[2020] Ôn tập đầu năm Hóa 12 – THPT Hàn Thuyên – Bắc Ninh (Đề 3)
⇒ File word đề thi, đáp án và giải chi tiết
⇒ Giải chi tiết và đáp án:
1C | 2A | 3C | 4B | 5D | 6D | 7A | 8D | 9C | 10C |
11C | 12A | 13B | 14D | 15A | 16B | 17B | 18C | 19B | 20D |
21B | 22C | 23D | 24A | 25B | 26A | 27B | 28C | 29A | 30C |
31B | 32D | 33C | 34A | 35A | 36C | 37D | 38A | 39A | 40B |
(Xem giải) Câu 1: Cho dãy các chất: etan, etanol, etanal, axit etanoic. Chất có nhiệt độ sôi cao nhất trong dãy là
A. etan. B. etanal. C. axit etanoic. D. etanol.
(Xem giải) Câu 2: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp 3 ancol đơn chức, thuộc cùng dãy đồng đẳng, thu được 3,808 lít khí CO2 (đktc) và 5,4 gam H2O. Giá trị của m là
A. 4,72. B. 7,42. C. 5,42. D. 5,72.
(Xem giải) Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn hợp chất hữu cơ X đa chức, thu được 3 mol CO2 và 4 mol H2O. Mặt khác, đun nóng X với CuO thu được chất hữu cơ Y tạp chức. Biết 1 mol Y tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được 2 mol Ag. Nhận định nào sau đây sai ?
A. Trong cấu tạo của X cũng như Y đều chứa 1 nhóm -CH3.
B. Tỉ khối của X so với Y bằng 19/18.
C. Trong cấu tạo của X chứa 2 nhóm -CH2-.
D. X tác dụng với Cu(OH)2 tạo phức xanh lam.
Câu 4: Thành phần chính của khí thiên nhiên là metan. Công thức phân của metan là ?
A. C2H2. B. CH4. C. C6H6. D. C2H4.
(Xem giải) Câu 5: Cho 8,8 gam hỗn hợp X gồm Fe và Cu phản ứng với dung dịch HCl loãng (dư), đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 3,36 lít khí H2 (đktc) và m gam muối khan. Giá trị của m là ?
A. 19,45 gam. B. 20,25 gam. C. 24,375 gam. D. 19,05 gam.
(Xem giải) Câu 6: Khi oxi hóa hoàn toàn 2,2 gam một anđehit đơn chức thu được 3 gam axit tương ứng. Công thức của anđehit là
A. HCHO. B. C2H3CHO. C. C2H5CHO. D. CH3CHO.
Câu 7: Thành phần chính của phân ure là
A. (NH2)2CO. B. NH4H2PO4. C. (NH4)2CO3. D. (NH4)2HPO4.
(Xem giải) Câu 8: Để trung hòa 4,44 gam một axit cacboxylic (thuộc dãy đồng đẳng của axit axetic) cần 60 ml dung dịch NaOH 1M. Công thức phân tử của axit đó là
A. CH3COOH. B. C3H7COOH. C. HCOOH. D. C2H5COOH.
(Xem giải) Câu 9: Hoà tan hoàn toàn 1,02 gam Al2O3 trong dung dịch H2SO4 loãng dư, thu được khối lượng muối là
A. 5,13gam. B. 6,84 gam. C. 3,42 gam. D. 5,81 gam.
Câu 10: Oxit kim loại bị khử bởi khí CO ở nhiệt độ cao là
A. Al2O3. B. K2O. C. CuO. D. MgO.
Câu 11: Cho phản ứng: Cu + HNO3 → Cu(NO3)2 + NO + H2O. Khi hệ số cân bằng phản ứng là nguyên và tối giản thì số phân tử HNO3 bị khử là
A. 8. B. 6. C. 2. D. 4.
(Xem giải) Câu 12: Đốt cháy hoàn toàn một anđehit X, thu được số mol CO2 bằng số mol H2O. Nếu cho X tác dụng với lượng dư Ag2O (hoặc AgNO3) trong dung dịch NH3, sinh ra số mol Ag gấp bốn lần số mol X đã phản ứng. Công thức của X là
A. HCHO. B. CH3CHO. C. (CHO)2. D. C2H5CHO.
Câu 13: Chất nào sau đây có đồng phân hình học?
A. 1,2-đicloetan. B. But-2-en. C. 2-clopropen. D. But-2-in.
Câu 14: Chất nào sau đây là chất điện li mạnh ?
A. CH3COOH. B. H2O. C. HF. D. NaCl.
(Xem giải) Câu 15: Một hiđrocacbon X cộng hợp với axit HCl theo tỉ lệ mol 1:1 tạo sản phẩm có thành phần khối lượng clo là 45,223%. Công thức phân tử của X là
A. C3H6. B. C3H4. C. C2H4. D. C4H8.
Câu 16: Khi nhiệt phân, muối nitrat nào sau đây tạo ra kim loại ?
A. NaNO3. B. AgNO3. C. Cu(NO3)2. D. Fe(NO3)3.
(Xem giải) Câu 17: Đốt cháy 11,9 gam hỗn hợp gồm Zn, Al trong khí Cl2 dư. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 40,3 gam hỗn hợp muối. Thể tích khí Cl2 (đktc) đã phản ứng là
A. 17,92 lít. B. 8,96 lít. C. 6,72 lít. D. 11,2 lít.
Câu 18: Tên gọi của anken (sản phẩm chính) thu được khi đun nóng ancol có công thức (CH3)2CHCH(OH)CH3 với dung dịch H2SO4 đặc là
A. 3-metylbut-1-en. B. 2-metylbut-1-en. C. 2-metylbut-2-en. D. 3-metylbut-2-en.
Câu 19: Cho phản ứng hóa học: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu. Trong phản ứng này xảy ra
A. sự khử Fe2+ và sự oxi hóa Cu. B. sự oxi hóa Fe và sự khử Cu2+.
C. sự khử Fe2+ và sự khử Cu2+. D. sự oxi hóa Fe và sự oxi hóa Cu.
(Xem giải) Câu 20: Hỗn hợp X có tỉ khối so với H2 là 21,2 gồm propan, propen và propin. Khi đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X, tổng khối lượng của CO2 và H2O thu được là
A. 16,80 gam. B. 20,40 gam. C. 18,60 gam. D. 18,96 gam.
(Xem giải) Câu 21: Khi brom hóa một ankan chỉ thu được một dẫn xuất monobrom duy nhất có tỉ khối hơi đối với hiđro là 75,5. Tên của ankan đó là
A. 3,3-đimetylhecxan. B. 2,2-đimetylpropan. C. isopentan. D. 2,2,3-trimetylpentan.
(Xem giải) Câu 22: Số ancol đồng phân cấu tạo của nhau có công thức phân tử C5H12O, tác dụng với CuO đun nóng sinh ra xeton là
A. 5. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 23: Dung dịch 37 – 40% fomanđehit trong nước gọi là fomon được dùng để ngâm xác động vật, thuộc da, tẩy uế, diệt trùng … Công thức hóa học của fomanđehit là:
A. CH2=CHCHO B. OHC-CHO C. CH3CHO D. HCHO
(Xem giải) Câu 24: Cho hỗn hợp A gồm 0,01 mol HCHO và 0,02 mol CH3CHO vào dung dịch AgNO3 trong NH3 dư đun nóng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn khối lượng Ag thu được là
A. 8,64 gam. B. 6,48 gam. C. 12,96 gam. D. 4,32 gam.
Câu 25: Ancol nào sau đây có số nguyên tử cacbon bằng số nhóm -OH?
A. Propan-1,2-điol B. Glixerol C. Etanol D. Ancol benzylic
(Xem giải) Câu 26: Nhúng một đinh sắt sạch vào dung dịch Cu(NO3)2. Sau một thời gian lấy đinh sắt ra, làm khô, thấy khối lượng đinh sắt tăng 1 gam. Khối lượng sắt đã phản ứng là
A. 7,0 gam. B. 2,8 gam. C. 3,5 gam. D. 5,6 gam.
(Xem giải) Câu 27: Hỗn hợp X gồm Al2O3 (0,12 mol), Mg (0,2 mol), Zn (0,1 mol). Cho X tác dụng hết với dung dịch HNO3 loãng (dư), sau phản ứng khối lượng dung dịch tăng 23,54 gam. Số mol HNO3 phản ứng là
A. 0,96 mol B. 1,47 mol C. 1,11 mol D. 0,75 mol
(Xem giải) Câu 28: Hỗn hợp khí X gồm vinylaxetilen, axetilen và propan (x gam). Chia X làm 3 phần bằng nhau.
– Phần 1 tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 20,76 gam kết tủa.
– Phần 2 phản ứng tối đa với 0,24 mol H2 (xúc tác Ni, t°).
– Đốt cháy hoàn toàn phần 3 với lượng oxi vừa đủ, thu được CO2 và H2O có tỉ lệ mol 1 : 1.
Giá trị của x là.
A. 19,80 gam B. 21,12 gam C. 18,48 gam D. 17,68 gam
Câu 29: Anđehit axetic thể hiện tính oxi hoá trong phản ứng nào sau đây?
A. CH3CHO + H2 → CH3CH2OH.
B. CH3CHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O → CH3COONH4 + 2NH4NO3 + 2Ag.
C. CH3CHO + Br2 + H2O → CH3COOH + 2HBr.
D. 2CH3CHO + 5O2 → 4CO2 + 4H2O.
(Xem giải) Câu 30: Cho phương trình hóa học: aFeSO4 + bKMnO4 + cNaHSO4 → xFe2(SO4)3 + yK2SO4 + zMnSO4 + tNa2SO4 + uH2O. Với a, b, c, x, y, z, t, u là các số nguyên dương tối giản. Tổng hệ số các chất tham gia phản ứng là
A. 46. B. 21. C. 28. D. 52.
(Xem giải) Câu 31: Dung dịch X chứa các ion: K+ (0,12 mol), NH4+, SO42- và Cl- (0,1 mol). Cho 300 ml dung dịch Ba(OH)2 0,2M vào dung dịch X, đun nhẹ. Sau khi kết thúc phản ứng, thấy thoát ra 1,792 lít khi Y (đktc); đồng thời thu được dung dịch Z và kết tủa T. Cô cạn dung dịch Z thu được m gam rắn khan. Giá trị của m là.
A. 11,32 gam B. 10,28 gam C. 14,47 gam D. 13,64 gam
(Xem giải) Câu 32: Hiđro hóa hoàn toàn 17,34 gam hỗn hợp X chứa 2 anđehit mạch hở, không phân nhánh cần dùng 0,78 mol H2 (Ni, t°) thu được hỗn hợp Y chứa 2 ancol. Dẫn toàn bộ Y qua bình đựng Na dư, thấy khối lượng bình tăng 18,51 gam. Nếu đốt cháy hoàn toàn 17,34 gam X cần dùng 0,84 mol O2. Số nguyên hiđro (H) của anđehit có khối lượng phân tử lớn trong hỗn hợp X là.
A. 6 B. 4 C. 8 D. 2
(Xem giải) Câu 33: Trong bình kín (không có không khí) chứa 18,4 gam hỗn hợp rắn X gồm FeCO3, Fe(NO3)2, FeS và Fe (trong đó oxi chiếm 15,65% về khối lượng). Nung bình ở nhiệt độ cao, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn Y và 0,08 mol hỗn hợp khí Z gồm 3 khí có tỉ khối so với He bằng (a). Hòa tan hết rắn Y trong 91,0 gam dung dịch H2SO4 84%, kết thúc phản ứng thu được dung dịch T và 0,4 mol khí SO2 (không có sản phẩm khử khác). Cho 740 ml dung dịch NaOH 1M vào dung dịch T, thu được 23,54 gam kết tủa duy nhất. Giá trị của (a) gần nhất với.
A. 11,5 B. 12,0 C. 12,2 D. 13,5
Câu 34: Phản ứng nào không phải là phản ứng oxi hóa khử
A. Fe2O3 + 6HNO3 → 2Fe(NO3)3 + 3H2O B. Cl2 + Ca(OH)2 → CaOCl2 + H2O
C. 2KMnO4 → K2MnO4 + MnO2 + O2 D. 2NaOH + Cl2 → NaCl + NaClO + H2O
(Xem giải) Câu 35: Hỗn hợp X gồm etilen, propin, vinyl axetilen và hidro. Dẫn X qua Ni nung nóng, sau phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp Y có tỉ khối so với khí nitơ dioxit là 1. Biết 5,6 lít hỗn hợp Y (đktc) làm mất màu vừa đủ 72 gam brom trong dung dịch. Hỏi 5,6 lít hỗn hợp X (đktc) làm mất màu vừa đủ bao nhiêu gam brom trong dung dịch?
A. 60 B. 48 C. 56 D. 96
(Xem giải) Câu 36: Đốt cháy hoàn toàn hiđrocacbon X bằng lượng oxi vừa đủ, thu được CO2 và H2O có tổng số mol bằng tổng số mol của X và O2 tham gia phản ứng. Số nguyên tử hiđro (H) có trong X là.
A. 8 B. 6 C. 4 D. 2
Câu 37: Cho các dung dịch NaOH, BaCl2, Na2CO3, NaHSO4, được dãn nhãn X, Y, Z, T không theo thứ tự. Thực hiện các thí nghiệm đối với bốn dung dịch X, Y, Z, T và có kết quả như bảng sau:
Chất | X | Y | Z | T | ↑: khí thoát ra
↓: kết tủa (+): có phản ứng |
X | (-) | ↓ | ↑ | (+) | |
Y | ↓ | (-) | ↓ | (-) |
Các dung dịch Y, T lần lượt là.
A. Na2CO3, NaOH. B. BaCl2, NaHSO4. C. Na2CO3, NaHSO4. D. BaCl2, NaOH.
(Xem giải) Câu 38: Cho 15 ml dung dịch ancol etylic 46° phản ứng hết với kim loại Na (dư), thu được V lít khí H2 (đktc). Biết khối lượng riêng của ancol etylic nguyên chất bằng 0,8 g/ml. Giá trị của V là
A. 6,384. B. 4,256. C. 1,344. D. 4,480.
(Xem giải) Câu 39: Hòa tan hết 15,3 gam Al bằng HNO3 thu được 2,24 lít (đkc) hỗn hợp N2 ; N2O có tỉ khối so với H2 là 18 và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị m là
A. 128,7 B. 121,5 C. 120,7 D. 132,2
(Xem giải) Câu 40: Hỗn hợp X gồm metanol, etanol và propan-1-ol. Dẫn 17,28 gam X qua ống sứ chứa CuO, đun nóng, sau một thời gian thu được hỗn hợp Y chứa các chất hữu cơ gồm anđehit và ancol còn dư. Tỉ khối hơi của Y so với He bằng 10,475. Chia Y làm 2 phần phần nhau.
– Phần 1 đem đốt cháy hoàn toàn bằng lượng oxi vừa đủ, thu được 8,064 lít khí CO2 (đktc).
– Phần 2 tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng, kết thúc phản ứng thu được 41,04 gam Ag. Phần trăm khối lượng của anđehit fomic trong hỗn hợp Y là.
A. 17,90% B. 21,48% C. 25,06% D. 23,27%
Bình luận