[Group Bookgol] Thi thử lần 6 – 2019
⇒ Giải chi tiết và đáp án:
1B | 2D | 3B | 4A | 5B | 6D | 7A | 8A | 9A | 10D |
11C | 12A | 13B | 14B | 15B | 16C | 17C | 18A | 19B | 20D |
21D | 22C | 23A | 24A | 25A | 26A | 27C | 28D | 29C | 30D |
31A | 32C | 33A | 34B | 35D | 36B | 37A | 38D | 39D | 40A |
Câu 1: Nguyên tử của nguyên tố ở chu kỳ 4, nhóm IA có số hiệu nguyên tử là :
A. 21 B. 19 C. 13 D. 22
Câu 2: Chất X có công thức cấu tạo thu gọn: CH3-CH2-NH-CH3. Tên thay thế của X là:
A. Etylmetylamin. B. N-metyletylamin. C. Metyletylamin. D. N-metyletanamin.
Câu 3: Trong phản ứng oxi hóa – khử
A. chất bị oxi hóa nhận electron và chất bị khử cho electron.
B. quá trình oxi hóa và khử xảy ra đồng thời.
C. chất chứa nguyên tố số oxi hóa cực đại luôn là chất khử.
D. quá trình nhận electron gọi là quá trình oxi hóa.
Câu 4: Để phân biệt CO2 và SO2 chỉ cần dùng thuốc thử là:
A. nước brom. B. CaO khan. C. dung dịch Ba(OH)2. D. dung dịch NaOH.
Câu 5: Chất nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy cao nhất?
A. triolein. B. glyxin. C. anilin. D. benzen.
Câu 6: Kim loại sắt không phải ứng được với dung dịch nào sau đây?
A. HNO3 loãng B. H2SO4 đặc, nóng C. H2SO4 loãng D. HNO3 đặc, nguội.
Câu 7: Este etyl butirat và isoamyl axetat lần lượt có mùi
A. dứa và mùi chuối chín. B. táo và mùi hoa nhài.
C. đào chín và mùi hoa nhài D. chuối chín và mùi táo.
Câu 8: Este X phản ứng với dung dịch NaOH, đun nóng tạo ra ancol metylic và natri axetat. Công thức cấu tạo thu gọn của X là:
A. CH3COOCH3. B. HCOOCH3. C. C2H5COOCH3 D. CH3COOC2H5
(Xem giải) Câu 9: Thủy phân hoàn toàn m gam saccarozơ trong môi trường axit, lấy toàn bộ sản phẩm hữu cơ tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3, đun nóng (dùng dư), thu được 34,56 gam Ag. Giá trị của m là:
A. 27,36 gam. B. 54,72 gam. C. 47,88 gam. D. 41,04 gam.
Câu 10: Phản ứng nào sau đây là phản ứng trùng ngưng?
A. HCOOH + C2H5OH ↔ HCOOC2H5
B. (C6H10O5)n + nH2O → nC6H12O6
C. nCH2=CH2 → (-CH2-CH2-)n
D. nH2N-(CH2)5-COOH → (-HN-[CH2]5-CO-)n + nH2O
(Xem giải) Câu 11: Cho 8,26 gam hỗn hợp X gồm propylamin, etylmetylamin và trimetylamin tác dụng với dung dịch HCl loãng dư, thu được m gam muối. Giá trị của m là:
A. 14,10 gam. B. 13,23 gam. C. 13,37gam. D. 13,57 gam.
Câu 12: Cho sơ đồ chuyển hoá: Triolein + H2 → X; X + dung dịch NaOH dư → dung dịch Y; dung dịch Y + dung dịch HCl dư → dung dịch Z. Các chất hữu cơ có trong Z là
A. axit stearic và glixerol. B. axit panmitic và glixerol.
C. axit oleic và glixerol. D. axit stearic và natri glixerat.
Câu 13: Giấm ăn là một chất lỏng có vị chua và có thành phần chính là dung dịch axit axetic nồng độ 5%. Công thức hóa học của axit axetic là:
A.HCOOH. B. CH3COOH. C. CH3CH2OH. D. CH3CH2COOH.
Câu 14: Tên thay thế của amino axit có công thức cấu tạo CH3−CH(CH3)−CH(NH2)−COOH?
A. Axit 2–aminoisopentanoic. B. Axit 2-amino-3-metylbutanoic.
C. Axit α –aminoisovaleric. D. Axit β–aminoisovaleric.
Câu 15: Trong phòng thí nghiệm, người ta thường điều chế HNO3 từ?
A. NaNO2 rắn và H2SO4 đặc. B. NaNO3 rắn và H2SO4 đặc.
C. NH3 và O2. D. NaNO3 rắn và HCl đặc.
Câu 16: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Tất cả các amin đều làm quỳ tím ẩm chuyển màu xanh.
B. Ở nhiệt độ thường, tất cả các amin đều tan nhiều trong nước.
C. Để rửa sạch ống nghiệm có dính anilin, có thể dùng dung dịch HCl.
D. Các amin đều không độc, được sử dụng trong chế biến thực phẩm.
(Xem giải) Câu 17: Nguyên tử R tạo được cation R+. Cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng của R+ (ở trạng thái cơ bản) là 2p6. Tổng số hạt mang điện trong nguyên tử R là:
A. 10. B. 11. C. 22. D. 23.
(Xem giải) Câu 18: Thể tích dung dịch HNO3 67,5% (d = 1,5 g/ml) cần dùng để tác dụng với xenlulozơ tạo thành 89,1 kg xenlulozơ trinitrat là (H = 80 %) là:
A. 70 lít. B. 49 lít. C. 81 lít. D.55 lít.
(Xem giải) Câu 19: Trộn 100 ml dung dịch HCl có pH = 1 với 100 ml dung dịch NaOH nồng độ a (mol/l) thu được 200 ml dung dịch có pH = 12. Giá trị của a là:
A. 0,30. B. 0,12 C. 0,15. D. 0,03.
Câu 20: Hãy sắp xếp các chất sau đây theo trật tự tăng dần tính bazơ: CH3NH2, C6H5NH2, (CH3)2NH, (C6H5)2NH và NH3
A. (C6H5)2NH < NH3 < C6H5NH2 < CH3NH2 < (CH3)2NH.
B. C6H5NH2 < (C6H5)2NH < NH3 < (CH3)2NH < CH3NH2.
C. (C6H5)2NH < NH3 < (CH3)2NH < C6H5NH2 < CH3NH2.
D. (C6H5)2NH < C6H5NH2 < NH3 < CH3NH2 < (CH3)2NH.
(Xem giải) Câu 21: Đốt cháy m gam etyl axetat, hấp thụ hết sản phẩm vào 200 gam dung dịch Ba(OH)2 6,84% sau đó lọc kết tủa thu được 194,38 gam dung dịch Ba(HCO3)2. Giá trị của m là :
A. 4,48. B. 3,3. C. 1,8. D. 2,2.
(Xem giải) Câu 22: Phần trăm của X trong oxit cao nhất là a%. Phần trăm của X trong hợp chất khí với hidro là b%, biết a : b = 34 : 71. Cho các nhận định sau về X:
(1) Oxit cao nhất của X là X2O7.
(2) Cấu hình của X là 1s2 2s2 2p6 3sx 3py 4sz với x + y + z ≥ 4.
(3) Hợp chất khí của X với hidro được điều chế bằng Zn3X2 tác dụng với nước.
(4) Hợp chất khí của X có tổng số hạt mang điện là 37 hạt.
(5) Phần trăm X trong oxit cao nhất là 43,66%.
(6) X thuộc chu kì lớn.
Số phát biểu đúng là:
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
(Xem giải) Câu 23: Cho các phát biểu sau:
(1) Photpho tồn tại 2 dạng thù hình là photpho trắng và photpho đỏ.
(2) Trong tự nhiên không có Si ở trạng thái tự do.
(3) NaHCO3 được dùng trong công nghiệp thực phẩm, thuốc chữa đau dạ dày do thừa axit.
(4) Kim cương được dùng làm đồ trang sức, mũi khoan, dao cắt thủy tinh, bột mài.
(5) H2SiO3 là axit rất yếu, yếu hơn cả axit cacbonic.
(6) CO cháy trong oxi hoặc không khí cho ngọn lửa màu lam nhạt, tỏa nhiều nhiệt.
(7) Cho vinyl axetylen vào dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được kết tủa trắng.
(8) Cho nước brom vào phenol thu được kết tủa trắng.
Số phát biểu đúng là:
A. 7. B. 5. C. 4. D. 6.
Câu 24: Cho phản ứng: aM + bHNO3 → dM(NO3)3 + eN2+ gH2O, tỉ lệ b/a là:
A.18/5. B. 5/2 C.15/2 D. 12/5.
Câu 25: Chất hữu cơ X có công thức phân tử là C3H9O2N. X tác dụng với NaOH đun nóng thu được muối Y có phân tử khối nhỏ hơn phân tử khối của X. X không thể là chất nào?
A.CH3CH2COONH4. B.HCOONH3CH2CH3. C.CH3COONH3CH3. D. HCOONH2(CH3)2.
(Xem giải) Câu 26: Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol một ancol đơn chức trong 1,4 mol O2 (dư), thu được tổng số mol các khí và hơi bằng 2 mol. Khối lượng ancol ban đầu đem đốt cháy là:
A. 14,8 gam. B. 18,0 gam. C. 12,0 gam. D. 17,2 gam.
(Xem giải) Câu 27: Ancol etylic được điều chế từ tinh bột bằng phương pháp lên men với hiệu suất toàn bộ quá trình là 90%. Hấp thụ toàn bộ lượng CO2 sinh ra khi lên men m gam tinh bột vào nước vôi trong thu được 330 gam kết tủa và dung dịch X có khối lượng giảm 132 gam. Giá trị của m là:
A. 364,5. B. 324,0. C. 405,0. D. 328,1.
(Xem giải) Câu 28: Cho m gam hỗn hợp bột X gồm Mg và Fe vào 150ml dung dịch Cu(NO3)2 2M và AgNO3 1M đến khi kết thúc các phản ứng được dung dịch Y và 42,12 gam chất rắn Z. Cho dung dịch Y phản ứng với dung dịch NaOH dư, lọc kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi được 18 gam chất rắn. Giá trị của m là:
A. 15,88 gam. B. 18,72 gam. C. 16,48 gam. D. 18,12 gam.
Câu 29: Peptit X có công thức: H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-CO-NH-CH2-CO-NH-CH(CH3)-COOH. Phát biểu sai là:
A. X làmột tetrapeptit.
B. Amino axit đầu C là alanin.
C. Thủy phân không hoàn toàn X, có thể thu được tripeptit Gly-Gly-Ala.
D. X cho được phản ứng màu biurê.
(Xem giải) Câu 30: Hòa tan hết m gam hỗn hợp gồm Ca, Al4C3 và CaC2 vào nước dư, thấy thoát ra hỗn hợp khí X; đồng thời thu được 3,12 gam kết tủa và dung dịch chỉ chứa một chất tan duy nhất. Đun nóng toàn bộ X có mặt Ni làm xúc, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp khí Y chỉ chứa 2 hiđrocacbon có thể tích là 8,064 lít (đktc). Giá trị của m là:
A. 21,54 gam. B. 24,12 gam. C. 22,86 gam. D. 23,04 gam.
(Xem giải) Câu 31: Hòa tan hết m gam Cu vào dung dịch gồm Fe(NO3)3 và HCl thu được dung dịch X và khí NO. Thêm tiếp m + 3,2 gam Cu vào X sau phản ứng thu được dung dịch Y chỉ chứa muối trung hòa có tổng khối lượng là 40,1 gam và còn lại 6,4 gam chất rắn. Cho toàn bộ Y vào dung dịch AgNO3 dư được 91,5 gam kết tủa. Biết phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A. 9,6 gam. B. 12,8 gam. C. 16,0 gam. D. 19,2 gam.
(Xem giải) Câu 32: Hỗn hợp X chứa 4 hidrocacbon đều mạch hở, có cùng số nguyên tử H và số C mỗi chất ≤ 3. Trộn a mol X với a mol H2, sau đó nung một thời gian (xúc tác Ni) thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với He bằng 6 . Đốt cháy toàn bộ Y với oxi vừa đủ thu được 1,4 mol CO2 và 3a mol H2O. Dẫn lượng Y trên qua bình 1 đựng dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 17,64 gam kết tủa, khí thoát ra được cho vào bình 2 đựng dung dịch Br2 dư thấy lượng Br2 phản ứng là 33,6 gam. Phần trăm thể tích H2 trong Y gần nhất với
A. 25,62% B. 15,23% C. 29,41% D. 28,82%
(Xem giải) Câu 33: Hòa tan hết m gam hỗn hợp gồm Ba, BaO, Al và Al2O3 trong nước dư, thu được a mol H2 và dung dịch X. Cho từ từ dung dịch H2SO4 1M vào dung dịch X, phản ứng được biểu diễn theo đồ thị sau:
Giá trị của m là:
A. 31,36 gam. B. 31,64 gam. C. 42,80 gam. D. 38,56 gam.
(Xem giải) Câu 34: Hỗn hợp X chứa các chất hữu cơ mạch hở gồm: C3H4, C2H6, C4H8, C2H2 và ancol anlylic (số mol ancol chiếm 12,5% số mol của X). Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần dùng 3,5 mol O2, dẫn toàn bộ sản phẩm cháy vào bình đựng nước vôi trong dư thấy khối lượng dung dịch giảm 97,6 gam. Mặt khác, dẫn m gam X trên đi qua bình đựng Na dư thu được 1,12 lít khí (đktc). Với m gam X trên thì phản ứng tối đa với bao nhiêu mol Br2 trong dung dịch Brom?
A.1,2. B. 1,05. C.1,9. D.1,8.
(Xem giải) Câu 35: Hỗn hợp X gồm Al2O3, Ba, K (trong đó oxi chiếm 20% khối lượng của X). Hòa tan hoàn toàn m gam X vào nước dư, thu được dung dịch Y và 0,11 mol khí H2. Cho từ từ đến hết dung dịch gồm 0,09 mol H2SO4 và x mol HCl vào Y, thu được dung dịch Z (chỉ chứa các muối clorua và muối sunfat trung hòa) và a gam hỗn hợp kết tủa. Lọc bỏ kết tủa rồi thêm Ba(OH)2 dư vào Z, kết thúc phản ứng thu được 13,98 gam kết tủa. Giá trị của m gần nhất với là
A.19. B.17,5. C.18,6. D.18,2.
(Xem giải) Câu 36: Hòa tan hết 104,8 gam hỗn hợp X gồm Mg, MgO, Mg(NO3)2 (0,3 mol) và Al trong dung dịch loãng chứa đồng thời KHSO4 và 4,5 mol HCl. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y chỉ chứa m gam hỗn hợp các muối trung hòa và hỗn hợp 10,08 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm H2, N2 (a mol) và NO (2a mol). Cho lượng dư dung dịch NaOH vào Y, kết thúc phản ứng thì thấy có 7,6 mol NaOH phản ứng và xuất hiện 69,6 gam kết tủa. Giá trị của m là
A.384,26. B. 484,65. C.388,12. D. 482,79.
(Xem giải) Câu 37: X, Y là 2 axit cacboxylic đơn chức, mạch hở, thuộc cùng dãy đồng đẳng kế tiếp (MY > MX), Z và T lần lượt là ancol và este đều 2 chức, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn 61,34 gam hỗn hợp E gồm X, Y, Z, T cần dùng 3,145 mol O2, thu được 34,38 gam H2O. Mặt khác đun nóng 61,34 gam hỗn hợp với 650 ml dung dịch NaOH 1M (vừa đủ), thu được hỗn hợp F gồm 3 ancol đều no và 53,58 gam hỗn hợp muối. Dẫn toàn bộ F qua Na dư thấy thoát ra 0,31 mol H2. Phần trăm khối lượng của Y trong hỗn hợp E là:
A. 2,74%. B. 9,59%. C. 12, 46%. D. 8,82%.
(Xem giải) Câu 38: Hỗn hợp X gồm các chất CH2=CH-COOC2H5, CH≡C-(CH2)4-COOH, C2H5COOC2H3, CH3COOCH2C2H5 và C7Hx(COOH)2 (mạch hở). Đốt cháy m gam X cần 2,94 mol O2 thu được 2,34 mol CO2 và 2,04 mol H2O. Cho m gam X tác dụng với NaHCO3 dư thì thu được 0,12 mol CO2. Số mol Br2 tối đa trong dung dịch Br2 có thể tác dụng với m gam X là
A. 0,8. B. 0,5. C. 0,6. D. 0,3.
(Xem giải) Câu 39: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm các este 2 chức, mạch hở thu được nCO2 = nO2. Cũng m gam X tác dụng tối đa 150ml dung dịch Br2 0,5M. Tìm giá trị gần nhất của m? Biết rằng khi thủy phân 43 gam hỗn hợp E gồm các este C4H6O4, C5H10O2, C6H12O2, C9H16O4 cần 200ml dung dịch NaOH kM. Mặt khác đốt cháy hoàn toàn 43 gam E cần 32,48 lít O2 thu được mCO2 – mH2O = 42,6 gam. Với k là số liên kết π trung bình trong X.
A. 4 gam. B. 6 gam. C. 7 gam. D. 8 gam.
(Xem giải) Câu 40: Cho hỗn hợp E gồm tripeptit X có dạng Gly-M-M (được tạo nên từ các α-amino axit thuộc cùng dãy đồng đẳng), amin Y và este no, hai chức Z (X, Y, Z đều mạch hở, X và Z cùng số nguyên tử cacbon). Đun m gam E với dung dịch NaOH, cô cạn dung dịch, thu được phần rắn chỉ chứa ba muối và 0,04 mol hỗn hợp hơi T gồm ba chất hữu cơ có tỉ khối hơi so với H2 bằng 24,75. Đốt cháy toàn bộ muối trên cần 7,672 lít O2 (đktc), thu được N2; 5,83 gam Na2CO3 và 15,2 gam hỗn hợp CO2 và H2O. Phần trăm khối lượng của Y trong E là:
A. 12,698%. B. 11,345%. C. 12,720%. D. 9,735%.
Bình luận