[2019] Thi thử THPT Quốc gia trường Thị xã Quảng Trị (Lần 2)
⇒ File word đề thi, đáp án và giải chi tiết
⇒ Giải chi tiết và đáp án:
41C | 42D | 43B | 44D | 45D | 46A | 47A | 48B | 49D | 50C |
51A | 52A | 53D | 54C | 55D | 56C | 57A | 58B | 59D | 60B |
61B | 62C | 63B | 64C | 65A | 66B | 67D | 68A | 69D | 70C |
71C | 72X | 73B | 74C | 75A | 76A | 77C | 78A | 79B | 80B |
Câu 41. Chất nào sau đây chỉ tồn tại trong dung dịch loãng?
A. Na2Cr2O7. B. CrO3. C. H2CrO4. D. Cr(OH)3.
Câu 42. Kim loại nào sau đây bị thụ động hóa trong dung dịch H2SO4 đặc nguội?
A. Mg. B. Zn. C. Cu. D. Fe.
Câu 43. Polime [-NH-(CH2)5-CO-]n được điều chế từ axit ε-aminocaproic bằng phản ứng
A. Trùng hợp. B. Trùng ngưng. C. Đồng trùng hợp. D. Đồng trùng ngưng.
Câu 44. Quặng nào dưới đây có chứa CaCO3?
A. Xiđerit. B. Pirit. C. Boxit. D. Đolomit.
Câu 45. Chất nào sau đây không có tính lưỡng tính?
A. NaHCO3. B. Al2O3. C. Al(OH)3. D. Al.
Câu 46. Thủy phân hoàn toàn tinh bột trong môi trường axit, thu được chất nào sau đây?
A. Glucozơ. B. Ancol etylic. C. Fructozơ. D. Saccarozơ.
Câu 47. Ở nhiệt độ thường, kim loại kiềm thổ nào không tác dụng với H2O?
A. Be. B. Ca. C. Mg. D. Sr.
Câu 48. Công thức este tạo bởi axit benzoic và ancol etylic là?
A. C6H5CH2COOC2H5. B. C6H5COOC2H5. C. C2H5COOCH2C6H5. D. C2H5COOC6H5.
Câu 49. Dung dịch K2CO3 không phản ứng được với dung dịch
A. BaCl2. B. HCl. C. Ca(OH)2. D. NaHCO3.
Câu 50. Chất bột X màu đen, có khả năng hấp thụ các khí độc nên được dùng nhiều trong mặt nạ phòng độc. Chất X là
A. Đá vôi. B. Lưu huỳnh. C. Than hoạt tính. D. Thạch cao.
Câu 51. Hai kim loại có thể điều chế được bằng phương pháp nhiệt luyện là
A. Fe, Cu. B. Na, Cu. C. Mg, Zn. D. Ca, Fe.
Câu 52. Tên gọi của peptit NH2-CH(CH3)-CONH-CH2-COOH là
A. Ala-Gly. B. Val-Ala. C. Gly-Ala. D. Ala-Val.
Câu 53. Cho phản ứng hóa học: CaCO3 + 2CH3COOH → (CH3COO)2Ca + CO2 + H2O. Phương trình ion rút gọn của phản ứng này là
A. CO32- + 2H+ → CO2 + H2O.
B. CaCO3 + 2H+ → Ca2+ + CO2 + H2O.
C. CO32- + 2CH3COOH → 2CH3COO- + CO2 + H2O.
D. CaCO3 + 2CH3COOH → Ca2+ + 2CH3COO- + CO2 + H2O.
(Xem giải) Câu 54. Hợp chất hữu cơ X (chứa C, H, O) có phân tử khối bằng 60 đvC. Đốt cháy hoàn toàn X thu được CO2 và H2O có tỉ lệ mol là 1 : 1. Hiđro hóa hoàn toàn X bằng lượng H2 vừa đủ (Ni, t°) thu được hợp chất hữu cơ Y. Nhận định nào sau đây sai?
A. X cho được phản ứng tráng gương.
B. Y hòa tan được Cu(OH)2 ở điều kiện thường tạo phức xanh lam.
C. X tác dụng được với dung dịch NaOH.
D. Trong phân tử của Y có số nguyên tử cacbon bằng số nguyên tử oxi.
(Xem giải) Câu 55. Cho các chất rắn sau: NaHCO3, Fe(NO3)2, Al(OH)3, Mg. Số chất tan được trong dung dịch HCl loãng, nguội, dư là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 56. Este X có công thức phân tử C9H8O2 tác dụng với dung dịch NaOH dư tạo thành 2 muối và nước. X là
A. Phenyl propionat. B. Vinyl benzoat. C. Phenyl acrylat. D. Benzyl axetat.
(Xem giải) Câu 57. Cho 100 ml dung dịch FeSO4 0,5M tác dụng với dung dịch NaOH dư. Lọc kết tủa nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi thì chất rắn thu được có khối lượng
A. 4,0. B. 3,6. C. 4,5. D. 6,35.
(Xem giải) Câu 58. Cho các chất đimetylamin, axit glutamic, phenylamoni clorua, natri fomat. Số chất có phản ứng với dung dịch HCl là
A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.
(Xem giải) Câu 59. Cho các cặp dung dịch sau: NaOH và NaHCO3, BaCl2 và NaHCO3, Ba(AlO2)2 và Na2SO4, Ba(HCO3)2 và NaOH, CH3COONH4 và HCl, KHSO4 và NaHCO3. Số cặp xảy ra phản ứng ở điều kiện thường là
A. 3. B. 4. C. 6. D. 5.
(Xem giải) Câu 60. Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho dung dịch glucozơ vào dung dịch AgNO3/NH3 đun nóng.
(b) Cho Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng.
(c) Cho dung dịch HCl vào dung dịch Fe(NO3)2.
(d) Cho FeS vào dung dịch HCl.
(e) Cho Si vào dung dịch NaOH đặc nóng.
(g) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch FeCl3.
Số thí nghiệm xảy ra phản ứng oxi hóa khử là
A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.
Câu 61. Cho các polime: polietilen, xenlulozơ, tơ tằm, tinh bột, poliacrilonitrin, nilon-6,6, polibutađien. Dãy gồm các polime tổng hợp là:
A. polietilen, tinh bột, poliacrilonitrin, nilon-6,6.
B. polietilen, polibutađien, poliacrilonitrin, nilon-6,6.
C. polietilen, xenlulozơ, poliacrilonitrin, nilon-6,6.
D. polietilen, tơ tằm, nilon-6,6.
Câu 62. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Glucozơ tác dụng được với nước brom.
B. Glucozơ tồn tại ở dạng mạch hở và dạng mạch vòng.
C. Glucozơ gây ra vị ngọt sắc của mật ong.
D. Glucozơ và fructozơ là đồng phân.
(Xem giải) Câu 63. Cho các phát biểu sau:
(a) Xenlulozơ là nguyên liệu để sản xuất tơ xenlulozơ axetat.
(b) Fructozơ là chất kết tinh, không tan trong nước.
(c) Glucozơ và saccarozơ đều tác dụng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng) tạo sobitol.
(d) Fructozo không làm mất màu nước brom.
(e) Phân tử amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh.
(g) Số nguyên tử N có trong phân tử peptit Lys-Gly-Ala-Val là 5.
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.
(Xem giải) Câu 64. Đốt cháy hoàn toàn amin đơn chức X bằng O2, thu được 0,05 mol N2, 0,3 mol CO2 và 6,3 gam H2O. Công thức phân tử của X là
A. C4H9N B. C2H7N C. C3H7N D. C3H9N
(Xem giải) Câu 65. Cho 3,2 gam hỗn hợp C2H2, C3H8, C2H6, C4H6 và H2 đi qua bột Ni nung nóng, sau một thời gian thu được hỗn hợp khí X. Đốt cháy hoàn toàn X, cần vừa đủ V lít khí O2 (đktc), thu được 4,48 lít CO2 (đktc). Giá trị của V là
A. 8,96. B. 6,72. C. 10,08 D. 7,84.
(Xem giải) Câu 66. Tiến hành phản ứng của Fe với O2 như hình vẽ sau:
Cho các phát biểu sau đây:
(a) Vai trò của mẩu than để làm mồi cung cấp nhiệt cho phản ứng.
(b) Phản ứng tỏa nhiều nhiệt làm đầu dây sắt nóng chảy thành cục.
(c) Vai trò của lớp cát ở đáy bình là để tránh vỡ bình.
(d) Phản ứng cháy sáng, có các tia lửa bắn ra từ dây sắt.
(e) Dây sắt được cuộn thành hình lò xo để tăng diện tích giữa Fe và khí O2.
Số phát biểu sai là
A. 2. B. 0. C. 1. D. 3.
(Xem giải) Câu 67. Hòa tan hết 0,54 gam Al trong 70ml dung dịch HCl 1M thu được dung dịch X. Cho 75ml dung dịch NaOH 1M vào X, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 1,56. B. 0,39. C. 0,78. D. 1,17.
(Xem giải) Câu 68. Đốt cháy hoàn toàn 15,48 gam hỗn hợp gồm glucozơ, saccarozơ và xenlulozơ cần vừa đủ 0,54 mol O2. Sản phẩm cháy dẫn qua dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được dung dịch có khối lượng giảm m gam so với dung dịch ban đầu. Giá trị của m là
A. 21,24. B. 23,04. C. 19,44. D. 22,14.
(Xem giải) Câu 69. Nhỏ từ từ từng giọt cho đến hết 300 ml dung dịch NaHCO3 0,1M; K2CO3 0,2M vào 100 ml dung dịch HCl 0,2M; NaHSO4 0,6M và khuấy đều thu được V lít CO2 thoát ra (đktc) và dung dịch X. Thêm vào dung dịch X 100 ml dung dịch KOH 0,6M; BaCl2 1,5M thu được m gam kết tủa. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V và m lần lượt là
A. 1,0752 và 20,678. B. 0,448 và 25,8. C. 0,448 và 11,82. D. 1,0752 và 22,254.
(Xem giải) Câu 70. Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho hỗn hợp gồm a mol Cu và 3a mol FeCl3 vào nước dư.
(b) Cho hỗn hợp gồm 2a mol Na và a mol Al vào lượng nước dư.
(c) Cho dung dịch chứa a mol KHSO4 vào dung dịch chứa a mol KHCO3.
(d) Cho dung dịch chứa a mol BaCl2 vào dung dịch chứa a mol CuSO4.
(e) Cho dung dịch chứa a mol Fe(NO3)2 vào dung dịch chứa a mol AgNO3.
(g) Cho a mol Na2O vào dung dịch chứa a mol CuSO4.
Số trường hợp thu được dung dịch chứa hai muối là
A. 2. B. 3. C. 0. D. 1.
(Xem giải) Câu 71. Có 4 dung dịch: X (Na2SO4 1M và H2SO4 1M); Y (Na2SO4 1M và Al2(SO4)3 1M); Z (Na2SO4 1M và AlCl3 1M); T (H2SO4 1M và AlCl3 1M) được kí hiệu ngẫu nhiên là (a), (b), (c), (d). Tiến hành các thí nghiệm sau:
Thí nghiệm 1: Cho 2V ml dung dịch Ba(OH)2 1M vào V ml dung dịch (a), thu được n1 mol kết tủa.
Thí nghiệm 2: Cho 2V ml dung dịch Ba(OH)2 1M vào V ml dung dịch (b), thu được n2 mol kết tủa.
Thí nghiệm 3: Cho 2V ml dung dịch Ba(OH)2 1M vào V ml dung dịch (c), thu được n3 mol kết tủa.
Thí nghiệm 4: Cho 2V ml dung dịch Ba(OH)2 1M vào V ml dung dịch (d), thu được n4 mol kết tủa.
Biết rằng n1 < n2 < n3 < n4. Dung dịch (a), (b) lần lượt tương ứng với dung dịch nào sau đây?
A. Y, Z. B. T, X. C. Z, T. D. X, Y.
(Xem giải) Câu 72. Sục từ từ đến dư CO2 vào dung dịch chứa NaOH, Ca(OH)2, NaAlO2. Khối lượng kết tủa thu được sau phản ứng phụ thuộc vào lượng CO2 được biểu diễn trên đồ thị :
Giá trị của x là
A. 0,74 mol. B. 0,75 mol. C. 0,72 mol. D. 0,71 mol.
(Xem giải) Câu 73. Hòa tan hoàn toàn 15,74 gam hỗn hợp X chứa Na, K, Ca và Al trong nước dư, thu được 9,632 lít H2 (đktc) và dung dịch Y chứa 26,04 gam chất tan gồm các ion Na+, K+, Ca2+, AlO2-, OH−. Phần trăm khối lượng của Al trong X là
A. 17,15%. B. 20,58%. C. 42,88%. D. 15,44%.
(Xem giải) Câu 74. Đốt cháy hoàn toàn m gam một triglixerit X cần dùng 1,61 mol O2, thu được 1,14 mol CO2 và 1,06 mol H2O. Cho 26,58 gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thì khối lượng muối tạo thành là
A. 25,02 gam. B. 18,28 gam. C. 27,42 gam. D. 27,14 gam.
Câu 75. Tiến hành thí nghiệm với các chất X, Y, Z, T, E. Kết quả được ghi ở bảng sau:
Thuốc thử | X | Y | Z | T | E |
Nước brôm | Nhạt màu | Nhạt màu | Nhạt màu | ↓ trắng | – |
Cu(OH)2/OH- | – | – | Xanh lam | – | Xanh lam |
1. NaOH, t°. 2. AgNO3/NH3 |
↓ trắng Ag | – | ↓ trắng Ag | – | – |
Các chất X, Y, Z, T, E lần lượt là:
A. Vinyl axetat, triolein, glucozơ, anilin, Gly-Ala-Val. B. Triolein, vinyl axetat, glucozơ, Gly-Ala-Val, anilin.
C. Triolein, vinyl axetat, glucozơ, anilin, Gly-Ala-Val. D. Vinyl axetat, triolein, glucozơ, Gly-Ala-Val, anilin.
(Xem giải) Câu 76. Hỗn hợp X gồm một axit cacboxylic T (hai chức, mạch hở), hai ancol đơn chức cùng dãy đồng đẳng và một este hai chức tạo bởi T và hai ancol đó. Đốt cháy hoàn toàn a gam X, thu được 8,36 gam CO2. Mặt khác đun nóng a gam X với 100ml dung dịch NaOH 1M, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thêm tiếp 20ml dung dịch HCl 1M để trung hòa lượng NaOH dư, thu được dung dịch Y. Cô cạn Y thu được m gam muối khan và 0,05 mol hỗn hợp hai ancol có phân tử khối trung bình nhỏ hơn 46. Giá trị của m là
A. 7,09. B. 5,92. C. 6,54. D. 5,36.
(Xem giải) Câu 77. Hòa tan hết m gam CuSO4.5H2O vào dung dịch chứa 0,24 mol NaCl, thu được dung dịch X. Điện phân X bằng dòng điện một chiều có cường độ không đổi (điện cực trơ, có màng ngăn, hiệu suất 100%). Sau thời gian t giây, thu được 3,136 lít (đktc) hỗn hợp hai khí ở cả hai điện cực. Sau thời gian 2t giây, khối lượng dung dịch giảm 13,92 gam so với dung dịch ban đầu. Bỏ qua sự hòa tan của khí trong nước và sự bay hơi của nước. Giá trị của m là
A. 17,5. B. 12,5. C. 15,0. D. 10,0
(Xem giải) Câu 78. Hòa tan hết 20,0 gam hỗn hợp X gồm Cu và các oxit sắt (trong X oxi chiếm 16,8% về khối lượng) bằng dung dịch A chứa b mol HCl và 0,2 mol HNO3 thu được 1,344 lít NO (đktc, là sản phẩm khử duy nhất của N+5) và dung dịch Y chỉ chứa các muối. Cho Y tác dụng với dung dịch AgNO3 vừa đủ thu được m gam kết tủa và dung dịch Z. Cho dung dịch Z tác dụng với một lượng dư dung dịch NaOH, lọc kết tủa, nung đến khối lượng không đổi thu được 22,4 gam chất rắn. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A. 78,97. B. 76,81. C. 70,33. D. 83,29.
(Xem giải) Câu 79. Hỗn hợp E gồm peptit X (CnH2n-1O4N3); peptit Y (CmH2m-3O6N5) và este Z (CnH2nO2). Đốt cháy hoàn toàn 20,99 gam E cần dùng 1,1425 mol O2 sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2 được dẫn qua nước vôi trong lấy dư, thu được 90,0 gam kết tủa. Nếu đun nóng 20,99 gam E cần dùng vừa đủ 250 ml dung dịch NaOH 1M, thu được hỗn hợp T gồm 4 muối, trong đó có 3 muối của glyxin, alanin và valin. Phần trăm khối lượng của Y trong E là
A. 19,10%. B. 19,77%. C. 17,77%. D. 15,78%
(Xem giải) Câu 80. X, Y, Z là 3 este đều hai chức, mạch hở đều được tạo thành từ các axit cacboxylic chỉ có nhóm -COOH và ancol (trong đó X, Y đều no; Z không no chứa một nối đôi C=C). Đun 24,16 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z với 120 gam dung dịch NaOH 12% (vừa đủ), thu được hỗn hợp chứa 2 muối và hỗn hợp F gồm 2 ancol đều đơn chức hơn kém nhau một nguyên tử cacbon. Đun F với CuO dư, thu được hỗn hợp gồm 2 anđehit, rồi cho tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 (dư) thu được 142,56 gam Ag. Mặt khác đốt cháy 24,16 gam E cần dùng 0,92 mol O2. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng của Z trong hỗn hợp E là
A. 52,31%. B. 47,68%. C. 35,76%. D. 39,24%.
ad giải thích câu 41 vs ạ