[Group BeeClass] Thi thử lần 2 – 2019

⇒ Giải chi tiết và đáp án:

1A 2C 3A 4C 5C 6B 7A 8B 9A 10B
11B 12C 13A 14B 15C 16B 17C 18A 19A 20A
21C 22D 23B 24B 25D 26A 27C 28B 29A 30B
31C 32A 33D 34C 35D 36A 37C 38C 39C 40B

Câu 1: Thành phần các nguyên tố trong hợp chất hữu cơ

A. nhất thiết phải có cacbon, thường có hiđro, hay gặp oxi, nitơ sau đó là halogen, lưu huỳnh, phốt pho, …

B. gồm có cacbon, hiđro và các nguyên tố khác.

C. bao gồm tất cả các nguyên tố trong bảng tuần hoàn.

D. thường có cacbon, hiđro hay gặp oxi, nitơ, sau đó là lưu huỳnh, phốtpho.

Câu 2: Isopropylbenzen còn được gọi là

A. toluen.          B. stiren.          C. cumen.          D. xilen.

(Xem giải) Câu 3: Cho các phản ứng sau:
(1) Cu(OH)2 + 2C3H5(OH)3 → [C3H5(OH)2O]2Cu + 2H2O
(2) C2H5OH + HBr → C2H5Br + H2O
(3) CH3CH2OH + CuO → CH3CHO + H2O + Cu
(4) CH3COOH + C2H5OH → CH3COOC2H5 + H2O
Có bao nhiêu phản ứng mà nguyên tử oxi trong phân tử nước có nguồn gốc từ ancol?

A. 1.         B. 2.         C. 3.         D. 4.

Câu 4: Hidrat hóa 2 anken chỉ tạo thành 2 ancol. Hai anken đó là

A. 2–metylpropen và but–1–en.         B. propen và but–2–en.

C. eten và but–2–en.         D. eten và but–1–en.

(Xem giải) Câu 5: Chất A là dẫn xuất của benzen có công thức nguyên là (CH)n. Biết 1 mol A cộng tối đa 4 mol H2 hoặc 1 mol Br2. Vậy A là

A. etylbenzen.         B. metylbenzen.         C. vinylbenzen.         D. ankylbenzen.

(Xem giải) Câu 6: Chất nào sau đây không thể chứa vòng benzen?

A. C8H10.         B. C6H8.         C. C8H8.         D. C9H12.

(Xem giải) Câu 7: Có bao nhiêu đồng phân cấu tạo có công thức phân tử là C5H12?

A. 3.         B. 4.         C. 5.         D. 6.

(Xem giải) Câu 8: Cho hỗn hợp tất cả đồng phân mạch hở của C4H8 tác dụng với H2O (H+, t°) thu được tối đa bao nhiêu sản phẩm cộng?

A. 2.         B. 4.         C. 6.         D. 5.

(Xem giải) Câu 9: Cho hiđrocacbon X phản ứng với Br2 (trong dung dịch) theo tỉ lệ mol 1:1, thu được chất hữu cơ Y (chứa 74,08% Br về khối lượng). Khi X phản ứng với HBr thì thu được sản phẩm hữu cơ khác nhau. Tên gọi của X là

A. but–1–en.         B. but–2–en.         C. propilen.         D. xiclopropan.

Câu 10: Cho các chất sau: (1) CH2=CH–CH=CH2 (2) CH2=CHCl (3) CH3–CH=C(CH3)2 (4) CH3CH=CH–CH=CH2 (5) CH2=CH–CH2–CH2–CH3 (6) CH3CH=CHBr. Chất nào sau đây có đồng phân hình học?

A. (2), (4), (5), (6).         B. (4), (6).         C. (2), (4), (6).         D. (1), (3), (4).

(Xem giải) Câu 11: Hiđrocacbon X cộng HCl theo tỉ lệ mol 1:1 tạo ra sản phẩm có hàm lượng clo là 55,04%. X có công thức phân tử là

A. C4H8.         B. C2H4.         C. C5H10.         D. C3H6.

(Xem giải) Câu 12: Hỗn hợp A gồm C3H6, C3H4, C3H8. Tỉ khối hơi của A so với H2 bằng 21,2. Đốt cháy hoàn toàn 4,48 lít (đktc) hỗn hợp A rồi cho sản phẩm cháy vào dung dịch nước vôi trong dư. Khối lượng dung dịch sau phản ứng

Bạn đã xem chưa:  [2024] Thi thử TN sở GDĐT Hòa Bình (Lần 1)

A. giảm 20,1 gam.         B. tăng 19,6 gam.         C. giảm 22,08 gam.         D. tăng 22,08 gam.

(Xem giải) Câu 13: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm propan và propen thu được 19,8 gam CO2 và 9 gam H2O. Thành phần phần trăm về khối lượng của propan trong hỗn hợp là

A. 34,375%.         B. 65,625%.         C. 67,692%.         D. 32,308%.

(Xem giải) Câu 14: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp gồm ankan A và ankin B thu được 16,8 lít CO2 (đktc) và 13,5 gam H2O. Vậy thành phần phần trăm theo thể tích của A, B lần lượt là

A. 60%, 40%.         B. 50%, 50%.         C. 30%, 70%.         D. 40%, 60%.

(Xem giải) Câu 15: Cho H2 và 1 anken có thể tích bằng nhau qua niken đun nóng ta được hỗn hợp A. Biết tỉ khối A đối với H2 là 23,2. Hiệu suất hiđro hóa là 75%. Công thức của anken là

A. C2H4.         B. C3H6.         C. C4H8.         D. C5H10.

Câu 16: Không thể điều chế CH4 bằng phản ứng nào?

A. Nung muối natri axetat với vôi tôi xút.         B. Canxicacbua tác dụng với nước.

C. Nung natri malonate với vôi tôi xút.         D. Nhôm cacbua tác dụng với nước.

Câu 17: Tính chất nào không phải của benzen?

A. Tác dụng với Br2 (Fe, t°).         B. Tác dụng với HNO3 đặc/H2SO4 đặc.

C. Tác dụng với dung dịch KMnO4.         D. Tác dụng với Cl2 (ánh sáng).

(Xem giải) Câu 18: Khi clo hóa hỗn hợp 2 ankan, người ta chỉ thu được 3 sản phẩm thế monoclo. Tên gọi của 2 ankan là

A. etan và propan.         B. isobutan và n–pentan.         C. propan và isobutan.         D. neopentan và etan.

(Xem giải) Câu 19: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm hai hiđrocacbon cùng thuộc dãy đồng đẳng của benzen và liên tiếp nhau thu được mCO2 : mH2O = 704 : 153. Vậy công thức phân tử của hai hiđrocacbon trong hỗn hợp X lúc đầu là

A. C6H6 và C7H8.         B. C7H8 và C8H10.         C. C8H10 và C9H12.         D. C9H12 và C10H14.

(Xem giải) Câu 20: Đốt cháy hoàn toàn 0,4 mol hỗn hợp gồm ankađien A và ankin B thu được 54,8 gam hỗn hợp CO2 và H2O. Vậy A, B lần lượt có thể là

A. C4H6 và C2H2.         B. C3H4 và C4H6.         C. C5H8 và C2H4.         D. C4H6 và C5H8.

(Xem giải) Câu 21: Đốt cháy hoàn toàn 2,2 gam một ankan X thu được 3,36 lít khí CO2 (đktc). Công thức phân tử của X là

A. CH4.         B. C2H6.         C. C3H8.         D. C4H10.

(Xem giải) Câu 22: Đốt cháy hoàn toàn 7,2 gam một ankan X thu được 11,2 lít khí CO2 (đktc). Công thức phân tử của X là

A. C2H6.         B. C3H8.         C. C4H10.         D. C5H12.

(Xem giải) Câu 23: Đốt cháy hoàn toàn 0,88 gam một ankan X thu được 1,44 gam H2O. Công thức phân tử của X là

Bạn đã xem chưa:  [2020] KSCL Hóa 12 - THPT Nguyễn Viết Xuân - Vĩnh Phúc

A. C2H6.         B. C3H8.         C. C4H10.         D. C5H12.

(Xem giải) Câu 24: Đốt cháy hoàn toàn một ankan X mạch không phân nhánh thu được CO2 và H2O với nCO2 : nH2O = 4 : 5. X là

A. propan.         B. butan.         C. isobutan.         D. pentan.

(Xem giải) Câu 25: Dẫn xuất thế monoclo của hiđrocacbon A chứa 45,22% clo theo khối lượng. Vậy A là

A. C2H6.         B. C3H6.         C. C4H10.         D. C3H8.

(Xem giải) Câu 26: Clo hóa ankan A thu được các dẫn xuất clo mà mỗi dẫn xuất đều chứa 10 liên kết đơn trong phân tử. Vậy A là

A. propan.         B. butan.         C. pentan.         D. hexan.

(Xem giải) Câu 27: Cho C5H12 (có một nguyên tử cacbon bậc ba) tác dụng với Cl2 thì số cấu tạo monoclo tối đa thu được là

A. 2.         B. 3.         C. 4.         D. 5.

(Xem giải) Câu 28: Clo hóa hỗn hợp các ankan ở thể khí (ở điều kiện thường) thu được tối đa bao nhiêu đồng phân sản phẩm monoclo?

A. 7.         B. 8.         C. 9.         D. 10.

(Xem giải) Câu 29: Nung nóng hỗn hợp X gồm 3 hiđrocacbon có các công thức tổng quát là CnH2n+2, CmH2m, Cn+m+1H2m (đều là hiđrocacbon mạch hở và ở điều kiện thường là chất khí, m, n nguyên dương) và 0,1 mol H2 trong bình kín (xúc tác Ni). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp Y. Y tác dụng tối đa với 24 gam Br2 (trong CCl4). Mặt khác, đốt cháy Y thu được a mol CO2 và 0,5 mol H2O. Giá trị a là

A. 0,45.         B. 0,3.         C. 0,5.         D. 0,25.

(Xem giải) Câu 30: C5H8 có bao nhiêu đồng phân ankađien liên hợp?

A. 2.         B. 3.         C. 4.         D. 5.

(Xem giải) Câu 31: Ứng với công thức phân tử C8H10 có bao nhiêu công thức cấu tạo có chứa vòng benzen?

A. 2.         B. 3.         C. 4.         D. 5.

(Xem giải) Câu 32: Đốt cháy hết 0,02 mol anken và 0,03 mol ankan được H2O và 0,12 mol CO2. Công thức của chúng là

A. C3H6 và C2H6.         B. C2H4 và C2H6.         C. C4H8 và C3H8.         D. C3H6 và C3H8.

(Xem giải) Câu 33: Đốt cháy hết 0,3 mol ankan và 0,2 mol ankin thu được CO2 và 1,5 mol H2O. Công thức của chúng là

A. CH4 và C3H4.         B. C2H6 và C3H4.         C. C2H6 và C2H2.         D. C2H6 và C4H6.

(Xem giải) Câu 34: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp X gồm anken A và khí H2 thu được CO2 và H2O rồi cho toàn bộ qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư, phản ứng xong thu được 16 gam kết tủa và phần dung dịch còn lại có khối lượng nhỏ hơn dung dịch ban đầu là 5 gam. Vậy A là

A. C5H10.         B. C2H4.         C. C4H8.         D. C3H6.

Bạn đã xem chưa:  [2024] Thi thử TN sở GDĐT Bạc Liêu (Lần 1)

(Xem giải) Câu 35: Cho 0,4 mol hiđrocacbon A mạch hở phản ứng hết với m + 85,6 gam dung dịch AgNO3/NH3 thu được kết tủa B và m gam dung dịch X. Công thức phân tử của A không thể là

A. C2H2.         B. C6H6.         C. C8H8.         D. C4H4.

(Xem giải) Câu 36: Cho 0,92 gam hỗn hợp X gồm C2H2 và CH3CHO phản ứng hoàn toàn với dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được 5,64 gam kết tủa. Vậy phần trăm theo khối lượng của C2H2 và CH3CHO trong hỗn hợp X lần lượt là

A. 28,26% và 71,74%.         B. 26,74% và 73,26%.         C. 25,73% và 74,27%.         D. 27,95% và 72,05%.

(Xem giải) Câu 37: Cho 8,04 gam hỗn hợp hơi gồm C2H2 và CH3CHO tác dụng hoàn toàn với dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được 55,2 gam kết tủa. Cho toàn bộ kết tủa này vào trong dung dịch HCl dư, sau khi phản ứng kết thúc thấy có m gam chất rắn không tan. Vậy giá trị của m là

A. 41,69 gam.         B. 55,20 gam.         C. 61,78 gam.         D. 50,98 gam.

(Xem giải) Câu 38: Một bình kín A chứa các chất sau: axetilen, vinylaxetilen, hiđro (1,1 mol) và một ít bột niken (trong đó tỉ lệ số mol axetilen và vinylaxetilen là 1:1). Nung nóng bình một thời gian, thu được hỗn hợp khí B có tỉ khối so với H2 bằng 245/12. Khí B phản ứng vừa đủ với AgNO3 (trong dung dịch NH3), thu được 0,6 mol hỗn hợp kết tủa X và 13,44 lít hỗn hợp khí Y (đktc). Biết hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với heli bằng 127/12 và hỗn hợp Y phản ứng tối đa với 0,5 mol Br2 trong dung dịch. Khối lượng kết tủa X gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 72 gam.         B. 104 gam.         C. 120 gam.         D. 130 gam.

(Xem giải) Câu 39: Hỗn hợp X gồm H2 và 2 hiđrocacbon A, B. Đun nóng 0,9 mol hỗn hợp X có mặt Ni làm xúc tác thu được hỗn hợp Y có tỉ khối so với He là 10,5. Chia Y thành 2 phần bằng nhau:
– Phần 1: Dẫn qua dung dịch Br2 thấy khối lượng Br2 phản ứng là m gam, thoát ra khỏi bình một hiđrocacbon A duy nhất có thể tích là 2,24 lít (đktc).
– Phần 2: Đem đốt cháy hoàn toàn cần dùng 27,72 lít O2 (đktc) thu được CO2 và H2O có tỉ lệ khối lượng tương ứng là 11 : 4,5.
Giá trị của m là

A. 41.         B. 42.         C. 44.         D. 43.

(Xem giải) Câu 40: Hỗn hợp X gồm C3H6, C4H10, C2H2 và H2. Cho m gam X vào bình kín có chứa một ít bột Ni làm xúc tác, nung nóng ta thu được hỗn hợp Y. Đốt cháy Y cần dùng V lít O2 (đktc). Sản phẩm cháy cho hấp thụ hết vào bình đựng Ca(OH)2 dư, thu được dung dịch có khối lượng giảm 21,45 gam. Nếu cho Y qua bình đựng dư dung dịch Br2 (trong CCl4) thì có 24 gam Br2 phản ứng. Mặt khác, cho 11,2 lít (đktc) X đi qua dung dịch Br2 dư (trong CCl4), thấy có 64 gam Br2 phản ứng. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị V gần nhất với

A. 22,5.         B. 21,0.         C. 10,0.         D. 21,5.

Bình luận

200
error: Chúc bạn học tốt và luôn vui nhé !!