Thi thử của sở GD-ĐT Hồ Chí Minh (Cụm 7)
⇒ File word đề thi, đáp án và giải chi tiết
⇒ Đáp án và giải chi tiết:
41C |
42C | 43B | 44C | 45D | 46A | 47C | 48A | 49A | 50C |
51D |
52C | 53A | 54C | 55B | 56B | 57C | 58A | 59B |
60A |
61A |
62D | 63B | 64C | 65D | 66A | 67B | 68B | 69C |
70A |
71C | 72A | 73B | 74D | 75B | 76A | 77D | 78B | 79C |
80A |
Câu 41. Tác nhân gây mưa axit là
A. CO và CO2. B. CH4 và NH3. C. SO2 và NO2. D. CO và CH4.
Câu 42. Polime thiên nhiên X là thành phần chính cấu tạo nên màng tế bào ở thực vật. Ở nhiệt độ thường X không tan trong nước nhưng tan trong nước Swayde. Polime X là:
A. Tinh bột. B. Saccarozơ. C. Xenlulozơ. D. Tơ tằm.
Câu 43. Chất nào sau đây làm mất tính cứng của nước cứng vĩnh cữu
A. HCl. B. Na2CO3. C. NaCl. D. NaNO3.
Câu 44. Kim loại M có các tính chất: màu trắng, hơi xám, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt, không tan trong các dung dịch HNO3 và H2SO4 đặc nguội, M có trong hemoglobin của máu, làm nhiệm vụ vận chuyển oxi. Kim loại M là
A. Cr. B. Al. C. Fe. D. Zn.
Câu 45. Hiđrocacbon nào sau đây không làm mất màu dung dịch brom ở nhiệt độ thường ?
A. Stiren. B. Etilen. C. Axetilen. D. Benzen.
Câu 46. Hiđrat hóa 2-metylbut-2-en (điều kiện nhiệt độ, xúc tác thích hợp) thu được sản phẩm chính là
A. 2-metylbutan-2-ol. B. 3-metylbutan-2-ol. C. 2-metylbutan-3-ol. D. 3-metylbutan-1-ol.
Câu 47. Phương trình điện li nào sau đây viết không đúng ?
A. HNO3 → H+ + NO3⁻. B. Na2SO4 → 2Na+ + SO42⁻.
C. H3PO4 → 3H+ + PO43⁻ D. CH3COOH ↔ CH3COO⁻ + H+.
Câu 48. Khi điện phân Al2O3 nóng chảy (điện cực trơ bằng than chì). Khí nào sau đây không sinh ra ở điện cực anot ?
A. H2. B. O2. C. CO2. D. CO.
Câu 49. Màu của crom (III) oxit là
A. Lục thẫm. B. Đỏ thẫm. C. Lục xám. D. Da cam.
Câu 50. Tên thay thế của ancol có công thức cấu tạo thu gọn (CH3)2CH-CH(OH)CH3 là
A. 2,2-đimetylpropan-2-ol. B. pentan-2-ol. C. 3-metylbutan-2-ol. D. 2-metylbutan-2-ol.
Câu 51. Dãy các kim loại đều có thể được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch muối của chúng là
A. Ba, Ag, Au. B. Al, Fe, Cr. C. Mg, Zn, Cu. D. Fe, Cu, Ag.
Câu 52. Thành phần chính của quặng photphorit là
A. Ca(H2PO4)2. B. NH4H2PO4. C. Ca3(PO4)2. D. (NH4)2HPO4.
Câu 53. Cho a gam dung dịch chứa muối X tác dụng với a gam dung dịch NaOH (có dư), khuấy kĩ cho đến khi phản ứng xảy ra xong, thu được 2a gam dung dịch Y. Cho a gam dung dịch HCl (có dư) tác dụng với 2a gam dung dịch Y, thu được 3a gam dung dịch Z. Muối X là
A. Al2(SO4)3. B. Ca(HCO3)2. C. NaHCO3. D. MgCl2.
⇒ Xem giải
Câu 54. X là axit đơn chức, Y là ancol đơn chức (X, Y đều mạch hở). Cho phản ứng sau: X + Y ↔ Z + H2O. Biết Z có công thức phân tử C4H8O2. Có bao nhiêu cặp chất X, Y phù hợp với điều kiện trên?
A. 1. B. 2. C. 4. D. 3.
⇒ Xem giải
Câu 55. Cho dãy các chất: phenyl axetat, anlyl axetat, metyl axetat, etyl fomat, tripanmitin. Số chất trong dãy khi thủy phân trong dung dịch NaOH (dư), đun nóng sinh ra ancol là?
A. 5. B. 4. C. 2. D. 3.
Câu 56. Đốt cháy hoàn toàn anđehit X, thu được thể tích khí CO2 bằng thể tích H2O (trong cùng điều kiện). Khi cho a mol X tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thì thu được 4a mol Ag. Công thức của X là
A. CH2=CHCHO B. HCHO C. CnH2nO (n≥2) D. CnH2n-2O2 (n≥2)
Câu 57. Cho X, Y, Z, T là các chất khác nhau trong số 4 chất: CH3NH2, NH3, NH2CH2COOH, C6H5NH2 (anilin). Biết rằng:
+ X, Z là chất khí ở điều kiện thường, lực bazơ của X mạnh hơn Z.
+ Y, T không làm đổi màu quỳ tím, Y tác dụng với Br2 tạo kết tủa trắng.
Nhận xét nào sau đây đúng?
A. T là NH3 B. Z là NH2CH2COOH C. Y là C6H5NH2 D. X là CH3NH2
Câu 58. Trường hợp nào sau đây không xảy ra phản ứng hóa học?
A. Cho Fe vào dung dịch H2SO4 đặc, nguội B. Cho Al2O3 vào dung dịch HCl loãng, nguội.
C. Cho NaHSO4 vào dung dịch BaCl2 D. Cho AgNO3 vào dung dịch FeCl2.
Câu 59. Phương trình hóa học nào sau đây viết không đúng?
A. Fe + H2SO4 loãng → FeSO4 + H2 B. 2CrO3 + 2NaOH loãng, dư → Na2Cr2O7 + H2O
C. 2Al + Fe2O3 → Al2O3 + 2Fe D. NaAlO2 + CO2 + H2O → Al(OH)3 + NaHCO3
Câu 60. Cho các chất sau: etilen, axetilen, glucozơ, buta-1,3-đien, toluen, anilin. Số chất làm mất màu nước Br2 ở điều kiện thường là?
A. 5 B. 4 C. 3 D. 2
Câu 61. Cho các chất sau: axit glutamic, saccarozơ, metylamoni clorua, vinyl axetat, phenol, glixerol, Ala-Gly-Ala. Số chất tác dụng với dung dịch NaOH loãng, nóng là
A. 5 B. 4 C. 6 D. 3
Câu 62. Đốt cháy hoàn toàn V lít hơi ancol X (no, mạch hở) bằng lượng O2 vừa đủ, thu được 7V lít hỗn hợp CO2 và hơi H2O (các thể tích đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Biết X không tác dụng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường. Số công thức cấu tạo bền phù hợp với X là
A. 2 B. 4 C. 5 D. 3
⇒ Xem giải
Câu 63. Đốt cháy hoàn toàn hợp chất hữu cơ E (CxHyO2) cần vừa đủ 6,72 lít khí O2 (đktc), thu được 0,5 mol hỗn hợp CO2 và H2O. Thực hiện sơ đồ phản ứng sau:
E + NaOH → X + Y
X + H2SO4 loãng → Z + T
Biết Y và Z đều có phản ứng tráng gương. Hai chất Y, Z tương ứng là
A. HCOONa, CH3CHO B. CH3CHO, HCOOH C. HCHO, HCOOH D. HCHO, CH3CHO
⇒ Xem giải
Câu 64. Cho các phát biểu sau:
(a) Polietilen được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.
(b) Ở điều kiện thường, phenol là chất rắn.
(c) Sục khí etilen vào dung dịch KMnO4 thu được kết tủa đen.
(d) Etilen, axetilen, isopren đều thuộc dãy đồng đẳng của anken.
(e) Chỉ dùng nước Br2 có thể phân biệt được anilin, anđehit axetic, ancol etylic.
(g) Ở điều kiện thích hợp, triolein tham gia phản ứng cộng H2.
Số phát biểu đúng là
A. 5 B. 2 C. 4 D. 3
⇒ Xem giải
Câu 65. Tiến hành thí nghiệm với các chất X, Y, Z, T. Kết quả được ghi ở bảng sau:
Mẫu thử |
Thuốc thử | Hiện tượng |
X |
AgNO3/NH3 | Tạo kết tủa Ag |
Y |
Quỳ tím ẩm |
Chuyển màu xanh |
Z | Nước Br2 |
Mất màu |
Z, T | Cu(OH)2 |
Dung dịch xanh lam |
Các chất X, Y, Z, T lần lượt là
A. glucozơ, glixerol, anilin, anđehit axetic B. metyl fomat, glyxin, glixerol, glucozơ.
C. glucozơ, etyl amin, saccarozơ, glixerol. D. fructozơ, etyl amin, glucozơ, glixerol.
⇒ Xem giải
Câu 66. Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm các peptit mạch hở (tương ứng 0,42 mol) bằng dung dịch NaOH vừa đủ, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được hỗn hợp Y gồm các muối natri của Gly, Ala, Val. Đốt cháy Y cần dùng vừa đủ 5,49 mol O2 thu được CO2, H2O, N2 và Na2CO3. Mặt khác, m gam hỗn hợp X phản ứng vừa đủ với 800ml dung dịch HCl 2,4M. Giá trị của m là
A. 127,92 B. 116,56 C. 189,21 D. 119,36
⇒ Xem giải
Câu 67. Cho 17,39 gam hỗn hợp X gồm Ba và Na vào 200ml dung dịch Y gồm HCl 0,9M và Al2(SO4)3 0,15M. Kết thúc phản ứng thu được 4,48 lít khí H2 (đktc) và m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 20,97 B. 22,53 C. 25,65 D. 24,09
⇒ Xem giải
Câu 68. Tiến hành các thí nghiệm sau
(a) Hòa tan hỗn hợp chứa a mol Al2O3 và 2a mol Na2O vào H2O dư.
(b) Cho CrO3 tác dụng với H2O dư.
(c) Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch chứa NaAlO2 và NaOH.
(d) Cho Cu vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư.
(e) Cho dung dịch chứa a mol KHSO4 vào dung dịch chứa a mol BaCl2.
(g) Cho Al dư vào dung dịch HNO3 (phản ứng không thu được chất khí).
(h) Cho KHS vào dung dịch NaOH vừa đủ.
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được dung dịch chứa 2 chất tan là
A. 4 B. 5 C. 2 D. 3
⇒ Xem giải
Câu 69. Nung hỗn hợp gồm 0,12 mol Al và 0,04 mol Fe3O4 một thời gian, thu được hỗn hợp rắn X. Hòa tan hoàn toàn X trong dung dịch HCl dư, thu được 0,15 mol khí H2 và m gam muối. Giá trị của m là
A. 33,39 B. 32,58 C. 31,97 D. 34,10
⇒ Xem giải
Câu 70. Hỗn hợp X gồm metan, propen, isopren. Đốt cháy hoàn toàn 13,44 lít X (đktc) bằng lượng O2 vừa đủ thu được 31,36 lít CO2 (đktc). Mặt khác, 10 gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa a mol Br2. Giá trị của a là
A. 0,20 B. 0,15 C. 0,30 D. 0,25
⇒ Xem giải
Câu 71. Cho sơ đồ chuyển hóa giữa các hợp chất của sắt: Fe(NO3)3 → X –+CO dư–> Y –+FeCl3–> Z –+T–> Fe(NO3)3. Các chất X và T lần lượt là
A. FeO và AgNO3 B. Fe2O3 và Cu(NO3)2 C. Fe2O3 và AgNO3 D. FeO và NaNO3.
Câu 72. Cho các chất hữu cơ mạch hở: X là axit không no có hai liên kết pi trong phân tử, Y là axit no đơn chức, Z là ancol no hai chức, T là este của X, Y với Z. Đốt cháy hoàn toàn a gam hỗn hợp M gồm X và T, thu được 0,1 mol CO2 và 0,07 mol H2O. Cho 6,9 gam M phản ứng với vừa đủ với dung dịch NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được hỗn hợp muối khan E. Đốt cháy hoàn toàn E, thu được Na2CO3, 0,195 mol CO2 và 0,135 mol H2O. Phần trăm khối lượng của T trong M có giá trị gần nhất nào sau đây
A. 68,7% B. 68,1% C. 52,3% D. 51,3%
⇒ Xem giải
Câu 73. Hòa tan m gam hỗn hợp gồm Cu(NO3)2 và KCl vào nước, thu được dung dịch X. Điện phân dung dịch X (điện cực trơ, màng ngăn xốp) với cường độ dòng điện 3,24A trong thời gian 4 giờ 38 phút, thu được 5,6 lít khí (đktc). Dung dịch sau điện phân hòa tan vừa hết 4,8 gam MgO. Biết hiệu suất điện phân 100%, các khí sinh ra không tan trong dung dịch. Giá trị của m là
A. 80,95 B. 56,26 C. 85,42 D. 34,04
⇒ Xem giải
Câu 74. Hỗn hợp X gồm một anđehit và một ankin (có cùng số nguyên tử C). Đốt cháy hoàn toàn a mol hỗn hợp X, thu được 3a mol CO2 và 1,75a mol H2O. Mặt khác, cho 6,96 gam hỗn hợp X tác dụng với AgNO3/NH3 dư thì thu được m gam kết tủa. Giá trị m là
A. 24,08 B. 26,28 C. 42,68 D. 34,04
⇒ Xem giải
Câu 75. Trung hòa 3,88 gam hỗn hợp X gồm hai axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở bằng dung dịch NaOH, cô cạn toàn bộ dung dịch sau phản ứng thu được 5,2 gam muối khan. Nếu đốt cháy hoàn toàn 3,88 gam X thì thể tích O2 (đktc) cần dùng là
A. 2,24 lít B. 3,36 lít C. 1,12 lít D. 4,48 lít
⇒ Xem giải
Câu 76. Cho m gam hỗn hợp E gồm peptit X (mạch hở) và alanin với tỉ lệ mol 1 : 1 phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH đun nóng, thu được dung dịch chứa m + 20,4 gam hỗn hợp Y gồm muối natri của Gly, Ala, Val. Đốt cháy hoàn toàn Y thu được N2, CO2, H2O và 31,8 gam Na2CO3. Cho a gam E phản ứng với 400 ml dung dịch NaOH 0,1M, thu được dung dịch Z. Cho toàn bộ Z phản ứng tối đa với 620 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch chứa 150,14 gam hỗn hợp muối. Kết luận nào sau đây không đúng?
A. Tỉ lệ gốc Gly : Ala trong phân tử X là 3 : 2.
B. Phần trăm khối lượng oxi trong X là 26,74%.
C. Phần trăm khối lượng của alanin trong E là 19,87%.
D. Giá trị của a là 89,6.
⇒ Xem giải
Câu 77. Nhỏ từ từ dung dịch Ba(OH)2 vào ống nghiệm chứa dung dịch HCl và Al2(SO4)3. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của khối lượng kết tủa theo thể tích dung dịch Ba(OH)2 như sau:
Giá trị của m là
A. 35,32 B. 38,64 C. 41,65 D. 40,15
⇒ Xem giải
Câu 78. Đốt cháy 16,8 gam Fe bằng 5,6 lít (đktc) hỗn hợp khí gồm Cl2 và O2, thu được 29,48 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeCl3, Fe2O3 và Fe3O4. Hòa tan hết X bằng lượng vừa đủ dung dịch HCl thu được 0,896 lít H2 (đktc) và dung dịch Y. Cho Y tác dụng với dung dịch AgNO3 dư cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 92,58 B. 127,02 C. 120,54 D. 86,10
⇒ Xem giải
Câu 79. Cho m gam hỗn hợp X gồm Fe, Fe3O4, FeCO3, Fe(OH)2, Fe(OH)3 tác dụng hết với H2SO4 loãng, dư thu được a gam muối và 3,36 lít hỗn hợp khí Y (đktc), tỉ khối của Y so với H2 bằng 8. Mặt khác, cho m gam hỗn hợp X tác dụng hết với dung dịch HNO3 (đậm đặc, đun nóng, dư) thì thấy có 2 mol HNO3 phản ứng, thu được 12,32 lít hỗn hợp khí Z (đktc). Giá trị của a gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 76,5 B. 99,4 C. 85,4 D. 143,1
⇒ Xem giải
Câu 80. Cho các phát biểu sau:
(a) Độ dinh dưỡng của phân đạm được đánh gia theo phần trăm khối lượng nguyên tố nitơ.
(b) Trong công nghiệm, photpho được sản xuất bằng cách nung hỗn hợp quặng photphorit, cát và than cốc.
(c) Kim cương, than chì là các dạng thù hình của cacbon.
(d) Phân lân cung cấp nitơ hóa hợp cho cây dưới dạng ion nitrat (NO3-) và ion amoni (NH4+).
(e) SiO2 tác dụng với HF giải phóng khí O2.
Số phát biểu đúng là:
A. 3 B. 4 C. 2 D. 1
⇒ Xem giải
Bình luận