Tổng hợp Lý thuyết hóa vô cơ (Phần 7)
⇒ Đáp án: (Chưa kiểm duyệt)
301D |
302D | 303D | 304C | 305A | 306C | 307B | 308D | 309C | 310 |
311 |
312 | 313 | 314 | 315 | 316 | 317 | 318 | 319 |
320 |
321 |
322 | 323 | 324 | 325 | 326 | 327 | 328 | 329 |
330 |
331 |
332 | 333 | 334 | 335 | 336 | 337 | 338 | 339 |
340C |
341B |
342C | 343D | 344D | 345A | 346A | 347A | 348C | 349C | 350B |
Câu 301. Cho các chất sau: NaHCO3, (NH2)2CO, (NH4)2CO3, HCOONH4, Al(OH)3, ZnO, KHSO4, Na2HPO4, H2N-CH2-COOH. Số chất vừa tác dụng với dung dịch NaOH; vừa tác dụng với dung dịch HCl là.
A. 7 B. 6 C. 5 D. 8
Câu 302. Phản ứng nào dưới đây không phải là phản ứng oxi hóa – khử?
A. 2KI + H2O + O3 → 2KOH + I2 + O2 B. Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O.
C. 2H2S + SO2 → 3S + 2H2O D. FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S
Câu 303. Dãy gồm các chất nào sau đây đều có tính lưỡng tính?
A. Al, Al2O3, Al(OH)3, NaHCO3. B. Al, Al2O3, Al(OH)3, AlCl3.
C. Al2O3, Al(OH)3, AlCl3, Na[Al(OH)4] D. NaHCO3, Al(OH)3, ZnO, H2O.
Câu 304. Cho các nhận định sau:
(1) Các kim loại đều có khối lượng riêng lớn hơn nước.
(2) Các kim loại đều ở thể rắn.
(3) Tính dẽo, tính dẫn nhiệt, tính dẫn điện và ánh kim là đều do các elctron tự do trong kim loại gây nên.
(4) Các kim loại như Li, Na, K, Cs đều có cấu trúc lập phương tâm khối.
Số nhận định đúng là.
A. 4 B. 3 C. 2 D. 1
Câu 305. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Tính chất hoá học chung của kim loại là tính khử.
B. Nguyên tắc làm mềm nước cứng là làm giảm nồng độ ion Ca2+, Mg2+
C. Có thể điều chế nhôm bằng cách điện phân nóng chảy AlCl3.
D. Trong các hợp chất, nguyên tố kim loại kiềm thổ chỉ có số oxi hóa là +2.
Câu 306. Dãy các chất mà trong phân tử đều có liên kết ion là.
A. AlCl3, NaCl, NaNO3, Na2O B. NaCl, HCl, K2O, CaCl2.
C. NaCl, Na2O, CaO, NaNO3 D. NaNO3, AlCl3, Cl2, NaCl
Câu 307. Cation X2+ có cấu hình electron là 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6. Cho các nhận định sau:
(1) Oxit của X tác dụng được với nước ở điều kiện thường.
(2) Trong mọi hợp chất, X luôn có duy nhất một mức oxi hóa là +2.
(3) Đá vôi, vôi sống, thạch cao đều có chứa nguyên tố X.
(4) Tổng số hạt mang điện của nguyên tử nguyên tố X là 60.
(5) Muối cacbonat của X bị phân hủy bởi nhiệt.
(6) Hợp chất của X được dùng để chế tạo máy bay, tên lửa, ô tô.
Số nhận định đúng là.
A. 3 B. 4 C. 5 D. 6
Câu 308. Khi bón đạm urê cho cây trồng người ta không bón cùng với.
A. phân lân B. đạm 2 lá C. phân natri D. vôi
Câu 309. Kim loại vonfam được dùng làm dây tóc bóng đèn vì những nguyên nhân chính nào sau đây?
A. Là kim loại rất cứng.
B. Là kim loại rất mềm.
C. Là kim loại có nhiệt độ nóng chảy rất cao.
D. Là kim loại có khối lượng phân tử lớn.
Câu 340. Nhận định nào sau đây là đúng.
A. Cho Na vào dung dịch CuSO4 thấy xuất hiện kết tủa màu đỏ.
B. Theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân, các kim loại kiềm có tính khử giảm dần.
C. Các nguyên tố có cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns2 đều là kim loại kiềm thổ.
D. Theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân, các kim loại kiềm thổ có nhiệt độ sôi giảm dần.
Câu 341. Cho phương trình hóa học (a, b, c, d, e, g là các hệ số nguyên tối giản).
aKMnO4 + bHCl → cKCl + dMnCl2 + eCl2 + gH2O
Tỉ lệ b : e là.
A. 8 : 1 B. 16 : 5 C. 8 : 3 D. 12 : 5
Câu 342. Cho các nhận định sau:
(1) Độ dinh dưỡng của phân đạm được tính bằng hàm lượng phần trăm nitơ có trong phân.
(2) Supe phốtphat kép thành phần chính chứa Ca(H2PO4)2 + CaSO4.
(3) Không nên bón phân đạm amoni trên vùng đất nhiễm phèn, nhiễm mặn.
(4) Amophot là phân phức hợp có công thức NH4H2PO4 và (NH4)2HPO4.
Số nhận định đúng là.
A. 2 B. 4 C. 3 D. 1
Câu 343. Phản ứng nào sau đây là sai?
A. AgNO3 + NaCl → NaNO3 + AgCl B. 2Cu + 4HCl + O2 → 2CuCl2 + 2H2O
C. BaCO3 → BaO + CO2 D. Cu + H2SO4 → CuSO4 + H2
Câu 344. Nhận định nào sau đây là sai?
A. Các kim loại kiềm đều tác dụng với nước ở điều kiện thường.
B. Tính dẽo, tính dẫn điện, dẫn nhiệt và ánh kim đều do các electron tự do trong kim loại gây ra.
C. Nhôm là kim loại phổ biến nhất trong võ trái đất.
D. Độ dẫn điện của các kim loại được sắp xếp như sau: Ag > Cu > Au > Fe > Al
Câu 345. Phèn chua có công thức là.
A. KAl(SO4)2.12H2O B. (NH4)Al(SO4)2.12H2O
C. NaAl(SO4)2.12H2O D. LiAl(SO4)2.12H2O
Câu 346. Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Nhúng thanh Zn vào dung dịch FeCl3.
(2) Nhúng thanh Zn vào dung dịch chứa HCl và CuCl2.
(3) Nhúng thanh Zn vào dung dịch CuCl2.
(4) Nhúng thanh Zn vào dung dịch NaOH.
Sau khi kết thúc thí nghiệm, số trường hợp xảy ra ăn mòn điện hóa là.
A. 3 B. 2 C. 4 D. 1
Câu 347. Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Sục từ từ khí CO2 đến dư vào dung dịch Ca(OH)2.
(2) Sục từ từ khí NH3 đến dư vào dung dịch ZnCl2.
(3) Cho từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch AlCl3.
(4) Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch Na[Al(OH)4].
(5) Cho từ từ dung dịch HCl đến dư vào dung dịch Na[Al(OH)4].
Số thí nghiệm có cùng hiện tượng là.
A. 4 B. 3 C. 2 D. 5
Câu 348. Cho các phản ứng sau:
(1) Fe(NO3)2 + AgNO3 (2) SO2 + H2S (3) H2 + Fe3O4
(4) Al + Fe3O4 (5) F2 + H2O (6) Zn + MgCl2
Số phản ứng thu được đơn chất là.
A. 6 B. 4 C. 5 D. 3
Câu 349. Dãy hợp chất nào sau đây là các hợp chất ion
A. KNO3, NaF, H2O B. AlCl3, HCl, NaOH
C. NaCl, CaO, NH4Cl D. HNO3, CaCl2, NH4Cl
Câu 350. Phản ứng nào sau đây không là phản ứng oxi hóa – khử.
A. SO2 + 2H2S → 3S + 2H2O
B. Fe(OH)3 + 3HNO3 → Fe(NO3)3 + 3H2O
C. 4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Fe(OH)3
D. 2Al + 2NaOH + 6H2O → 2Na[Al(OH)4] + 3H2
Bình luận