Thi thử THPT 2018 – Chuyên ĐH Vinh (Lần 2)

File word đề thi, đáp án và giải chi tiết

⇒ Đáp án và giải chi tiết:

41C 42D 43D 44B 45D 46D 47D 48B 49B 50D
51C 52D 53B 54A 55B 56A 57A 58D 59A 60D
61B 62B 63C 64B 65A 66A 67A 68C 69A 70C
71D 72B 73B 74A 75D 76C 77C 78A 79C 80C

Câu 41. Sục khí axetilen vào dung dịch AgNO3 trong NH3 thấy xuất hiện

A. kết tủa màu trắng.                       B. Kết tủa đỏ nâu.

C. kết tủa vàng nhạt.                          D. dung dịch màu xanh.

Câu 42. Thành phần chính của quặng hemantit đỏ là

A. FeCO3.                       B. Fe3O4.                   C. Fe2O3.nH2O.                         D. Fe2O3.

Câu 43. Kim loại Al tan được trong dung dịch nào sau dây?

A. Dung dịch MgSO4.                    B. Dung dịch HNO3 đặc, nguội

C. Dung dịch H2SO4 đặc, nguội.                   D. Dung dịch HCl đặc, nguội.

Câu 44. Số oxi hóa cao nhất của crom thể hiện trong hợp chất nào sau đây?

A. NaCrO2.                  B. Na2CrO4.                   C. CrO.                        D. Cr2O3.

Câu 45. Polime nào sau đây được tổng hợp bằng phản ứng trùng hợp?

A. Poli(hexametylen-ađipamit).          B. Poli(etylen-terephtalat).            C. Amilozơ.              D. Polistiren.

Câu 46. Chất nào sau đây là chất khí ở điều kiện thường?

A. CH3COOH.                 B. CH3OH.              C. CH3COCH3.             D. HCHO.

Câu 47. Cho dãy các kim loại sau: K, Ca, Mg, Fe, Cu. Số kim loại trong dãy có khả năng tác dụng với nước ở điều kiện thường là

A. 5.                      B. 4.                      C. 3.                      D. 2.

Câu 48. Khẳng định nào sau đây không đúng?

A. SiO2 tan được trong dung dịch HF.

B. Si không có khả năng tác dụng với kim loại.

C. Thành phần hóa học chính của thạch cao nung là CaSO4.H2O.

D. Si tác dụng với dung dịch kiềm giải phóng khí hiđro.

Câu 49. Tính chất hoặc ứng dụng nào sau đây không phải của KNO3?

A. Chế tạo thuốc nổ.                               B. Không tan trong nước.

C. Dùng làm phân bón.                              D. Bị phân hủy ở nhiệt độ cao.

Câu 50. Nhỏ dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch nào sau đây không có hiện tượng hóa học xảy ra?

A. Dung dịch Na2CrO4           B. Dung dịch AlCl3.           C. Dung dịch NaHCO3.               D. Dung dịch NaAlO2.

Câu 51. Dung dịch nào sau đây với nồng độ khác nhau đều không màu?

A. Dung dịch FeCl3.             B. Dung dịch K2Cr2O7.             C. Dung dịch AgNO3.              D. Dung dịch CuSO4.

Câu 52. Đốt cháy hoàn toàn este nào sau đây thu được số mol CO2 lớn hơn số mol H2O?

A. HCOOCH3.                B. CH3COOCH2CH3.                C. CH3COOCH3.                D. CH2=CHCOOCH3.

Câu 53. Cho 2,52 gam kim loại M tác dụng hết với dung dịch H2SO4 loãng, dư; sau phản ứng thu được 6,84 gam muối sunfat trung hoà. Kim loại M là

A. Zn.                   B. Fe.                C. Mg.                  D. Al.

Câu 54. Cho hỗn hợp X gồm Na, Ba có cùng số mol vào 125 ml dung dịch gồm H2SO4 1M và CuSO4 1M, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y, m gam kết tủa và 3,36 lít khí (đktc). Giá trị của m là

A. 25,75.             B. 16,55.                C. 23,42.                D. 28,20.

Xem giải

Câu 55. Khẳng định nào sau đây không đúng?

A. Natri cacbonat khan (còn gọi là sođa khan) được dùng trong công nghiệp thủy tinh, đồ gốm, bột giặt.

Bạn đã xem chưa:  [2021] Thi thử TN chuyên Đại học Vinh (Lần 2)

B. Khi tác dụng với kim loại, cacbon luôn tạo ra số oxi hóa – 4 trong hợp chất.

C. Khí CO rất độc, được sử dụng làm nhiên liệu khí.

D. CO2 là chât gây nên hiệu ứng nhà kính, làm cho Trái Đất bị nóng lên.

Câu 56. Hòa tan hoàn toàn 1,95 gam kim loại K vào H2O thu được 500 ml dung dịch có pH là

A. 13,0              B. 14,0              C. 13,5              D. 12,0

Câu 57. Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Kim loại Li được dùng làm tế bào quang điện.

B. Nước chứa nhiều ion Ca2+ và Mg2+ được gọi là nước cứng.

C. Sắt có trong hemoglobin (huyết cầu tố) của máu.

D. Trong công nghiệp, nhôm được sản xuất bằng phương pháp điện phân nhôm oxit nóng chảy.

Câu 58. Phát biểu nào sau đây sai?

A. Trimetyl amin là chất khí ở điều kiện thường.

B. Ở trạng thái kết tinh, amino axit tồn tại ở dạng ion lưỡng cực.

C. Nhựa bakelit có cấu trúc mạng không gian.

D. Triolein là est no, mạnh hở.

Câu 59. Tiến hành các thí nghiệm sau:

(a) Điện phân dung dịch muối ăn với điện cực trơ, có màng ngăn xốp.

(b) Thổi khí CO qua ống đựng FeO nung nóng ở nhiệt độ cao.

(c) Sục khí H2S vào dung dịch FeCl3.

(d) Dẫn khí NH3 vào bình khí Cl2.

(e) Sục khí CO2 vào dung dịch Na2CO3.

Số thí nghiệm có sinh ra đơn chất là:

A. 4              B. 3              C. 5              D. 2

Xem giải

Câu 60. Để mô tả một số phương pháp thu khí thường tiến hành trong phòng thí nghiệm người ta có các hình vẽ (1), (2), (3) như sau:

thukhi

Phát biểu đúng liên quan đến các hình vẽ này là:

A. Phương pháp theo hình (1) có thể áp dụng thu các khí: H2, SO2, Cl2, NH3.

B. Phương pháp theo hình (1), (3) đều có thể áp dụng thu các khí: NH3, H2, N2.

C. Phương pháp theo hình (2) có thể áp dụng thu các khí: CO2, N2, SO2, Cl2.

D. Phương pháp theo hình (3) có thể áp dụng thu các khí: O2, H2, N2.

Xem giải

Câu 61. Thực hiện các thí nghiệm sau:

(a) Cho NaHCO3 vào dung dịch CH3COOH.

(b) Cho phân đạm ure vào dung dịch Ba(OH)2 đun nóng.

(c) Cho Fe2O3 vào dung dịch HNO3 đặc, nóng.

(d) Cho P vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng.

(e) Cho Al4C3 vào nước.

Số thí nghiệm có khí thoát ra là:

A. 5                 B. 4                 C. 3                 D. 2

Xem giải

Câu 62. Điện phân 11,4 gam muối clorua nóng chảy của một kim loại, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 2,688 lít (đktc) một khí ở anot. Muối đem điện phân là

A. KCl                 B. MgCl2                 C. NaCl                 D. BaCl2

Câu 63. Hỗn hợp X gồm etylamin và đimetylamin. Đốt cháy hoàn toàn m gam X bằng O2, thu được V lít N2 (đktc). Cho m gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch HCl, sau phản ứng thu được 16,3 gam muối. Giá trị của V là

A. 4,48                 B. 1,12                 C. 2,24                 D. 3,36

Câu 64. Cho các phát biểu sau:

(a) Khi điện phân dung dịch CuSO4 (điện cực trơ) tại anot H2O bị khử tạo ra khí O2.

(b) Để lâu hợp kim Fe-Cu trong không khí ẩm thì Fe bị ăn mòn điện hóa.

(c) Nguyên tắc điều chế kim loại là khử ion kim loại thành nguyên tử kim loại.

(d) Các kim loại có độ dẫn điện khác nhau do mật độ electron tự do của chúng không giống nhau.

(e) Các kim loại kiềm đều có mạng tinh thể lập phương tâm diện, có cấu trúc tương đối rỗng.

Số phát biểu đúng là

A. 4                 B. 3                 C. 5                 D. 2

Xem giải

Câu 65. Từ chất X thực hiện các phản ứng (theo đúng tỉ lệ mol):

X + 2NaOH → 2Y + Z + H2O;      Y + HCl → T + NaCl

Z + 2Br2 + H2O → CO2 + 4HBr;      T + Br2 → CO2 + 2HBr

Công thức phân tử của X là

Bạn đã xem chưa:  Thi thử THPT Quốc gia 2018 Phụ Dực - Thái Bình (Lần 1)

A. C3H4O4                 B. C8H8O2                 C. C4H6O4                 D. C4H4O4

Xem giải

Câu 66. Cho các phát biểu sau:

(1) Axit axetic có nhiệt độ sôi cao hơn ancol etylic.

(2) Vinyl axetat có khả năng làm mất màu nước brom.

(3) Tinh bột khi thủy phân hoàn toàn trong môi trường kiềm chỉ tạo glucozơ.

(4) Dung dịch anbumin của lòng trắng trứng khi đun sôi bị đông tụ.

(5) Phenol dùng để sản xuất thuốc nổ (2,4,6-trinitro phenol).

Số phát biểu đúng là

A. 4                B. 2                C. 3                D. 1

Câu 67. Cho dãy các chất: isoamyl axetat, anilin, saccarozơ, valin, phenylamoni clorua, Gly-Ala-Val. Số chất trong dãy có khả năng tham gia phản ứng với dung dịch NaOH loãng, đun nóng là

A. 4                B. 3                C. 5                D. 2

Câu 68. Cho dãy các chất sau: metan, axetilen, isopren, benzen, axit axetic, stiren, axeton, metyl acrylat. Số chất trong dãy tác dụng được với H2 nung nóng, xúc tác Ni là

A. 4                   B. 5                   C. 6                   D. 7

Câu 69. Thực hiện các thí nghiệm sau:

(1) Sục etilen vào dung dịch KMnO4.

(2) Cho dung dịch natri stearat vào dung dịch Ca(OH)2.

(3) Sục etylamin vào dung dịch axit axetic.

(4) Cho fructozơ tác dụng với Cu(OH)2.

(5) Cho ancol etylic tác dụng với CuO đun nóng.

Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, có bao nhiêu thí nghiệm không thu được chất rắn?

A. 2                  B. 4                  C. 1                  D. 3

Xem giải

Câu 70. Tiến hành thí nghiệm với các chất X, Y, Z, T. Kết quả được ghi ở bảng sau:

Mẫu thử

Thuốc thử Hiện tượng

X

AgNO3/NH3

Tạo kết tủa Ag

Y

Quỳ tím

Chuyển màu xanh

X, Z

Nước brom

Mất màu

X, T Cu(OH)2

Dung dịch xanh lam

Các chất X, Y, Z, T lần lượt là

A. glucozơ, glixerol, benzylamin, xiclohexen.

B. glucozơ, benzylamin, glixerol, xiclohexen.

C. glucozơ, benzylamin, xiclohexen, glixerol.

D. benzylamin, glucozơ, glixerol, xiclohexen.

Câu 71. Cho muối X có công thức phân tử C3H12N2O3. Cho X tác dụng hết với dung dịch NaOH đun nóng, sau phản ứng thu được hỗn hợp khí Z (làm hóa xanh quỳ tím tẩm nước cất) và muối của axit vô cơ. Có bao nhiêu công thức cấu tạo của X thỏa mãn điều kiện?

A. 4                 B. 1                 C. 3                 D. 2

Xem giải

Câu 72. Nung nóng hỗn hợp X gồm kim loại M và Cu(NO3)2 trong bình chân không. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn Y và 0,25 mol hỗn hợp khí có tỉ khối so với H2 là 22,72. Đem hòa tan hết Y vào lượng vừa đủ dung dịch HCl thu được dung dịch chứa 29,7 gam muối. Phần trăm số mol kim loại M trong hỗn hợp X gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 22                B. 45                C. 28                D. 54

Xem giải

Câu 73. Hỗn hợp X gồm metyl fomat, đimetyl oxalat và este Y đơn chức, có hai liên kết pi trong phân tử, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn 0,5 mol X cần dùng 1,25 mol O2 thu được 1,3 mol CO2 và 1,1 mol H2O. Mặt khác, cho 0,3 mol X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được dung dịch Z (giả thiết chỉ xảy ra phản ứng xà phòng hóa). Cho toàn bộ Z tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng Ag tối đa thu được là

A. 43,2 gam               B. 64,8 gam               C. 108,0 gam               D. 81,0 gam

Xem giải

Câu 74. Cho m gam peptit X (mạch hở) phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH đun nóng, thu được dung dịch chứa (m + 18,2) gam hỗn hợp Z gồm muối natri của Gly, Ala và Val. Đốt cháy hoàn toàn Z thu được N2, CO2, H2O và 26,5 gam Na2CO3. Cho a gam X phản ứng với 400ml dung dịch NaOH 0,1M, thu được dung dịch T. Cho toàn bộ T phản ứng tối đa với 520ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch chứa 125,04 gam hỗn hợp muối. Kết luận nào sau đây sai?

Bạn đã xem chưa:  [2024] Thi thử TN sở GDĐT Nam Định

A. Khối lượng muối của Gly trong 27,05 gam Z là 29,1.

B. Giá trị của a là 71,8.

C. Trong phân tử X có chứa 1 gốc Ala.

D. Phần trăm khối lượng oxi trong X là 26,74%.

Xem giải

Câu 75. Hòa tan hết một lượng bột Fe vào dung dịch HCl, sau phản ứng thu được V lít (đktc) khí H2 và dung dịch X. Chia dung dịch X thành hai phần không bằng nhau. Phần 1 đem tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 3,6 gam kết tủa. Phần 2 cho tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thu được 0,02 mol khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5) và 68,2 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V là

A. 5,60               B. 2,24               C. 3,36               D. 4,48

Xem giải

Câu 76. Hòa tan hoàn toàn 29,12 gam hỗn hợp gồm 0,08 mol Fe(NO3)2, Fe, Fe3O4, Mg, MgO, Cu và CuO vào 640 ml dung dịch H2SO4 1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X chỉ chứa các muối sunfat trung hòa và hỗn hợp hai khí là 0,14 mol NO và 0,22 mol H2. Cho dung dịch X tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư, tạo ra kết tủa Y. Lấy Y nung trong không khí tới khối lượng không đổi thu được chất rắn có khối lượng giảm 10,42 gam so với khối lượng của Y. Nếu làm khô cẩn thận dung dịch X thì thu được hỗn hợp muối khan Z (giả sử quá trình làm khô không xảy ra phản ứng hóa học). Phần trăm khối lượng FeSO4 trong Z gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 18              B. 24              C. 22              D. 20

Xem giải

Câu 77. Thủy phân không hoàn toàn một lượng hexapeptit mạch hở X chỉ thu được hỗn hợp Y gồm Ala-Gly; 2,925 gam Val; 8,6 gam Val-Ala-Val-Gly; 18,375 gam Ala-Val-Gly; 12,25 gam Ala-Gly-Val. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y cần dùng a mol O2. Giá trị của a là

A. 1,452              B. 3,136              C. 2,550              D. 2,245

Xem giải

Câu 78. Một bình kín chỉ chứa một ít bột niken và hỗn hợp X gồm 0,05 mol điaxetilen (HC≡C-C≡CH), 0,1 mol hiđro. Nung nóng bình một thời gian, thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với H2 bằng 22,5. Cho Y phản ứng vừa đủ với 0,04 mol AgNO3 trong NH3, sau phản ứng thu được 5,84 gam kết tủa và 0,672 lít (đktc) hỗn hợp khí Z. Khí Z phản ứng với tối đa a mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của a là

A. 0,02              B. 0,03              C. 0,01              D. 0,04

Xem giải

Câu 79. Cho các chất hữu cơ mạch hở: X là axit no, hai chức; Y và Z là hai ancol không no, đơn chức (MY > MZ); T là este của X, Y, Z (chỉ chứa chức este). Đốt cháy hoàn toàn a gam hỗn hợp M gồm Z và T, thu được 0,27 mol CO2 và 0,18 mol H2O. Cho 0,06 mol M phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được muối khan E và hỗn hợp ancol G. Đốt cháy hoàn toàn E, thu được CO2, H2O và 0,04 mol Na2CO3. Đốt cháy hoàn toàn G thu được 0,3 mol CO2. Phần trăm khối lượng của T trong M có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 86,40             B. 64,80             C. 88,89             D. 38,80

Xem giải

Câu 80. Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp Al, Fe2O3, Cr2O3 sau một thời gian thu được hỗn hợp chất rắn X. Chia X thành 2 phần bằng nhau. Hòa tan hoàn toàn phần 1 trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 2,016 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, đktc). Hòa tan hết phần 2 trong 400 ml dung dịch HNO3 2M, thu được dung dịch Y và khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Cho từ từ dung dịch NaOH 1M đến dư vào Y thu được kết quả như hình vẽ sau:

cv80

Khối lượng Cr2O3 trong hỗn hợp ban đầu là

A. 7,29 gam            B. 30,40 gam            C. 6,08 gam            D. 18,24 gam

Xem giải

Bình luận

200
error: Chúc bạn học tốt và luôn vui nhé !!