.          C. 30 gam.          D. 36 gam.

(Xem giải ⇐) Câu 13: Cho từ từ 200 ml dung dịch hỗn hợp HCl 1M và H2SO4 0,5M vào 300 ml dung dịch Na2CO3 1M thu được V lít khí (đktc) và dung dịch X. Cho dung dịch X phản ứng với dung dịch Ba(OH)2 dư thu được m gam kết tủa. Giá trị của V và m là:

A. 2,24 lít; 39,4 gam.          B. 2,24 lít; 62,7 gam.         C. 3,36 lít; 19,7 gam.          D. 4,48 lít; 39,4 gam.

(Xem giải ⇐) Câu 14: Cho 7,8 gam kali tác dụng với 1 lít dung dịch HCl 0,1M sau phản ứng thu được dung dịch X và V lít H2 (đktc). Cô cạn dung dịch X thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của V và m lần lượt là

A. 2,24 và 7,45.          B. 1,12 và 3,725.          C. 1,12 và 11,35.          D. 2,24 và 13,05.

(Xem giải ⇐) Câu 15: Cho m gam hỗn hợp gồm (Al, Mg, Cu) phản ứng với 200 ml dung dịch HNO3 1M. Sau phản ứng thu được (m + 6,2) gam muối khan gồm 3 muối. Nung muối này tới khối lượng không đổi. Hỏi khối lượng chất rắn thu được là bao nhiêu gam ?

A. m.          B. m + 3,2.          C. m + 1,6.          D. m + 0,8.

(Xem giải ⇐) Câu 16: Hòa tan hoàn toàn 7,8 gam hỗn hợp gồm Al và Al2O3 trong 500 ml dung dịch NaOH 0,5M thu được 3,36 lít H2 (đktc) và dung dịch D. Thể tích HCl 2M cần cho vào D để thu được lượng kết tủa lớn nhất là:

A. 0,175 lít.          B. 0,125 lít.          C. 0,25 lít.          D. 0,52 lít.

(Xem giải ⇐) Câu 17: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm Na2O và Al2O3 vào nước thu được dung dịch X trong suốt. Thêm từ từ dung dịch HCl 1M vào X, khi hết 100 ml thì bắt đầu xuất hiện kết tủa; khi hết 300 ml hoặc 700 ml thì đều thu được a gam kết tủa. Giá trị của a và m lần lượt là

A. 23,4 và 56,3.          B. 23,4 và 35,9.          C. 15,6 và 27,7.          D. 15,6 và 55,4.

(Xem giải ⇐) Câu 18: Cho m gam NaOH vào 2 lít dung dịch NaHCO3 nồng độ a mol/l, thu được 2 lít dung dịch X. Lấy 1 lít dung dịch X tác dụng với dung dịch BaCl2 (dư) thu được 11,82 gam kết tủa. Mặt khác, cho 1 lít dung dịch X vào dung dịch CaCl2 (dư) rồi đun nóng, sau khi kết thúc các phản ứng thu được 7,0 gam kết tủa. Giá trị của a, m tương ứng là

A. 0,04 và 4,8.          B. 0,07 và 3,2.          C. 0,08 và 4,8.          D. 0,14 và 2,4.

(Xem giải ⇐) Câu 19: Cho 400 ml dung dịch E gồm AlCl3 x mol/lít và Al2(SO4)3 y mol/lít tác dụng với 612 ml dung dịch NaOH 1M, sau khi các phản ứng kết thúc thu được 8,424 gam kết tủa. Mặt khác, khi cho 400 ml E tác dụng với dung dịch BaCl2 (dư) thì thu được 33,552 gam kết tủa. Tỉ lệ x : y là:

A. 4 : 3.          B. 3 : 4.          C. 7 : 4.          D. 3 : 2.

(Xem giải ⇐) Câu 20: Cho từ từ 100 ml dung dịch HCl 0,2M; NaHSO4 0,6M vào 300 ml dung dịch NaHCO3 0,1M, K2CO3 0,2M thu được V lít CO2 (đktc) và dung dịch X. Thêm vào dung dịch X 100 ml dung dịch KOH 0,6M; BaCl2 1,5M thu được m gam kết tủa. Giá trị của V và m là:

A. 0,448 và 11,82.          B. 0,448 và 25,8.          C. 1,0752 và 23,436.          D. 1,0752 và 24,224.

Bạn đã xem chưa:  Bài tập axit cacboxylic (Phần 2)

(Xem giải ⇐) Câu 21: Cho 200 ml dung dịch Ba(OH)2 0,1M vào 300 ml dung dịch NaHCO3 0,1M, thu được dung dịch X và kết tủa Y. Cho từ từ dung dịch HCl 0,25M vào X đến khi bắt đầu có khí sinh ra thì hết V ml. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V là

A. 160.          B. 80.          C. 60.          D. 40.

(Xem giải ⇐) Câu 22: Dung dịch A chứa đồng thời các chất tan: NaOH 0,2M và Ba(OH)2 0,1M. Khi dẫn 0,336 lít khí CO2 hoặc 1,456 lít khí CO2 vào V ml dung dịch A đều thu được kết tủa có số gam bằng nhau (các thể tích khi đo ở điều kiện tiêu chuẩn). Thể tích V là

A. 200.          B. 300.          C. 240.          D. 150.

(Xem giải ⇐) Câu 23: Dẫn V lít khí CO2 vào 200 ml dung dịch chứa KOH 0,2M và Ba(OH)2 0,1M, thu được m gam kết tủa trắng. Giá trị V nằm trong khoảng 0,112 ≤ V ≤ 1,456 thì giá trị m nằm trong khoảng

A. 0,985 ≤ m ≤ 3,94.          B. 2,955 ≤ m ≤ 3,94.          C. 0,985 ≤ m ≤ 2,955.          D. kết quả khác.

(Xem giải ⇐) Câu 24: Sục V lít CO2 (đktc) vào dung dịch chứa a mol Ba(OH)2 thì thu được 19,7 gam kết tủa (TN1). Mặt khác, sục V lít CO2 (đktc) vào dung dịch chứa a mol Ba(OH)2 và a mol NaOH thì thu được 39,4 gam kết tủa (TN2). Giá trị của V và a tương ứng là:

A. 6,72 và 0,1.          B. 5,6 và 0,2.          C. 8,96 và 0,3.          D. 6,72 và 0,2.

(Xem giải ⇐) Câu 25: Cho 20 gam hỗn hợp X gồm Cu, Fe, Al, Mg tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3 loãng, nóng, dư thu được dung dịch Y và 8,96 lít khí NO (là sản phẩm khử duy nhất). Cho dung dịch NaOH vào dung dịch Y đến khi kết tủa hoàn toàn các cation kim loại thì thu được kết tủa Z. Nung Z đến khối lượng không đổi thu được m gam hỗn hợp các oxit. m có giá trị là:

A. 39,2.          B. 23,2.          C. 26,4.          D. 29,6.

(Xem giải ⇐) Câu 26: Cho 4,93 gam hỗn hợp gồm Mg và Zn vào 1 cốc chứa 480 ml dung dịch H2SO4 0,5M (loãng). Sau khi phản ứng kết thúc cho tiếp V ml dung dịch hỗn hợp gồm KOH 0,1M và NaOH 0,7M vào cốc để kết tủa hết các ion Mg2+ và Zn 2+ trong dung dịch. Giá trị V sẽ là:

A. 486 ml.          B. 600 ml.          C. 240 ml.          D. 640 ml.

(Xem giải ⇐) Câu 27: Hòa tan hoàn toàn 10,8 gam Fe và FexOy vào dung dịch HNO3 loãng dư thu được dung dịch X và 1,12 lít khí NO (đktc) là sản phẩm khử duy nhất của N+5. Số mol HNO3 đã tham gia phản ứng là:

A. 0,8.          B. 1,2.          C. 1,1.          D. 0,5.

(Xem giải ⇐) Câu 28: Tiến hành điện phân dung dịch chứa m gam hỗn hợp CuSO4 và NaCl (hiệu suất 100%, điện cực trơ, màng ngăn xốp), đến khi nước bắt đầu bị điện phân ở cả hai điện cực thì ngừng điện phân, thu được dung dịch X và 6,72 lít khí (đktc) ở anot. Dung dịch X hòa tan tối đa 20,4 gam Al2O3. Giá trị của m là

A. 25,6.          B. 23,5          C. 51,1.          D. 50,4.

(Xem giải ⇐) Câu 29: Hoà tan hết 12,8 gam hỗn hợp X gồm Cu2S và FeS2 trong dung dịch có chứa a mol HNO3 thu được 31,36 lít khí NO2 (ở đktc và là sản phẩm duy nhất của sự khử N+5) và dung dịch Y. Biết Y phản ứng tối đa với 4,48 gam Cu giải phóng khí NO. Tính a ?

A. 1,8 mol.          B. 1,44 mol.          C. 1,92 mol.          D. 1,42 mol.

(Xem giải ⇐) Câu 30: Cho m gam Fe vào 1 lít dung dịch X gồm H2SO4 0,1M, Cu(NO3)2 0,1M, Fe(NO3)3 0,1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 0,69m gam hỗn hợp kim loại, dung dịch Y và khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Giá trị m và khối lượng chất rắn khan thu được khi cô cạn dung dịch Y là:

Bạn đã xem chưa:  Bài tập tách H2O ancol

A. 25,8 và 78,5.          B. 25,8 và 55,7.          C. 20 và 78,5.          D. 20 và 55,7.

(Xem giải ⇐) Câu 31: Trộn 100 ml dung dịch có pH = 1 gồm HCl và HNO3 với 100 ml dung dịch NaOH nồng độ a (mol/l) thu được 200 ml dung dịch có pH = 12. Giá trị của a là (biết trong dung dịch [H+][OH-] = 10^-14):

A. 0,15.          B. 0,30.          C. 0,03.          D. 0,12.

(Xem giải ⇐) Câu 32: Có hai dung dịch, mỗi dung dịch chứa hai cation và 2 anion không trùng nhau trong các ion sau : K+: 0,3 mol; Mg2+: 0,2 mol; NH4+: 0,5 mol; H+: 0,4 mol; Cl-: 0,2 mol; SO42-: 0,15 mol; NO3-: 0,5 mol; CO32-: 0,3 mol. Một trong hai dung dịch trên chứa các ion là:

A. K+; NH4+; CO32-; Cl-.          B. K+; Mg2+; SO42-; Cl-.

C. NH4+; H+; NO3-; SO42-.          D. Mg2+; H+; SO42-; Cl-.

(Xem giải ⇐) Câu 33: Cho V lít dung dịch A chứa đồng thời FeCl3 1M và Fe2(SO4)3 0,5M tác dụng với dung dịch Na2CO3 có dư, phản ứng kết thúc thấy khối lượng dung dịch sau phản ứng giảm 69,2 gam so với tổng khối lượng của các dung dịch ban đầu. Giá trị của V là

A. 0,24 lít.          B. 0,237 lít.          C. 0,336 lít.          D. 0,2 lít.

(Xem giải ⇐) Câu 34: Dung dịch X có chứa: 0,07 mol Na+; 0,02 mol SO42- và x mol OH-. Dung dịch Y có chứa ClO4-, NO3- và y mol H+; tổng số mol ClO4-, NO3- là 0,04. Trộn X và Y được 100 ml dung dịch Z. Dung dịch Z có pH (bỏ qua sự điện li của H2O) là

A. 1.          B. 2.          C. 12.          D. 13.

(Xem giải ⇐) Câu 35: Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp gồm x mol FeS2 và y mol Cu2S vào axit HNO3 (vừa đủ), thu được dung dịch X (chỉ chứa hai muối sunfat) và khí duy nhất NO. Tỉ lệ x : y là:

A. 1 : 3.          B. 2 : 1.          C. 1 : 2.          D. 3 : 1.

(Xem giải ⇐) Câu 36: Dung dịch X gồm Zn2+, Cu2+, Cl-. Để kết tủa hết ion Cl- trong 200 ml dung dịch X cần 400 ml dung dịch AgNO3 0,4M. Khi cho dung dịch NaOH dư vào 100 ml dung dịch X thu được kết tủa, nung kết tủa đến khối lượng không đổi thu được 1,6 gam chất rắn. Nồng độ mol của Zn2+ trong dung dịch X là:

A. 0,2M.          B. 0,3M.          C. 0,4M.          D. 0,1M.

(Xem giải ⇐) Câu 37: Trộn dung dịch chứa Ba2+; 0,06 mol OH-, 0,02 mol Na+ với dung dịch chứa 0,04 mol HCO3-, 0,03 mol CO32- và Na+. Khối lượng kết tủa thu được sau khi trộn là:

A. 1,97.          B. 7,88.          C. 5,91.          D. 3,94.

(Xem giải ⇐) Câu 38: Dung dịch A có chứa Ba2+ (x mol), H+ (0,2 mol), Cl- (0,1 mol), NO3- (0,4 mol). Cho từ từ dung dịch K2CO3 1M vào dung dịch A đến khi thu được lượng kết tủa lớn nhất, thấy tiêu tốn V lít dung dịch K2CO3. Giá trị của V là

A. 0,15.          B. 0,4.          C. 0,2.          D. 0,25.

(Xem giải ⇐) Câu 39: Cho dung dịch X gồm 0,09 mol Na+; 0,05 mol Ca2+; 0,08 mol Cl-; 0,1 mol HCO3-; 0,01 mol NO3-. Để loại bỏ hết ion Ca2+ trong X cần dùng 1 lượng vừa đủ dung dịch chứa a gam Ca(OH)2. Giá trị của a là:

A. 2,96.          B. 4,44.          C. 7,4.          D. 3,7.

(Xem giải ⇐) Câu 40: Một loại nước cứng có chứa Ca2+ 0,002M ; Mg2+ 0,003M và HCO3-. Hãy cho biết cần lấy bao nhiêu ml dung dịch Ca(OH)2 0,05M để biến 1 lít nước cứng đó thành nước mềm (coi như các phản ứng xảy ra hoàn toàn và kết tủa thu được gồm CaCO3 và Mg(OH)2).

A. 200 ml.          B. 140 ml.          C. 100 ml.          D. 160 ml.

Bình luận

200
error: Chúc bạn học tốt và luôn vui nhé !!