[2019] Thi thử THPT Quốc gia trường Nguyễn Tất Thành – Hồ Chí Minh
⇒ File word đề thi, đáp án và giải chi tiết
⇒ Giải chi tiết và đáp án:
41D | 42A | 43D | 44A | 45B | 46D | 47C | 48B | 49B | 50D |
51C | 52C | 53B | 54C | 55C | 56B | 57C | 58B | 59A | 60B |
61C | 62D | 63B | 64B | 65A | 66C | 67A | 68A | 69A | 70C |
71B | 72D | 73C | 74D | 75D | 76A | 77D | 78A | 79A | 80D |
Câu 41: Khi cho X (C3H6O2) tác dụng với dung dịch NaOH, đun nóng thu được HCOONa. Tên của X là
A. axit axetic. B. axit fomic. C. metyl axetat. D. etyl fomat.
Câu 42: Số oxi hóa của crom trong hợp chất K2Cr2O7 là
A. +6. B. +3. C. +4. D. +2.
Câu 43: Kim loại nào sau đây có tính dẫn điện tốt nhất?
A. Cu. B. Au. C. Al. D. Ag.
(Xem giải) Câu 44: Đốt cháy hoàn toàn amin đơn chức X bằng O2, thu được 2,24 lít N2, 13,44 lít CO2 (các khí đo ở đktc) và 12,6 gam H2O. Công thức phân tử của X là
A. C3H7N. B. C4H11N. C. C3H9N. D. C4H9N.
Câu 45: Amino axit X làm hồng quỳ tím; amino axit Y làm xanh quỳ tím. X, Y lần lượt là
A. axit glutamic, anilin. B. axit glutamic, lysin.
C. glyxin, lysin. D. glyxin, anilin.
Câu 46: Khi mở nắp chai nước ngọt có gaz, lại có nhiều bóng khí thoát ra. Khí này được nén trong chai nước ngọt dưới áp suất thấp. Khi uống vào cơ thể, khí này có tác dụng kích thích nhẹ thành dạ dày, tăng cường việc tiết dịch vị, giúp nhiều cho tiêu hóa. Bóng khí thoát ra ở trên là khí nào sau đây?
A. N2. B. H2. C. HCl. D. CO2.
Câu 47: Để làm sạch lớp cặn trong các dụng cụ đun và chứa nước nóng, người ta dùng
A. dung dịch muối ăn. B. nước vôi trong. C. giấm ăn. D. ancol etylic.
Câu 48: Trường hợp nào sau đây xảy ra phản ứng?
A. Ag + H2SO4 (loãng) → B. Na + H2O →
C. Be và H2O → D. Al + H2SO4 (đặc, nguội) →
Câu 49: Chất nào sau đây là polime thiên nhiên?
A. Nilon-6,6. B. Tơ tằm. C. Polietilen. D. Tơ visco.
Câu 50: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Dùng nước brom có thể phân biệt được glucozơ và fructozơ.
B. Tinh bột là polime thiên nhiên, nó tạo với dung dịch iot hợp chất có màu xanh tím.
C. Xenlulozơ là thành phần chính tạo nên màng tế bào thực vật.
D. Saccarozơ còn có tên gọi là đường nho; glucozơ còn có tên gọi là đường mía.
Câu 51: Tỉ lệ số người chết về bệnh phổi do hút thuốc lá gấp hàng chục lần số người không hút thuốc lá. Chất gây nghiện và gây ung thư có trong thuốc lá là
A. cafein. B. moocphin. C. nicotin. D. aspirin.
(Xem giải) Câu 52: Thực hiện thí nghiệm điều chế khí X, khí X được thu vào bình tam giác bằng 1 trong 2 cách theo hình vẽ dưới đây đều được:
X có thể là khí nào sau đây?
A. NH3. B. CO2. C. H2. D. HCl.
(Xem giải) Câu 53: Cho sơ đồ các phản ứng:
3C17H33COOH (mạch hở) + C3H5(OH)3 → triglixerit X + 3H2O;
X + 3H2 → Y;
Y + 3NaOH (dung dịch) → 3Z + C3H5(OH)3.
Tên của Z là
A. natri panmitat. B. natri stearat. C. natri oleat. D. natri linoleat.
Câu 54: Mùi tanh của cá (đặc biệt là cá mè) chủ yếu là do hỗn hợp một số amin (nhiều nhất trimetylamin). Cách nào sau đây không thể dùng để khử mùi tanh của cá?
A. Dùng gừng. B. Dùng giấm ăn. C. Dùng dung dịch NaOH. D. Dùng chanh.
Câu 55: Nung hoàn toàn Fe(NO3)3, Fe(OH)3, FeCO3 trong không khí đến khối lượng không đổi chỉ thu được chất rắn là
A. Fe(OH)3. B. FeO. C. Fe2O3. D. Fe(OH)2.
Câu 56: Chất nào sau đây dẫn điện?
A. Dung dịch saccarozơ (C12H22O11). B. Dung dịch muối ăn (NaCl).
C. Nước cất. D. Dung dịch ancol etylic (C2H5OH).
(Xem giải) Câu 57: Cho luồng khí CO dư đi qua ống sứ đựng 16,08 gam hỗn hợp Fe3O4 và FeO (nung nóng), thu được m gam chất rắn và hỗn hợp khí X. Cho X vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 27 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A. 20,40. B. 27,96. C. 11,76. D. 23,64.
(Xem giải) Câu 58: Sục từ từ khí CO2 đến dư vào dung dịch gồm a mol NaOH và b mol Ca(OH)2. Sự phụ thuộc của số mol kết tủa CaCO3 vào số mol CO2 được biểu diễn theo đồ thị sau:
Tỉ lệ a : b tương ứng là
A. 4 : 3. B. 8 : 5. C. 7 : 4. D. 4 : 7.
Câu 59: Cho m gam glucozơ qua lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng, sau khi phản ứng kết thúc thu được 10,8 gam Ag. Giá trị của m là
A. 9. B. 6. C. 18. D. 12.
Câu 60: Cacbohiđrat nào sau đây thuộc loại đisaccarit?
A. Glucozơ. B. Saccarozơ. C. Xenlulozơ. D. Tinh bột.
Câu 61: Chất nào sau đây tác dụng được với dung dịch Ba(HCO3)2?
A. KNO3. B. Ca(NO3)2. C. H2SO4. D. NaCl.
Câu 62: Quặng boxit dùng để sản xuất kim loại nào sau đây?
A. Cr. B. Cu. C. Na. D. Al.
(Xem giải) Câu 63: Hình vẽ sau đây mô tả thí nghiệm điều chế chất hữu cơ X:
Cho các phát biểu sau:
(a) Chất hữu cơ X là CH3COOC2H5.
(b) Phản ứng điều chế X có tên gọi là phản ứng este hóa, đây là phản ứng một chiều.
(c) H2SO4 đặc có vai trò vừa làm chất xúc tác vừa làm tăng hiệu suất tạo sản phẩm.
(d) Chất hữu cơ X qua ống dẫn dưới dạng hơi nên cần làm lạnh bằng nước đá để ngưng tụ.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 3. C. 1. D. 4.
(Xem giải) Câu 64: Cho 10,4 gam hỗn hợp X gồm Al và Fe tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được 6,72 lít H2 (đktc). Khối lượng của Fe trong X là
A. 2,3 gam. B. 5,0 gam. C. 5,6 gam. D. 7,7 gam.
(Xem giải) Câu 65: Hòa tan hết 14,8 gam hỗn hợp Fe và Cu trong 126 gam HNO3 48% thu được dung dịch X (không chứa muối amoni). Cho X phản ứng với 400 ml dung dịch hỗn hợp NaOH 1M và KOH 0,5M thu được kết tủa Y và dung dịch Z. Nung Y trong không khí đến khối lượng không đổi được 20 gam Fe2O3 và CuO. Cô cạn Z thu được hỗn hợp rắn khan T. Nung T đến khối lượng không đổi được 42,86 gam hỗn hợp rắn. Nồng độ phần trăm của Fe(NO3)3 trong X có giá trị gần nhất với:
A. 7,9 B. 6,9 C. 8,2 D. 7,6
(Xem giải) Câu 66: Đốt cháy hiđrocacbon X mạch hở (26 < MX < 58), thu được CO2 và H2O theo tỉ lệ thể tích tướng ứng 2 : 1. Dẫn 11,2 lít (đktc) hỗn hợp gồm X và H2 qua bột Ni, nung nóng, sau một thời gian phản ứng, thu được 4,48 lít (đktc) hỗn hợp khí Y có tỉ khối hơi so với H2 bằng 25. Hỗn hợp khí Y làm màu tối đa a mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của a là
A. 0,28. B. 0,17. C. 0,24. D. 0,14.
(Xem giải) Câu 67: Cho các phát biểu sau:
(a) Có thể dùng Na3PO4 làm mất tính cứng của nước cứng toàn phần.
(b) Cho kim loại Ba vào lượng dư dung dịch CuSO4, sau phản ứng thu được Cu.
(c) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch K2Cr2O7 sẽ thấy xuất hiện màu vàng.
(d) Lưu huỳnh, photpho và ancol etylic bốc cháy khi tiếp xúc CrO3.
(e) Al tác dụng với dung dịch HCl, nếu cho thêm vài giọt CuSO4 thì khí sẽ thoát ra nhiều hơn.
(g) Thạch cao sống dùng để nặn tượng, bó bột khi gãy xương.
Số phát biểu đúng là
A. 4. B. 6. C. 5. D. 3.
(Xem giải) Câu 68: Hỗn hợp X gồm phenyl axetat, metyl benzoat, benzyl fomat và etyl phenyl oxalat. Thủy phân hoàn toàn 36,9 gam X trong dung dịch NaOH (dư, đun nóng), có 0,4 mol NaOH phản ứng, thu được m gam hỗn hợp muối và 10,9 gam hỗn hợp Y gồm các ancol. Cho toàn bộ Y tác dụng với Na dư, thu được 2,24 lít khí H2 (đktc). Giá trị của m là
A. 40,2 B. 49,3 C. 38,4 D. 42,0
(Xem giải) Câu 69: Cho các phát biểu sau:
(a) HCOOCH3, HCHO đều có phản ứng tráng bạc.
(b) Thủy phân vinyl axetat thu được anđehit axetic.
(c) Axetilen, etilen đều tạo kết tủa vàng nhạt với dung dịch AgNO3 trong NH3.
(d) Hexapeptit X mạch hở có 13 nguyên tử C trong phân tử thì X sẽ có 6 đồng phân.
(e) Dùng quỳ tím có thể phân biệt được: anilin, lysin và axit glutamic.
(g) Anbumin, peptit đều tạo màu tím với Cu(OH)2.
Số phát biểu đúng là
A. 4. B. 5. C. 6. D. 3.
(Xem giải) Câu 70: Cho các phát biểu sau:
(a) Poli(metyl metacrylat) được dùng chế tạo thuỷ tinh hữu cơ.
(b) Xenlulozơ trinitrat được dùng làm thuốc súng không khói.
(c) Nilon-6,6; poli(etylen terephtalat) đều được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.
(d) PVC được dùng làm vật liệu cách điện, ống dẫn nước, vải che mưa.
(e) Tơ nilon-6,6 và tơ nitron đều là protein.
(g) Trùng hợp acrilonitrin tạo thành polime dùng để sản xuất tơ nitron.
Số phát biểu đúng là
A. 6. B. 4. C. 5. D. 3.
Câu 71: Bảng dưới đây ghi lại hiện tượng khi làm thí nghiệm với các kim loại: X, Y, Z, T.
X | Y | Z | T | |
H2O | Tan và có khí | – | – | – |
Dung dịch NaOH | Tan và có khí | – | – | Tan và có khí |
Dung dịch HCl | Tan và có khí | Tan và có khí | – | Tan và có khí |
Các kim loại X, Y, Z, T lần lượt là
A. Al, Cu, Fe, Na. B. Na, Fe, Cu, Al. C. Al, Fe, Cu, Na. D. Na, Cu, Fe, Al.
(Xem giải) Câu 72: Đốt cháy hoàn toàn x mol chất hữu cơ T (mạch hở, chứa 2 nguyên tử O trong phân tử, chỉ chứa một loại nhóm chức) cần vừa đủ V lít O2 (đktc), thu được y mol CO2 và z mol H2O. Biết x = y – z và V = 67,2x. Số chất thỏa mãn điều kiện của T là
A. 1. B. 4. C. 2. D. 3.
(Xem giải) Câu 73: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho từ từ đến dư dung dịch NH3 vào dung dịch AlCl3.
(b) Cho từ từ đến dư dung dịch KOH vào dung dịch CrCl3.
(c) Cho từ từ đến dư dung dịch HCl vào dung dịch Ba(AlO2)2.
(d) Cho từ từ đến dư NaHSO4 vào dung dịch BaCl2.
(e) Cho từ từ đến dư dung dịch AlCl3 vào dung dịch NaOH.
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số trường hợp thu được kết tủa là
A. 4. B. 1. C. 3. D. 2.
(Xem giải) Câu 74: Thủy phân hoàn toàn a mol triglixerit X trong dung dịch KOH vừa đủ, thu được glixerol và m gam hỗn hợp muối. Đốt cháy hoàn toàn a mol X thu được 2,28 mol CO2 và 2,12 mol H2O. Mặt khác, a mol X tác dụng tối đa với 0,08 mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của m là
A. 40,24. B. 42,16. C. 36,56. D. 38,48.
(Xem giải) Câu 75: Cho 3,6 gam bột Mg tan hết trong dung dịch hỗn hợp gồm HCl (dư) và KNO3, thu được, dung dịch X chứa m gam muối và 1,12 lít (đktc) hỗn hợp khí Y gồm N2 và H2. Khí Y có tỉ khối so với H2 bằng 6,2. Giá trị của m là
A. 17,355. B. 17,710. C. 18,615. D. 17,870.
(Xem giải) Câu 76: Hỗn hợp E gồm ba este mạch hở X, Y, Z (không chứa nhóm chức khác) tạo thành từ axit axetic với mỗi ancol sau: ancol metylic, etylen glicol và glixerol. Đốt cháy hoàn toàn m gam E trong cần vừa đủ V lít O2 (đktc). Mặt khác, thuỷ phân hoàn toàn m gam hỗn hợp E bằng dung dịch NaOH dư, thu được muối F và hỗn hợp các ancol G. Cho toàn bộ G vào bình đựng kim loại Na dư, sau khi phản ứng kết thúc khối lượng chất rắn trong bình tăng 5,67 gam so với ban đầu. Đốt cháy hoàn toàn muối F thu được 10,07 gam Na2CO3. Giá trị của V là
A. 13,664. B. 13,440. C. 13,888. D. 14,112.
(Xem giải) Câu 77: Hỗn hợp E gồm bốn peptit X, Y, Z, T đều mạch hở (được tạo nên từ alanin và lysin). Chia hỗn hợp E thành hai phần. Đốt cháy hoàn toàn phần một, thu được CO2 và H2O với tỉ lệ thể tích 1 : 1. Mặt khác, thuỷ phân hoàn toàn 25,68 gam phần hai cần 240 ml NaOH 1M, thu được dung dịch F chứa m gam muối của alanin và lysin. Giá trị của m là
A. 34,380. B. 34,155. C. 35,280. D. 34,335.
(Xem giải) Câu 78: Có 4 ống nghiệm đều đựng dung dịch AgNO3 dư. Cho vào mỗi ống nghiệm 1 mol mỗi chất X hoặc Y hoặc Z hoặc T. Lượng kết tủa thu được ở mỗi ống nghiệm như sau:
– Ống nghiệm cho thêm 1 mol X vào thu được m1 gam kết tủa.
– Ống nghiệm cho thêm 1 mol Y vào thu được m2 gam kết tủa.
– Ống nghiệm cho thêm 1 mol Z vào thu được m3 gam kết tủa.
– Ống nghiệm cho thêm 1 mol T vào thu được m4 gam kết tủa.
Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và m1 < m2 < m3 < m4. X, Y, Z, T lần lượt là
A. Fe(NO3)2, CuCl2, FeCl2, FeCl3. B. CuCl2, FeCl3, Fe(NO3)2, FeCl2.
C. CuCl2, Fe(NO3)2, FeCl3, FeCl2. D. Fe(NO3)2, FeCl2, CuCl2, FeCl3.
(Xem giải) Câu 79: Hấp thụ hết 5,6 lít khí CO2 (đktc) vào dung dịch chứa x mol KOH và y mol K2CO3, thu được 200 ml dung dịch X. Cho từ từ đến hết 100 ml dung dịch X vào 67,5 ml dung dịch HCl 1M, thu được 1,344 lít khí (đktc). Mặt khác, cho 100 ml dung dịch X tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được 39,4 gam kết tủa. Giá trị của x là
A. 0,15. B. 0,12. C. 0,07. D. 0,14.
(Xem giải) Câu 80: Điện phân dung dịch X gồm CuSO4 và NaCl (tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 4) với điện cực trơ, màng ngăn xốp, cường độ dòng điện I = 2A. Sau 1930 giây, được dung dịch Y và hỗn hợp khí gồm H2 và Cl2 (có tỉ khối so với H2 là 28,6). Mặt khác, nếu điện phân X trong thời gian t giây thì khối lượng dung dịch giảm 3,3 gam. Giả thiết hiệu suất điện phân là 100%, các khí sinh ra không tan trong nước và nước không bay hơi trong quá trình điện phân. Giá trị của t là
A. 4825. B. 5790. C. 6755. D. 3860.
Thầy ơi sao k vào đc phòng thi vậy ạ