[2019] Đề kiểm tra kiến thức – Mã đề 320 – Tào Mạnh Đức
⇒ Giải chi tiết và đáp án:
41B | 42D | 43C | 44B | 45D | 46A | 47C | 48C | 49D | 50A |
51A | 52B | 53B | 54A | 55D | 56C | 57B | 58B | 59D | 60D |
61C | 62C | 63C | 64A | 65B | 66D | 67A | 68A | 69B | 70C |
71D | 72C | 73C | 74A | 75B | 76B | 77A | 78D | 79A | 80C |
Câu 41: Trong các ion sau đây, ion nào có tính oxi hóa mạnh nhất?
A. Cu2+. B. Ag+. C. Fe2+. D. Zn2+.
Câu 42: Oxit nào sau đây không tác dụng được với dung dịch NaOH loãng là
A. Al2O3. B. CrO3. C. P2O5. D. Cr2O3.
Câu 43: Kim loại crom tan được trong dung dịch nào sau đây?
A. HNO3 (đặc, nguội). B. NaOH (loãng).
C. HCl (đun nóng). D. H2SO4 (đặc, nguội).
Câu 44: Kim loại nào sau đây không khử được ion Cu2+ trong dung dịch thành Cu là
A. Fe. B. Ca. C. Mg. D. Zn.
Câu 45: Phản ứng nào sau đây không là phản ứng oxi hóa – khử?
A. 4Fe(OH)2 + O2 → 2Fe2O3 + 4H2O. B. 4P + 5O2 → 2P2O5.
C. 2KNO3 → 2KNO2 + O2. D. Ca(HCO3)2 → CaO + 2CO2 + 2H2O.
Câu 46: Dung dịch nào sau đây làm đổi màu quì tím?
A. Lysin. B. Phenol. C. Anilin. D. Alanin.
Câu 47: Dãy các polime thuộc tơ tổng hợp là
A. Tơ lapsan; tơ nitron; tơ visco. B. Tơ nilon-6,6; tơ tằm; sợi bông.
C. Tơ nitron; tơ nilon-6,6; tơ lapsan. D. Tơ nilon-6; tơ axetat; tơ nitron.
Câu 48: Công thức phân tử của etyl axetat là
A. C3H6O2. B. C4H6O2. C. C4H8O2. D. C5H8O2.
Câu 49: Poliacrilonitrin được điều chế từ phản ứng trùng hợp nào sau đây?
A. CH2=CH2. B. CH2=CHCl. C. CH2=CH-CH3. D. CH2=CHCN.
Câu 50: Chất nào sau đây thuộc loại polisaccarit?
A. Tinh bột. B. Glucozơ. C. Saccarozơ. D. Fructozơ.
(Xem giải) Câu 51: Cho 2,24 gam bột Fe vào dung dịch HNO3 đặc, nóng dư. Kết thúc phản ứng thu được V lít khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất của N+5; đktc). Giá trị của V là
A. 2,688. B. 2,016. C. 3,360. D. 2,240.
(Xem giải) Câu 52: Đun nóng phenyl axetat với dung dịch KOH dư, thấy lượng KOH phản ứng là 16,8 gam. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được lượng muối khan là
A. 19,8 gam. B. 34,5 gam. C. 29,7 gam. D. 32,4 gam.
Câu 53: Nhận định nào sau đây là sai?
A. Natri được dùng làm chất trao đổi nhiệt trong một số lò phản ứng hạt nhân.
B. Trong tự nhiên, các kim loại kiềm tồn tạo chủ yếu dưới dạng đơn chất.
C. Nhôm tác dụng được với dung dịch NaOH loãng và dung dịch HCl.
D. Các kim loại kiềm từ Li đến Cs có nhiệt độ nóng chảy giảm dần.
(Xem giải) Câu 54: Cho dung dịch Fe(NO3)2 lần lượt vào các dung dịch: HCl loãng, Na2CO3, AgNO3, NaOH. Số trường hợp có phản ứng xảy ra là
A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.
Câu 55: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Tinh bột, xenlulozơ và peptit đều bị thủy phân trong dung dịch NaOH đun nóng.
B. Ở điều kiện thường, các ancol đa chức đều hòa tan được Cu(OH)2 tạo phức xanh lam.
C. Trùng hợp axit ε-aminocaproic thu được tơ nilon-6.
D. Anilin và phenol đều tác dụng được với nước Br2.
Câu 56: Cho dung dịch các chất: axit axetic; Gly-Ala-Val; glucozơ; saccarozơ. Số chất hòa tan được Cu(OH)2 ở điều kiện thường là
A. 1. B. 2. C. 4. D. 3.
(Xem giải) Câu 57: Trong phòng thí nghiệm, khí CH4 được điều chế bằng cách cho Al4C3 tác dụng với nước, khí CH4 sinh ra có lẫn hơi nước, cách lắp đặt bộ dụng cụ thu khí CH4 khô nào sau đây là đúng?
A. | B. |
C. | D. |
(Xem giải) Câu 58: Cho dãy các chất sau: Al(OH)3, NaHCO3, CO2, Na2Cr2O7. Ở điều kiện thường, số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch NaOH loãng là
A. 2. B. 4. C. 3. D. 1.
(Xem giải) Câu 59: Khử hoàn toàn hỗn hợp chứa 6,96 gam Fe3O4 và 2,4 gam CuO bằng khí CO ở nhiệt độ cao, lấy phần rắn cho vào dung dịch HCl loãng dư, thấy thoát ra V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là
A. 0,672. B. 2,688. C. 1,344. D. 2,016.
(Xem giải) Câu 60: Đun nóng dung dịch chứa m gam hỗn hợp gồm glucozơ và saccarozơ có tỉ lệ mol 1 : 1 trong môi trường axit đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Lấy toàn bộ sản phẩm hữu cơ tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 đun nóng, thu được 19,44 gam Ag. Giá trị m là
A. 10,80. B. 19,08. C. 12,24. D. 15,66.
(Xem giải) Câu 61: Cho các nhận định sau:
(a) Trong tự nhiên, crom không tồn tại dưới dạng đơn chất.
(b) Gang xám chứa ít cacbon, rất cứng và giòn được dùng để luyện thép.
(c) (NH4)Al(SO4)2.12H2O có tên gọi là phèn nhôm.
(d) Nhôm và hợp kim của nhôm được dùng làm khung cửa và trang trí nội thất.
Các nhận định đúng là
A. (a),(b),(c). B. (b),(c),(d). C. (a),(c),(d). D. (a),(b),(d).
Câu 62: Nhận định nào sau đây là sai?
A. Các ankylamin đều tác dụng với dung dịch HCl.
B. Vinyl clorua và butađien đều có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp tạo polime.
C. Các protein đơn giản là những chất chứa tối đa 10 gốc α-amino axit.
D. Các α-amino axit đều có tính lưỡng tính.
(Xem giải) Câu 63: Nhúng thanh Zn vào 200 ml dung dịch chứa AgNO3 0,4M và Fe(NO3)3 0,6M. Sau khi kết thúc phản ứng, khối lượng thanh Zn thay đổi như thế nào so với trước phản ứng?
A. giảm 2,74 gam. B. tăng 6,04 gam. C. tăng 1,06 gam. D. không đổi.
(Xem giải) Câu 64: Cho 23,64 gam hỗn hợp gồm glyxin và axit glutamic tác dụng vừa đủ với 320 ml dung dịch NaOH 1M. Phần trăm khối lượng của glyxin là
A. 25,38%. B. 31,73%. C. 19,04%. D. 38,07%.
(Xem giải) Câu 65: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho etilen tác dụng với dung dịch Br2 trong CCl4.
(b) Cho propin tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3.
(c) Cho phenol tác dụng với nước Br2.
(d) Đun nóng tristearin với dung dịch NaOH loãng dư.
(e) Cho axit axetic tác dụng với NaHCO3.
Số thí nghiệm xảy ra phản ứng oxi hóa – khử là
A. 4. B. 2. C. 5. D. 3.
(Xem giải) Câu 66: Hòa tan hết 10,82 gam hỗn hợp gồm Na và Al2O3 trong nước dư, thu được dung dịch X và 1,792 lít khí H2 (đktc). Cho 200 ml dung dịch HCl 1M vào dung dịch X, thu được lượng kết tủa là
A. 8,58 gam. B. 4,68 gam. C. 9,36 gam. D. 9,88 gam.
(Xem giải) Câu 67: Đun nóng 15,0 gam hỗn hợp T gồm hai este đơn chức X và Y (MX < MY) với dung dịch NaOH vừa đủ, chưng cất dung dịch sau phản ứng thu được hỗn hợp Z gồm hai ancol kế tiếp trong dãy đồng đẳng. Đốt cháy hoàn toàn Z, thu được 18,48 gam CO2 và 10,8 gam H2O. Phần trăm khối lượng của Y trong T là
A. 40,8%. B. 70,4%. C. 29,6%. D. 59,2%.
(Xem giải) Câu 68: Xà phòng hóa hoàn toàn một triglixerit X với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được 1 mol glixerol, 2 mol natri oleat và 1 mol natri strearat. Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Công thức phân tử của X là C55H102O6.
B. Hiđro hóa hoàn toàn 1 mol X cần dùng 2 mol H2 (xúc tác Ni, t°).
C. Phân tử X có chứa 5 liên kết π.
D. Có 2 đồng phân cấu tạo thỏa mãn tính chất của X.
(Xem giải) Câu 69: Cho các phản ứng sau:
(a) Ca3(PO4)2 + 3H2SO4 (đặc) → 3CaSO4 + 2H3PO4.
(b) P2O5 + 3H2O → 2H3PO4.
(c) P + 5HNO3 (đặc) → H3PO4 + 5NO2 + H2O.
(d) Na3PO4 + 3HCl (loãng) → H3PO4 + 3NaCl.
Phản ứng dùng để điều chế axit H3PO4 trong phòng thí nghiệm là
A. (b). B. (c). C. (d). D. (a).
(Xem giải) Câu 70: Cho các nhận định sau:
(a) Tinh bột và xenlulozơ thuộc loại polisaccarit.
(b) Poli(metyl metacrylat) là vật liệu polime có tính dẻo.
(c) Ở điều kiện thường, stiren là chất khí, không màu, không tan trong nước.
(d) Axetien tác dụng được với dung dịch AgNO3/NH3 tạo kết màu vàng.
(e) Có thể dùng Cu(OH)2 để phân biệt etilen glicol và glixerol.
(g) Các axit như HCOOH và CH3COOH đều là axit yếu.
Số nhận định đúng là
A. 5. B. 6. C. 4. D. 3.
(Xem giải) Câu 71: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho Ag vào dung dịch HCl 36,5%.
(b) Điện phân dung dịch CuSO4 bằng điện cực trơ.
(c) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3.
(d) Cho mẩu Na vào dung dịch CuSO4.
(e) Đốt cháy NH3 trong oxi có xúc tác Pt ở 850°C.
Số thí nghiệm tạo ra đơn chất khí là
A. 5. B. 3. C. 4. D. 2.
(Xem giải) Câu 72: Cho sơ đồ phản ứng sau:
Các chất X, Y, Z, T là các hợp chất của crom. X, Y, Z lần lượt là:
A. Na2Cr2O7, Cr2(SO4)3, NaCrO2. B. Na2CrO4, Cr2(SO4)3, Na2Cr2O7.
C. Na2CrO4, Cr2(SO4)3, NaCrO2. D. Na2Cr2O7, NaCrO2, Na2CrO4.
(Xem giải) Câu 73: Tiến hành điện phân dung dịch chứa 0,1 mol Cu(NO3)2 và 0,2 mol KCl bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp đến khi khối lượng dung dịch giảm 10,8 gam thì dừng điện phân. Bỏ qua sự phân li của nước. Dung dịch sau điện phân chứa các ion nào sau đây?
A. K+, OH- và NO3-. B. K+, H+ và NO3-.
C. Cu2+, K+, NO3- và Cl-. D. Cu2+, H+ và NO3-.
(Xem giải) Câu 74: Este X hai chức, trong phân tử chứa vòng benzen và có công thức là C9H8O4. Đun nóng 1 mol X với dung dịch NaOH dư, thu được một 1 mol chất Y, 2 mol chất Z và 1 mol H2O. Chất Y tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, dư thu được chất hữu cơ T. Cho các nhận định sau:
(a) Chất Z cho được phản ứng tráng bạc.
(b) Chất T tác dụng với NaOH dư, theo tỉ lệ mol 1 : 2.
(c) Phân tử chất Z chứa một nguyên tử oxi.
(d) Chất X tác dụng với NaOH dư, theo tỉ lệ mol 1 : 2.
Số nhận định đúng là
A. 1. B. 3. C. 4. D. 2.
(Xem giải) Câu 75: X, Y, Z là ba peptit đều mạch hở và có khối lượng phân tử tăng dần; tổng số liên kết peptit trong X, Y, Z là 10. Đốt cháy hoàn toàn X cũng như Y có cùng số mol đều thu được số mol CO2 như nhau. Thủy phân hoàn toàn hỗn hợp E chứa X, Y, Z có tỉ lệ mol tương ứng 4 : 4 : 3, thu được hỗn hợp gồm 0,21 mol glyxin và 0,25 mol alanin. Phần trăm khối lượng của Z có trong hỗn hợp E là
A. 35,30%. B. 38,04%. C. 40,79%. D. 41,43%.
(Xem giải) Câu 76: Hòa tan hết hỗn hợp gồm Na và BaO vào 400 gam nước thu được dung dịch X. Sục khí CO2 đến dư vào X, sự phụ thuộc số mol kết tủa BaCO3 và số mol khí CO2 được biểu diễn theo đồ thị sau:
Giả sử nước bay hơi không đáng kể. Nồng độ phần trăm của NaOH trong dung dịch X là
A. 13,35%. B. 13,40%. C. 13,30%. D. 13,45%.
(Xem giải) Câu 77: Hỗn hợp X gồm glyxin, alanin và axit glutamic. Hỗn hợp Y gồm triolein, tristearin và tripanmitin. Lấy hỗn hợp T gồm m gam X và m gam Y tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được 4,6 gam glixerol và (2m + 13,192) gam muối. Nếu lấy m gam X tác dụng với dung dịch KOH vừa đủ, thu được (1,75m – 11,657) gam muối. Giá trị gần nhất của m là
A. 45. B. 50. C. 40. D. 55.
(Xem giải) Câu 78: Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp gồm Al và FeO trong khí trơ, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn X. Chia rắn X làm 2 phần bằng nhau. Phần 1 cho vào dung dịch NaOH dư, thấy lượng NaOH phản ứng là 4,8 gam, thu được 16,56 gam hỗn hợp rắn không tan. Phần 2 cho vào dung dịch HCl loãng (lấy dư 20% so với phản ứng), thu được dung dịch Y. Cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch Y, kết thúc phản ứng, thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5) và m gam kết tủa. Giá trị gần nhất của m là
A. 176. B. 172. C. 174. D. 170.
(Xem giải) Câu 79: X, Y là hai axit cacboxylic đều đơn chức, hơn kém nhau một nguyên tử cacbon; Z là ancol no, hai chức; T là este mạch hở được tạo bởi X, Y, Z. Đốt cháy hoàn toàn 45,72 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z, T cần dùng 2,41 mol O2, thu được CO2 và 27,36 gam H2O. Hiđro hóa hoàn toàn 45,72 gam E cần dùng vừa đủ 0,65 mol H2 (xúc tác Ni, t0) thu được hỗn hợp F. Đun nóng toàn bộ F cần dùng 400 ml dung dịch NaOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 41,9 gam muối. Phần trăm khối lượng của T có trong hỗn hợp E là
A. 51,44%. B. 64,30%. C. 42,87%. D. 34,29%.
(Xem giải) Câu 80: Hòa tan hết 20,08 gam hỗn hợp rắn X gồm Mg và Fe3O4 trong 300 gam dung dịch HNO3 29,4%. Sau khi kết thúc phản ứng, thấy thoát ra 4,12 gam hỗn hợp khí Y gồm NO, N2O và 0,02 mol N2; đồng thời thu được dung dịch Z, trong đó nồng độ phần trăm của Mg(NO3)2 là 21,078%. Cho dung dịch chứa 1,24 mol NaOH vào dung dịch Z, lọc bỏ kết tủa, cô cạn dung dịch nước lọc, sau đó đem nung đến khối lượng không đổi thu được 84,4 gam rắn khan. Tỉ khối hơi của Y so với He bằng a. Giá trị gần nhất của a là
A. 9,4. B. 8,3. C. 8,5. D. 9,2.
Câu 58 đề hỏi là số oxit mà anh
Sửa đề thành số chất trong dãy.