[2020] Thi thử Tốt nghiệp Chuyên Lương Văn Chánh – Phú Yên (Lần 2)
⇒ File word đề thi, đáp án và giải chi tiết
⇒ Giải chi tiết và đáp án:
1D | 2C | 3B | 4D | 5B | 6A | 7D | 8C | 9B | 10B |
11C | 12B | 13A | 14C | 15D | 16C | 17D | 18C | 19B | 20B |
21B | 22A | 23D | 24C | 25D | 26A | 27A | 28B | 29B | 30A |
31A | 32D | 33D | 34A | 35A | 36A | 37A | 38A | 39C | 40C |
Câu 1: Chất khí X gây ra hiệu ứng nhà kính và tham gia vào quá trình quang hợp của cây xanh tạo tinh bột. Chất X là
A. N2. B. O2. C. H2. D. CO2.
Câu 2: Chất thuộc loại polime thiên nhiên?
A. Poliisopren. B. Tơ lapsan. C. Tơ tằm. D. Polietilen.
Câu 3: Axit nào sau đây là axit béo không no?
A. Axit axetic. B. Axit oleic. C. Axit stearic. D. Axit acrylic.
Câu 4: Khí X không màu, nhẹ hơn không khí, tan nhiều trong nước, có mùi khai đặc trưng. Khí X là
A. N2. B. H2S. C. Cl2. D. NH3.
Câu 5: Kim loại nào sau đây có tính nhiễm từ
A. Mg. B. Fe. C. Al. D. Cu.
Câu 6: Chất nào sau đây tác dụng được với H2 (t°, Ni)?
A. Axit acrylic. B. Etylen glicol. C. Anilin. D. Saccarozơ.
Câu 7: Nhiệt phân Fe(OH)2 trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được chất rắn là
A. Fe(OH)3. B. FeO. C. Fe3O4. D. Fe2O3.
Câu 8: Kim loại nào sau đây có tính khử mạnh nhất?
A. Al. B. Fe. C. Ba. D. Cu.
Câu 9: Cho phản ứng sau: Fe(NO3)3 + X → Y + KNO3. Vậy X, Y lần lượt là:
A. KBr, FeBr3. B. KOH, Fe(OH)3. C. KCI, FeCl3. D. K2SO4, Fe2(SO4)3.
Câu 10: Dung dịch Fe2(SO4)3 không phản ứng với chất nào sau đây?
A. NaOH. B. Ag. C. Fe. D. BaCl2.
Câu 11: Chất nào sau đây có phản ứng trùng hợp?
A. CH4. B. C2H5OH. C. C2H4. D. HCOOH.
Câu 12: Thành phần chính của đá vôi là canxi cacbonat. Công thức của canxi cacbonat là
A. Ca(HCO3)2. B. CaCO3. C. CaSO4. D. CaCl2.
Câu 13: Chất vừa phản ứng với dung dịch HCl vừa phản ứng với dung dịch NaOH là
A. NaHCO3. B. NaNO3. C. NaCl. D. Na2CO3.
Câu 14: Số nguyên tử oxi trong phân tử fructozơ là
A. 2 B. 10. C. 6. D. 5.
Câu 15: Ở nhiệt độ thường, kim loại nào sau đây tan hết trong nước dư?
A. Cu. B. Al. C. Fe. D. Na.
Câu 16: Công thức nào sau đây là công thức của chất béo?
A. C15H31COOCH3. B. (C17H33COO)2C2H4.
C. (C17H35COO)3C3H5. D. CH3COOCH2C6H5.
Câu 17: Ở nhiệt độ cao, khí CO không khử được oxit nào sau đây?
A. PbO. B. CuO. C. FeO. D. Al2O3.
Câu 18: Khi phân tích polistiren ta được monome nào sau đây?
A. CH2=CH2. B. CH2=CH-CH=CH2. C. C6H5-CH=CH2. D. CH3-CH=CH2.
Câu 19: Sản phẩm của phản ứng nhiệt nhôm luôn có
A. Al(OH)3. B. Al2O3. C. O2. D. Al.
Câu 20: Hợp chất M2SO.Al2(SO4)3.24H2O được gọi là phèn chua nếu M là kim loại nào?
A. Li. B. K. C. Ag. D. Na.
Câu 21: Hòa tan m gam Al trong dung dịch HNO3 dư, thu được 3,36 lít khí NO (đktc) duy nhất. Giá trị của m là
A. 1,35. B. 4,05. C. 8,1. D. 2,7.
(Xem giải) Câu 22: Theo tính toán, năm 2019 cả nước ta tiêu thụ lượng nhiên liệu tương đương 30 triệu tấn dầu và thải vào môi trường khoảng 2,3 triệu tấn khí CO2. Trong 1 ngày lượng nhiên liệu tiêu thụ tương đương với khối lượng dầu và lượng khí CO2 thải vào môi trường là
A. 0,082 triệu tấn dầu, 0,006 triệu tấn CO2. B. 0,082 triệu tấn dầu, 0,012 triệu tấn CO2
C. 0,041 triệu tấn dầu, 0,006 triệu tấn CO2. D. 0,041 triệu tấn dầu, 0,012 triệu tấn CO2
(Xem giải) Câu 23: Nung hỗn hợp gồm Al và 19,2 gam Fe2O3 (không có không khí) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn được hỗn hợp chất rắn X. Cho X tác dụng vừa đủ với V lít dung dịch NaOH 1M sinh ra 5,712 lít H2 (đktc). Giá trị của V là
A. 375. C. 290. C. 495. D. 410.
Câu 24: Thủy phân este X có công thức C3H6O2 thu được sản phẩm có tham gia phản ứng tráng gương. Tên gọi của X là
A. metyl axetat. B. vinyl fomat. C. etyl fomat. D. metyl fomat.
(Xem giải) Câu 25: Cho các phát biểu sau:
(a) Amilozơ có cấu trúc mạch phân nhánh.
(b) Tơ visco thuộc loại tơ tổng hợp.
(c) Glucozơ và fructozơ đều thể hiện tính khử khi tác dụng với dung dịch nước Br2.
(d) Cao su buna-S được điều chế bằng phản ứng đồng trùng hợp but-1,3-dien với Stiren.
(e) Tơ nilon-6,6 được trùng hợp bởi hexametylendiamin và axit adipic.
(g) Poli(tetrafloetilen); poli(metyl metacrylat); tơ nitron đều được điều chế bằng phản ứng trùng hợp.
Số phát biểu đúng là
A. 5. B. 3. C. 4. D. 2.
(Xem giải) Câu 26: Có các dung dịch riêng biệt sau: FeSO4, FeCl2, Fe2(SO4)3, FeCl3. Cho dung dịch H2S vào các dung dịch trên, số trường hợp sinh ra kết tủa là
A. 2. B. 4. C. 1. D. 3.
Câu 27: Chất X hoàn tan được Cu(OH)2, thu được dung dịch màu xanh thẫm. X được điều chế từ etilen và dung dịch KMnO4. Tên gọi của X là
A. Etylen glicol. B. Glixerol. C. Ancol etylic. D. Axit axetic.
Câu 28: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Kim loại K được bảo quản bằng cách ngâm chìm trong dầu hỏa.
B. Dung dịch muối NaHCO3 có tính axit.
C. Cho dung dịch NH3 dư vào dung dịch AlCl3, thu được kết tủa.
D. Sục CO2 tới dư vào dung dịch Ca(OH)2, không thu được kết tủa.
(Xem giải) Câu 29: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho dung dịch BaCl2 vào dung dịch K2HPO4.
(b) Cho dung dịch NaHCO3 vào dung dịch Mg(NO3)2 ở nhiệt độ thường
(c) Cho dung dịch NH3 tới dư vào dung dịch Al(NO3)3
(d) Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch Al2(SO4)3
(e) Cho 1,2x mol kim loại Zn vào dung dịch chứa 2,1x mol FeCl3
Sau khi phản ứng kết thúc, số thí nghiệm thu được kết tủa là
A. 2. B. 4. C. 3. D. 5.
Câu 30: Cho dãy các chất: CH=CH-CH=CH2, CH3COOH; CH2=CH-CH2-OH; CH3COOCH=CH2, CH=CH2. Số chất trong dãy làm mất màu nước brom là
A. 4. B. 5. C. 2. D. 3.
(Xem giải) Câu 31: Lên men m gam tinh bột thành ancol etylic với hiệu suất của cả quá trình là 60%. Lượng CO2 sinh ra được hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH)2, thu được 30 gam kết tủa và dung dịch X. Thêm dung dịch KOH 1M vào X, thu được kết tủa. Để lượng kết tủa thu được là lớn nhất thì cần tối đa 100 ml dung dịch KOH. Giá trị của m là
A. 54,0. B. 67,5. C. 75,5. D. 47,25.
(Xem giải) Câu 32: Cho m gam Fe tác dụng hết với dung dịch CuSO4 dư, thu được 28,8 gam Cu. Giá trị của m là
A. 50,4 B. 16.8. C. 12,6. D. 25,2.
(Xem giải) Câu 33: X là anin no, đơn chức, mạch hở. Cho 4,72 gam X phản ứng vừa đủ với 100 ml dung dịch HCl 0,8M. Số đồng phân của X là
A. 8. B. 2. C. 1. D. 4.
Câu 34: Bảng dưới đây ghi lại hiện tượng khi làm thí nghiệm với các chất sau dạng dung dịch nước:
Chất | X | Y | Z | T |
Quỳ tím | – | Đỏ | – | Xanh |
AgNO3/NH3 | ↓ | – | – | – |
Cu(OH)2 | Xanh lam | Xanh nhạt | – | Tan |
Nước brôm | Nhạt màu | – | ↓ | – |
Các chất X, Y, Z, T lần lượt là
A. Glucozơ, axit axetic, phenol, etylamin. B. Glucozơ, axit fomic, anilin, etylamin.
C. Fructozơ, anilin, phenol, amoniac. D. Fructozơ, axit fomic, phenol, amoniac.
(Xem giải) Câu 35: Tiến hành điện phân dung dịch X chứa Cu(NO3)2 và 0,12 mol KCl bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp trong thời gian t giây thu được dung dịch Y và 1,792 lít khí thoát ra ở anot. Khi điện phân dung dịch thời gian là 2t giây, thấy tổng thể tích khí thu được ở cả 2 cực là 3,36 lít. Cho m gam bột Fe vào dung dịch Y, sau khi kết thúc phản ứng thấy có khí NO thoát ra (sản phẩm khử duy nhất của N+5) và 0,9m gam hỗn hợp rắn. Nhận định nào sau đây là đúng?
A. Giá trị của m là 10,4 gam.
B. Số mol của O2 thoát ra ở anot trong thời gian 2t giây là 0,08 mol.
C. Số mol Cu(NO3)2 trong dung dịch X là 0,16 mol.
D. Tổng khối lượng chất tan có trong dung dịch X là 39,02 gam.
(Xem giải) Câu 36: Hỗn hợp X gồm axit oleic và triglixerit Y (tỉ lệ mol tương ứng 2 : 3). Đốt cháy hoàn toàn một lượng hỗn hợp X cần vừa đủ 2,82 mol O2, thu được 2,01 mol CO2 và 1,84 mol H2O. Mặt khác, cho 46,98 gam X trên tác dụng tối đa với x mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của x là
A. 0,165. B. 0,330. C. 0,110. D. 0,220.
(Xem giải) Câu 37: Chất X (CnH2n+4O4N2) là muối amoni của axit cacboxylic đa chức, chất Y (CmH2m+4O2N2) là muối amoni của một aminoaxit. Ch hỗn hợp E chứa X và Y (có tỉ lệ mol tương ứng là 5 : 4) tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH, đun nóng, thu được 0,28 mol metyl amin và 27,32 gam hỗn hợp muối. Phần trăm khối lượng của X trong E có giá trị gần nhất với giá trị nà sau đây?
A. 61. B. 68. C. 40. D. 30.
(Xem giải) Câu 38: Hỗn hợp A gồm ba este mạch hở X, Y, Z (MX < MY < MZ), trong đó số mol X bằng 5 lần số mol Z. Đốt chảy hoàn toàn 17,84 gam A cần vừa đủ 0,94 mol O2, thu được 19,264 lít khí CO2. Cho 17,84 gam A tác dụng hết với dung dịch NaOH (lấy dư 20% so với lượng phản ứng) rồi chưng cất dung dịch, thu được hỗn hợp hai ancol no, đơn chức, đồng đẳng kể tiếp và hỗn hợp rắn khan T gồm hai chất. Đốt cháy hoàn toàn T, thu được Na2CO3, CO2 và 0,36 gam H2O. Phần trăm khối lượng của Y trong A có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 41%. B. 30%. C. 35%. D. 45%.
(Xem giải) Câu 39: Tiến hành thí nghiệm xà phòng hóa tristearin theo các bước sau:
Bước 1: Cho vào bát sứ khoảng 1 gam tristearin và 2 – 2,5 ml dung dịch NaOH nồng độ 40%.
Bước 2: Đun sôi nhẹ hỗn hợp khoảng 30 phút và khuấy liên tục bằng đũa thủy tinh, thỉnh thoảng thêm vài giọt nước cất để giữ cho thể tích của hỗn hợp không đổi.
Bước 3: Rót thêm vào hỗn hợp 4–5 ml dung dịch NaCl bão hòa nóng, khuấy nhẹ, để nguội đến nhiệt độ phòng.
Phát biểu nào sau đây sai?
A. Sau bước 2, thu được chất lỏng đồng nhất.
B. Sau bước 3, thấy có lớp chất rắn màu trắng nhẹ nổi lên trên.
C. Mục đích chính của việc thêm dung dịch NaCl là làm tăng tốc độ cho phản ứng xà phòng hóa.
D. Phần chất lỏng sau khi tách hết xà phòng có thể hòa tan Cu(OH)2 thành dung dịch màu xanh lam.
(Xem giải) Câu 40: Hợp chất hữu cơ đa chức X chỉ chứa C, H, O. Cho 0,1 mol X phản ứng vừa đủ với 120 gam dung dịch NaOH, thu được dung dịch Y. Làm bay hơi Y, chỉ thu được 109,8 gam hơi nước và 29,6 gam hỗn hợp chất rắn khan Z. Đốt cháy hoàn toàn Z, thu được 15,9 gam Na2CO3, 37,4 gam CO2 và 9,9 gam H2O. Mặt khác, Z phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng (dư), thu được một axit cacboxylic đơn chức và hợp chất T. Số nguyên tử H trong phân tử T bằng
A. 12. B. 8. C. 10. D. 6.
ad ơi , câu 34 tại sao axit axetic td Cu(OH)2 cho màu xanh nhạt mà axit fomic lại k vậy ạ
Có, 2 axit giống nhau.
34D chứ ạ
D sai ở X + Br2
Cro3 có tac dụng với NaOH ko ạ?
Có tác dụng, tạo Na2CrO4 + H2O