Giải chi tiết 36 đề thầy Tào Mạnh Đức (34/36)
⇒ Đáp án và giải chi tiết:
1A |
2B | 3D | 4D | 5A | 6C | 7A | 8B | 9A | 10C |
11D |
12C | 13C | 14C | 15A | 16D | 17C | 18B | 19B |
20B |
21B |
22C | 23B | 24A | 25D | 26C | 27A | 28C | 29A |
30D |
31A | 32B | 33C | 34B | 35C | 36D | 37C | 38D | 39B |
40C |
Câu 1. Cặp chất nào sau đây khi tác dụng với H2 (xúc tác Ni, t°) tạo ra cùng một sản phẩm?
A. glucozơ và fructozơ. B. triolein và tristearin.
C. vinyl axetat và etyl acrylat. D. amilozơ và xenlulozơ.
Câu 2. Cặp tơ nào sau đây thuộc loại tơ nhân tạo?
A. tơ visco và tơ nilon-6,6. B. tơ visco và tơ xenlulozơ axetat.
C. tơ tằm và tơ lapsan. D. tơ nilon-6,6 và tơ nitron.
Câu 3. Phản ứng nào sau đây là sai?
A. Na2O + H2O → 2NaOH.
B. FeO + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO2 + 2H2O.
C. Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O
D. 2Fe + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2.
Câu 4. Có 4 dung dịch riêng biệt: CuSO4, ZnCl2, FeCl3, AgNO3. Nhúng vào mỗi dung dịch một thanh Ni nguyên chất. Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hoá là
A. 1. B. 4. C. 3. D. 2.
Câu 5. Cho 13,44 gam kim loại M vào dung dịch HCl loãng, dư thu được 30,48 gam muối. Kim loại M là
A. Fe. B. Al. C. Mg. D. Ca.
Câu 6. Thủy phân hoàn toàn 17,04 gam hỗn hợp X gồm este Y (C2H4O2) và este Z (C5H10O2) với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được 0,2 mol ancol Y và m gam muối. Giá trị m là
A. 22,04 gam. B. 21,84 gam. C. 18,64 gam. D. 25,24 gam.
Câu 7. Hấp thụ hết a mol khí CO2 vào 200 ml dung dịch NaOH 1M và Ba(OH)2 0,6M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 21,67 gam kết tủa và dung dịch chứa hai muối. Giá trị của a là
A. 0,33. B. 0,22. C. 0,44. D. 0,11.
Câu 8. Đốt cháy hoàn toàn 6,18 gam hỗn hợp gồm hai amin no, đơn chức, kế tiếp trong dãy đồng đẳng cần dùng 0,555 mol O2, thu được CO2, H2O và N2. Công thức của amin có khối lượng phân tử nhỏ là
A. CH5N. B. C3H9N. C. C2H7N. D. C4H11N.
Câu 9. Kim loại Fe khử được ion kim loại nào sau đây ra khỏi dung dịch muối?
A. Cu2+. B. Al3+. C. Cr3+. D. Zn2+.
Câu 10. Cho bột Fe vào dung dịch HNO3 loãng, thu được dung dịch X và còn lại m gam kim loại không tan. Dung dịch X chứa
A. Fe(NO3)2 và HNO3. B. Fe(NO3)3.
C. Fe(NO3)2. D. Fe(NO3)3 và HNO3.
Câu 11. Cho dãy các chất: Cl2, NaOH, NaCl, Cu, HCl, AgNO3. Số chất tác dụng được với dung dịch Fe(NO3)2 là
A. 3. B. 6. C. 5. D. 4.
Câu 12. Cho dãy các chất: glucozơ, alanin, fructozơ, triolein, metyl acrylat. Số chất trong dãy phản ứng được với dung dịch nước brom là
A. 2. B. 4. C. 3. D. 5.
Câu 13. Dãy nào sau đây chỉ gồm các polime có cấu trúc không phân nhánh?
A. poli(vinyl clorua), cao su lưu hoá, amilozơ, xenlulozơ.
B. poli(vinyl clorua), poli(metyl metacylat), amilopectin, xenlulozơ.
C. polietilen, xenlulozơ, teflon, poli(metyl metacylat).
D. teflon, polietilen, amilopectin, xenlulozơ.
Câu 14. Thí nghiệm nào sau đây có sự hòa tan chất rắn.
A. Cho Fe vào dung dịch NaOH loãng.
B. Cho Cu vào dung dịch HCl loãng.
C. Cho Al vào dung dịch NaOH loãng.
D. Cho Cr vào dung dịch H2SO4 đặc, nguội.
Câu 15. Có các dung dịch:metylamin (1); anilin (2); amoniac (3); lysin (4); axit glutamic (5); alanin (6). Các dung dịch có khả năng làm giấy quỳ tím chuyển thành màu xanh là
A. (1),(3),(4). B. (2),(4),(6). C. (1),(2),(3). D. (1),(3),(5).
Câu 16. Đốt cháy hoàn toàn 2,88 gam bột Al cần dùng hỗn hợp khí gồm O2 và Cl2 có tỉ khối so với He bằng 11,9 thu được m gam hỗn hợp gồm Al2O3 và AlCl3 (không thấy khí thoát ra). Giá trị của m là
A. 5,99 gam. B. 10,94 gam. C. 12,59 gam. D. 7,64 gam.
Câu 17. Nung nóng hỗn hợp gồm 3,24 gam Al và 16,0 gam Fe2O3 trong khí trơ, sau một thời gian thu được hỗn hợp rắn X. Cho toàn bộ X vào dung dịch HCl loãng dư, thu được a mol khí H2 và dung dịch chứa 44,26 gam muối. Giá trị của a là
A. 0,18. B. 0,20. C. 0,12. D. 0,16.
Câu 18. Dung dịch X gồm glucozơ, fructozơ và saccarozơ có cùng nồng độ mol/l. Đun nóng 200 ml dung dịch X với dung dịch AgNO3/NH3 (dùng dư), thu được 34,56 gam Ag. Nồng độ mol/l của saccarozơ trong 200 ml dung dịch X là
A. 0,2. B. 0,4. C. 0,8. D. 0,6.
Câu 19. Cho 0,2 mol α-amino axit X tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch X. Cho dung dịch HCl dư vào X, cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được 42,4 gam muối. X là
A. Glyxin. B. Valin. C. Lysin. D. Alanin.
Câu 20. Đốt cháy hoàn toàn a mol este X mạch hở cần dùng 3a mol O2, thu được x mol CO2 và y mol H2O với x – y = a. Số đồng phân của X là
A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.
Câu 21. Cho hai phản ứng sau:
(1) CO2 + CaCO3 + H2O → Ca(HCO3)2;
(2) Ca(HCO3)2 → CaCO3 + CO2 + H2O.
Điều nhận định nào sau đây là sai?
A. Phản ứng (1) giải thích sự xâm thực của nước mưa vào đá vôi.
B. Phản ứng (1) giải thích sự tạo thành lớp cặn trong ấm đun nước.
C. Phản ứng (2) giải thích sự tạo thành thạch nhũ trong hang động.
D. Phản ứng (2) chứng tỏ phương pháp làm mềm nước cứng bằng cách đun nóng.
Câu 22. Cho phương trình sau : Fe(NO3)2 + HCl → Fe(NO3)3 + FeCl3 + NO + H2O. Sau khi phản ứng đã cân bằng, tổng hệ số tối giản của phản ứng là
A. 41. B. 38. C. 39. D. 40.
Câu 23. Cho 10,14 gam muối mononatri glutamat dụng tối đa với dung dịch chứa a mol HCl. Giá trị a là
A. 0,09. B. 0,12. C. 0,06. D. 0,18.
Câu 24. Hòa tan hoàn toàn 16,0 gam hỗn hợp rắn X gồm FeS2 và Cu2S trong 120 gam dung dịch H2SO4 98%, đun nóng thu được dung dịch Y và V lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất; đktc). Cho BaCl2 dư vào dung dịch Y thu được 139,8 gam kết tủa. Giá trị của V là.
A. 17,92 lít. B. 20,16 lít. C. 16,80 lít. D. 22,4 lít.
⇒ Xem giải
Câu 25. Nhận định nào sau đây không đúng?
A. Poli(metyl metacrylat) có đặc tính trong suốt nên được dùng để chế tạo thủy tính hữu cơ.
B. Metyl fomat có nhiệt độ sôi thấp hơn axit axetic.
C. Tristearin và tripanmitin đều là chất béo rắn.
D. Hiđro hóa hoàn toàn triolein, thu được tripanmitin.
Câu 26. Cho muối X tác dụng với dung dịch HCl loãng dư, thu được dung dịch Y chứa ba chất tan. Nếu cho a gam dung dịch Y tác dụng với a gam dung dịch NaOH dư (đung nhẹ), thu được 2a gam dung dịch Z. Giả sử nước bay hơi không đáng kể. Công thức của X là
A. CH3NH3HCO3. B. CH3COONH4.
C. ClH3N-CH2-COONa. D. NaOOC-[CH2]2-CH(NH2)COOK.
Câu 27. Hòa tan hết m gam hỗn hợp X gồm Na, BaO và Al2O3 vào nước dư, thu được 2,688 lít khí H2 (đktc) và dung dịch Y. Cho từ từ đến dư dung dịch HCl vào Y, phản ứng được biểu diễn theo đồ thị sau:
Giá trị m là
A. 28,98 gam. B. 38,92 gam. C. 30,12 gam. D. 27,70 gam.
⇒ Xem giải
Câu 28. Cho các phản ứng sau:
(a) FeCl3 + AgNO3 → (b) CrO3 + S →
(c) FeCl3 + KI → (d) FeO + CO →
Số phản ứng sinh ra đơn chất là
A. 3. B. 1. C. 2. D. 4.
Câu 29. Hợp chất hữu cơ X có công thức C3H9O3N. Cho X phản ứng với dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được muối Y và khí Z (có khả năng làm xanh quỳ tím ẩm). Trộn Z với trimetylamin theo tỉ lệ mol 1 : 1 thu được hỗn hợp khí T có tỉ khối so với He bằng 11,25. Nhận định nào sau đây là đúng?
A. Chất X có công thức cấu tạo thu gọn là HO-CH2-COONH3CH3.
B. Khí Z có công thức là C2H5NH2.
C. Muối Y có công thức cấu tạo thu gọn là CH3-CH(OH)-COONa.
D. Muối Y là hợp chất vô cơ.
⇒ Xem giải
Câu 30. Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Anilin là chất lỏng, ít tan trong nước.
B. Dung dịch anilin không làm đổi màu quỳ tím.
C. Anilin thể hiện tính bazơ.
D. Phenylamin và benzylamin là đồng đẳng của nhau.
Câu 31. Cho các nhận định sau:
(1) Trong dung dịch, các α-amino axit tồn tại chủ yếu dạng phân tử.
(2) Trongdung dịch, saccarozơ chỉ tồn tại dưới dạng mạch vòng.
(3) Ở trạng thái tinh thể, fructozơ tồn tại dạng β vòng 5 cạnh hoặc 6 cạnh.
(4) Độ tan trong nước của các ankylamin giảm dần theo chiều giảm của phân tử khối.
Số nhận định đúng là
A. 2. B. 4. C. 1. D. 3.
Câu 32. Dung dịch X chứa các ion: M+, HCO3- và CO32-. Thực hiện các thí nghiệm sau:
+ Cho 100 ml dung dịch X tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được 11,82 gam kết tủa.
+ Cho 150 ml dung dịch X tác dụng vừa đủ với dung dịch BaCl2, thu được 5,91 gam kết tủa và dung dịch Y chứa 7,95 gam muối.
+ Cho 200 ml dung dịch X tác dụng tối đa với V ml dung dịch NaOH 0,5M.
Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V là
A. 560 ml. B. 480 ml. C. 240 ml. D. 320 ml.
⇒ Xem giải
Câu 33. Cho các phát biểu sau:
(1) Nước cứng là nước có chứa nhiều cation Ca2+, Mg2+.
(2) Để làm mất tính cứng vĩnh cửu của nước ta dùng dung dịch Na3PO4.
(3) Không thể dùng nước vôi để làm mềm nước cứng tạm thời.
(4) Các kim loại K, Ca, Al được điều chế bằng cách điện phân nóng chảy muối clorua tương ứng.
Số phát biểu đúng là
A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.
Câu 34. Đun nóng hỗn hợp gồm valin, lysin và axit glutamic với xúc tác thích hợp, thu được các oligopeptit, trong đó có oliopeptit mạch hở X. Đốt cháy hoàn 0,02 mol X, sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2 được dẫn qua bình đựng dung dịch H2SO4 đặc, dư thấy khối lượng bình tăng 5,4 gam; khí thoát ra khỏi bình có thể tích là 8,064 lít (đktc). Số liên kết peptit có trong X là
A. 4. B. 2. C. 3. D. 1.
⇒ Xem giải
Câu 35. Phát biểu nào sau đây sai?
A. Tơ nitron dai, bền với nhiệt và giữ nhiệt độ tốt nên được dùng để dệt vải may áo ấm.
B. Tơ nitron thuộc loại tơ vinylic.
C. Tơ nitron là sản phản trùng ngưng của acrilonitrin.
D. Tơ nitron còn được gọi là tơ olon hay poliacrilonnitrin.
Câu 36. Hòa tan hết 22,86 gam hỗn hợp X gồm Mg, Al, Al2O3 và Fe(NO3)2 trong dung dịch chứa 0,56 mol H2SO4, sau khi kết thúc các phản ứng, thu được dung dịch Y chỉ chứa 67,34 gam các muối sunfat trung hòa và 2,24 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm hai đơn chất khí có tỉ khối so với hiđro bằng 8,8. Cho dung dịch NaOH dư vào Y, thấy lượng NaOH phản ứng là 52,0 gam. Phần trăm khối lượng của Mg đơn chất trong hỗn hợp X là
A. 20,5%. B. 25,2%. C. 23,1%%. D. 19,4%.
⇒ Xem giải
Câu 37. Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Natri cacbonat không bị phân hủy bởi nhiệt.
B. Natri cacbonat dễ tan trong nước.
C. Ion CO32- cho proton có tính chất của một bazơ.
D. Là nguyên liệu trong công nghiệp sản xuất thủy tinh.
Câu 38. Hỗn hợp X gồm hai este đơn chức, trong phân tử đều chứa vòng benzen và có cùng công thức phân tử là C8H8O2. Đun nóng 27,2 gam X tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư, thu được 43,2 gam Ag. Nếu lấy 27,2 gam X tác dụng với dung dịch KOH dư, thu được 0,12 mol ancol Y và m gam hỗn hợp các muối. Giá trị m là
A. 24,00 gam. B. 30,08 gam. C. 34,56 gam. D. 28,48 gam.
⇒ Xem giải
Câu 39. Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Sục khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 dư.
(2) Sục khí NH3 dư vào dung dịch AlCl3.
(3) Sục khí H2S vào dungdịch FeCl3.
(4) Sục khí CO2 dư vào dung dịch NaAlO2.
(5) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch FeCl3.
Sau khi kết thúc thí nghiệm, số trường hợp thu được kết tủa là.
A. 4. B. 5. C. 3. D. 2.
Câu 40. Hỗn hợp X gồm một este Y (CnH2nO2) và hai peptit đều mạch hở hơn kém nhau một nguyên tử cacbon được tạo bởi từ các α-amino axit có dạng H2N-CmH2m-COOH. Đốt cháy hoàn toàn 97,19 gam X cần dùng 3,4375 mol O2, thu được N2, H2O và 3,27 mol CO2. Mặt khác đun nóng 97,19 gam X với 800 ml dung dịch NaOH 2M (vừa đủ), thu được ancol Z và hỗn hợp muối T. Phần trăm khối lượng của muối có khối lượng phân tử lớn nhất trong hỗn hợp T là
A. 7,8%. B. 8,9%. C. 6,2%. D. 2,7%.
⇒ Xem giải
à e hiểu câu 23 r ạ
câu 23 sao lại B ạ? e tính ra mol mono… là 0,06 ạ
12b chứ ạ?