[2019] Thi thử THPT Quốc gia trường Chuyên Vĩnh Phúc (Lần 3)

File word đề thi, đáp án và giải chi tiết

⇒ Giải chi tiết và đáp án:

1B 2D 3D 4B 5A 6A 7C 8B 9C 10B
11B 12D 13B 14B 15D 16D 17A 18A 19D 20A
21C 22C 23A 24D 25A 26B 27D 28B 29B 30B
31C 32A 33B 34C 35D 36C 37C 38D 39C 40C

Câu 1. Kim loại nào sau dây được điều chế bằng phản ứng nhiệt luyện?

A. Ca.       B. Fe.       C. Al.         D. Na.

Câu 2. Kim loại nào sau đây thuộc nhóm IIA?

A. Na.       B. Al.       C. Fe.       D. Ca.

Câu 3. Cho 0,9 gam glucozơ tác dụng hết với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3, thu được m gam Ag. Giá trị của m là

A. 2,16.       B. 1,62.       C. 0,54.       D. 1,08.

Câu 4. Cho dung dịch KOH vào dung dịch chất X, thu được kết tủa màu xanh nhạt. Chất X là

A. CuCl2.       B. FeCl2.       C. MgCl2.       D. FeCl3.

Câu 5. Isoamyl axetat là este có mùi chuối chín. Công thức của isoamyl axetat là

A. CH3COOCH2CH2CH(CH3)2.       B. C4H9COOCH3.

C. CH3OOCCH2CH(CH3)2.       D. CH3COOCH3.

Câu 6. Dẫn khí CO dư qua ống sứ đựng 8 gam bột CuO nung nóng, thu được hỗn hợp khí X. Cho toàn bộ X vào nước vôi trong dư, thu được m gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là

A. 10.       B. 5.       C. 12.       D. 8.

Câu 7. Chất nào sau đây thuộc loại đisaccarit?

A. Xenlulozơ.       B. Glucozơ.       C. Saccarozơ.       D. Tinh bột.

(Xem giải) Câu 8. Thủy phân hoàn toàn 1 mol peptit mạch hở X, thu được 2 mol Gly; 2 mol Ala và 1 mol Val. Mặt khác, thủy phân không hoàn toàn X, thu được hỗn hợp các amino axit và các peptit (trong đó có Gly-Ala-Val). Số công thức cấu tạo phù hợp với tính chất của X là:

A. 4.       B. 6.       C. 3.       D. 5.

Câu 9. Kim loại Cu tan được trong dung dịch nào sau đây?

A. HCl.       B. BaCl2.       C. HNO3.       D. NaOH.

(Xem giải) Câu 10. Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Nhúng thanh Cu nguyên chất vào dung dịch FeCl3.
(b) Cắt miếng sắt tây (sắt tráng thiếc) để trong không khí ẩm.
(c) Nhúng thanh Zn vào dung dịch H2SO4 loãng có nhỏ vài giọt dung dịch CuSO4.
(d) Quấn sợi dây đồng vào đinh sắt rồi nhúng vào cốc đựng dung dịch NaCl.
Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm chỉ xảy ra ăn mòn hóa học là

A. 3.       B. 1.       C. 4.       D. 2.

Câu 11. Polivinyl clorua (PVC) được điều chế từ phản ứng trùng hợp chất nào sau đây?

A. CH2=CCl2.       B. CH2=CHCl.       C. CH2=CHCl-CH3.       D. CH3-CH2Cl.

(Xem giải) Câu 12. Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho dung dịch HCl vào dung dịch NaAlO2 dư.
(b) Cho Al2S3 vào dung dịch HCl dư.
(c) Cho Al vào dung dịch NaOH.
(d) Cho dung dịch NH3 vào dung dịch AlCl3.
(e) Cho khí CO2 vào dung dịch NaAlO2.
(g) Cho kim loại Al vào dung dịch FeCl3 dư.
Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm thu được kết tủa là

A. 5.       B. 4.       C. 2.       D. 3.

Câu 13. Công thức hóa học của polietilen (PE) là

A. (-CH3-CH3-)n.       B. (-CH2-CH2-)n.       C. (-CH2-CH(CH3)-)n.       D. (-CH2-CHCl-)n

Câu 14. Oxit nào sau đây được dùng để được dùng để luyện gang – thép?

A. Cr2O3.       B. Fe2O3.       C. ZnO.       D. CuO.

Bạn đã xem chưa:  [2019] Thi thử THPT Quốc gia của Sở GDĐT Ninh Bình (Lần 1)

Câu 15. Kim loại nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất?

A. Zn.       B. Fe.       C. Ag.       D. Hg.

Câu 16. Cho 15 gam hỗn hợp gồm hai amin đơn chức tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch HCl 0,75M, thu được dung dịch chứa 23,76 gam hỗn hợp muối. Giá trị của V là

A. 720.       B. 480.       C. 329.       D. 320.

Câu 17. Khi cho Fe vào dung dịch hỗn hợp các muối AgNO3, Cu(NO3)2, Pb(NO3)2 thì Fe sẽ khử các ion kim loại theo thứ tự nào sau đây

A. Ag+, Cu2+, Pb2+.      B. Ag+, Pb2+, Cu2+.      C. Cu2+, Ag+, Pb2+.      D. Pb2+, Ag+, Cu2+.

Câu 18. Đốt cháy hoàn toàn a gam hỗn hợp các este no, đơn chức mạch hở. Sản phẩm cháy được dẫn vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2, thấy khối lượng bình tăng 6,2 gam. Số mol CO2 và H2O sinh ra lần lượt là

A. 0,1 và 0,1.       B. 0,1 và 0,02.       C. 0,01 và 0,01.       D. 0,1 và 0,2.

Câu 19. Dung dịch Ala-Val phản ứng được với dung dịch nào sau đây?

A. KCl.       B. NaNO3.       C. KNO3.         D. H2SO4.

Câu 20. Thủy phân hoàn toàn tinh bột, thu được monosaccarit A. Hiđro hóa A thu được chất hữu cơ B. Hai chất A, B lần lượt là

A. Glucozơ, sobitol.     B. Saccarozơ, glucozơ.     C. Glucozơ, axit gluconic.     D. Fructozơ, sobitol.

Câu 21. Đun nóng chất hữu cơ X (C5H11O2N) với dung dịch NaOH, thu được C2H4O2NNa và chất hữu cơ Y. Cho hơi Y qua CuO nung nóng, thu được chất hữu cơ Z có khả năng tráng gương. Công thức cấu tạo của X là

A. CH2=CH-COONH3-C2H5.       B. CH3(CH2)4NO2.

C. NH2-CH2-COOCH2-CH2-CH3.       D. NH2-CH2-CH2-COOC2H5.

(Xem giải) Câu 22. Hỗn hợp X gồm axit panmitic, axit stearic và triglixerit Y. Đốt cháy hoàn toàn m gam X, thu được 1,56 mol CO2 và 1,52 mol H2O. Mặt khác, m gam X tác dụng vừa đủ với 0,09 mol NaOH trong dung dịch, thu được glixerol và dung dịch chỉ chứa a gam hỗn hợp muối natri panmitat, natri stearat. Giá trị của a là

A. 26,40.       B. 27,70.       C. 25,86.       D. 27,30.

(Xem giải) Câu 23. Cho sơ đồ phản ứng theo đúng tỉ lệ mol:
(a) X + 2NaOH → X1 + 2X2 (đun nóng)
(b) X1 + H2SO4 → X3 + Na2SO4
(c) nX3 + nX4 → Poli(etilen terephtalat) + 2nH2O (đun nóng, xúc tác)
(d) X2 + CO → X5 (đun nóng, xúc tác)
(e) X4 + 2X5 ↔ X6 + 2H2O (H2SO4 đặc, đun nóng)
Cho biết X là este có công thức phân tử C10H10O4. X1, X2, X3, X4, X5, X6 là các hợp chất hữu cơ khác nhau. Phân tử khối của X6 là

A. 146.       B. 118.       C. 104.       D. 132.

(Xem giải) Câu 24. Hỗn hợp E gồm chất X (CmH2m+4O4N2, là muối của axit cacboxylic hai chức) và chất Y (CnH2n+3O2N, là muối của axit cacboxylic đơn chức). Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol E cần vừa đủ 0,26 mol O2 thu được N2, CO2 và 0,4 mol H2O. Mặt khác, cho 0,1 mol E tác dụng hết với dung dịch NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được hỗn hợp hai chất khí đều làm xanh quỳ tím ẩm và a gam hỗn hợp hai muối khan. Giá trị của a là

A. 11,60.       B. 9,44.       C. 11,32.       D. 10,76.

Câu 25. Cho dung dịch metylamin dư lần lượt vào các dung dịch riêng biệt sau: AlCl3, FeCl3, Zn(NO3)2, Cu(NO3)2, HCl, Na2SO4. Sau khi các phản ứng kết thúc, số kết tủa thu được là

A. 2.       B. 4.       C. 1.       D. 3.

(Xem giải) Câu 26. Cho X, Y là hai axit cacboxylic đơn chức (MX < MY); T là este ba chức, mạch hở được tạo bởi X, Y với glixerol. Cho 23,06 gam hỗn hợp E gồm X, Y, T và glixerol (với số mol của X bằng 8 lần số mol của T) tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 2M, thu được hỗn hợp F gồm hai muối có tỉ lệ mol 1 : 3 và 3,68 gam glixerol. Đốt cháy hoàn toàn F cần vừa đủ 0,45 mol O2, thu được Na2CO3, H2O và 0,4 mol CO2. Phần trăm khối lượng của T trong E có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?

Bạn đã xem chưa:  [2021] Thi thử TN trường Tĩnh Gia 4 - Thanh Hóa

A. 35.       B. 26.       C. 25.       D. 29.

(Xem giải) Câu 27. Hỗn hợp E gồm 4 este đều có công thức C8H8O2 và có vòng benzen. Cho 16,32 gam E tác dụng tối đa với V lít dung dịch NaOH 1M (đun nóng), thu được hỗn hợp X gồm các ancol và 18,78 gam hỗn hợp muối. Cho hoàn toàn X vào bình đựng kim loại Na dư, sau khi phản ứng kết thúc khối lượng chất rắn trong bình tăng 3,83 gam so với ban đầu. Giá trị của V là

A. 240.       B. 100.       C. 120.       D. 190.

(Xem giải) Câu 28. Cho X; Y; Z là 3 peptit mạch hở (phân tử có số nguyên tử cacbon tương ứng là 8; 9; 11; Z có nhiều hơn Y một liên kết peptit); T là este no, đơn chức, mạch hở. Chia 249,56 gam hỗn hợp E gồm X; Y; Z; T thành hai phần bằng nhau. Đốt cháy hoàn toàn phần một, thu được a mol CO2 và (a – 0,11) mol H2O. Thủy phân hoàn toàn phần hai bằng dung dịch NaOH vừa đủ, thu được ancol etylic và 133,18 gam hỗn hợp G (gồm bốn muối của Gly; Ala; Val và axit cacboxylic). Đốt cháy hoàn toàn G, cần vừa đủ 3,385 mol O2. Phần trăm khối lượng của Y trong E là:

A. 2,08%.       B. 4,17%.       C. 3,21%.         D. 1,61%.

Câu 29. Poli(metyl metacrylat) và nilon-6 được tạo thành từ các monome tương ứng là

A. CH2=CH-COOCH3 và NH2-(CH2)6-COOH.

B. CH2=C(CH3)-COOCH3 và NH2-(CH2)5-COOH.

C. CH3COO-CH=CH2 và NH2-(CH2)5-COOH.

D. CH2=C(CH3)-COOCH3 và NH2-(CH2)6-COOH.

(Xem giải) Câu 30. Este X có công thức phân tử C6H10O4. Xà phòng hóa hoàn toàn X bằng dung dịch NaOH, thu được ba chất hữu cơ Y, Z, T. Biết Y tác dụng với Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam. Nung nóng Z với hỗn hợp rắn gồm NaOH và CaO, thu được CH4. Phát biểu nào sau đây sai?

A. X có hai công thức cấu tạo phù hợp.       B. Y có mạch cacbon phân nhánh.

C. T có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.       D. Z không làm mất màu dung dịch brom.

Câu 31. Khi nghiên cứu cacbohiđrat X ta nhận thấy: X không tráng gương, có một đồng phân và X thủy phân trong nước được hai sản phẩm. Vậy X là

A. Glucozơ.         B. Tinh bột.         C. Saccarozơ.         D. Fructozơ.

(Xem giải) Câu 32. Cho các phát biểu sau:
(a) Sau khi mổ cá, có thể dùng chanh để giảm mùi tanh.
(b) Dầu thực vật và dầu nhớt bôi trơn máy có cùng thành phần chính là chất béo.
(c) Cao su được trùng hợp từ isopren gọi là cao su thiên nhiên.
(d) Khi làm trứng muối (ngâm trúng trong dung dịch NaCl bão hòa) xảy ra hiện tượng đông tụ protein.
(e) Thành phần chính của tóc là protein.
(g) Để giảm đau nhức khi bị kiến đốt, có thể bôi giấm ăn vào vết đốt.
Số phát biểu đúng là

A. 3.         B. 4.         C. 5.         D. 2.

(Xem giải) Câu 33. Cho 0,1 mol chất X có công thức là C2H12O4N2S tác dụng với dung dịch chứa 0,35 mol NaOH đun nóng thu được chất khí làm xanh giấy quỳ tím ẩm và dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là

A. 16,0.         B. 20,2.         C. 26,4.         D. 28,2.

Bạn đã xem chưa:  [2019] Thi thử THPT Quốc gia trường Hàm Rồng - Thanh Hóa (Lần 2)

(Xem giải) Câu 34. Cho hỗn hợp E gồm 0,1 mol X (C5H11O4N) và 0,15 mol Y (C5H14O4N2, là muối của axit cacboxylic hai chức) tác dụng hoàn toàn với dung dịch KOH, thu được một ancol đơn chức, hai amin no (kế tiếp trong dãy đồng đẳng) và dung dịch T. Cô cạn T, thu được hỗn hợp G gồm ba muối khan có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử (trong đó có hai muối của hai axit cacboxylic và muối của một α-amino axit). Phần trăm khối lượng của muối có phân tử khối lớn nhất trong G là

A. 24,57%.       B. 52,89%.       C. 54,13%.         D. 25,53%.

(Xem giải) Câu 35. Thủy phân hoàn toàn a gam triglixerit X trong dung dịch NaOH, thu được glixerol và dung dịch chứa m gam hỗn hợp muối (gồm natri stearat; natri panmitat và C17HyCOONa). Đốt cháy hoàn toàn a gam X cần 1,55 mol O2, thu được H2O và 1,1 mol CO2. Giá trị của m là:

A. 16,12.         B. 19,56.         C. 17,96.         D. 17,72.

(Xem giải) Câu 36. Cho sơ đồ chuyển hóa sau:
(1) n-pentan → A + B và D + E. (2) A + Cl2 → CH3-CHCl-CH3 + F.
(3) CH3COONa + NaOH → D + G. (4) D + Cl2 → L + F.
(5) CH3-CHCl-CH3 + L + Na → M + NaCl.
Các chất A, B, D, E và M lần lượt có cấu tạo là

A. CH3-CH3, CH(CH3)3, CH4, CH3-CH2-CH2-CH3. CH3-CH2-CH3.

B. CH3-CH2-CH3, CH4, CH3-CH3, CH3-CH2-CH2-CH3, CH(CH3)3.

C. CH3-CH2-CH3, CH2=CH2, CH4, CH2=CH-CH2-CH3, CH(CH3)3.

D. CH4, CH3-CH2-CH2-CH3, CH3-CH2-CH3, CH3-CH3, CH(CH3)3.

(Xem giải) Câu 37. Hỗn hợp E gồm ba este mạch hở, đều có bốn liên kết pi (π) trong phân tử, trong đó có một este đơn chức là este của axit metacrylic và hai este hai chức là đồng phân của nhau. Đốt cháy hoàn toàn 12,22 gam E bằng O2, thu được 0,37 mol H2O. Mặt khác, cho 0,36 mol E phản ứng vừa đủ với 234 ml dung dịch NaOH 2,5M, thu đươc hỗn hợp X gồm các muối của các axit cacboxylic không no, có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử; hai ancol không no, đơn chức có khối lượng m1 gam và một ancol no, đơn chức có khối lượng m2 gam. Tỉ lệ m1 : m2 có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 1,1.         B. 4,7.         C. 2,9.         D. 2,7.

(Xem giải) Câu 38. Hỗn hợp X gồm alanin, axit glutamic và axit acrylic. Hỗn hợp Y gồm propen và trimetylamin. Đốt cháy hoàn toàn a mol X và b mol Y thì tổng số mol oxi cần dùng vừa đủ là 1,14 mol, thu được H2O, 0,1 mol N2 và 0,91 mol CO2. Mặt khác, khi cho a mol X tác dụng với dung dịch KOH dư thì lượng KOH phản ứng là m gam. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là

A. 11,2.           B. 16,8.           C. 10,0.           D. 14,0.

(Xem giải) Câu 39. Cho các phát biểu sau:
(a) Đipeptit Val-Lys có phản ứng màu biurê.
(b) Dung dịch axit glutamic đổi màu quỳ tím thành xanh.
(c) Etyl fomat và glucozơ có cùng công thức đơn giản nhất.
(d) Phenylamin có lực bazơ mạnh hơn amoniac.
(e) Saccarozơ có phản ứng thủy phân trong môi trường axit.
(g) Vinyl axetat làm mất màu dung dịch brôm.
Số phát biểu đúng là

A. 4.         B. 5.         C. 2.         D. 3.

(Xem giải) Câu 40. Cho các phát biểu sau:
(a) Thủy phân triolein thu được etilen glicol.
(b) Tinh bột bị thủy phân khi có xúc tác axit hoặc enzim.
(c) Thủy phân vinyl fomat thu được hai sản phẩm đều có phản ứng tráng bạc.
(d) Trùng ngưng ε-aminocaproic, thu được policaproamit.
(e) Chỉ dùng quỳ tím có thể phân biệt ba dung dịch alanin, lysin, axit glutamic.
(g) Phenylamin tan ít trong nước nhưng tan tốt trong dung dịch HCl.
Số phát biểu đúng là

A. 4.         B. 2.         C. 5.          D. 3.

2
Bình luận

200
Mới nhất Cũ nhất Thích nhiều nhất
hieu saam

30 la dap an A ko pai D

phạm bình

ad làm pdf tổng hợp bài tập biện luận công thức tìm chất đi ạ

error: Chúc bạn học tốt và luôn vui nhé !!