Giải chi tiết 36 đề thầy Tào Mạnh Đức (33/36)

⇒ Đáp án và giải chi tiết:

1A

2B 3C 4B 5A 6C 7C 8B 9A 10D

11C

12A 13B 14A 15A 16D 17C 18D 19A

20D

21B

22C 23A 24C 25A 26C 27D 28B 29A

30B

31B 32C 33B 34C 35D 36D 37A 38D 39A

40D

Câu 1. Kim loại nào sau đây được điều chế bằng phương pháp thủy luyện, nhiệt luyện và điện phân?

A. Zn.           B. Na.            C. Ca.            D. Al.

Câu 2. Trường hợp nào sau đây không xảy ra ăn mòn điện hóa?

A. Nhúng thanh Zn nguyên chất vào dung dịch chứa CuSO4 và H2SO4.

B. Nhúng thanh Ni nguyên chất vào dung dịch FeCl3.

C. Nhúng thanh thép vào dung dịch HCl loãng.

D. Sắt tráng thiếc bị xây xát đến lõi sắt bên trong để lâu ngoài không khí ẩm.

Câu 3. Corinđon ở dạng tinh thể trong suốt, được dùng làm đồ trang sức, chế tạo các chi tiết trong các ngành kĩ thuật chính xác như chân kính đồng hồ, thiết bị phát tia lade. Công thức của corinđon là

A. Cr2O3.            B. Cr(OH)3.            C. Al2O3.            D. Al(OH)3.

Câu 4. Cho 10,00 gam bột Fe vào 200 ml dung dịch CuSO4 x (mol/l), sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 10,96 gam rắn. Giá trị của x là

A. 1,0.            B. 0,6.            C. 0,8.            D. 0,4.

Câu 5. Đốt cháy hoàn toàn m kg quặng chứa muối sunfua kẽm có 20% tạp chất trơ, lấy toàn bộ lượng oxit kẽm sinh ra đem nung nóng với cacbon (dư) thu được 39,0 kg kẽm nguyên chất. Giá trị m là

A. 72,75 kg.            B. 46,56 kg.            C. 75,27 kg.            D. 58,20 kg.

Câu 6. Thí nghiệm nào sau đây không có sự hòa tan chất rắn?

A. Cho Cr(OH)3 vào dung dịch NaOH dư.

B. Cho Cu vào dung dịch FeCl3 dư.

C. Cho Cr2O3 vào dung dịch NaOH loãng.

D. Cho CrO3 vào dung dịch H2SO4 loãng.

Câu 7. Phản ứng hóa học nào sau đây là đúng?

A. CuS + 2HCl → CuCl2 + H2S.

B. 2Ag2S + 3O2 → 2Ag2O + 2SO2.

C. NaOH + Ca(HCO3)2 → NaHCO3 + CaCO3 + H2O.

D. Fe3O4 + 8HNO3 → 2Fe(NO3)3 + Fe(NO3)2 + 4H2O.

Câu 8. Cho dãy các chất sau: Fe(NO3)2, CuO, Al, Fe(OH)3, Na2Cr2O7. Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng là

A. 5.            B. 4.            C. 3.            D. 2.

Câu 9. Polime nào sau đây là sản phẩm của trùng hợp?

A. Poli(metyl metacrylat).            B. Policaproamit.

C. Poli(etilen-terephtalat).            D. Poli(hexametylen-ađipamit).

Câu 10. Thủy phân hợp chất hữu cơ X trong môi trường axit, thu được hai sản phẩm hữu cơ đều tác dụng với dung dịch AgNO3trong NH3 (đun nóng), thu được kết tủa bạc trắng. Chất X là

A. Triolein.            B. Ala-Gly.            C. Xenlulozơ.            D. Saccarozơ.

Câu 11. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Glucozơ có trong mật ong nên còn gọi là đường mật.

B. Trong phân tử của các amino axit chỉ chứa một nhóm NH2 và một nhóm COOH.

C. Polisaccarit do các mắt xích –C6H10O5– liên kết với nhau tạo nên.

D. Các polipeptit đều có mạch phân nhánh.

Câu 12. Đun nóng 0,2 mol este X cần dùng 200 ml dung dịch NaOH 1M, thu được ancol metylic và 21,6 gam muối. Số nguyên tử hiđro (H) trong este X là

A. 8.            B. 10.            C. 12.            D. 6.

Câu 13. Cho hỗn hợp gồm glyxin (x mol) và axit glutamic (2x mol) tác dụng vừa đủ với 300 ml dung dịch NaOH 1M, thu được m gam muối. Giá trị m là

A. 38,94 gam.            B. 28,74 gam.            C. 34,14 gam.            D. 33,54 gam.

Câu 14. Amin X đơn chức, có tỉ khối so với metan bằng 4,5625. Số đồng phân cấu tạo của X là

A. 8.            B. 7.            C. 6.            D. 5.

Bạn đã xem chưa:  [2020] Thi thử Tốt nghiệp trường Bắc Yên Thành - Nghệ An (Lần 3)

Câu 15. Đun nóng tristearin với dung dịch NaOH, thu được muối natri của axit béo Y và glyxerol. Công thức phân tử của Y là

A. C17H35COOH.            B. (C17H35COO)3C3H5.

C. (C17H33COO)3C3H5.            D. C17H33COOH.

Câu 16. Cặp chất nào sau đây là đồng phân của nhau:

A. Glyxin và alanin,

B. Etyl acrylat và vinyl axetat.

C. Metylamin và đimetylamin.

D. metyl aminoaxetat và α-aminopropionic.

Câu 17. Este X chỉ chứa một loại nhóm chức, khi tác dụng với dung dịch NaOH theo tỉ lệ mol 1 : 2 thu được một muối và một ancol. Công thức phân tử thỏa mãn của X là

A. C3H4O4.            B. C7H8O2.            C. C4H6O4.            D. C6H8O6

Câu 18. Cho 13,2 gam hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử C2H10O3N2 tác dụng với 300 ml dung dịch KOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được phần rắn chỉ gồm các hợp chất vô cơ có khối lượng m gam và phần hơi chứa hai khí đều làm quì tím ẩm hóa xanh. Giá trị m là

A. 15,90 gam.            B. 15,12 gam.            C. 17,28 gam.            D. 19,92 gam.

Xem giải

Câu 19. Đun nóng 0,2 mol hỗn hợp X gồm hai este đều no, đơn chức, mạch hở với dung dịch AgNO3 trong NH3 (dùng dư), thu được 25,92 gam Ag. Nếu thủy phân hoàn toàn 0,2 mol X với dung dịch KOH vừa đủ, thu được ancol etylic duy nhất và m gam hỗn hợp gồm hai muối của hai axit kế tiếp trong dãy đồng đẳng. Giá trị của m là.

A. 17,92 gam.            B. 18,48 gam.            C. 14,72 gam.            D. 15,28 gam.

Xem giải

Câu 20. Thí nghiệm nào sau đây, sau khi kết thúc các phản ứng thu được hai loại kết tủa?

A. Cho dung dịch NaHSO4 vào dung dịch Ba(HCO3)2.

B. Cho dung dịch FeCl3 vào dung dịch AgNO3.

C. Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch Al2(SO4)3.

D. Cho dung dịch Ca(OH)2 dư vào dung dịch Ba(HCO3)2.

Câu 21. Cho sơ đồ phản ứng sau:

213336

Các chất X, Y, Z thỏa mãn là

A. CrCl2, Cl2, CrCl3.            B. Cr(OH)3, NaOH, NaCrO2.

C. CrO3, NaOH, Cr(OH)3.            D. CrCl3, NaOH, Cr(OH)3.

Câu 22. Hòa tan hết 4,86 gam Al trong dung dịch chứa a mol HNO3, kết thúc phản ứng, thu được dung dịch X và 0,03 mol khí N2 duy nhất. Cho dung dịch NaOH dư vào X, thấy lượng NaOH phản ứng là 31,2 gam. Giá trị của a là

A. 0,66.            B. 0,63.            C. 0,69.            D. 0,72.

Xem giải

Câu 23. Cho 15,06 gam hỗn hợp gồm Mg, Al và Zn tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 1,16 mol HNO3, kết thúc phản ứng, thu được dung dịch X chứa m gam muối và 2,24 lít (đktc) hỗn hợp khí Y gồm hai khí không màu, trong đó có một khí hóa nâu. Tỉ khối của Y so với He bằng 9,6. Giá trị của m là

A. 75,30 gam.            B. 73,86 gam.            C. 74,50 gam.            D. 72,82 gam.

Xem giải

Câu 24. Phát biểu nào sau đây sai?

A. Các amino axit là chất rắn ở điều kiện thường, có nhiệt độ nóng chảy khá cao.

B. Trong phân tử policaproamit có chứa liên kết CO–NH.

C. Metyl-; đimetyl-; phenyl- và etylamin là chất khí ở điều kiện thường, dễ tan trong nước.

D. Polipeptit là cơ sở tạo nên protein.

Câu 25. Cho các dung dịch muối sau: CH3NH3Cl; NaOOC-[CH2]2-CH(NH2)-COONa; ClH3N-CH2-COONa, ClH3N-[CH2]5-CH(NH2)COONa; C6H5-NH3Cl. Số dung dịch làm đổi mày giấy quỳ tím là

A. 4.            B. 5.            C. 2.            D. 3.

Câu 26. Cho các phát biểu nào sau:

(a) Hợp kim Li-Al siêu nhẹ được dùng trong kĩ nghệ hàng không.

(b) Hợp kim Fe-Cr-Mn không bị ăn mòn.

(c) Các kim loại kiềm dùng để chế tạo hợp kim có nhiệt độ nóng chảy thấp.

(d) Magiê được dùng để chế tạo những hơp kim có đặc tính cứng, nhẹ, bền.

Bạn đã xem chưa:  Thi thử THPT Quốc gia 2018 chuyên Hùng Vương - Phú Thọ (Lần 1)

Các phát biểu đúng là

A. (a),(b),(c).            B. (a),(c),(d).            C. (a),(b),(c),(d).            D. (a),(b).

Câu 27. Cho m gam hỗn hợp gồm Al và Fe vào 200 ml dung dịch FeCl3 0,6M và CuCl2 0,4M thu được dung dịch X và 1,355m gam rắn Y. Cho dung dịch AgNO3 dư vào X, thu được 84,88 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng của Fe trong hỗn hợp X là

A. 67,5%            B. 72,8%.            C. 60,2%.            D. 70,3%.

Xem giải

Câu 28. Chia hỗn hợp gồm Mg, MgCO3, Fe và FeCO3 bằng hai phần bằng nhau. Phần 1 tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl loãng, thu được 4,48 lít hỗn hợp khí (đktc) và dung dịch chứa 22,2 gam muối. Phần 2 tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa x mol HCl và y mol H2SO4 loãng, thu được dung dịch chứa 25,95 gam muối. Tỉ lệ x : y là

A. 1 : 3.            B. 2 : 3.            C. 1 : 1.            D. 3 : 1.

Xem giải

Câu 29. Hỗn hợp X gồm alanin, axit glutamic và hai amin thuộc dãy đồng đẳng của metylamin. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp X, thu được 1,58 mol hỗn hợp Y gồm CO2, H2O và N2. Dẫn Y qua bình đựng dung dịch H2SO4 đặc dư, thấy khối lượng bình tăng 14,76 gam. Nếu cho 29,47 gam hỗn hợp X trên tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư, thu được m gam muối. Giá trị gần nhất của m là.

A. 50.            B. 48.            C. 42.            D. 46.

Xem giải

Câu 30. Cho các phát biểu sau:

(a) Phản ứng giữa ancol etylic với axit axetic được gọi là phản ứng xà phòng hóa.

(b) Trong phản ứng xà phòng hóa luôn thu được xà phòng.

(c) Đốt cháy hoàn toàn một este no, mạch hở luôn thu được CO2 và H2O có tỉ lệ mol 1 : 1.

(d) Phương pháp thường dùng để điều chế este của ancol là đun hồi lưu ancol với axit hữu cơ có mặt H2SO4 đặc làm xúc tác.

Phát biếu đúng là

A. (b).            B. (d).            C. (a).            D. (c).

Câu 31. Hóa hơi hoàn toàn 20,68 gam hỗn hợp X chứa ba este đều đơn chức, mạch hở thì thể tích chiếm 4,48 lít (đktc). Nếu đun nóng 20,68 gam X trên với dung dịch KOH vừa đủ, thu được hỗn hợp Y chứa 2 ancol và hỗn hợp Z chứa 2 muối của 2 axit đồng đẳng kế tiếp, trong đó có a gam muối A và b gam muối B (MA< MB). Đốt cháy toàn bộ Y cần dùng 0,78 mol O2. Tỉ lệ gần nhất của a : b là.

A. 1,1.            B. 0,9.            C. 0,8.            D. 1,0.

Xem giải

Câu 32. Cho các nhận xét sau:

(1) Đa số các polime dễ hòa tan trong các dung môi hữu cơ thông thường như benzen, ete.

(2) Poli(vinyl clorua), poliacrilonitrin, poli(metyl metacrylat) là những polime có tính dẻo.

(3) Hầu hết các polime là chất rắn, không bay hơi, khi nóng chảy thì bị phân hủy.

(4) Các polime có cấu trúc mạch không phân nhánh; mạch phân nhánh hoặc mạng không gian.

Trong số các nhận xét trên, số nhận xét đúng là

A. 4.            B. 2.            C. 1.            D. 3.

Câu 33. Đốt cháy 8 gam hỗn hợp bột gồm sắt và lưu huỳnh trong điều kiện không có không khí, sau một thời gian, thu được hỗn hợp rắn X. Hòa tan toàn bộ X trong 56 gam dung dịch H2SO4 77%, thu được dung dịch Y chỉ chứa một muối Fe(III) duy nhất và khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất của S+6). Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào Y, thu được m gam kết tủa. Giá trị gần nhất của m là

A. 65,0.            B. 55,0.            C. 60,0            D. 50,0.

Xem giải

Câu 34. Cho ba dung dịch muối X, Y, Z. Thực hiện ba thí nghiệm sau:

(1) Cho dung dịch X vào dung dịch Y, không thấy phản ứng xảy ra.

Bạn đã xem chưa:  [2020] Thi thử THPT trường Ngô Quyền - Hải Phòng (Lần 1 - Mã đề 136)

(2) Cho dung dịch Y vào dung dịch Z, thấy thoát ra một khí không màu, không mùi, không cháy.

(3) Cho dung dịch X vào dung dịch Z, thu được kết tủa trắng không tan trong axit mạnh.

X, Y, Z có thể là các dung dịch muối nào sau đây:

A. MgCl2, NaHSO4, NaHCO3.            B. Ba(NO3)2, NaHCO3, H2SO4.

C. BaCl2, KHCO3, KHSO4.            D. FeCl3, NaHSO4, AgNO3.

Câu 35. Cho các phát biểu sau:

(a) Trong phân tử saccarozơ có chứa liên kết α-1,2-glicozit.

(b) Saccarozơ tác dụng được với H2 có xúc tác Ni, đun nóng.

(c) Các polisaccarit đều cho được phản ứng thủy phân trong môi trường axit.

(d) Nhỏ dung dịch H2SO4 98% vào saccarozơ, thấy khí có mùi sốc thoát ra.

Trong các phát biêu trên, số phát biểu đúng là

A. 3.            B. 1.            C. 4.            D. 2.

Câu 36. Hợp chất hữu cơ X mạch hở (thành phần C, H, O) có tỉ khối hơi so với metan bằng 5,5. Đun nóng X với dung dịch NaOH (dư), thu được một muối của axit cacboxylic Y và chất hữu cơ Z. Biết Z tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được kết tủa bạc trắng. Nhận định nào sau đây là sai?

A. Chất Y cho được phản ứng tráng gương.

B. Đốt cháy hoàn toàn 1 mol Y, thu được CO2 và H2O có tỉ lệ mol 1 : 1.

C. Hiđro hóa hoàn toàn 1 mol X cần dùng 1 mol H2 (xúc tác Ni, t°).

D. Chất Z không cho được phản ứng este hóa với axit axetic.

Xem giải

Câu 37. Cho các phát biểu sau:

(a) Nước mềm là nước chứa ít hoặc không chứa các ion HCO3-, Cl- và SO42-.

(b) Dùng dung dịch HCl có thể làm mềm tính cứng của nước cứng tạm thời.

(c) Phương pháp làm mềm tính cứng của nước tạm thời đơn giản nhất bằng cách đun nóng.

(d) Dùng dung dịch Na2CO3 có thế làm mềm tính cứng của nước cứng vĩnh cửu.

(e) Nước có tính cứng toàn phần là nước có cả tính cứng tạm thời và vĩnh cửu.

Số phát biểu đúng là

A. 3.            B. 2.            C. 5.            D. 4.

Câu 38. Hỗn hợp X gồm ba peptit mạch hở được tạo bởi từ glyxin và valin có tỉ lệ mol 10 : 5 : 3; tổng số nguyên tử oxi trong ba peptit là 13. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X cần dùng 1,53 mol O2, sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2 dẫn qua nước vôi trong lấy dư thu được 127,0 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng của peptit có khối lượng phân tử lớn nhất trong hỗn hợp X là

A. 31,1%.            B. 34,0%.            C. 32,7%.            D. 36,2%.

Xem giải

Câu 39. Cho các phát biểu sau:

(1) Cacbon có thể oxi hóa được ZnO ở nhiệt độ cao, thu được kẽm kim loại.

(2) Tất cả các kim loại tác dụng với lưu huỳnh cần phải đun nóng.

(3) Bột nhôm tự bốc cháy trong không khí, cho ngọn lửa sáng chói và tỏa nhiều nhiệt.

(4) Các oxit lưỡng tính đều tan trong môi trường axit và trong môi trường kiềm loãng.

(5) Muối Fe(III) clorua được dùng làm chất diệt sâu bọ và dùng trong kĩ nghệ nhuộm vải.

(6) Trong phản ứng, sắt(III) oxit và sắ(III) hiđroxit thể hiện tính bazơ.

Số phát biểu sai là.

A. 5.            B. 3.            C. 2.            D. 4.

Câu 40. Hỗn hợp rắn X gồm Al, Fe3O4, Fe(NO3)2 và Fe(NO3)3 (trong đó Al chiếm 22,2053% về khối lượng hỗn hợp). Hòa tan hết m gam X trong dung dịch chứa 0,69 mol H2SO4 loãng, kết thúc phản ứng thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối sunfat có tổng khối lượng là 85,27 gam và hỗn hợp khí Z gồm 0,04 mol NO và 0,06 mol N2O. Cho dung dịch NaOH dư vào Y, thấy lượng NaOH phản ứng là 66,0 gam. Phần trăm khối lượng của Fe(NO3)3 trong hỗn hợp X là

A. 29,5%.            B. 27,4%.            C. 32,9%.            D. 22,1%.

Xem giải

Bình luận

200
error: Chúc bạn học tốt và luôn vui nhé !!