[2021] Khảo sát giáo viên trường Tiên Du 1 – Bắc Ninh

File word đề thi, đáp án và giải chi tiết

⇒ Giải chi tiết và đáp án:

1C 2D 3B 4A 5C 6B 7D 8C 9D 10D
11A 12D 13B 14B 15A 16A 17B 18A 19A 20C
21B 22D 23B 24C 25D 26C 27D 28B 29A 30A
31A 32D 33C 34C 35B 36B 37C 38D 39C 40A

Câu 1: Than hoạt tính được dùng trong mặt nạ phòng độc, để loại bỏ chất bẩn khi lọc đường và dầu thực vật,… là do than hoạt tính

A. có tính khử.         B. có khả năng hấp thụ cao.

C. có khả năng hấp phụ cao.       D. có tính oxi hoá.

Câu 2: Phát biểu nào sau đây sai?

A. Khi ngâm vải lụa bằng tơ tằm trong nước xà phòng có tính kiềm, vải lụa sẽ nhanh hỏng.

B. Poli(etylen terephtalat) có nhóm chức este nằm trong mạch polime.

C. Cao su buna – S có độ đàn hồi cao, cao su buna – N có tính chống dầu cao.

D. Trong tơ, những phân tử polime phải có cấu tạo mạch phân nhánh hoặc mạng không gian.

(Xem giải) Câu 3: Số liên kết σ (xích ma) có trong một phân tử propen là

A. 6.       B. 8.       C. 7.       D. 9.

Câu 4: Giấy bạc thực phẩm được sử dụng làm giấy gói kẹo, thuốc lá, bọc thực phẩm giúp giữ ẩm thực phẩm khi nấu nướng. Thành phần của giấy bạc chứa chủ yếu kim loại nào sau đây?

A. Al.       B. Ag.       C. Mg.       D. Fe.

(Xem giải) Câu 5: Polisaccarit X ở dạng sợi, màu trắng, không có mùi vị và không tan trong nước. Thủy phân hoàn toàn chất X, thu được chất Y. Chất Y có nhiều trong quả nho chín nên được gọi là đường nho. Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Y không tan trong nước lạnh.

B. Phân tử khối của X là 162.

C. Y tác dụng với AgNO3/NH3 tạo amoni gluconat.

D. X có phản ứng tráng bạc.

Câu 6: Cho các chất sau: C2H5OH (1); H2O (2); C6H5OH (3); CH3COOH (4); HCOOH (5). Thứ tự giảm dần tính axit là

A. (1) < (2) < (3) < (5) < (4).       B. (5) > (4) > (3) > (2) > (1).

C. (1) < (3) < (2) < (4) < (5).       D. (4) > (5) > (3) > (1) > (2).

Câu 7: Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi và độ tan trong nước của ba chất hữu cơ X, Y, Z được trình bày trong bảng sau:

Chất Nhiệt độ nóng chảy (°C) Nhiệt độ sôi  (°C) Độ tan trong nước (g/100ml)
20°C 80°C
X 43 181,7 8,3
Y 248 Phân hủy trước khi sôi 23 60
Z -114 78,37

X, Y, Z tương ứng là chất nào sau đây?

A. Ancol etylic, glyxin, phenol.       B. Phenol, ancol etylic, glyxin.

C. Glyxin, phenol, ancol etylic.       D. Phenol, glyxin, ancol etylic.

(Xem giải) Câu 8: Nhỏ vài giọt nước brom vào ống nghiệm đựng 2 ml dung dịch chất X, lắc nhẹ, thấy có kết tủa trắng. Chất X là

A. valin.       B. glyxin.       C. anilin.       D. metylamin.

Câu 9: Sắt(III) hiđroxit là chất rắn có màu

A. trắng hơi xanh.       B. lục xám.       C. đỏ nâu.       D. nâu đỏ.

Câu 10: Ion kim loại nào sau đây có tính oxi hóa yếu nhất?

A. Cu2+.       B. Al3+.       C. Mg2+.       D. Na+.

(Xem giải) Câu 11: Cho sơ đồ phản ứng sau:

Các chất X, Y, Z, T, M, N đều là hợp chất chứa crom. Chất Y và N lần lượt là

A. Cr(OH)2, Na2Cr2O7.       B. Cr(OH)3, Na2Cr2O7.

C. Cr(OH)2, Na2CrO4.       D. Cr(OH)3, Na2CrO4.

(Xem giải) Câu 12: Thủy phân triglixerit X trong dung dịch NaOH, thu được glixerol và dung dịch chứa hỗn hợp muối (gồm natri oleat, natri panmitat và C17HyCOONa). Khi đốt cháy hoàn toàn x mol X cần 3,08 mol O2, thu được CO2 và 2,00 mol H2O còn khi hiđro hóa hoàn toàn 21,40 gam X cần V lít H2 thu được m gam triglixerit Y. Giá trị của V là

A. 2,24.       B. 0,56.       C. 1,12.       D. 1,68.

Câu 13: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Mỡ lợn hoặc dầu dừa có thể dùng làm nguyên liệu để sản xuất xà phòng.

B. Amilozơ có cấu trúc mạch nhánh.

C. Nước ép của quả chuối chín có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.

D. Liên kết peptit là liên kết -CO-NH- giữa hai đơn vị α-aminoaxit.

Câu 14: Dãy các ion nào sau đây có thể cùng tồn tại trong một dung dịch?

Bạn đã xem chưa:  [2021] KSCL trường Hàn Thuyên – Bắc Ninh

A. Al3+, K+, Br-, NO3-, CO32-.       B. Mg2+, HCO3-, SO42-, NH4+.

C. Fe2+, H+, Na+, Cl-, NO3-.       D. Fe3+, Cl-, NH4+, SO42-, S2-.

(Xem giải) Câu 15: Cho các phát biểu sau:
(a) Điện phân dung dịch MgCl2 (điện cực trơ), thu được Mg tại catot.
(b) Phân bón chứa nguyên tố kali giúp tăng cường sức chống bệnh, chống rét và chịu hạn cho cây.
(c) Thạch cao nung dùng để nặn tượng, bó bột khi gãy xương.
(d) Bôi dầu mỡ, sơn, mạ, tráng men lên bề mặt vật dụng bằng kim loại để chống sự ăn mòn kim loại.
(e) Cho dung dịch CaCl2 vào dung dịch NaHCO3 có xuất hiện kết tủa.
Số phát biểu đúng là

A. 3.       B. 5.       C. 4.       D. 2.

(Xem giải) Câu 16: Pyridin (C5H5N) là một bazơ yếu có Kb = 1,51.10^-9. Thêm 0,0025 mol HCl vào 100ml dung dịch A có chứa 0,395 gam pyridin thu được 100ml dung dịch B có pH là

A. 5,18.       B. 8,92.       C. 4,12.       D. 9,88.

Câu 17: Nhận định nào sau đây đúng?

A. Anilin làm giấy quỳ tím ẩm chuyển sang màu xanh.

B. Axit glutamic được dùng làm thuốc hỗ trợ thần kinh.

C. Tất cả các peptit đều tác dụng với Cu(OH)2 cho hợp chất có màu tím.

D. Tính bazơ của amoniac mạnh hơn metylamin, nhưng lại yến hơn anilin.

Câu 18: Phát biểu nào sau đây sai?

A. Ở nhiệt độ thường, khí nitơ là phi kim hoạt động hoá học mạnh.

B. Dùng cafein quá mức sẽ gây mất ngủ và gây nghiện.

C. Phèn chua có công thức: K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.

D. Kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất là Hg, kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất là W.

(Xem giải) Câu 19: Hỗn hợp X gồm trimetylamin và hexametylenđiamin. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol cần dùng 0,715 mol O2, sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2. Mặt khác cho 24,54 gam X trên tác dụng với dung dịch HCl loãng dư, thu được m gam muối. Giá trị của m là

A. 39,87.       B. 31,84.       C. 39,45.       D. 35,49.

(Xem giải) Câu 20: Cho các polime: polibuta-1,3-đien, xenlulozơ triaxetat, poliacrilonitrin, amilopectin, teflon. Số polime dùng làm tơ, sợi là

A. 4.       B. 3.       C. 2.       D. 5.

Câu 21: Thí nghiệm nào sau đây thu được muối sắt (II) khi kết thúc phản ứng?

A. Đốt cháy Fe trong bình chứa Cl2 dư.

B. Cho Fe(OH)2 vào dung dịch HCl.

C. Cho Fe vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư.

D. Cho Fe2O3 vào dung dịch HCl.

(Xem giải) Câu 22: Để điều chế 23 gam ancol etylic từ tinh bột, hiệu suất thủy phân tinh bột và lên men glucozơ tương ứng là 90% và 80%, cần m gam tinh bột. Giá trị của m là

A. 60,00.       B. 56,00.       C. 50,00.       D. 56,25.

(Xem giải) Câu 23: Hỗn hợp X gồm 2 hiđrocacbon mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn 0,30 mol X cần dùng vừa đủ 16,80 lít khí O2, toàn bộ sản phẩm cháy được hấp thụ vào dung dịch Ca(OH)2, sau khi phản ứng hoàn toàn thu được 40 gam kết tủa và khối lượng dung dịch thu được giảm 9,16 gam so với dung dịch Ca(OH)2 ban đầu. Mặt khác, cho 10,26 gam X trên tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 11,88.       B. 23,76.       C. 15,21.       D. 5,94.

(Xem giải) Câu 24: Cho sơ đồ các phản ứng theo đúng tỉ lệ mol:
(1) X + 2NaOH → X1 + Y1 + Y2 + 2H2O.
(2) X2 + NaOH → X3 + H2O.
(3) X3 + NaOH → CH4 + Y2 (CaO, t°).
(4) X1 + X2 → X4.
Biết X là muối có công thức C3H12O3N2, X1, X2, X3, X4 là những hợp chất hữu cơ khác nhau. X1, Y1 đều làm quỳ tím ẩm chuyển màu xanh.
Cho các phát biểu sau:
(a) Phân tử khối của X4 là 105.
(b) Dung dịch hai chất X3, Y2 trong nước đều có pH>7.
(c) Đốt cháy hoàn toàn X3, thu được Na2CO3, CO2 và H2O.
(d) Giấm ăn được sử dụng trong gia đình có chứa chất X2 (nồng độ 2-5%).
(e) X1, X2 đều là chất tan nhiều trong nước.
Số phát biểu đúng là

A. 4.       B. 3.       C. 5.       D. 2.

Câu 25: Công thức của triolein là

A. (CH3[CH2]9CH=CH[CH2]5COO)3C3H5.       B. (C17H31COO)3C3H5.

C. (CH3[CH2]16COO)3C3H5.       D. (CH3[CH2]7CH=CH[CH2]7COO)3C3H5.

Câu 26: Phát biểu nào dưới đây không đúng?

A. Tính chất hóa học chung của kim loại là tính khử.

Bạn đã xem chưa:  [2020] Thi thử Tốt nghiệp Chuyên Hà Tĩnh

B. Ion Ag+ có thể oxi hóa Fe2+thành Fe3+.

C. Thổi khí H2 dư qua ống chứa Al2O3 nung nóng sẽ thu được kim loại nhôm.

D. Cuốn dây đồng vào một đinh sắt rồi để ngoài không khí ẩm thì đinh sắt bị ăn mòn điện hóa.

(Xem giải) Câu 27: Cho m gam hỗn hợp X gồm Al và Na (có tỉ lệ mol 3 : 2) vào nước dư,sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 4,48 lít khí H2. Giá trị của m là

A. 7,3.       B. 6,15.       C. 3,65.       D. 6,35.

(Xem giải) Câu 28: Số este mạch hở có công thức phân tử C4H6O2 khi bị xà phòng hoá tạo sản phẩm có phản ứng tráng bạc là

A. 4.       B. 5.       C. 6.       D. 3.

Câu 29: Một mẫu nước tự nhiên có chứa các loại ion: Ca2+, Mg2+, HCO3-, Cl-. Dung dịch nào sau đây có khả năng làm mất hoàn toàn tính cứng của mẫu nước trên?

A. Na2CO3.       B. Na2SO4.       C. CaCl2.       D. NaOH.

(Xem giải) Câu 30: Cho các chất sau: NO2, Cr2O3, SO2, CrO3, CO2, Fe2O3, P2O5, Cl2O7, SiO2, CuO. Số chất trong dãy dễ tác dụng với dung dịch NaOH loãng là

A. 6.       B. 7.       C. 9.       D. 8.

(Xem giải) Câu 31: Dẫn từ từ đến dư khí CO2 vào dung dịch chứa 0,2 mol Ca(OH)2. Sự phụ thuộc của số mol kết tủa (a mol) vào số mol khí CO2 tham gia phản ứng (b mol) được biểu diễn như đồ thị sau:


Tỉ lệ t : y có giá trị là

A. 4 : 9.       B. 3 : 4.       C. 1 : 3.       D. 3 : 10.

(Xem giải) Câu 32: Thổi khí CO đi qua ống sứ chứa a gam Fe2O3 đun nóng, sau một thời gian thu được m gam hỗn hợp X. Cho m gam X tác dụng hết với dung dịch H2SO4 loãng, dư, thu được 0,08 mol H2 và dung dịch Y có chứa 87,84 gam hỗn hợp muối. Mặt khác, m gam X phản ứng hết trong dung dịch chứa 2,50 mol HNO3 (đặc) đun nóng, thu được dung dịch Z và b mol khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Cho 450 ml dung dịch NaOH 2M vào Z, phản ứng kết thúc thu được 21,4 gam một chất kết tủa. Giá trị của a và b lần lượt là

A. 43,2 gam; 0,29 mol.       B. 38,56 gam; 0,58 mol.

C. 38,56 gam; 0,29 mol.       D. 43,2 gam; 0,58 mol.

(Xem giải) Câu 33: Hỗn hợp X gồm valin và glyxylalanin. Cho x mol X vào 100 ml dung dịch H2SO4 0,5M (loãng), thu được dung dịch Y. Cho Y phản ứng vừa đủ với 100 ml dung dịch gồm NaOH 1M và KOH 1,75M đun nóng, thu được dung dịch chứa 30,725 gam muối. Giá trị của x là

A. 0,150.       B. 0,275.       C. 0,125.       D. 0,175.

(Xem giải) Câu 34: Trong phòng thí nghiệm, có thể thực hiện điều chế etyl axetat theo các bước như sau:
Bước 1: Cho vào ống nghiệm (A) khoảng 1 ml ancol etylic, 1 ml axit axetic đặc, vài giọt H2SO4 đặc và cho thêm một ít cát sạch vào ống.
Bước 2: Kẹp ống nghiệm (A) trên giá thí nghiệm, đậy ống nghiệm (A) bằng nút cao su có ống dẫn thủy tinh sang ống nghiệm (B) ngâm trong cốc thủy tinh đựng nước lạnh.
Bước 3: Dùng đèn cồn đun nóng nhẹ ống nghiệm đựng hóa chất (ống A) khoảng 5 phút.
Bước 4: Lấy ống nghiệm (ống B) ngâm trong cốc nước lạnh ra, cho vào ống nghiệm này khoảng 2 ml dung dịch NaCl bão hòa.
Cho các phát biểu sau:
(a) Ở bước 1, nên dùng dung dịch axit axetic 5% và ancol etylic 46° để thực hiện phản ứng.
(b) Phản ứng este hóa giữa ancol etylic và axit axetic là phản ứng một chiều.
(c) Vai trò của dung dịch NaCl bão hòa ở bước 4 là để tránh bị thủy phân sản phẩm.
(d) Cho cát sạch vào ống nghiệm chứa hóa chất lỏng để khi đun, hóa chất không bị sôi bùng lên.
(e) H2SO4 đặc đóng vai trò chất xúc tác và hút nước để chuyển dịch cân bằng.
(f) Sau bước 4, trong ống nghiệm (B) thu được dung dịch đồng nhất.
Số phát biểu đúng là

A. 4.       B. 3.       C. 2.       D. 5.

(Xem giải) Câu 35: Hòa tan m gam hỗn hợp CuSO4 và KCl vào nước được dung dịch X. Tiến hành điện phân dung dịch X (điện cực trơ, màng ngăn xốp, giả sử hiệu suất của phản ứng điện phân là 100%, nước không bay hơi trong quá trình điện phân) với cường độ dòng điện không đổi I=5A thu được kết quả như bảng sau:

Bạn đã xem chưa:  [2021] Thi thử TN Chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm - Quảng Nam (Lần 1)
Thời gian điện phân (giây) Tổng số chất khí thoát ra ở hai điện cực Tổng thể tích khí thoát ra ở hai

điện cực (lít)

t 1 1,344
2t 2 2,24
3t x V
4t 3 5,152

Cho các phát biểu sau:
(a): Giá trị của m là 39,12 (gam).
(b): Khi thời gian điện phân là 3t (giây), ở catot đã có khí thoát ra.
(c): Giá trị của t là 2316 (giây).
(d): Khối lượng catot tăng 7,68 (gam) khi thời gian điện phân là 2t (giây).
(e): Giá trị của V là 3,136 (lít)
(f): Kết thúc điện phân (sau 4t giây), khối lượng dung dịch giảm 19,26 (gam).
Số phát biểu đúng là

A. 4.       B. 6.       C. 5.       D. 3.

(Xem giải) Câu 36: Hỗn hợp E gồm X, Y, Z, T, P, Q đều có cùng số mol (MX < MY = MZ < MT = MP < MQ). Đun nóng hỗn hợp E với dung dịch NaOH vừa đủ thu được một ancol mạch hở F và 29,52 gam hỗn hợp G gồm hai muối của hai axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở. Cho toàn bộ F vào bình đựng Na dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy khối lượng bình tăng thêm 10,68 gam và 4,032 lít khí H2thoát ra. Số nguyên tử C có trong Q là

A. 9.       B. 12.       C. 10.       D. 11.

(Xem giải) Câu 37: Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Nhỏ dung dịch NaOH dư vào dung dịch hỗn hợp KHCO3 và CaCl2.
(b) Đun nóng nước cứng toàn phần.
(c) Cho dung dịch HCl dư vào dung dịch KCrO2 (hay K[Cr(OH)4]).
(d) Nhỏ dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch phèn chua.
(e) Cho dung dịch Na3PO4 vào nước cứng vĩnh cửu.
(f) Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch CrCl3.
(g) Sục khí CO2 dư vào dung dịch hỗn hợp Ba(OH)2 và NaOH.
(h) Cho dung dịch H2SO4 (loãng) vào dung dịch Na2S2O3.
(i) Cho từ từ đến dư dung dịch Al2(SO4)3 vào dung dịch NaOH.
Số thí nghiệm thu được kết tủa là

A. 8.       B. 9.       C. 6.       D. 7.

(Xem giải) Câu 38: Đốt cháy hoàn toàn 22,72 gam hỗn hợp X gồm ba este đều đơn chức cần dùng 1,4 mol O2, thu được CO2 và 0,72 mol H2O. Mặt khác, xà phòng hóa hoàn toàn 5,68 gam X bởi dung dịch NaOH (dư), thu được hỗn hợp Y gồm hai ancol đồng đẳng kế tiếp và dung dịch chứa 7,02 gam hỗn hợp hai muối. Cho toàn bộ Y vào bình đựng Na dư, khối lượng bình tăng 1,07 gam. Phần trăm khối lượng của este có khối lượng phân tử lớn nhất trong hỗn hợp X là

A. 17,61%.       B. 82,39%.       C. 13,03%.       D. 52,11%.

(Xem giải) Câu 39: Hòa tan hoàn toàn 21,78 gam hỗn hợp X gồm Mg, Al, MgCO3, Al(NO3)3 bằng dung dịch chứa 0,12 mol HNO3 và 0,65 mol H2SO4. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối trung hòa và hỗn hợp khí Z gồm CO2, N2, N2O và H2 (trong đó số mol của N2 là 0,03; tỉ khối của Z so với He bằng 7,25). Cho Y tác dụng với dung dịch NaOH dư thì lượng NaOH phản ứng tối đa là 57,6 gam, đồng thời thu được 24,36 gam kết tủa. Cho các kết luận liên quan đến bài toán gồm:
(1) Khi Y tác dụng với dung dịch NaOH thì có khí thoát ra.
(2) Số mol khí CO2 trong Z là 0,07 mol.
(3) Khối lượng Mg trong X là 8,4 gam.
(4) Thành phần phần trăm về khối lượng của N2O trong Z là 30,34%.
(5) Khối lượng muối trong dung dịch Y là 76,98 gam.
Số kết luận đúng là

A. 4.       B. 3.       C. 5.       D. 2.

(Xem giải) Câu 40: Hỗn hợp E gồm chất X (CnH2n+4O4N2, là muối của axit cacboxylic, có số nguyên tử C nhỏ hơn 8) và chất Y (CmH2m+3O5N3). Đốt cháy hoàn toàn x mol E cần vừa đủ 43,96 lít O2, thu được H2O; 1,55 mol CO2 và 7,28 lít N2 (các khí ở đktc). Mặt khác, cho x mol E tác dụng hết với dung dịch NaOH (vừa đủ), cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được hỗn hợp khí F (gồm 2 chất hữu cơ đơn chức làm xanh quỳ tím ẩm) và m gam hỗn hợp 3 muối khan có cùng số nguyên tử C trong phân tử (trong đó có một muối của – aminoaxit). Giá trị của m là

A. 54,80.       B. 50,70.       C. 40,25.         D. 49,95.

5
Bình luận

200
Mới nhất Cũ nhất Thích nhiều nhất
dghan

Thầy ơi cho em hỏi câu 6 tính axit giữa 4 và 5 dựa vào đâu để so sánh ạ

Học Hóa

Đề này hay quá thầy ạ :v

thickhochoa

Thầy soạn file giúp em ạ em cảm ơn.

error: Chúc bạn học tốt và luôn vui nhé !!