[2019] Thi thử THPT Quốc gia trường Đô Lương 1 – Nghệ An (Lần 3)

File word đề thi, đáp án và giải chi tiết

⇒ Giải chi tiết và đáp án:

41D 42C 43C 44C 45D 46D 47B 48A 49D 50A
51C 52D 53A 54D 55A 56A 57D 58B 59C 60A
61B 62D 63D 64D 65C 66C 67A 68B 69C 70B
71B 72A 73C 74B 75B 76C 77A 78B 79A 80B

Câu 41. Cho 8,9 gam alanin (CH3CH(NH2)COOH) phản ứng hết với dung dịch NaOH. Khối lượng muối thu được là

A. 30,9.         B. 31,9.         C. 11,2.          D. 11,1.

Câu 42. Những phản ứng hóa học nào chứng minh glucozơ là hợp chất tạp chức?

A. Phản ứng lên men rượu và phản ứng thủy phân.

B. Phản ứng tạo phức với Cu(OH)2 và phản ứng lên men rượu.

C. Phản ứng tráng gương và phản ứng tạo phức với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường.

D. Phản ứng tráng gương và phản ứng lên men rượu.

Câu 43. Dãy gồm các chất đều điều chế trực tiếp (bằng một phản ứng) tạo ra anđehit axetic là

A. HCOOC2H3, C2H2, CH3COOH.         B. CH3COOH, C2H2, C2H4.

C. C2H5OH, C2H4, C2H2.         D. C2H5OH, C2H2, CH3COOC2H5.

Câu 44. Để phản ứng vừa đủ với 100 ml dung dịch CuSO4 1M cần m gam bột Zn. Giá trị của m là

A. 3,25.         B. 3,90.         C. 6,50.         D. 9,75.

(Xem giải) Câu 45. Hình vẽ dưới đây mô tả thí nghiệm điều chế khí X trong phòng thí nghiệm. X là khí nào trong các khí sau:

A. NH3.         B. N2.         C. HCl.         D. CO2.

Câu 46. Số đồng phân este ứng với công thức phân tử C4H8O2 là

A. 5.         B. 2.         C. 3.         D. 4.

Câu 47. Oxi dễ bị H2 khử ở nhiệt độ cao tạo thành kim loại là

A. Na2O.         B. CuO.         C. CaO.         D. K2O.

Câu 48. Hai chất nào sau đây đều có thể tham gia phản ứng este hóa?

A. CH3COOH và C2H5OH.         B. CH3COOH và C6H5NH2.

C. CH3COOH và C6H5OH.         D. CH3COOH và C2H5CHO.

Câu 49. Để làm mềm nước cứng vĩnh cửu ta dùng dung dịch

A. HCl.         B. Ca(NO3)2.         C. NaCl.         D. Na2CO3.

(Xem giải) Câu 50. Có 4 lọ đựng các khí riêng biệt: N2, Cl2, CO2, H2S. Để xác định lọ đựng khí H2S chỉ cần dùng thuốc thử duy nhất là dung dịch

A. AgNO3.         B. Ca(OH)2.         C. HCl.         D. NaCl.

Câu 51. Cho dãy các chất: HCHO, CH3COOH, HCOONa, HCOOH, C2H5OH, HCOOCH3. Số chất trong dãy tham gia phản ứng tráng gương là

A. 3.       B. 6.       C. 4.       D. 5.

Câu 52. Tất cả các kim loại Fe, Zn, Cu, Ag đều tác dụng được với dung dịch

A. KOH.       B. H2SO4 loãng.       C. HCl.       D. HNO3 loãng.

Câu 53. Không khí trong phòng thí nghiệm bị ô nhiễm khí Cl2. Để khử độc có thể xịt vào không khí dung dịch nào sau đây

A. NH3.       B. NaOH.       C. H2SO4 loãng.       D. NaCl.

Bạn đã xem chưa:  [2020] Thi thử Tốt nghiệp THPT chuyên Phan Bội Châu - Nghệ An (Lần 3)

Câu 54. Dung dịch HCl và dung dịch NaOH đều tác dụng được với

A. CH3OH.       B. CH3CH2NH2.       C. CH3COOH.       D. NH2CH2COOH.

Câu 55. Đốt cháy hoàn toàn 6,2 gam metylamin thu được sản phẩm có chứa V lít khí N2 (đktc). Giá trị của V là

A. 2,24.       B. 3,36.       C. 1,12.       D. 4,48.

Câu 56. Cho lòng trắng trứng vào Cu(OH)2 thấy xuất hiện màu

A. Tím.       B. Đỏ.       C. Đen.       D. Vàng.

Câu 57. Phương pháp thích hợp để điều chế Mg từ MgCl2 là

A. Dùng K khử Mg2+.       B. Nhiệt phân MgCl2.

C. ĐIện phân dung dịch MgCl2.       D. Điện phân MgCl2 nóng chảy.

Câu 58. Để bảo vệ vỏ tàu biển bằng thép người ta gắn vào vỏ tàu (phần chìm trong nước) những tấm kim loại

A. Sn.       B. Zn.       C. Cu.       D. Pb.

Câu 59. Chất nào sau đây khi lấy cùng số mol cho tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được muối có tổng khối lượng lớn nhất

A. C6H5COOCH3.       B. C3H5COOCH3.       C. CH3COOC6H5.       D. CH3COOCH2C6H5.

Câu 60. Cho dãy các chất: CH2=CHCl, CH2=CH2. CH2=CH-CH=CH2, NH2CH2COOH. Số chất trong dãy có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là

A. 3.       B. 1.       C. 2.       D. 4.

(Xem giải) Câu 61. Tiến hành các thí nghiệm sau:
– Thí nghiệm 1: Nhúng thanh Fe vào dung dịch FeCl3.
– Thí nghiệm 2: Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO4.
– Thí nghiệm 3: Nhúng thanh Cu vào dung dịch FeCl3.
– Thí nghiệm 4: Cho thanh Fe tiếp xúc với thanh Cu rồi nhúng vào dung dịch HCl;
Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hóa là

A. 1.       B. 2.       C. 4.       D. 3.

Câu 62. Cặp chất không xảy ra phản ứng là

A. Cu + AgNO3.       B. Fe + Cu(NO3)2.       C. Zn + Fe(NO3)2.       D. Ag + Cu(NO3)2.

(Xem giải) Câu 63. Thể tích khí CO (đktc) cần dùng để khử hoàn toàn 16 gam bột Fe2O3 thành Fe là

A. 7,84.          B. 2,24.          C. 3,36.         D. 6,72.

(Xem giải) Câu 64. Trong các amino axit sau: glyxin, alanin, valin, axit glutamic, lysin có bao nhiêu chất làm đổi màu quỳ tím ẩm?

A. 5.          B. 4.          C. 3.          D. 2.

(Xem giải) Câu 65. X, Y là hai axit no đơn chức đồng đẳng kế tiếp, Z là ancol 2 chức, T là este thuần chức tạo bời X, Y, Z. Đốt cháy 0,1 mol hỗn hợp E chứa X, Y, Z, T cần dùng 0,47 mol khí O2 thu được CO2 có khối lượng nhiều hơn H2O là 10,84 gam. Mặt khác 0,1 mol E tác dụng vừa đủ với 0,11 mol NaOH thu được dung dịch G và một ancol có tỉ khối so với H2 là 31. Phần trăm khối lượng của T trong E là

A. 42,55%.          B. 51,76%.          C. 62,75%.          D. 50,26%.

(Xem giải) Câu 66. Cho hỗn hợp gồm có 1,12 gam Fe và 0,24 gam Mg tác dụng với 250 ml dung dịch CuSO4. Phản ứng thực hiện xong, người ta thu được kim loại có khối lượng là 1,84 gam. Nồng độ mol/l của dung dịch CuSO4 là

Bạn đã xem chưa:  Thi thử THPT 2018 - Sở GD-ĐT Bến Tre

A. 0,04M.          B. 0,20M.          C. 0,08M.          D. 0,10M.

(Xem giải) Câu 67. Hòa tan hoàn toàn một lượng hỗn hợp A gồm Fe3O4 và FeS2 trong 63 gam dung dịch HNO3. Kết thúc phản ứng chỉ thu được dung dịch Y và 1,568 lít NO2 (đktc). Y tác dụng vừa đủ với 200ml dung dịch NaOH 2M, được kết tủa R. Sau khi nung R đến khối lượng không đổi thu được 9,76 gam chất rắn. Nồng độ % của dung dịch HNO3 đã dùng là

A. 46,2%.          B. 47,2%.          C. 46,6%.          D. 44,2%.

(Xem giải) Câu 68. X là dung dịch Al2(SO4)3, Y là dung dịch Ba(OH)2. Trộn 200 ml X với 300 ml Y được 8,55 gam kết tủa. Trộn 200 ml X với 500 ml Y được 12,045 gam kết tủa. Nồng độ mol/l của dung dịch X là

A. 0,100M.          B. 0,075M.          C. 0,050M.          D. 0,150M.

(Xem giải) Câu 69. Điện phân với điện cực trơ 500 ml dung dịch CuSO4 đến khi thu được 1,12 lít khí ở anot thì dừng lại. Ngâm lá sắt vào dung dịch sau điện phân đến khi phản ứng hoàn toàn thì thấy khối lượng lá sắt tăng 0,8 gam. Nồng độ mol/l của dung dịch CuSO4 ban đầu là

A. 1,50M.          B. 0,40M.          C. 1,80M.          D. 3,60M.

(Xem giải) Câu 70. Trong một bình kín chứa hơi chất hữu cơ X (có dạng CnH2nO2) mạch hở và O2 (số mol O2 gấp đôi số mol cần cho phản ứng cháy) ở 139,9°C, áp suất trong bình là 0,8 atm. Đốt cháy hoàn toàn X sau đó đưa về nhiệt độ ban đầu, áp suất trong bình lúc này là 0,95 atm. X có công thức phân tử là

A. C4H8O2.          B. C3H6O2.          C. C2H4O2.          D. CH2O2.

(Xem giải) Câu 71. Hỗn hợp X gồm C2H5OH, HCOOC2H5, CH3CHO trong đó C2H5OH chiếm 50% theo số mol. Đốt cháy a gam hỗn hợp X thu được 3,06 gam H2O và 3,136 lít CO2 (đktc). Mặt khác, cho 13,2 gam X thực hiện phản ứng tráng bạc thu được m gam Ag. Giá trị của m là:

A. 8,64.          B. 25,92.          C. 12,96.          D. 17,28.

(Xem giải) Câu 72. Cho các chất: C2H4(OH)2, CH2OH-CH2-CH2OH, CH3CH2CH2OH, C3H5(OH)3, (COOH)2, CH3COCH3, CH2OH-CHO. Có bao nhiêu chất đều phản ứng được với Na và Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường

A. 3.          B. 2.          C. 5.          D. 6.

(Xem giải) Câu 73. Đốt cháy hoàn toàn một este đơn chức, mạch hở X (phân tử có số liên kết π nhỏ hơn 3), thu được thể tích khí CO2 bằng 6/7 thể tích khí O2 đã phản ứng (các thể tích khí đo ở cùng điều kiện). Cho m gam X tác dụng hoàn toàn với 200 ml dung dịch KOH 0,7M thu được dung dịch Y. Cô cạn Y thu được 12,88 gam chất rắn khan. Giá trị của m là

A. 10,56.          B. 7,20.          C. 8,88.          D. 6,66.

(Xem giải) Câu 74. Cho từ từ 4a mol FeCl2 vào 800 ml dung dịch X chứa AgNO3 (dư) và HNO3. Mối quan hệ giữa khối lượng kết tủa thu được và số mol FeCl2 phản ứng được biểu diễn theo đồ thị sau:

Bạn đã xem chưa:  [2020] Thi thử Tốt nghiệp Liên trường Nghệ An

Biết NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5. Nồng độ mol của HNO3 trong dung dịch X là

A. 0,15.         B. 0,20.         C. 0,25.         D. 0,30.

(Xem giải) Câu 75. Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm peptit X và peptit Y bằng dung dịch NaOH thu được 151,2 gam hỗn hợp gồm các muối natri của Gly, Ala và Val. Mặt khác, để đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X, Y ở trên cần 107,52 lít khí O2 (đktc) và thu được 64,8 gam H2O. Giá trị của m là

A. 97,1.          B. 102,4.          C. 92,5.         D. 107,8.

(Xem giải) Câu 76. Cho a gam Fe vào 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm HNO3 0,8M và Cu(NO3)2 1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,92a gam hỗn hợp kim loại và khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Gía trị của a là

A. 5,6.          B. 8,4.          C. 11,0.          D. 11,2.

(Xem giải) Câu 77. Cho từ từ 450 ml dung dịch HCl 1M vào 500 ml dung dịch X gồm Na2CO3 và NaHCO3 thì thu được 5,6 lít khí (đktc) và dung dịch Y. Cho dung dịch Y tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư thì thu được 19,7 gam kết tủa. Nồng độ mol của Na2CO3 và NaHCO3 trong dung dịch X lần lượt là:

A. 0,4M và 0,3M        B. 0,2M và 0,15M.

C. 0,2M và 0,3M.        D. 0,3M và 0,4M.

(Xem giải) Câu 78. Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Zn, Fe3O4 và Fe(NO3)2 trong dung dịch chứa 1,12 mol HCl và 0,08 mol NaNO3. Sau phản ứng thu được dung dịch Y chỉ chứa muối clorua và 2,24 lít hỗn hợp khí Z (đktc) có tỉ khối hơi đối với H2 là 10,8 gồm hai khí không màu trong đó có một khí hóa nâu ngoài không khí. Nếu cũng cho dung dịch Y tác dụng với một lượng dư dung dịch NaOH, lọc lấy kết tủa và nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 4,8 gam chất rắn. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tổng số mol Fe3O4 và Fe(NO3)2 trong X là

A. 0,03.          B. 0,04.          C. 0,05.          D. 0,06.

(Xem giải) Câu 79. Một chất hữu cơ X có CTPT là C4H11NO2. Cho X tác dụng hoàn toàn với 100ml dung dịch NaOH 2M, sau phản ứng thu được dung dịch X và 2,24 lít khí Y (đktc). Nếu trộn lượng khí Y này với 3,36 lít H2 (đktc) thì được hỗn hợp khí có tỉ khối so với H2 là 9,6. Hỏi khi cô cạn dung dịch X thì thu được bao nhiêu gam chất rắn khan?

A. 12,2.          B. 8,6.          C. 8,62.          D. 12,3.

(Xem giải) Câu 80. Đun nóng hỗn hợp khí gồm 0,06 mol C2H2 và 0,04 mol H2 với xúc tác Ni, sau một thời gian thu được hỗn hợp khí Y. Dẫn toàn bộ hỗn hợp Y lội từ từ qua bình đựng dung dịch brom (dư) thì còn lại 0,448 lít hỗn hợp khí Z (ở đktc) có tỉ khối so với O2 là 0,5. Khối lượng bình dung dịch brom tăng là

A. 1,64.          B. 1,32.          C. 1,04.          D. 1,20.

Bình luận

200
error: Chúc bạn học tốt và luôn vui nhé !!