Thi thử THPT Quốc gia 2018 chuyên Hà Giang (Lần 1)
⇒ File word đề thi, đáp án và giải chi tiết
⇒ Đáp án và giải chi tiết:
1A | 2B | 3A | 4C | 5B | 6C | 7B | 8D | 9C | 10D |
11B | 12B | 13C | 14A | 15A | 16C | 17A | 18A | 19C | 20C |
21D | 22B | 23A | 24D | 25B | 26A | 27C | 28 | 29A | 30B |
31D | 32D | 33D | 34B | 35D | 36C | 37D | 38C | 39B | 40A |
Câu 1. Số dipeptit tối đa có thể tạo ra từ hỗn hợp alanin và glyxin là:
A. 4 B. 3 C. 1 D. 2
Câu 2. Một cốc nước cứng có chứa 0,1 mol Ca2+, a mol K+, 0,15 mol Cl- và b mol HCO3-. Thêm vào cốc 0,1 mol Ca(OH)2 thì mất hoàn toàn tính cứng, dung dịch trong cốc chỉ chứa duy nhất một muối. Đun sôi cốc nước cứng trên đến cạn thu được lượng muối khan là:
A. 18,575 B. 21,175 C. 16,775 D. 27,375
⇒ Xem giải
Câu 3. Để điều chế Ag từ quặng Ag2S bằng phương pháp thủy luyện người ta cần dùng thêm:
A. Dung dịch NaCN, Zn. B. Dung dịch HNO3 đặc, Zn.
C. Dung dịch H2SO4 đặc, Zn. D. Dung dịch HCl đặc, Zn.
Câu 4. Đốt cháy hoàn toàn 1 mol andehit X cần 1 mol O2 và thu được 1 mol H2O. Công thức cấu tạo của X là:
A. CH3CH=O B. O=CH-CH=O C. HCHO D. CH≡C-CH=O
Câu 5. Cation M+ có cấu hình electron lớp ngoài cùng 2s2 2p6 là
A. K+ B. Na+ C. Rb+ C. Li+
Câu 6. Cho 14,8 gam hỗn hợp gồm metyl axetat và axit propanoic tác dụng hết với dung dịch NaOH thu được dung dịch X. Số mol hỗn hợp muối có trong X là:
A. 0,4 B. 0,1 C. 0,2 D. 0,3
Câu 7. Trong các thí nghiệm sau:
(1) Mg phản ứng với dung dịch HNO3 loãng.
(2) Fe tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nóng.
(3) Cho từ từ đến dư dung dịch HCl vào dung dịch Na2CO3.
(4) K tác dụng với dung dịch CuSO4.
(5) CO2 tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 dư.
(6) Dung dịch NaHCO3 tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng.
(7) FeO tác dụng với dung dịch HNO3 loãng.
Số thí nghiệm chắc chắn có khí thoát ra là:
A. 3 B. 5 C. 6 D. 4
⇒ Xem giải
Câu 8. Hỗn hợp M gồm axit cacbonxylic X và este Y (đều đơn chức và cùng số nguyên tử cacbon). Cho m gam M phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa 0,25 mol NaOH, sinh ra 18,4 gam hỗn hợp hai muối. Mặt khác, cũng cho m gam M trên tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 đung nóng kết thúc phản ứng thu được 32,4 gam Ag. Công thức của X và giá trị của m lần lượt là:
A. HCOOH và 11,5. B. C2H5COOH và 18,5.
C. C2H3COOH và 18,0. D. CH3COOH và 15,0.
⇒ Xem giải
Câu 9. Các chất sau, chất nào không phản ứng với Cu(OH)2 điều kiện thường?
A. Lys-Gly-Val-Ala B. Glyxerol C. Gly-Ala D. Saccarozo
Câu 10. Cho 10,84 gam hỗn hợp X (Fe, Cu, Ag) hòa tan hoàn toàn bằng dung dịch HNO3 thấy giải phóng 1,344 lít khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất) thu được m gam hỗn hợp muối. Giá trị của m là:
A. 26 B. 28 C. 24 D. 22
Câu 11. Polime nào sau đây được điều chế bằng phản ứng đồng trùng hợp?
A. Nilon-6,6 B. Cao su Buna-S C. PVC D. PE
Câu 12. Cách bảo quản thực phẩm (cá, thịt… ) bằng cách nào sau đây được coi là an toàn?
A. Dùng fomon, nước đá. B. Dùng nước đá và nước đá khô.
C. Dùng nước đá khô và fomon. D. Dùng phân đạm, nước đá.
Câu 13. Hòa tan 1,86 gam hợp kim Mg và Al trong dung dịch HNO3 loãng, dư thu được 560 ml khí N2O (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Thành phần phần trăm theo khối lượng của Mg và Al trong hợp kim là?
A. 77,42 và 22,58 B. 25,8 và 74,2 C. 12,90 và 87,10 D. 56,45 và 43,55
Câu 14. Từ 20 kg gạo nếp chứa 81% tinh bột, khi lên men thu được bao nhiêu lít ancol 96 độ? Biết hiệu suất quá trình lên men là 81% và ancol etylic có khối lượng riêng 0,789 g/ml?
A. 9,838 B. 6,125 C. 14,995 D. 12,146
Câu 15. Có 3 chất lỏng benzen, phenol, stiren đựng trong 3 lọ mất nhãn riêng biệt. Thuốc thử phân biệt 3 chất lỏng trên là
A. nước brom B. dung dịch NaOH C. giấy quỳ tím D. dung dịch phenolphtalein
Câu 16. Phương trình hóa học nào sau đây sai?
A. Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2. B. 2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2
C. Cu + H2SO4 → CuSO4 + H2. D. Mg + 2AgNO3 → Mg(NO3)2 + 2Ag
Câu 17. Cacbohydrat nào có nhiều trong cây mía và củ cải đường?
A. Saccarozo B. Fructozo C. Mantozo D. Glucozo
Câu 18. Phản ứng thủy phân este trong môi trường kiềm gọi là phản ứng:
A. Xà phòng hóa B. Este hóa C. Trùng ngưng D. Tráng gương
Câu 19. Dung dịch A chứa a mol Ba(OH)2. Cho m gam NaOH vào A sau đó sục CO2 (dư) vào ta thấy lượng kết tủa biến đổi theo đồ thị:
Giá trị của a và m là
A. 0,8 và 10 B. 0,5 và 20 C. 0,4 và 20 D. 0,4 và 30
⇒ Xem giải
Câu 20. Trong các phản ứng sau, NH3 thể hiện tính khử trong phản ứng nào:
A. 4NH3 + Cu2+ → [Cu(NH3)4]2+
B. 2NH3 + FeCl2 + 2H2O → 2NH4Cl + Fe(OH)2
C. 2NH3 + 3CuO → N2 + 3Cu + 3H2O
D. NH3 + H2O → NH4+ + OH-
Câu 21. Khi brom hóa một ankan chỉ thu được một dẫn xuất monobrom duy nhất có tỉ khối hơi đối với hiđro là 75,5. Tên của ankan đó là
A. 3,3-đimetylhecxan. B. 2,2,3-trimetylpentan. C. isopentan. D. 2,2-đimetylpropan.
⇒ Xem giải
Câu 22. Nhiệt phân hidroxit Fe (II) trong không khí đến khi khối lượng không đổi thu được chất rắn là
A. Fe B. Fe2O3 C. FeO D. Fe3O4
Câu 23. Cho dãy các kim loại Na, Al, Cu, Fe, Ag. Số kim loại tác dụng được với dung dịch Fe2(SO4)3 là:
A. 4 B. 3 C. 1 D. 2
Câu 24. Làm sạch etan có lẫn etilen thì phải:
A. Dẫn hỗn hợp qua dung dịch nước Br2.
B. Dẫn hỗn hợp qua dung dịch thuốc tím.
C. Dẫn hỗn hợp qua dung dịch nước vôi trong.
D. Dẫn hỗn hợp qua dung dịch nước Br2 hoặc thuốc tím.
Câu 25. Cho A là một α – amino axit mạch C không phân nhánh. Cho 0,1 mol A vào dung dịch chứa 0,25 mol HCl dư, thu được dung dịch B. Để phản ứng hết với B cần vừa đủ 300ml dung dịch NaOH 1,5M đun nóng, sau phản ứng thu được dung dịch D. Nếu cô cạn D, thu được 33,725 gam chất rắn khan. Tên của A là
A. Axit a – aminobutiric B. Axit glutamic C. Glyxin D. Alanin
⇒ Xem giải
Câu 26. Trường hợp nào sau đâu tạo sản phẩm là ancol và muối natri của axit cacboxylic?
A. HCOOCH2CH=CH2 + NaOH → B. HCOOC(CH3)=CH2 + NaOH →
C. CH2=C(CH3)COOH + NaOH → D. HCOOCH=CH-CH3 + NaOH →
Câu 27. Trong chất thải của một nhà máy có chứa các ion Cu2+, Zn2+, Fe3+, Pb2+, Hg2+… Có thể dùng chất nào sau đây để xử lý sơ bộ các chất thải trên?
A. HNO3 B. Giấm ăn C. Nước vôi dư D. Etanol
Câu 28. Có các chất sau: keo dán ure-fomandehit, tơ lapsan, tơ nilon-6,6, protein, sợi bông, amoni axetat, nhựa novolac, tơ nitron. Trong các chất trên, có bao nhiêu chất mà trong phân tử có nhóm –NHCO-?
A. 4 B. 5 C. 6 D. 3
Câu 29. X có công thức C4H14O3N2. Khi cho X tác dụng với dung dịch NaOH thì thu được hỗn hợp Y gồm hai khí ở điều kiện thường và đều có khả năng làm xanh quỳ ẩm. Số công thức cấu tạo phù hợp của X là
A. 3 B. 4 C. 2 D. 5
⇒ Xem giải
Câu 30. Khi đốt cháy hoàn toàn 0,42 gam một hidrocacbon X rồi thu toàn bộ sản phẩm cháy qua bình 1 đựng H2SO4 đặc, bình 2 đựng KOH dư. Kết quả, bình 1 tăng 0,54 gam; bình 2 tăng 1,32 gam. Biết rằng khi hóa hơi 0,42 gam X thì thể tích bằng thể tích của 0,32 gam O2 ở cùng điều kiện. X có công thức phân tử là:
A. CH4 B. C3H6 C. C2H4 D. C2H2
⇒ Xem giải
Câu 31. Cho các chất sau: Al, Al2O3, NH2C2H4COOH, NaHCO3, AlCl3, SO2, Al(OH)3. Số chất lưỡng tính trong dãy là:
A. 7 B. 5 C. 6 D. 4
Câu 32. Cho 2a mol bột Fe vào dung dịch chứa 5a mol AgNO3, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch gồm các muối nào?
A. Fe(NO3)3 và AgNO3 B. Fe(NO3)3
C. Fe(NO3)2 và AgNO3 D. Fe(NO3)3 và Fe(NO3)2
Câu 33. Hòa tan hết 9,334 gam hỗn hợp X gồm Na, K, Ba, ZnO trong đó oxi chiếm 5,14% về khối lượng vào H2O được dung dịch Y và 0,064 mol H2. Cho 88 ml dung dịch HCl 2M vào Y thu được m gam kết tủa. Tính m?
A. 5,94 B. 2,97 C. 0,297 D. 0,594
⇒ Xem giải
Câu 34. Để chứng minh phân tử glucozo có nhiều nhóm hidroxyl, người ta cho dung dịch glucozo phản ứng với:
A. Cu(OH)2 trong NaOH đun nóng. B. Cu(OH)2 nhiệt độ thường
C. AgNO3 trong dung dịch NH3 đun nóng. D. Kim loại Na
Câu 35. Hỗn hợp M gồm 3 este đơn chức X, Y, Z (MX < MY < MZ và số mol của Y bé hơn số mol của X) tạo thành từ cùng một axit cacboxylic (phân tử chỉ có nhóm –COOH) và ba ancol no (số nguyên tử C trong mỗi ancol đều nhỏ hơn 4). Thủy phân hoàn toàn 34,8 gam M bằng 490 ml dung dịch NaOH 1M (dư 40% so với lượng phản ứng). Cô cạn hỗn hợp sau phản ứng thu được 38,5 gam chất rắn khan. Mặt khác, nếu đốt cháy hoàn toàn 34,8 gam M trên thì thu được CO2 và 23,4 gam H2O. Thành phần phần trăm theo khối lượng của Y trong M là
A. 34,01% B. 43,10% C. 24,12% D. 32,18%
⇒ Xem giải
Câu 36. Hòa tan hoàn toàn 8,45 gam một kim loại hóa trị II bằng dung dịch HCl. Cô cạn dung dịch sau phản ứng được 17,68 gam muối khan. Kim loại trên là kim loại nào sau đây?
A. Fe B. Mg C. Zn D. Ba
⇒ Xem giải
Câu 37. Hòa tan m gam hỗn hợp A gồm FexOy, Fe và Cu bằng dung dịch chứa 1,8 mol HCl và 0,3 mol HNO3, sau phản ứng thu được 5,824 lít khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch X chứa (m + 60,24) gam chất tan. Cho a gam Mg vào dung dịch X, kết thúc phản ứng thu được (m – 6,04) gam rắn và hỗn hợp Y gồm hai khí (trong đó có một khí hóa nâu trong không khí) có tỉ khối so với He bằng 4,7. Giá trị của a gần nhất với:
A. 23,0 B. 24,0 C. 21,0 D. 22,0
⇒ Xem giải
Câu 38. Phản ứng nào sau đây có phương trình ion thu gọn là: 2H+ + S2- → H2S?
A. FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S B. CuS + H2SO4 loãng → CuSO4 + H2S
C. Na2S + 2HCl → 2NaCl + H2S D. 2CH3COOH + K2S → 2CH3COOK + H2S
Câu 39. Điện phân dung dịch hỗn hợp chứa 0,04 mol AgNO3 và 0,05 mol Cu(NO3)2, điện cực trơ, dòng điện 5A, trong 32 phút 10 giây. Khối lượng kim loại bám vào catot là:
A. 3,12 gam B. 6,24 gam C. 7,24 gam D. 6,5 gam
⇒ Xem giải
Câu 40. Ba peptit X, Y, Z (MX < MY < MZ) mạch hở, có cùng số nguyên tử cacbon, được tạo bởi từ glyxin, alanin, valin; tổng số liên kết peptit trong X, Y, Z bằng 8. Đốt cháy hoàn toàn 27,95 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z (trong đó X chiếm 75% số mol hỗn hợp) với lượng oxi vừa đủ, sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2 được dẫn qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 120 gam kết tủa. Khí thoát ra khỏi bình có thể tích là 3,472 lít (đktc). Biết độ tan của N2 trong nước không đáng kể. Phần trăm khối lượng của Y trong hỗn hợp E là
A. 19,61% B. 23,47% C. 14,70% D. 10,84%
⇒ Xem giải
Câu 1 D chứ ad
1A