Bài tập hóa học tổng hợp (Phần 6)

File word đề thi, đáp án và giải chi tiết

(Xem giải) Câu 251: Hỗn hợp X chứa hai amin kế tiếp trong dãy đồng đẳng của metylamin. Hỗn hợp Y chứa Glyxin và Lysin. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol Z gồm X, Y cần 1,035 mol O2, sản phẩm thu được dẫn qua bình đựng H2SO4 đặc thì khối lượng bình tăng 16,38 gam và khí thoát ra khỏi bình có thể tích 18,144 lít. Phần trăm khối lượng của amin có khối lượng phân tử nhỏ là?

A. 21,05%         B. 16,05%         C. 14,03%         D. 10,70%

(Xem giải) Câu 252: Hòa tan hoàn toàn 31,8 gam hỗn hợp Na, Al4C3, CaC2 vào nước thu được 13,44 lít hỗn hợp khí X ( đktc) có tỷ khối so với H2 là 8,5. Cho X qua Ni nung nóng, phán ứng xảy ra hoàn toàn thu được hồn hợp khí Y. Y làm mất màu tối đa m gam brom trong dung dịch. Giá trị m là

A. 80          B. 48           C. 16           D. 24

(Xem giải) Câu 253: Cho từ từ dung dịch AgNO3 vào a mol bột Fe, sự phụ thuộc số mol Fe2+ vào số mol Ag+ được biểu diễn bởi đồ thị sau :

Khi số mol Ag+ cho vào là 0,33 mol thì thu được kết tủa và dung dịch X. Cho dung dịch X tác dụng với dung dịch HCl dư thu được V lít NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất của N+5). Giá trị của V là

A. 0,448          B. 0,672          C. 1,120          D. 0,896

(Xem giải) Câu 254: Điện phân dung dịch hỗn hợp X gồm FeCl3 và CuCl2 với điện cực trơ, màng ngăn xốp, cường độ dòng điện không đổi. Đồ thị biễu diễn sự phụ thuộc số mol Fe2+ vào thời gian (s) như sau :

Khối lượng chất tan trong dung dịch X là

A. 81,27          B. 70,90          C. 77,40          D. 78,75

(Xem giải) Câu 255: Điện phân dung dịch hỗn hợp X gồm CuSO4 và KCl với điện cực trơ, màng ngăn xốp, cường độ dòng điện không đổi. Đồ thị biễu diễn tổng số mol khí thoát ra ở hai điện cực theo thời gian như sau:

Khối lượng chất tan trong dung dịch X là

A. 36,25          B. 37,74          C. 39,23          D. 40,72

(Xem giải) Câu 256: Hỗn hợp X gồm Al, Al2O3, Fe và các oxit của sắt trong đó O chiếm 18,49% về khối lượng. Hòa tan hết 12,98 gam X cần vừa đủ 627,5 ml dung dịch HNO3 1M thu được dung dịch Y và 0,448 lít hỗn hợp Z (đktc) gồm NO và N2 có tỉ lệ mol tương ứng là 1:1. Làm bay hơi dung dịch Y thu được m gam muối. Giá trị của m là

A. 60,272.      B. 51,242.      C. 46,888.       D. 62,124.

(Xem giải) Câu 257: Cho m  gam Al vào 200ml dung dịch chứa AgNO3 0,2M và Cu(NO3)2 0,15M. Sau một thời  gian thu được 4,96 gam kết tủa và dung dịch X. Tách lấy kết tủa, thêm tiếp 2,24 gam bột sắt vào dung dịch X, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 3,28 gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 1,99.          B. 5,28.          C. 2,7.          D. 4,32.

(Xem giải) Câu 258: Hỗn hợp E gồm peptit mạch hở X (CnHmO6Nt) và chất hữu cơ Y (C3H7O2N). Thủy phân hoàn toàn x mol E trong dung dịch NaOH dư, đun nóng thì có 2x mol NaOH đã phản ứng, sau phản ứng được dung dịch chứa ancol Z, a mol muối của glyxin và b mol muối của alanin. Mặt khác đốt cháy hoàn toàn 37,56 gam E và cho sản phẩm cháy qua dung dịch NaOH dư, thì khối lượng dung dịch tăng 85,56 gam. Tỉ số của a : b là

A. 3:2.          B. 2:1.          C. 1:1.          D. 2:3.

(Xem giải) Câu 259: Điện phân (với điện cực trơ, màng ngăn) dung dịch chứa hỗn hợp CuSO4 và NaCl (tỉ lệ mol 1:1) bằng dòng điện một chiều có cường độ dòng điện ổn định. Sau t(h) thu được dung dịch X và sau 2t(h) thu được dung dịch Y. Dung dịch X tác dụng với bột Al dư thu được a mol khí H2. Dung dịch Y tác dụng với bột Al dư thu được 4a mol H2. Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Tại thời điểm 2t(h) tổng số mol khí thoát ra ở hai điện cực là 9a mol.

B. Khi thời gian 1,75t(h) tại catot đã có khí thoát ra.

C. Nước bắt đầu điện phân tại anot ở thời điểm 0,75t (h).

D. Tại thời điểm 1,5t (h) Cu2+ chưa điện phân hết.

(Xem giải) Câu 260: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Mg, Fe, FeCO3, Cu(NO3)2 vào dung dịch chứa NaNO3 (0,045 mol) và dung dịch H2SO4 thu được dung dịch Y chỉ chứa 62,605 gam muối trung hòa (không có ion Fe3+) và 3,808 lít (đktc) hỗn hợp khí Z (trong đó có 0,02 mol khí H2). Tỉ khối của Z so với O2 là 19/17. Thêm dung dịch NaOH 1M vào Y đến khi thu được kết tủa lớn nhất là 31,72 gam thì vừa hết 865 ml. Mặt khác, cho Y tác dụng vừa đủ với dung dịch BaCl2 được dung dịch T. Cho lượng dư dung dịch AgNO3 vào T thu được 256,04 gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 34,6.        B. 32,8.         C. 27,2.         D. 28,4.

(Xem giải) Câu 261: Để thuỷ phân hết 7,612 gam hỗn hợp X gồm 2 este đơn chức và 2 este đa chức thì cần dùng vừa hết 80ml dung dịch KOH aM. Sau phản ứng, thu được hỗn hợp các chất hữu cơ Y gồm muối của các axit cacboxylic và các ancol. Đốt cháy hoàn toàn Y thì thu được muối cacbonat, 4,4352 lít CO2 (đktc) và 3,168 gam H2O. Vậy a gần với giá trị nào sau đây nhất?

A. 1,25           B. 1,42           C. 1,56           D. 1,63

(Xem giải) Câu 262: Hỗn hợp E gồm hai peptit mạch hở X, Y với tỉ lệ mol tương ứng 1:2 (X, Y được cấu tạo từ glyxin và alanin) biết tổng số liên kết peptit trong X,Y là 9. Thuỷ phân hoàn toàn E trong 200 ml dung dịch NaOH 1M vừa đủ thu được dung dịch Z chứa hai muối. Cô cạn dung dịch Z thu được chất rắn T. Đốt cháy T trong lượng O2 vừa đủ thu được 21,056 lít (đktc) khí và hơi. Tỉ lệ mol Gly:Ala trong X là

A. 2:3          B. 1:2          C. 1:1          D. 2:1

(Xem giải) Câu 263: Đốt cháy hoàn toàn m gam một triglixerit X cần vừa đủ 0,77 mol O2, sinh ra 0,5 mol H2O. Nếu thủy phân hoàn toàn m gam X trong dung dịch KOH đun nóng thu được dung dịch chứa 9,32 gam muối. Mặt khác a mol X làm mất màu vừa đủ 0,06 mol brom trong dung dịch. Giá trị của a là

Bạn đã xem chưa:  Bài tập về FeS2, FeS, CuS (Phần 4)

A. 0,03          B. 0,012          C. 0,02          D. 0,01

(Xem giải) Câu 264: Hỗn hợp X gồm CnH2n-1CHO, Cm’H2m’-2(CHO)2, CpH2p-2(COOH)2, CqH2q-3(CHO)(COOH)2. Cho m gam hỗn hợp X tác dụng với dung djch AgNO3/NH3 dư thu được 56,16 gam Ag. Trung hoà m gam hỗn hợp X cần 30 gam dung dịch hỗn hợp NaOH 12% và KOH 5,6%. Đốt m gam hỗn hợp X cần (m + 7,92) gam O2. Gía trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây ?

A. 19,84          B. 20,16          C. 19,36          D. 20.24

(Xem giải) Câu 265: Hỗn hợp X gồm  Al, Ca, Al4C3 và CaC2. Cho 40,3 gam X vào H2O dư, chỉ thu được dung dịch Y và hỗn hợp khí Z (C2H2, CH4, H2). Đốt cháy Z thu được 20,16 lít khí CO2 (đktc) và 20,7 gam H2O. Nhỏ từ từ V lít dung dịch HCl xM vào Y, được kết quả biểu diễn theo hinh vẽ:

Giá trị của x gần nhất với:

A. 2,2.         B. 1,6.          C. 2,4.         D. 1,8.

(Xem giải) Câu 266: Nung hỗn hợp gồm bột Al và Fe3O4 trong điều kiện không có không khí (giả sử chỉ xảy ra phản ứng Al khử oxit sắt thành sắt kim loại). Hỗn hợp sau phản ứng, nếu cho tác dụng với dung dịch NaOH dư thì thu được 6,72 lít khí H2 (đktc); còn nếu cho tác dụng với dung dịch HCl dư sẽ thu được 26,88 lít khí H2 (đktc). Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Thành phần phần trăm về khối lượng của Al và Fe3O4 trong hỗn hợp đầu là

A. 18,20% và 81,80%          B. 22,15% và 77,85%.          C. 19,30% và 90,70%.          D. 27,95% và 72,05%.

(Xem giải) Câu 267: Cho 0,3 mol hỗn hợp E gồm amin X, axit Y, peptit Z, tất cả đều mạch hở. Hỗn hợp trên có khả năng phản ứng cộng với tối đa 0,16 mol Br2. Hỗn hợp trên phản ứng vừa đủ với 0,7 mol HCl hoặc 0,6 mol NaOH. Mặt khác đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp trên trong O2 vừa đủ, dẫn toàn bộ hỗn hợp hơi và khí thu được qua Ca(OH)2 dư, thu được m gam kết tủa và khối lượng dung dịch giảm 81,78 gam. Giá trị m gần nhất với:

A. 212          B. 206          C. 217          D. 225

(Xem giải) Câu 268: Hỗn hợp T gồm heptapeptit T1 và octapeptit T2 (đều mạch hở và đều tạo bởi glyxin và valin). Đun nóng m gam T trong dung dịch KOH vừa đủ thu được (m + 40,76) gam hỗn hợp muối X. Đốt cháy hoàn toàn 1/2 lượng X ở trên cần 1,17 mol O2, thu được K2CO3, CO2, H2O và 4,256 lít N2 (đktc). Phần trăm khối lượng của T1 trong T gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 39,30%.          B. 60,70%.          C. 45,60%.          D. 54,70%.

(Xem giải) Câu 269: Cho m gam hỗn hợp gồm Na, Na2O, Ba và BaO vào nước dư thu được a mol khi H2 và dung dịch X. Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch X, phản ứng được biểu diễn theo đồ thị sau

Giá trị của m là

A. 22,98 gam.          B. 21,06 gam          C. 23,94 gam          D. 28,56 gam.

(Xem giải) Câu 270: Cho 4,23 gam hỗn hợp Mg và Al vào dung dịch chứa AgNO3 0,84M và Cu(NO3)2 0,96M sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 23,12 gam hỗn hợp kim loại và dung dịch X chứa m gam muối . Cho X phản ứng hoàn toàn với dung dịch NaOH loãng (dư) thu được 10,39 gam kết tủa. Bỏ qua sự thủy phân của muối trong dung dịch. Giá trị của m gần nhất với

A. 32.          B. 33.          C. 34          D. 35.

(Xem giải) Câu 271: Hòa tan hoàn toàn 23,46 gam hỗn hợp X gồm Mg, Cu(OH)2 và Fe(NO3)2 trong dung dịch chứa 0,92 mol NaHSO4, thu được dung dịch Y chỉ chứa 123,42 gam muối trung hòa và 2,24 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm N2, NO và H2, có tỉ khối so với He là 5,85. Cho Y tác dụng hoàn toàn với dung dịch Ba(OH)2 (loãng, dư), thu được 243,59 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng của Mg trong X là

A. 33,76%.          B. 31,71%.          C. 32,74%.          D. 30,69%.

(Xem giải) Câu 272: Cho 0,065 mol hỗn hợp E chứa hai peptit mạch hở gồm pentapeptit X (x mol) và hexapeptit Y (y mol) đều được tạo bởi từ glyxin, alanin và valin. Đốt cháy hoàn toàn x mol X cũng như y mol Y đều thu được số mol CO2 như nhau. Đun nóng 0,065 mol E cần dùng 355 ml dung dịch KOH 1M thu được hỗn hợp Z gồm các muối. Phần trăm khối lượng muối của glyxin trong hỗn hợp Z là

A. 15,36%.          B. 14,96%.          C. 29,54%.          D. 16,45%.

(Xem giải) Câu 273: Hòa tan 2,88 gam MSO4 vào nước được dung dịch Y. Điện phân dung dịch Y (có điện cực trơ) trong thời gian t giây thi được m gam kim loại và anot thoát ra 0,007 mol khí. Nếu thời gian điện phân 2t giây thi được kim loại và tổng số mol khí (ở 2 bên cực) là 0,024 mol. Giá trị m là

A. 0,784          B. 0,896          C. 0,910          D. 1,152

(Xem giải) Câu 274: Cho hỗn hợp gồm 0,04 mol Al và 0,35 mol Fe tác dụng với dung dịch chứa hỗn hợp gồm Cu(NO3)2 và H2SO4, thu được 2,24 lít (đktc) hỗn hợp hai khí (gồm NO và H2), dung dịch chứa m gam muối và 10,04 gam hỗn hợp hai kim loại (trong đó kim loại mạnh hơn chiếm 80,88% khối lượng). Giá trị của m là

A. 52,04.          B. 39,98.          C. 38,00.          D. 47,84.

(Xem giải) Câu 275: X, Y, Z là 3 đipeptit mạch hở tạo bởi hỗn hợp gồm Gly, Ala và Val (MX < MY < MZ). Đốt cháy hoàn toàn 27 gam hỗn hợp E gồm X, Y, Z (nX : nY : nz = 5 : 1 : 2) thu được 1,06 mol CO2. Biết X, Y đều tạo bởi 2 amino axit khác nhau. Phần trăm khối lượng của Z trong E bằng

A. 27,85%.          B. 30,52%.          C. 32,00%.          D. 34,67%

(Xem giải) Câu 276: Trùng ngưng hỗn hợp gồm Gly, Ala, Val trong điều kiện thích hợp thu được hỗn hợp E chứa 4 đipeptit mạch hở X, Y, Z, T (MX < MT) có tỉ lệ mol tương ứng bằng 2 : 2 : 1 : 3, đều tạo bởi 2 aminoaxit khác nhau. Đốt cháy hoàn toàn 27 gam E thu được 1,06 mol CO2. Biết trong E chỉ có X và Z là đồng phân của nhau. Phần trăm khối lượng của Y và T trong E hơn kém nhau bao nhiêu?

Bạn đã xem chưa:  Bài tập nhôm trong đề thi đại học (Phần 3)

A. 13,3%.          B. 16,0%.          C. 17,3%.          D. 20,0%.

(Xem giải) Câu 277: Cho hỗn hợp gồm 0,04 mol Al và 0,35 mol Fe tác dụng với dung dịch chứa hỗn hợp gồm Cu(NO3)2 và H2SO4, thu được 2,24 lít (đktc) hỗn hợp hai khí (gồm NO và H2), dung dịch chứa m gam muối và 12 gam hỗn hợp hai kim loại (trong đó kim loại mạnh hơn chiếm 84% khối lượng). Giá trị của m là

A. 37.          B. 36.          C. 34.          D. 35.

(Xem giải) Câu 278: Cho m gam Al tác dụng với V ml dung dịch H2SO4 1M và HCl 1M thu được dung dịch Y. Cho dung dịch Y tác dụng với Ba(OH)2 thì đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của kết tủa vào số mol Ba(OH)2 như sau:

 

Giá trị của y gần nhất với

A. 93          B. 70          C. 58          D. 46,5

(Xem giải) Câu 279: Hấp thụ hoàn toàn V lít CO2 (đktc) vào dung dịch chứa đồng thời 0,1 mol Ba(OH)2; 0,255 mol KOH và 0,2 mol NaOH. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và kết tủa Y. Nhò từ từ đến hết dung dịch X vào dung dịch chứa 0,35 mol HCl, sinh ra 0,25 mol CO2. Giá trị của V là

A. 9,520.          B. 12,432.          C. 7,280.          D. 5,600.

(Xem giải) Câu 280: Ở 20°C, hòa tan hết hỗn hợp chất rắn X gồm CuSO4 và FeCl3 (nCuSO4 > nFeCl3) vào 140 gam nước. Điện phân dung dịch thu được bằng dòng điện một chiều có cường độ không đổi, sự thay đổi của khối lượng dung dịch (gam) theo thời gian điện phân (giây) được biểu diễn bằng đồ thị sau:

Biết t2 = 12t1. Nồng độ phần trăm của muối có trong dung dịch tại thời điểm t2 là

A. 8%.          B. 10%.          C. 12%.          D. 14%.

(Xem giải) Câu 281: Cho từ từ 2a mol FeCl2 vào 200 ml dung dịch X chứa AgNO3 (dư) và HNO3. Mối quan hệ giữa khối lượng kết tủa thu được và số mol FeCl2 phản ứng được biểu diễn bởi đồ thị sau:

Biết NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5. Nồng độ mol của HNO3 trong dung dịch X là

A. 0,3M.          B. 0,4M.          C. 0,5M.          D. 0,6M.

(Xem giải) Câu 282: Cho 10,44 gam hỗn hợp 2 anđehit no, mạch hở có khối lượng phân tử bằng nhau, trong phân tử chứa không quá 2 nhóm chức, phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được 52,92 gam Ag. Biết thể tích hơi của hỗn hợp anđehit trên nhỏ hơn thể tích của 4,8 gam oxi đo cùng đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất. Một anđehit trong hỗn hợp có công thức là:

A. C3H6O.          B. C4H8O.          C. C5H10O.         D. CH2O.

(Xem giải) Câu 283: Hòa tan hết 27,2 gam hỗn hợp rắn X gồm Fe3O4, Fe2O3 và Cu trong dung dịch chứa 0,9 mol HCl (dùng dư), thu được dung dịch Y có chứa 13,0 gam FeCl3. Tiến hành điện phân dung dịch Y bằng điện cực trơ đến khi catot bắt đầu có khí thoát ra thì dừng điện phân, thấy khối lượng dung dịch giảm 13,64 gam. Cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch sau điện phân, kết thúc phản ứng thấy khí NO thoát ra (sản phẩm khử duy nhất); đồng thời thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 116,85 gam.          B. 118,64 gam.          C. 117,39 gam.          D. 116,31 gam.

(Xem giải) Câu 284: Hỗn hợp X gồm Mg, Al, Al2O3, MgCO3. Cho m gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch chứa 1,155 mol NaHSO4 và 0,105 mol NaNO3 thu được dung dịch Y chỉ chứa muối trung hoà, 4,872 lít hỗn hợp khí Z (đktc) gồm 3 khí trong đó có 2 khí có cùng phân tử khối (tỉ khối của hỗn hợp khí Z so với He là 109/29). Dung dịch Y tác dụng tối đa với 74,48 gam KOH thu được m-7,28 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng MgCO3 trong hỗn hợp X là

A. 12,844%          B. 13,668%          C. 11,554%          D. 10,211%

(Xem giải) Câu 285: Cho m gam hỗn hợp X gồm Fe, FeCO3 và Fe3O4 với tỉ lệ mol tương ứng 8 : 2 : 1 tan hết trong dung dịch H2SO4 đặc nóng. Sau phản ứng thu được dung dịch Y chứa các muối và 2,6544 lít hỗn hợp Z gồm 2 khí CO2 và SO2 (đktc). Biết dung dịch Y phản ứng được tối đa với 0,2m gam Cu. Hấp thụ hoàn toàn khí Z vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thì thu được T gam kết tủa. Giá trị của T là

A. 18,12 gam.          B. 13,82 gam.          C. 11,82 gam.          D. 12,18 gam.

(Xem giải) Câu 286: Cho m gam hỗn hợp rắn gồm Fe và Fe(NO3)2 vào 400 ml dung dịch chứa Cu(NO3)2 0,2M; Fe(NO3)3 0,05M và HCl. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X chỉ chứa hai chất tan (không chứa ion NH4+); hỗn hợp khí Y gồm hai khí không màu, trong đó có một khí hóa nâu và còn lại 32m/255 gam rắn không tan. Tỉ khối của Y so với He bằng 19/3 . Cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch X, thấy thoát ra 0,045 mol khí NO (sản phẩm khử duy nhất); đồng thời thu được x gam kết tủa. Giá trị của x gần đúng với giá trị nào sau đây?

A. 272,0 gam.          B. 274,0 gam.          C. 276,0 gam.          D. 278,0 gam.

(Xem giải) Câu 287: Hỗn hợp E chứa hai este đều mạch hở và không phân nhánh (mỗi phân tử este có số liên kết π không quá 5). Đun nóng hoàn toàn E với dung dịch NaOH (lấy dư 20% so với phản ứng), chưng cất dung dịch sau phản ứng, thu được một ancol X duy nhất và hỗn hợp rắn khan. Đun nóng toàn bộ X với H2SO4 đặc thu được anken Y có tỉ khối so với X là 0,7. Đốt cháy toàn bộ rắn khan cần dùng 0,51 mol O2, thu được CO2; 1,08 gam H2O và 38,16 gam Na2CO3. Phần trăm khối lượng của este có khối lượng phân tử nhỏ là

A. 36,94%          B. 55,41%          C. 28,45%          D. 42,68%

(Xem giải) Câu 288: Cho m gam hỗn hợp X gồm Fe3O4, Fe(OH)2, Fe(OH)3 và Cu (trong đó số mol nguyên tử oxi trong X gấp 1,625 lần số mol hỗn hợp X) vào 250 ml dung dịch HCl 2M thu được dung dịch Y và 1,92 gam rắn không tan. Cho dung dịch AgNO3 dư vào Y, thu được dung dịch Z, 672 ml khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5, ở đktc) và 78,23 gam kết tủa. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng của Fe3O4 trong hỗn hợp X là.

Bạn đã xem chưa:  Chất khử với H+ và NO3- (Phần 15)

A. 40,5%.          B. 67,4%.          C. 13,7%.          D. 10,9%.

(Xem giải) Câu 289: Hòa tan hoàn toàn x gam hỗn hợp E chứa Fe, Cu, CuO và các oxit của sắt bằng dung dich HNO3 20% thu được 3,36 lít NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch T. Thêm vào T dung dịch KOH 1M đến khi kết tủa cực đại thì đã dùng hết 570 ml. Nhiệt phân hoàn toàn lượng kết tủa trên trong chân không thì thu được 19,76 gam hỗn hợp rắn. Mặt khác nếu cô cạn dung dịch T rồi nung trong không khí đến khi khối lượng không đổi thì thu được (x + 3,84) gam chất rắn. Nồng độ phần trăm của Fe(NO3)2 trong dung dịch T là

A. 6,60%          B. 3,45%          C. 2,26%          D. 4,24%

(Xem giải) Câu 290: Hỗn hợp X gồm amino axit Y (no, mạch hở, phân tử chứa một nhóm -NH2 ) và este no, đơn chức mạch hở Z. Đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol X thu được N2, 0,3 mol CO2 và 0,325 mol H2O. Mặt khác 0,15 mol X trên phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH sinh ra m gam muối. Giá trị của m là

A. 12,84          B. 11,65          C. 10,24          D. 13,48

(Xem giải) Câu 291: Cho 38,4 gam hỗn hợp Fe, FeO, Fe3O4 tác dụng với 2,4 mol HNO3 (dư) trong dung dịch thu được V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, đktc) và dung dịch X. Dung dịch X phản ứng với 1400 ml dung dịch NaOH 1M thu được 42,8 gam kết tủa. Giá trị của V là

A. 8,96          B. 6,72          C. 11,2          D. 3,36

(Xem giải) Câu 292: Đốt cháy hoàn toàn 0,23 mol hỗn hợp X gồm Glyxin và 2 amin đơn chức cần vừa đủ 20,44 lít O2 (đktc) sau phản ứng thu được 11,61 gam H2O. Cũng lượng X trên phản ứng tối đa bao nhiêu mol Brom?

A. 0,33          B. 0,29          C. 0,18          D. 0,36

(Xem giải) Câu 293: Nung 40,15 gam hỗn hợp X gồm Al, ZnO, Fe2O3 và CuO trong khí trơ, sau một thời gian, thu được hỗn hợp rắn Y. Hoà tan hoàn toàn Y trong dung dịch HNO3 dư, thu được 2,24 lít NO (đktc) và dung dịch Z. Cô cạn Z, thu được 155,95 gam hỗn hợp muối T. Nhiệt phân hoàn toàn T trong bình chân không, thu được 2,6 mol hỗn hợp khí và hơi. Phần trăm khối lượng của Al trong X là

A. 20,17%.          B. 21,52%.          C. 16,14%.          D. 24,21%.

(Xem giải) Câu 294: Hỗn hợp E gồm glyxin, axit glutamic, metyl amin và propyl amin. Đốt cháy m gam E cần vừa đủ 0,8625 mol O2, thu được hỗn hợp khí T. Cho toàn bộ T qua dung dịch nước vôi trong dư, thấy bình đựng nước vôi trong tăng 43,45 gam và có 2,8 lit (đktc) một đơn chất khí thoát ra. Mặt khác m gam E phản ứng tối đa với m1 gam KOH. Gía trị của m1 là

A. 11,2.          B. 10,5.          C. 9,6.          D. 8,0.

(Xem giải) Câu 295: Hỗn hợp X gồm glyxin, alanin, valin, metylamin và etylamin. Đốt cháy hoàn toàn 0,16 mol hỗn hợp X cần dùng vừa đủ 0,57 mol O2. Sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2 (trong đó số mol CO2 là 0,37 mol). Cho lượng X trên vào dung dịch KOH dư thấy có a mol KOH tham gia phản ứng. Giá trị của a là:

A. 0,08.           B. 0,07.           C. 0,06.           D. 0,09.

(Xem giải) Câu 296: Hỗn hợp X gồm Mg, Al, Zn, Cu, Fe. Hòa tan 9,31 gam X trong m gam dung dịch Y chứa H2SO4 13,0667% và NaNO3 4,25%, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp khí Z gồm 2 khí NO và H2, dung dịch T chỉ chứa các muối sunfat trung hòa (trong T có 0,02 mol NH4+). Thêm từ từ dung dịch NaOH vào T thu được tối đa 17,81 gam kết tủa, nung kết tủa trong không khí đến khối lượng không đổi được 13,55 gam các oxit. Nồng độ % của FeSO4 trong dung dịch T gần nhất là

A. 1,97%          B. 1,73%          C. 1,89%          D. 1,85%

(Xem giải) Câu 297: Hỗn hợp X gồm Al, Al2O3, Al(OH)3, Zn, ZnO, Zn(OH)2, trong đó có tỉ lệ mO : mH = 608 : 21 . Cho m gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,98 mol NaOH thì thu được 0,32 mol H2 và dung dịch Y gồm 2 muối. Mặt khác, m gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa HCl 7,884% và H2SO4 23,52% thu được dung dịch chứa các muối với khối lượng 106,53 gam. Giá trị của m là

A. 44,2          B. 43,23          C. 42,34          D. 45,56

(Xem giải) Câu 298: Cho 5,52 gam hỗn hợp gồm Mg và Fe vào dung dịch chứa FeCl3 0,4M và CuCl2 0,6M. Sau một thời gian thu được dung dịch X và 4,8 gam rắn Y gồm hai kim loại. Cho dung dịch NaOH dư vào X (không có mặt không khí) thu được 21,04 gam kết tủa. Hòa tan hoàn toàn 4,8 gam Y trong dung dịch HNO3 đặc, nóng (dùng dư), thấy thoát ra 0,3 mol khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Nếu cho dung dịch AgNO3 dư vào X, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 71,04.          B. 75,36.          C. 77,52.          D. 73,20.

(Xem giải) Câu 299: Nhỏ từ từ dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch chứa đồng thời HCl và Al2(SO4)3. Đồ thị phụ thuộc khối lượng kết tủa vào số mol Ba(OH)2 được biểu diễn như hình bên.

Giá trị của x+y gần nhất với

A. 143          B. 80          C. 168          D. 125

(Xem giải) Câu 300: Cho 7,488 gam hỗn hợp rắn X gồm Fe, Fe3O4 và Fe(NO3)2 vào dung dịch chứa 0,3 mol HCl và 0,024 mol HNO3, khuấy đều cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y (không chứa NH4+ ) và 0,032 mol hỗn hợp khí Z gồm NO và N2O. Cho dung dịch AgNO3 đến dư vào dung dịch Y, sau phản ứng thấy thoát ra 0,009 mol NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5), đồng thời thu được 44,022 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng Fe trong hỗn hợp X có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 46,6%.          B. 37,8%.          C. 35,8%.          D. 49,6%.

Bình luận

200
error: Chúc bạn học tốt và luôn vui nhé !!