[2021] Khảo sát kiến thức – Sở GDĐT Vĩnh Phúc (Lần 1 – Đề 3)

File word đề thi, đáp án và giải chi tiết

⇒ Giải chi tiết và đáp án:

41C 42D 43A 44B 45C 46A 47B 48C 49A 50A
51D 52B 53D 54A 55B 56A 57C 58C 59D 60B
61D 62D 63B 64C 65A 66B 67C 68C 69D 70D
71B 72A 73C 74C 75A 76B 77D 78D 79B 80A

Câu 41: Dung dịch nào sau đây vừa tác dụng được với H2NCH2COOH, vừa tác dụng được với CH3NH2?

A. CH3OH.       B. NaCl.       C. HCl.       D. NaOH.

Câu 42: Chất nào sau đây là chất béo?

A. Etyl axetat.       B. Axit axetic.       C. Axit oleic.       D. Tripanmitin.

Câu 43: Thuốc thử nào sau đây dùng để phân biệt dung dịch axit axetic và dung dịch ancol etylic?

A. Quỳ tím.       B. Dung dịch NaCl.

C. Dung dịch NaNO3.       D. Phenolphtalein.

Câu 44: Kim loại nào sau đây phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng?

A. Au.       B. Mg.       C. Cu.       D. Ag.

Câu 45: Ở nhiệt độ thường, dung dịch FeCl¬2 tác dụng được với dung dịch nào sau đây?

A. HCl.       B. Cu(NO3)2.       C. KOH.       D. H2SO4 loãng.

Câu 46: Chất nào sau đây tham gia phản ứng trùng ngưng?

A. H2N(CH2)5COOH.       B. C2H5OH.

C. CH3COOH.       D. CH2=CH-COOH.

Câu 47: Cặp chất nào sau đây đều tác dụng được với phenol?

A. C2H5OH và dung dịch NaOH.       B. Na và dung dịch NaOH.

C. CH3COOH và Br2.       D. Na và CH3COOH.

Câu 48: Polietilen được điều chế bằng phản ứng trùng hợp chất nào sau đây?

A. CH2=CHCl.       B. CH≡CH.       C. CH2=CH2.       D. CH2=CHCH3.

(Xem giải) Câu 49: Khi lên men 360 gam glucozơ với hiệu suất 100%, khối lượng ancol etylic thu được bằng bao nhiêu?

A. 184 gam.       B. 138 gam.       C. 276 gam.       D. 92 gam.

Câu 50: Tác nhân chủ yếu gây mưa axit là các chất nào dưới đây?

A. SO2 và NO2.       B. CO và CO2.       C. CH4 và NH3.       D. CO và CH4.

Câu 51: Chất nào sau đây phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3?

A. Saccarozơ.       B. Tinh bột.       C. Xenlulozơ.       D. Glucozơ.

(Xem giải) Câu 52: Xà phòng hóa hoàn toàn 17,6 gam CH3COOC2H5 trong dung dịch NaOH đủ, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m bằng bao nhiêu?

A. 9,6.       B. 16,4.       C. 8,2.       D. 19,2.

Câu 53: Cho 0,02 mol Na2CO3 tác dụng với lượng dư dung dịch HCl, thể tích khí CO2 thoát ra (đktc) bằng bao nhiêu?

A. 0,24 lít.       B. 0,336 lít.       C. 0,672 lít.       D. 0,448 lít.

Câu 54: Este nào sau đây có công thức phân tử C4H8O2?

A. Etyl axetat.       B. Vinyl axetat.       C. Phenyl axetat.       D. Propyl axetat.

Câu 55: Chất nào sau đây vừa tác dụng được với dung dịch HCl, vừa tác dụng được với dung dịch NaOH?

A. NaCl.       B. NaHCO3.       C. CaCO3.       D. AlCl3.

Câu 56: Nhận xét nào sau đây đúng?

A. Phân tử xenlulozơ được cấu tạo bởi nhiều gốc β-glucozơ.

B. Tinh bột và xenlulozơ là đồng phân cấu tạo của nhau.

Bạn đã xem chưa:  [2021] Thi học kỳ 1 chuyên Phan Bội Châu - Nghệ An

C. Glucozơ, fructozơ, saccarozơ đều có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.

D. Thủy phân tinh bột trong môi trường axit thu được fructozơ.

Câu 57: Tơ nào sau đây có nguồn gốc từ xenlulozơ?

A. Tơ nilon-6,6.       B. Tơ capron.       C. Tơ visco.       D. Tơ tằm.

Câu 58: Đường mía là chất nào sau đây?

A. Tinh bột.       B. Xenlulozơ.       C. Saccarozơ.       D. Glucozơ.

Câu 59: Chất nào sau đây làm giấy quỳ tím ẩm chuyển thành màu xanh?

A. NH2CH2COOH.       B. CH3COOH.       C. C6H5NH2.       D. CH3NH2.

(Xem giải) Câu 60: Cho 10 gam hỗn hợp gồm Fe và Cu tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư. Sau phản ứng thu được 2,8 lít khí hiđro (đktc), dung dịch X và m gam kim loại không tan. Giá trị của m bằng bao nhiêu?

A. 6,4.       B. 3,0.       C. 4,4.       D. 7,0.

Câu 61: Thí nghiệm nào sau đây sinh ra muối sắt(II)?

A. Đốt Fe trong khí Cl2 dư.       B. Cho Fe vào dung dịch HNO3 dư.

C. Cho Fe vào dung dịch MgCl2.       D. Cho Fe vào dung dịch HCl dư.

Câu 62: Dung dịch nào sau đây không dẫn điện?

A. NaOH.       B. NaCl.       C. HCl.       D. C2H5OH.

Câu 63: Polime nào sau đây có tính đàn hồi?

A. Polietilen.       B. Polibutađien.

C. Poli(vinyl axetat).       D. Poli(metyl metacrylat).

Câu 64: Cặp chất nào sau đây không xảy ra phản ứng ở nhiệt độ thường?

A. Fe và dung dịch HCl.       B. Dung dịch NaOH và Al2O3.

C. Dung dịch NaNO3 và dung dịch MgCl2.       D. Dung dịch NH4Cl và dung dịch NaOH.

(Xem giải) Câu 65: Thủy phân hoàn toàn a mol triglixerit X trong dung dịch NaOH vừa đủ, thu được glixerol và m gam hỗn hợp muối. Đốt cháy hoàn toàn a mol X, thu được 1,375 mol CO2 và 1,275 mol H2O. Mặt khác, a mol X tác dụng tối đa với 0,05 mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của m bằng bao nhiêu?

A. 22,15.       B. 20,60.       C. 23,35.       D. 20,15.

(Xem giải) Câu 66: Đun nóng 0,2 mol hỗn hợp X gồm hai este no, đơn chức, mạch hở là đồng phân của nhau với dung dịch KOH vừa đủ, thu được hỗn hợp Y gồm hai ancol và 18,34 gam hỗn hợp Z gồm hai muối, trong đó có a gam muối A và b gam muối B (MA < MB). Đốt cháy toàn bộ Y, thu được CO2 và nước có tổng khối lượng là 21,58 gam. Tỉ lệ của a : b gần nhất với giá trị nào dưới đây?

A. 0,9.       B. 0,6.       C. 0,8.       D. 0,7.

(Xem giải) Câu 67: Cho 5,64 gam hỗn hợp X gồm C, S và P tác dụng hết với lượng dư dung dịch HNO3 đặc nóng, thu được 1,3 mol hỗn hợp khí gồm NO2 và CO2. Mặt khác, hòa tan hoàn toàn 5,64 gam X vào 70 gam dung dịch H2SO4 98%, đun nóng, thu được dung dịch Z và 0,7 mol hỗn hợp khí Y (gồm CO2, SO2). Cho Ba(OH)2 dư vào Z, thu được m gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m bằng bao nhiêu?

A. 35,32.       B. 70,64.       C. 58,62.       D. 47,52.

(Xem giải) Câu 68: Cho hai hợp chất hữu cơ X, Y có cùng công thức phân tử là C3H7NO2. Khi phản ứng với dung dịch NaOH, X tạo ra H2NCH2COONa và chất hữu cơ Z, Y tạo ra CH2=CHCOONa và khí T. Các chất Z và T lần lượt là

Bạn đã xem chưa:  [2019] Thi thử THPT Quốc gia chuyên Gia Định - Hồ Chí Minh (Lần 1)

A. CH3NH2 và NH3.       B. C2H5OH và N2.

C. CH3OH và NH3.       D. CH3OH và CH3NH2.

(Xem giải) Câu 69: Hỗn hợp E gồm chất X (C4H12N2O4) và chất Y (C3H12N2O3). X là muối của axit hữu cơ đa chức, Y là muối của một axit vô cơ. Cho 5,52 gam E tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được 0,08 mol hai khí (có tỉ lệ mol 1 : 3) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m bằng bao nhiêu?

A. 6,25.       B. 3,46.       C. 4,68.       D. 5,08.

(Xem giải) Câu 70: Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Sục khí CO2 (dư) vào dung dịch Ca(OH)2.
(b) Nhỏ từ từ dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch Al2(SO4)3.
(c) Nhỏ từ từ dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào dung dịch Al2(SO4)3.
(d) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch Ca(HCO3)2 dư.
(e) Cho dung dịch HCl vào dung dịch Fe(NO3)2.
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, có bao nhiêu thí nghiệm thu được kết tủa?

A. 2.       B. 1.       C. 4.       D. 3.

(Xem giải) Câu 71: Hỗn hợp E gồm một axit đa chức X và một hợp chất hữu cơ tạp chức Y đều có thành phần chứa các nguyên tố C, H, O. Tiến hành ba thí nghiệm với m gam hỗn hợp E:
– Thí nghiệm 1: Phản ứng hoàn toàn với lượng dư AgNO3 trong NH3, thu được 43,2 gam Ag.
– Thí nghiệm 2: Phản ứng vừa đủ với 100 ml dung dịch KHCO3 2M.
– Thí nghiệm 3: Phản ứng vừa đủ với 100 ml dung dịch KOH 4M, thu được 1 ancol duy nhất Z và hỗn hợp T gồm hai muối. Dẫn toàn bộ Z qua bình đựng Na dư, thấy khối lượng bình tăng 9 gam, đồng thời thu được 0,1 mol khí H2. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp T bằng lượng O2 vừa đủ, thu được 0,4 mol CO2, nước và muối cacbonat.
Phần trăm khối lượng của Y trong hỗn hợp E có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 30,5%.       B. 69,5%.       C. 31,0%.       D. 69,0 %.

(Xem giải) Câu 72: Tiến hành các bước thí nghiệm như sau:
Bước 1: Cho một nhúm bông vào cốc đựng dung dịch H2SO4 70%, đun nóng đồng thời khuấy đều đến khi thu được dung dịch đồng nhất.
Bước 2: Trung hòa dung dịch thu được bằng dung dịch NaOH 10%.
Bước 3: Lấy dung dịch sau khi trung hòa cho vào ống nghiệm đựng dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, sau đó đun nóng.
Nhận định nào sau đây đúng?

A. Sau bước 3, trên thành ống nghiệm xuất hiện lớp kim loại màu trắng bạc.

B. Thí nghiệm trên dùng để chứng minh xenlulozơ có chứa nhiều nhóm -OH.

C. Sau bước 1, trong cốc thu được hai loại monosaccarit.

D. Sau bước 2, nhỏ dung dịch I2 vào cốc thì thu được dung dịch có màu xanh tím.

(Xem giải) Câu 73: Cho các chất hữu cơ X, Y, Z, T, E thỏa mãn các phương trình hóa học sau:
(1) X + 3NaOH → C6H5ONa + Y + CH3CHO + H2O
(2) Y + 2NaOH → T + 2Na2CO3
(3) CH3CHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O → Z + …
(4) Z + NaOH → E +…
(5) E + NaOH → T + Na2CO3
Công thức phân tử của X là công thức nào sau đây?

A. C12H20O6.       B. C12H14O4.       C. C11H10O4.       D. C11H12O4.

Bạn đã xem chưa:  [2023] Thi tốt nghiệp THPT (Đề 2)

(Xem giải) Câu 74: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho dung dịch HCl vào dung dịch alanin.
(b) Nhỏ dung dịch AgNO3/NH3 vào dung dịch saccarozơ.
(c) Nhỏ nước Br2 vào dung dịch anilin.
(d) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch C6H5NH3Cl, đun nóng.
(e) Cho Cu(OH)2 vào dung dịch H2NCH2CONHCH(CH3)COOH.
Có bao nhiêu thí nghiệm xảy ra phản ứng?

A. 1.       B. 2.       C. 3.       D. 4.

(Xem giải) Câu 75: Cho các sơ đồ phản ứng theo đúng tỉ lệ mol:
(1) X + 2NaOH → X1 + Y1 + Y2 + 2H2O.
(2) X2 + 2NaOH → X3 + 2H2O.
(3) X3 + 2NaOH → CH4 + 2Y2.
(4) 2X1 + X2 → X4.
Cho biết: X là muối có công thức phân tử là C3H12O3N2; X1, X2, X3, X4 là những hợp chất hữu cơ khác nhau; X1, Y1 đều làm quì tím ẩm hóa xanh. Phân tử khối của X4 bằng bao nhiêu?

A. 194.       B. 218.       C. 236.       D. 152.

(Xem giải) Câu 76: Cho các phát biểu sau:
(a) Hầu hết các polime không tan trong các dung môi thông thường.
(b) Ở điều kiện thường, CH3NH2 và CH3CH2NH2 là chất khí và có mùi khai.
(c) Etylamoni axetat và metyl aminoaxetat có cùng số liên kết pi.
(d) Khi để trong không khí, anilin bị sẫm màu vì bị oxi trong không khí oxi hóa.
(e) Glucozơ tác dụng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng) tạo sobitol.
Trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu đúng?

A. 3.       B. 5.       C. 4.       D. 2.

(Xem giải) Câu 77: Hỗn hợp E gồm chất X (CxHyO4N) và Y (CxHtO5N2) trong đó X không chứa chức este, Y là muối của α-amino axit no với axit nitric. Cho m gam E tác dụng vừa đủ với 100 ml NaOH 1,2M, đun nóng nhẹ thấy thoát ra 0,03 mol một amin bậc 3 (ở thể khí, điều kiện thường). Mặt khác, m gam E tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa a mol HCl, thu được hỗn hợp sản phẩm trong đó có 2,7 gam một axit cacboxylic. Giá trị của m và a lần lượt bằng bao nhiêu?

A. 9,84 và 0,06.       B. 9,84 và 0,03.       C. 9,87 và 0,06.       D. 9,87 và 0,03.

(Xem giải) Câu 78: Hỗn hợp E chứa 2 amin đều no, đơn chức và một hiđrocacbon X thể khí điều kiện thường. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp E cần dùng 2,7 mol không khí (20% O2 và 80% N2 về thể tích), thu được hỗn hợp F gồm CO2, H2O và N2. Dẫn toàn bộ F qua bình đựng NaOH đặc dư thấy khối lượng bình tăng 21,88 gam, đồng thời có 49,616 lít (đktc) khí thoát ra khỏi bình. Công thức phân tử của X là công thức nào sau đây?

A. C3H4.       B. C2H6.       C. C3H6.       D. C2H4.

(Xem giải) Câu 79: Cho dãy các chất: phenyl axetat, metyl axetat, tripanmitin, metyl acrylat, vinyl axetat. Trong các chất trên, có bao nhiêu chất khi thủy phân trong dung dịch NaOH dư, đun nóng thu được ancol?

A. 1.       B. 3.       C. 4.       D. 2.

(Xem giải) Câu 80: Cho 2,24 gam sắt tác dụng với 40 ml dung dịch chứa hỗn hợp HNO3 2M và H2SO4 0,5M, thu được V lít NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của V bằng bao nhiêu?

A. 0,672.       B. 0,896.       C. 0,448.         D. 0,56.

Bình luận

200
error: Chúc bạn học tốt và luôn vui nhé !!