Tổng hợp Lý thuyết thi đại học (Phần 1)

⇒ Đáp án: 

1D 2A 3A 4A 5D 6B 7A 8A 9B 10C
11A 12A 13C 14C 15D 16D 17D 18A 19B 20B
21C 22B 23C 24B 25D 26C 27D 28C 29B 30A
31C 32D 33B 34B 35D 36A 37A 38C 39B 40B

Câu 1: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Axit stearic là axit no, mạch hở.         B. Metyl fomat có phản ứng tráng gương.
C. Ở điều kiện thường triolein là chất lỏng.          D. Thuỷ phân vinyl axetat thu được ancol metylic.

Câu 2: Trong phòng thí nghiệm khí X được điều chế và thu vào ống nghiệm bằng cách dời chỗ của nước như hình vẽ bên.

Khí X là
A. CO2.          B. HCl.          C. NH3.          D. N2.

Câu 3: Cho các chất sau: etyl axetat, tripanmitin, phenyl axetat, vinyl fomat, etyl clorua. Số chất tác dụng với dung dịch NaOH đun nóng sinh ra ancol là
A. 3.          B. 2.          C. 4.          D. 5.

Câu 4: Công thức sắt (III) hiđroxit là
A. Fe(OH)3.          B. Fe(OH)2.          C. Fe2O3.          D. FeO.

Câu 5: Chất nào sau đây không có khả năng làm mất tính cứng của nước cứng tạm thời?
A. NaOH. B. Ca(OH)2. C. Na2CO3. D. H3PO4.

Câu 6: Cho các phát biểu sau :
(a) Điện phân dung dịch H2SO4 loãng (điện cực trơ) thu được khí O2 ở anot.
(b) Cho than cốc tác dụng với ZnO ở nhiệt độ cao, thu được Zn và CO2.
(c) Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO4 có xuất hiện ăn mòn điện hoá.
(d) Kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất là W, kim loại có độ cứng lớn nhất là Cr.
(e) Cho bột Mg dư vào dung dịch FeCl3 thu được chất rắn gồm Mg và Fe.
Số phát biểu đúng là
A. 3.          B. 4.          C. 5.          D. 2.

Câu 7: Cho sơ đồ biến hoá : CrCl3 + KOH dư → X; X + Br2 + KOH → Y; Y + H2SO4 loãng → Z; Z + FeSO4 + H2SO4 → T. Chất Y và T lần lượt là
A. K2CrO4; Cr2(SO4)3.B. K2CrO4; CrSO4. C. K2Cr2O7; Cr2(SO4)3. D. K2CrO4; CrSO4.

Câu 8: Tiến hành thí nghiệm với các chất X, Y, Z, T. Kết quả được ghi ở bảng sau :

Mẫu thử Thí nghiệm Hiện tượng
X Tác dụng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm
Đun nóng với H2SO4 loãng, thêm tiếp dung dịch AgNO3/NH3 đun nóng Tạo kết tủa Ag
Y Đun nóng với dung dịch NaOH (loãng, dư) để nguội. Thêm vài giọt dung dịch CuSO4. Tạo dung dịch xanh lam.
Z Tác dụng với quì tím. Quỳ tím chuyển xanh.
T Tác dụng với nước brom. Có kết tủa trắng

Các chất X, Y, Z, T lần lượt là
A. hồ tinh bột, triolein, metylamin, phenol.         B. saccarozơ, triolein, lysin, anilin.
C. saccarozơ, etyl axetat, glyxin, anilin.         D. xenlulozơ, vinyl axetat, natri axetat, glucozơ.

Câu 9: Tiến hành các thí nghiệm sau :
(a) Cho bột Cu vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư.
(b) Cho dung dịch KHSO4 vào dung dịch NaHCO3 theo tỉ lệ mol 1:1.
(c) Cho Ba(HCO3)2 tác dụng với dung dịch NaOH theo tỉ lệ mol 1:1.
(d) Cho AlCl3 tác dụng với dung dịch NaOH dư.
(e) Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch Ba(OH)2.
(g) Cho bột Al dư vào dung dịch HNO3 loãng (phản ứng không thu được khí).
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn số thí nghiệm thu được dung dịch chứa hai muối là
A. 2.         B. 3.         C. 4.         D. 5.

Câu 10: Cho các chất sau: phenol, anilin, buta-1,3-đien, benzen, toluen, stiren, vinyl clorua, axit acrylic. Số chất tác dụng được với nước brom ở nhiệt độ thường là
A. 5.         B. 4.         C. 6.         D. 7.

Bạn đã xem chưa:  Tổng ôn lý thuyết (Phần 7)

Câu 11. Tinh bột, xenlulozo, saccarozo đều có phản ứng nào sau đây?
A. Thủy phân trong môi trường axit.         B. Tráng gương.
C. Tạo phức chất với Cu(OH)2/NaOH.         D. Tác dụng với H2 (xúc tác Ni, t°).

Câu 12. Thí nghiệm nào sau đây không sinh ra chất rắn?
A. Cho Cu vào dung dịch Fe2(SO4)3.       B. Cho mẩu Na vào dung dịch CuSO4.
C. Cho Cu vào dung dịch AgNO3.       D. Cho dung dịch NaOH vào dung dịch Ca(HCO3)2.

Câu 13. Phương trình rút gọn Ba2+ + SO42- → BaSO4 tương ứng với phương trình phân tử nào sau đây?
A. Ba(OH)2 + CuSO4 → BaSO4 + Cu(OH)2.         B. H2SO4 + BaCO3 → BaSO4 + CO2 + H2O.
C. Na2SO4 + Ba(NO3)2 → BaSO4 + 2NaNO3.         D. H2SO4 + Ba(OH)2 → BaSO4 + 2H2O.

Câu 14: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Axit silixic (H2SiO3) có tính axit mạnh hơn axit cacbonic
B. Trong phản ứng với oxi, cacbon đóng vai trò là chất oxi hóa
C. Silic đioxxit tan được trong dung dịch NaOH đặc, nóng
D. Khí CO2 thường được dùng để chữa cháy vì CO2 là một oxit axit

Câu 15. Phương trình hóa học nào sau đây đúng?
A. Na + AgNO3 → NaNO3 + Ag.         B. Na2O + CO → 2Na + CO2.
C. Na2CO3 → Na2O + CO2.         D. Na2O + H2O → 2NaOH.

Câu 16. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Khi đun nóng nước cứng có tính cứng toàn phần sẽ thu được nước mềm.
B. Có thể làm mất tính cứng vĩnh cửu bằng dung dịch Ca(OH)2.
C. Nước cứng là nguyên nhân chính gây ra các vụ ngộ độc nguồn nước.
D. Tính cứng tạm thời gây nên bởi các muối Ca(HCO3)2 và Mg(HCO3)2.

Câu 17. Cho chất X có công thức phân tử C4H6O2 và có các phản ứng như sau:
X + NaOH → muối Y + Z; Z + AgNO3 + NH3 + H2O → muối T + Ag + …
T + NaOH → Y + …
Khẳng định nào sau đây sai?
A. Z không tác dụng với Na.         B. Không thể điều chế được X từ axit và ancol tương ứng.
C. Y có công thức CH3COONa.         D. Z là hợp chất không no, mạch hở.

Câu 18. Cho các phát biểu
a. Thủy phân hoàn toàn tinh bột và saccarozo đều cho cùng 1 sản phẩm.
b. Amilozo có mạch không phân nhánh.
c. Fructozo cho phản ứng tráng gương do phân tử có nhóm chức CHO.
d. Xenlulozo do các gốc β-glucozo tạo nên.
e. Glucozo oxi hóa AgNO3/NH3 thành Ag.
Số phát biểu đúng là
A. 2.         B. 3.         C. 1.         D. 4.

Câu 19. Cho các chất: etilen, but-2-in, toluen, stiren, propan, phenol. Số chất phản ứng được với dung dịch Br2 ở nhiệt độ thường là
A. 3.         B. 4.         C. 2.         D. 5.

Câu 20. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Thủy phân hoàn toàn nilon-6 và nilon-6,6 đều thu được cùng 1 sản phẩm.
B. Tơ tằm không bền trong môi trường axit hoặc bazơ.
C. Trùng hợp buta-1,3-dien với xúc tác lưu huỳnh thu được cao su Buna-S.
D. Thủy phân hoàn toàn tơ nilon-6 thu được axit α-aminocaproic.

Câu 21. Cho các phát biểu:
a. Trong phân tử Ala-Ala-Gly có 2 liên kết peptit.
b. Thủy phân hoàn toàn peptit trong dung dịch HCl dư thu được các α-amino axit.
c. Lực bazo của NH3 lớn hơn của C6H5NH2 (anilin).
d. Các peptit đều cho phản ứng màu biure.
e. Dung dịch alanin làm quỳ tím chuyển sang màu hồng.
Số phát biểu đúng là
A. 4.         B. 1.         C. 2.         D. 3.

Câu 22. Cho các dung dịch Ba(HCO3)2 lần lượt vào các dung dịch: CaCl2, Ca(NO3)2, NaOH, Na2CO3, KHSO4, Na2SO4, Ca(OH)2, H2SO4, HCl. Số trường hợp có tạo ra kết tủa là
A. 5.         B. 6.         C. 7.         D. 8.

Bạn đã xem chưa:  Lý thuyết trong đề thi THPT của Bộ Giáo Dục (Phần 2)

Câu 23. Thực hiện các thí nghiệm sau;
(1) Cho dung dịch NaCl vào dung dịch KOH. (4) Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch Ca(OH)2.
(2) Sục khí NH3 vào dung dịch Na2CO3. (5) Điện phân dung dịch NaCl với điện cực trơ, màng ngăn.
(3) Cho Cu(OH)2 vào dung dịch NaNO3. (6) Cho dung dịch Na2SO4 vào dung dịch Ba(OH)2.
Các thí nghiệm đều điều chế được NaOH là
A. (1); (4); (5); (6).         B. (2); (3); (4); (6).         C. (4); (5); (6).         D. (2); (3); (5); (6).

Câu 24: Tiến hành các thí nghiệm sau:
(1) Cho lá hợp kim Fe – Cu vào dung dịch H2SO4 loãng. (2) Cho lá Cu vào dung dịch AgNO3.
(3) Cho lá Zn vào đung dịch HNO3 loãng. (4) Đốt dây Mg trong bình đựng khí Cl2.
(5) Để một miếng thép trong không khí ẩm.
Số thí nghiệm xảy ra ăn mòn điện hóa học là
A. 4.         B. 3.         C. 2.         D. 1.

Câu 25. Người ta gắn tấm Zn vào vỏ ngoài của tàu thủy ở phần chìm trong nước biển để
A. chống ăn mòn bằng cách dùng chất chống ăn mòn.
B. chống ăn mòn kim loại bằng phương pháp cách li kim loại với môi trường.
C. vỏ tàu được chắc hơn.
D. chống ăn mòn kim loại bằng phương pháp điện hóa.

Câu 26. Cho các phát biểu sau:
(a) Polietilen được điều chế bằng phương pháp trùng ngưng.(b) Tinh bột thuộc loại polisaccarit.
(c) Saccarozơ phản ứng được với dung dịch AgNO3/NH3. (d) Lòng trắng trứng có phản ứng màu biurê.
Số phát biểu đúng là:
A. 3.       B. 4.       C. 2.       D. 1.

Câu 27. Cho các chất: NaHCO3, CO, Al(OH)3, Fe(OH)3, CO2. Số chất tác dụng được với dung dịch HCl và dung dịch NaOH ở nhiệt độ thường là
A. 3.       B. 4.       C. 1.       D. 2.

Câu 28. Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch Ba(NO3)2. (b) Sục khí NO2 vào dung dịch KOH.
(c) Sục khí CO2 dư vào dung dịch Na2SiO3. (d) Sục khí CO2 dư vào dung dịch Ca(OH)2.
(e) Nhỏ từ từ đến dư NH3 vào dung dịch Al2(SO4)3.(f) Nhỏ từ từ Ba(OH)2 đến dư vào dung dịch Al2(SO4)3.
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được kết tủa là
A. 3.       B. 6.       C. 4.       D. 5.

Câu 29. Cho các phương trình hóa học sau: (1) 2FeCl3 + Fe → 3FeCl2.
(2) 2FeCl3 + Cu → 2FeCl2 + CuCl2. (3) Fe + CuCl2 → FeCl2 + Cu
Dãy sắp xếp theo thứ tự tăng dần (từ trái sang phải) tính oxi hóa của các ion kim loại là
A. Fe2+, Fe3+, Cu2+.       B. Fe2+, Cu2+, Fe3+.       C. Fe3+, Fe2+, Cu2+.       D. Cu2+, Fe2+, Fe3+.

Câu 30. Số công thức cấu tạo peptit mạch hở có cùng công thức phân tử C5H10O3N2 là
A. 2.       B. 1.       C. 3.       D. 4.

Câu 31. Cho các phương trình hóa học:
(1) Ba(OH)2 + 2HCl → BaCl2 + 2H2O. (2) Mg(OH)2 + 2HCl → MgCl2 + 2H2O
(3) HNO3 + NaOH → NaNO3 + H2O. (4) H2S + 2NaOH → Na2S + 2H2O
Các phản ứng có cùng phương trình ion thu gọn là
A. (1) và (2).       B. (2) và (3).       C. (1) và (3).       D. (3) và (4).

Câu 32. Cho các chất sau: metyl acrylat, saccarozơ, triolein, glucozơ, etyl axetat, tinh bột. Số chất trong dãy phản ứng được với H2 (xúc tác Ni, t°) là
A. 6.       B. 4.       C. 5.       D. 3.

Bạn đã xem chưa:  Tổng hợp Lý thuyết hóa vô cơ (Phần 5)

Câu 33. Thực hiện các phản ứng sau: (a) Fe + dd HCl →; (b) dd FeCl3 dư + Cu →; (c) CrO3 + NH3 →; (d) C + Al2O3 → (e) Fe(NO3)2 →; (f) Cr + dd HCl →. Số phản ứng sinh ra đơn chất là
A. 6.       B. 4.       C. 5.       D. 3.

Câu 34. Tiến hành các thí nghiệm sau:
(1) Nung Fe trong bình đựng khí O2.
(2) Cho đinh Fe nguyên chất vào dung dịch H2SO4 loãng có nhỏ thêm vài giọt dung dịch CuSO4.
(3) Cho Ag vào dung dịch Fe(NO3)2. (4) Để thanh thép (hợp kim của Fe với C) trong không khí ẩm.
(5) Nhúng lá Zn nguyên chất vào dung dịch CuSO4. (6) Cho thanh Zn và Fe vào dung dịch glucozơ.
(7) Nối 2 đầu dây điện nhôm và đồng để trong không khí ẩm.
Số trường hợp không xảy ra ăn mòn điện hóa là
A. 6.       B. 3.       C. 5.       D. 4.

Câu 35. Trong các thí nghiệm sau:
(a) Cho SiO2 tác dụng với dung dịch HF. (c) Cho hơi nước tác dụng với C nung nóng ở nhiệt độ cao.
(b) Đốt khí NH3 trong oxi. (d) Cho dung dịch AgNO3 tác dụng với dung dịch NaF.
(e) Cho Si đơn chất vào dung dịch NaOH. (f) Đun nóng dung dịch chứa NH4Cl; NaNO2 bão hòa.
Số thí nghiệm tạo ra đơn chất là
A. 6.       B. 3.       C. 5.       D. 4.

Câu 36. Cho dung dịch CH3COOH và HCOOCH3 lần lượt vào: dung dịch NaOH, Na, dung dịch NaHCO3, dung dịch AgNO3/NH3 đun nóng. Số trường hợp xảy ra phản ứng hóa học là
A. 5.       B. 4.       C. 3.       D. 6.

Câu 37. Cho các nhận định sau:
(a) Saccarozơ được cấu tạo từ một gốc α-glucozơ và một gốc β-fructozơ.
(b) Oxi hóa glucozơ thu được sobitol.
(c) Trong phân tử fructozơ có một nhóm -CHO.
(d) Thủy phân hoàn toàn protein sản phẩm thu được chỉ là các α-amino axit.
(e) Phân tử khối của peptit Gly-Ala là 146.
(f) Thủy phân este đơn chức mạch hở luôn thu được ancol và muối của axit cacboxylic.
(g) Dung dịch Val làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ.
(h) Tơ nilon-6,6 được điều chế bằng phương pháp trùng ngưng.
Số phát biểu đúng là
A. 3.       B. 5.       C. 2.       D. 4.

Câu 38. Cho các phát biểu sau:
(a) Điện phân dung dịch NaCl không có màng ngăn thu được dung dịch chỉ có NaOH.
(b) Cho CO dư qua hỗn hợp Al2O3 và CuO đun nóng thu được Al và Cu.
(c) Nhúng thanh Zn vào dung dịch chứa CuCl2 và HCl có hiện tượng ăn mòn điện hóa.
(d) Kim loại có độ cứng lớn nhất là W có thể cắt được thủy tinh.
(e) Cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch FeCl2 thu được chất rắn gồm Ag và AgCl.
(f) H2S có thể tác dụng được với dung dịch FeSO4.
(g) Nước cứng là nước chứa nhiều ion Ca2+ và Mg2+.
Số phát biểu không đúng là:
A. 5.       B. 4.       C. 3.       D. 6.

Câu 39: Cho dung dịch các chất: axit acrylic, glucozơ, propan-1,2-điol, saccarozơ, etilen glicol. Số chất hòa tan được Cu(OH)2 ở điều kiện thường là
A. 3.       B. 5.       C. 2.       D. 4.

Câu 40: Thủy phân este X (C6H12O2) trong môi trường axit, thu được axit cacboxylic Y và ancol Z có cùng số nguyên tử cacbon. Số đồng phân của X là
A. 4.       B. 2.       C. 3.       D. 1.

1
Bình luận

200
Mới nhất Cũ nhất Thích nhiều nhất
maxngu

thầy cho em hỏi, phần lý thuyết này không có giải chi tiết ý nào đúng ạ.

error: Chúc bạn học tốt và luôn vui nhé !!