[2021 – 2022] Thi học sinh giỏi lớp 12 – Tỉnh Quảng Nam
⇒ File word đề thi, đáp án và giải chi tiết
⇒ Thời gian làm bài: 90 phút
⇒ Đề thi, đáp án và giải chi tiết:
1A | 2C | 3B | 4D | 5D | 6B | 7A | 8A | 9A | 10C |
11B | 12C | 13C | 14B | 15C | 16B | 17C | 18A | 19B | 20A |
21A | 22D | 23D | 24C | 25C | 26A | 27D | 28D | 29D | 30C |
31B | 32A | 33A | 34D | 35D | 36C | 37A | 38B | 39C | 40C |
(Xem giải) Câu 1: Vật liệu nào sau đây có độ cứng lớn nhất?
A. Kim cương. B. Vonfram. C. Sắt. D. Crom.
(Xem giải) Câu 2: Nguyên tử M có 26 electron, nên nguyên tố M thuộc
A. chu kỳ 5, nhóm IIB. B. chu kỳ 4, nhóm VIIIA.
C. chu kỳ 4, nhóm VIIIB. D. chu kỳ 5, nhóm VIB.
(Xem giải) Câu 3: Dung dịch HCl 0,01 M có giá trị pH là
A. 0,01. B. 2,0. C. 0,10. D. 12,0.
(Xem giải) Câu 4: Chất nào sau đây có nhiệt độ sôi cao nhất?
A. HCOOCH3. B. C2H5OH. C. CH3COCH3. D. CH3COOH.
(Xem giải) Câu 5: Este có công thức phân tử C2H4O2 tác dụng với dung dịch KOH thì sản phẩm thu được muối
A. natri fomat. B. kali axetat. C. kali etylat. D. kali fomat.
(Xem giải) Câu 6: Chất X có công thức phân tử C12H10O4. Từ X thực hiện các phản ứng theo sơ đồ sau:
(1) X + 2NaOH (t°) → X1 + 2X2
(2) X1 + H2SO4 → X3 + Na2SO4
(3) X3 + X4 (t°, xt) → Poli(etylen-terephtalat) + H2O
Phát biểu nào sau đây sai?
A. X2 tham gia phản ứng tráng bạc. B. X3 là axit không no, đa chức.
C. Poli(etylen-terephtalat) dùng để sản xuất tơ hóa học. D. X4 tác dụng với Cu(OH)2 trong NaOH.
(Xem giải) Câu 7: Cho một lượng hỗn hợp X gồm K, Na và Ba vào 400 ml dung dịch Y gồm HCl 0,1M và CuCl2 0,2M. Kết thúc các phản ứng, thu được 896 ml khí và kết tủa Z. Nung Z đến khối lượng không đổi được m gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 1,60. B. 1,96. C. 3,20. D. 0,80.
(Xem giải) Câu 8: Cho các phát biểu sau:
(a) Chất béo là trieste của glyxerol với axit đơn chức, mạch thẳng.
(b) Chất béo nhẹ hơn nước và không tan trong nước.
(c) Glucozơ, fructozơ thuộc loại monosaccarit.
(d) Các este bị thủy phân trong môi trường kiềm đều tạo muối và ancol.
(e) Tất cả các peptit đều có phản ứng với Cu(OH)2 trong NaOH tạo một hợp chất màu tím.
(f) Saccarozơ không bị thủy phân trong môi trường axit.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 5. C. 3. D. 4.
(Xem giải) Câu 9: Trong công nghiệp, quá trình sản xuất hai muối Y1, Y2 từ nguyên liệu X, Y được tiến hành theo các phản ứng hoá học sau:
(a) X (t°) → X1 + X2
(b) Y + X2 + NH3 + H2O → Y1 + NH4Cl
(c) Y1 (t°) → Y2 + X2 + H2O
Cho biết công thức của X, Y thỏa mãn sơ đồ lần lượt là
A. CaCO3, NaCl. B. NaHCO3, Cl2. C. CaCO3, Cl2. D. NaHCO3, NaCl.
(Xem giải) Câu 10: Một tấm kính hình chữ nhật chiều dài 2,4 m, chiều rộng 2,0 m được tráng lên một mặt bởi lớp bạc có bề dày là 0,1 μm. Để tráng bạc lên 1000 tấm kính trên người ta phải dùng V lít dung dịch glucozơ 1,0 M. Biết: hiệu suất tráng bạc tính theo glucozơ là 80%, khối lượng riêng của bạc là 10,49 g/cm3. Giá trị gần nhất của V là
A. 23,53. B. 23,31. C. 29,14. D. 18,65.
(Xem giải) Câu 11: Cho các phát biểu sau:
(a) Điện phân dung dịch NaCl (điện cực trơ), thu được Na tại catot.
(b) Có thể dùng HCl làm mất tính cứng của nước cứng tạm thời.
(c) Thạch cao nung CaSO4.2H2O dùng để cố định xương, nặn tượng.
(d) Trong công nghiệp, Al được sản xuất bằng cách điện phân nóng chảy Al2O3 có mặt criolit.
(e) Điều chế Al(OH)3 bằng cách cho dung dịch AlCl3 tác dụng với dung dịch NaOH dư.
Số phát biểu sai là
A. 1. B. 4. C. 3. D. 5.
(Xem giải) Câu 12: Cho các phát biểu sau:
(1) Dung dịch hỗn hợp FeSO4 và H2SO4 loãng làm mất màu dung dịch KMnO4.
(2) Fe2O3 có trong tự nhiên chủ yếu dưới dạng quặng manhetit.
(3) Cr(OH)3 là hiđroxit lưỡng tính.
(4) Nước cứng tạm thời có chứa đồng thời ion Cl- và HCO3-.
Số phát biểu đúng là
A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.
(Xem giải) Câu 13: Một loại gas có thành phần propan và butan theo tỉ lệ thể tích là 1:1. Loại gas này nặng gấp bao nhiêu lần không khí (thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất)?
A. 1,578. B. 3,516. C. 1,758. D. 1,865.
(Xem giải) Câu 14: Tinh thể CuSO4.5H2O thường dùng làm chất diệt nấm, sát khuẩn… Khi nung nóng khối lượng CuSO4.5H2O giảm dần. Đồ thị sau đây biểu diễn độ giảm khối lượng của CuSO4.5H2O khi tăng dần nhiệt độ:
Thành phần chất rắn sau khi nhiệt độ đạt đến 200°C là
A. CuSO4. B. CuSO4.2H2O. C. CuSO4.3H2O. D. CuSO4.H2O.
(Xem giải) Câu 15: Thí nghiệm sau đây được thực hiện để đo tốc độ ăn mòn (tính theo đơn vị mm/năm) của nhôm trong môi trường axit HNO3 1,0 M. Nhúng miếng nhôm (đã được làm sạch) hình lập phương cạnh 0,4 cm vào dung dịch HNO3 1,0 M (nồng độ không đổi) ở nhiệt độ 25°C trong 24 giờ.
Tốc độ ăn mòn VAl (mm/năm) được tính theo công thức: VAl = 876m/(10.D.S.t)
Trong đó, m là khối lượng nhôm (theo mg) bị tan đi trong t = 24 giờ, D = 2,7 g/cm³ là khối lượng riêng của nhôm, S là diện tích ban đầu của miếng nhôm (theo cm2).
Kết quả thí nghiệm xác định khối lượng miếng nhôm giảm 10,8 mg trong 24 giờ. Tốc độ ăn mòn VAl (mm/năm) của nhôm trong môi trường HNO3 1,0 M là
A. 22,813. B. 38,021. C. 15,208. D. 91,250.
(Xem giải) Câu 16: Cho các chất sau: O3, Cl2, H2S, FeCl3, HBr, hồ tinh bột. Số chất phản ứng với dung dịch KI là
A. 4. B. 3. C. 2. D. 5.
(Xem giải) Câu 17: Insulin là hoocmon của cơ thể có tác dụng điều tiết lượng đường trong máu. Thủy phân một phần insulin thu được heptapeptit (X). Khi thủy phân không hoàn toàn X thu được hỗn hợp các peptit trong đó có các peptit sau: Ser-His-Leu; Val-Glu-Ala; His-Leu-Val; Gly-Ser-His. Nếu đánh số amino axit đầu N trong X là số 1 thì amino axit ở vị trí số 3 và số 6 lần lượt là
A. Val và His. B. Ser và Ala. C. His và Glu. D. His và Leu.
(Xem giải) Câu 18: Cho các polime sau: nilon – 6, nilon – 6,6, poli(etylen-terephtalat), xenlulozơ, xenlulozơđiaxetat, PVC, PS. Có bao nhiêu polime thuộc polime tổng hợp?
A. 5. B. 2. C. 3. D. 4.
(Xem giải) Câu 19: Cho hỗn hợp E gồm ba chất X, Y và ancol isopropylic. X, Y là hai amin mạch hở, kế tiếp trong dãy đồng đẳng. Phân tử X, Y đều có hai nhóm chức amin và gốc hidrocacbon không no; MX < MY. Khi đốt cháy hết 0,24 mol E cần vừa đủ 1,45 mol O2, thu được H2O, N2 và 0,92 mol CO2. Khối lượng của Y trong E là
A. 6,88. B. 6,00. C. 3,44. D. 3,00.
(Xem giải) Câu 20: Hỗn hợp X gồm các chất lỏng: trans hex-2-en, hex-1-in, stiren, benzen, isopren, isooctan. Có bao nhiêu chất làm mất màu dung dịch brom ở điều kiện thường?
A. 4. B. 5. C. 3. D. 2.
(Xem giải) Câu 21: Hỗn hợp E gồm X, Y, Z (57 < MX < MY < MZ < 78), đều là những hợp chất hữu cơ tạp chức, trong phân tử chỉ chứa C, H và O. X, Y, Z có các tính chất sau:
– X, Y, Z đều tác dụng được với Na.
– Y, Z đều tác dụng được với NaHCO3.
– X, Y đều có phản ứng tráng bạc.
Nếu đốt cháy hết 0,15 mol hỗn hợp E thì thu được a gam chất CO2, giá trị của a gần nhất với
A. 13,0. B. 8,8. C. 6,5. D. 11,1.
(Xem giải) Câu 22: Tiến hành thí nghiệm theo hình vẽ sau:
Có các phát biểu sau:
(a) Bình chứa dung dịch NaOH đặc dùng để hấp thụ khí etilen.
(b) Đá bọt dùng làm chất xúc tác cho phản ứng tách nước từ C2H5OH.
(c) H2SO4 đặc đóng vai trò xúc tác.
(d) Khí thoát ra khỏi bình có CO2 do H2SO4 phản ứng với đá bọt.
(e) Ống nghiệm chứa dung dịch brom nhạt màu.
(f) Bình chứa NaOH hấp thụ khí SO2, CO2.
Số phát biểu đúng là
A. 1. B. 4. C. 2. D. 3.
(Xem giải) Câu 23: Hòa tan hoàn toàn 4,80 gam kim loại M trong dung dịch X gồm H2SO4 loãng và HCl (dư) sau phản ứng thu được 4,48 lít khí H2. Kim loại M là
A. Al. B. Fe. C. Zn. D. Mg.
(Xem giải) Câu 24: Cho các phát biểu sau:
(a) Ở nhiệt độ cao, khí CO khử được Fe2O3.
(b) Điện phân nóng chảy NaCl, thì ion Na+ bị khử ở catot.
(c) Thành phần chính của supephotphat kép gồm Ca(H2PO4)2 và CaSO4.
(d) Đốt sợi dây thép trong khí O2 xảy ra ăn mòn điện hóa học.
Số phát biểu đúng là
A. 1. B. 4. C. 2. D. 3.
(Xem giải) Câu 25: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Cho kim loại K vào dung dịch CuSO4.
(2) Cho kim loại Zn vào dung dịch H2SO4 đặc, nguội.
(3) Cho kim loại Cu vào dung dịch chứa NaNO3 và HCl.
(4) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch HCl.
(5) Cho dung dịch NaHCO3 vào dung dịch HCl.
(6) Cho etanol vào CrO3.
Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm có khí thoát ra là
A. 4. B. 3. C. 6. D. 5.
(Xem giải) Câu 26: Hoà tan hoàn toàn 4,04 gam hỗn hợp X gồm C, S và P vào dung dịch HNO3 đặc, nóng dư, thu được dung dịch Y và 22,4 lít hỗn hợp khí Z gồm hai khí có tỉ khối so với H2 là 22,9. Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào Y, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 23,67. B. 11,65. C. 11,90. D. 19,36.
(Xem giải) Câu 27: X, Y, Z là ba hiđrocacbon mạch hở (MX < MY < MZ < 60) có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử và đều phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư. Cho 30,8 gam hỗn hợp E gồm X, Y, Z có tỉ lệ mol tương ứng 3:2:1 tác dụng tối đa với a mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của a là
A. 1,6. B. 0,9. C. 0,6. D. 2,0.
(Xem giải) Câu 28: Hòa tan 1,15 gam mẫu muối có BaCl2.2H2O và chứa tạp chất trơ vào nước, rồi pha loãng được dung dịch X có thể tích 100 ml. Thêm 25 ml dung dịch K2CrO4 0,054M vào 20 ml dung dịch X, lọc tách kết tủa BaCrO4, thêm KI dư vào nước lọc sau khi đã axit hóa bằng axit H2SO4, lượng I2 sinh ra phản ứng vừa đủ với 13,3 ml dung dịch Na2S2O3 0,10M theo phản ứng: I2 + 2S2O32- → S4O62- + 2I-. Thành phần % BaCl2.2H2O (theo khối lượng) trong mẫu muối là
A. 88,6%. B. 93,5%. C. 91,8%. D. 96,2%.
(Xem giải) Câu 29: Cho sơ đồ chuyển hóa sau: C6H12O6 (Glucozơ) → X → Y → T; T + CH3COOH → C6H10O4. Nhận xét nào các chất X, Y, Z và T trong sơ đồ trên là đúng?
A. Chất X không tan trong nước.
B. Nhiệt độ sôi của T nhỏ hơn nhiệt độ sôi của X.
C. Chất Y phản ứng đựơc với KHCO3 tạo khí CO2.
D. Chất T phản ứng được với Cu(OH)2 ở điều kiện thường.
(Xem giải) Câu 30: Cho các phát biểu sau:
(a) Thép là hợp kim của sắt chứa từ 2-5% khối lượng cacbon.
(b) Bột nhôm trộn với bột sắt oxit dùng để hàn gắn đường ray bằng phản ứng nhiệt nhôm.
(c) Dùng Na2CO3 để làm mất tính cứng tạm thời và tính cứng vĩnh cửu của nước.
(d) Dùng bột lưu huỳnh để xử lí thủy ngân rơi vãi khi nhiệt kế bị vỡ.
(e) Khi làm thí nghiệm: kim loại đồng tác dụng với dung dịch HNO3, người ta nút ống nghiệm bằng bông tẩm dung dịch kiềm.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
(Xem giải) Câu 31: Theo quy ước, một đơn vị độ cứng ứng với 0,5 milimol Ca2+ hoặc Mg2+ trong 1,0 lít nước. Một loại nước cứng chứa đồng thời các ion Ca2+, HCO3- và Cl-. Để làm mềm 10 lít nước cứng đó cần dùng vừa đủ 100 ml dung dịch chứa NaOH 0,2M và Na3PO4 0,2M, thu được nước mềm (không chứa Ca2+). Số đơn vị độ cứng có trong nước cứng đó là
A. 12,0. B. 10,0. C. 8,0. D. 6,0.
(Xem giải) Câu 32: Thí nghiệm phân tích định tính nguyên tố cacbon và hiđro trong phân tử saccarozơ được tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Trộn đều khoảng 0,2 gam saccarozơ với 1 đến 2 gam đồng (II) oxit, sau đó cho hỗn hợp vào ống nghiệm khô (ống số 1) rồi thêm tiếp khoảng 1 gam đồng (II) oxit để phủ kín hỗn hợp. Nhồi một nhúm bông có rắc bột CuSO4 khan vào phần trên ống số 1 rồi nút bằng nút cao su có ống dẫn khí.
Bước 2: Lắp ống số 1 lên giá thí nghiệm rồi nhúng ống dẫn khí vào ống số 2 đựng dung dịch Ca(OH)2.
Bước 3: Dùng đèn cồn đun nóng ống số 1 (lúc đầu đun nhẹ, sau đó đun tập trung vào phần có hỗn hợp phản ứng).
Cho các phát biểu sau:
(a) Sau bước 3, màu trắng của CuSO4 chuyến thành màu xanh của CuSO4.5H2O
(b) Thí nghiệm trên còn được dùng để định tính nguyên tố oxi trong phân tử saccarozơ.
(c) Dung dịch Ca(OH)2 được dùng để nhận biết CO2 sinh ra trong thí nghiệm trên.
(d) Ở bước số 2, lắp ống số 1 sao cho miệng ống hướng lên.
(e) Kết thúc thí nghiệm, tắt đèn cồn, để ống số 1 nguội hẳn rồi mới đưa ống dẫn khí ra khỏi dung dịch trong ống số 2.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 5. C. 4. D. 3.
(Xem giải) Câu 33: Có ba dung dịch riêng biệt: H2SO4 1M; Al2(SO4)3 1M; AlCl3 1M được đánh số ngẫu nhiên là (1), (2), (3). Tiến hành các thí nghiệm sau:
Thí nghiệm 1: Trộn V ml (1) với V ml (2) và 3V ml dung dịch NaOH 1M thu được a mol kết tủa.
Thí nghiệm 2: Trộn V ml (1) với V ml (2) và 3V ml dung dịch Ba(OH)2 1M thu được 5a mol kết tủa.
Thí nghiệm 3: Trộn V ml (2) với V ml (3) và 4V ml dung dịch Ba(OH)2 1M thu được b mol kết tủa.
Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. So sánh nào sau đây đúng?
A. b = 6a. B. b = a. C. b= 3a. D. b= 4a.
(Xem giải) Câu 34: Đốt cháy hoàn toàn a mol hỗn hợp E gồm axit cacboxylic X (CnH2nO2) và triglixerit Y (CmH2m-10O6) bằng oxi, thu được b mol CO2 và (b – 3a) mol H2O. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn 63,28 gam E cần dùng 220 ml dung dịch NaOH 1M, đun nóng, sau phản ứng thu được m gam muối. Giá trị của m là
A. 67,32. B. 66,56. C. 71,36. D. 65,84.
(Xem giải) Câu 35: Cho m gam hỗn hợp X gồm Mg và Fe vào dung dịch CuSO4, sau một thời gian phản ứng, thu được 2m gam chất rắn Y gồm hai kim loại. Cho Y tác dụng với dung dịch HCl dư, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 2,24 lít khí H2 và còn lại 1,6m gam chất rắn chưa tan. Thành phần % theo khối lượng Mg trong X là
A. 48%. B. 40%. C. 36%. D. 60%.
(Xem giải) Câu 36: Chất X mạch hở có công thức phân tử C8H14O4N2. Từ X thực hiện các phản ứng sau:
(1) X + 3NaOH (t°) → Y + 2Z + T
(2) Y + NaOH (CaO, t°) → CH4 + Na2CO3
(3) T (H2SO4 đặc, 170°C) → CH2=CH2 + H2O
(4) Z + 2HCl → NaCl + F
Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Chất Y là muối của axit cacboxylic hai chức. B. Chất T tác dụng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường.
C. Phân tử chất X có chứa hai liên kết -CONH-. D. Dung dịch chất F không đổi màu quỳ tím.
(Xem giải) Câu 37: Cho từ từ dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào dung dịch chứa a mol hỗn hợp gồm HCl, AlCl3 và Al2(SO4)3. Số mol kết tủa thu được (y mol) phụ thuộc vào số mol Ba(OH)2 (x mol) được biểu diễn như đồ thị bên.
Giá trị của a là
A. 0,50. B. 0,45. C. 0,40. D. 0,60.
(Xem giải) Câu 38: Hỗn hợp M gồm: một este no, đơn chức G, hai amino axit X, Y và ba peptit mạch hở Z, T, E đều tạo bởi X, Y (tất cả đều mạch hở). Cho 65,4 gam M phản ứng hoàn toàn với lượng vừa đủ 300 ml dung dịch NaOH 2,0 M, thu được 1,104 gam ancol H và dung dịch F chứa a gam hỗn hợp ba muối natri của alanin, lysin và axit cacboxylic Q (trong đó số mol muối của lysin gấp 14 lần số mol muối của axit cacboxylic). Trong ancol H có %C = 52,174% (theo khối lượng). Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn b gam M bằng lượng oxi vừa đủ thu được 2,36 mol CO2 và 2,41 mol H2O. Cho các phát biểu sau:
(a) Phần trăm khối lượng este G trong M là 3,23%.
(b) Phần trăm khối lượng muối natri của alanin trong a gam hỗn hợp là 31,32%.
(c) Giá trị của a – 65,4 = 20,16.
(d) Giá trị của b : 65,4 = 5 : 8.
(e) Khối lượng muối natri của lysin trong a gam hỗn hợp là 56,448 gam.
Số phát biểu đúng là
A. 4. B. 3. C. 2. D. 5.
(Xem giải) Câu 39: Este X hai chức, mạch hở, tạo bởi một ancol với hai axit cacboxylic no, đơn chức, đồng đẳng kế tiếp. Este Y ba chức mạch hở, tạo bởi glyxerol với một axit cacboxylic không no, đơn chức (phân tử có hai liên kết pi (π)). Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp E gồm X và Y cần vừa đủ 0,5 mol O2 thu được 0,45 mol CO2. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn 0,16 mol E cần vừa đủ 210 ml dung dịch NaOH 2M, thu được hai ancol (có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử) và hỗn hợp ba muối, trong đó khối lượng muối của axit cacboxylic no có phân tử khối lớn hơn là a gam. Giá trị của a là
A. 5,76. B. 6,60. C. 1,65. D. 3,30.
(Xem giải) Câu 40: Điện phân (với điện cực trơ, màng ngăn) dung dịch chứa hỗn hợp CuSO4 và NaCl (tỉ lệ mol 1:1) bằng dòng điện một chiều có cường độ ổn định. Sau t (h), thu được dung dịch X và sau 2t (h), thu được dung dịch Y. Dung dịch X tác dụng với bột Al dư, thu được a mol khí H2. Dung dịch Y tác dụng với bột Al dư, thu được 4a mol khí H2 (giả sử các phản ứng xảy ra hoàn toàn).
Cho các phát biểu sau:
(a) Tại thời điểm 2t (h), tổng số mol khí thoát ra ở hai cực là 9a mol.
(b) Khi thời gian điện phân là 1,75t (h), tại catot đã có khí thoát ra.
(c) Tại thời điểm 1,5t (h), Cu2+ chưa điện phân hết.
(d) Nước bắt đầu điện phân tại anot ở thời điểm 0,8t (h).
(e) Tại thời điểm 2t (h) số mol khí thoát ra ở catot là a mol.
Số phát biểu đúng là
A. 1. B. 3. C. 4. D. 2.
Bình luận