[2021] Thi thử TN trường Bỉm Sơn – Thanh Hóa (Lần 3)

File word đề thi, đáp án và giải chi tiết

⇒ Giải chi tiết và đáp án:

41A 42C 43D 44D 45D 46A 47B 48B 49C 50B
51A 52A 53C 54A 55D 56B 57A 58A 59B 60B
61D 62C 63B 64B 65A 66C 67C 68B 69B 70B
71D 72D 73A 74D 75C 76D 77C 78D 79A 80C

Câu 41: Thủy phân este X trong môi trường kiềm, thu được natri axetat và ancol etylic. Công thức của X là

A. CH3COOC2H5.       B. C2H5COOCH3.       C. CH3COOCH3.         D. C2H3COOC2H5.

Câu 42: Khi bị ốm, mất sức, nhiều người bệnh thường được truyền dịch đường để bổ sung nhanh năng lượng. Chất trong dịch truyền có tác dụng trên là

A. Fructozơ.       B. Saccarozơ.       C. Glucozơ.       D. Mantozơ.

Câu 43: Chất béo là thức ăn quan trọng của con người, là nguồn cung cấp dinh dưỡng và năng lượng đáng kể cho cơ thể hoạt động. Ngoài ra, một lượng lớn chất béo được dùng trong công nghiệp để sản xuất

A. xà phòng và ancol etylic.       B. glucozơ và glixerol.

C. glucozơ và ancol etylic.       D. xà phòng và glixerol.

Câu 44: Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm?

A. Al.       B. Fe.       C. Ca.       D. Na.

Câu 45: Chất nào sau đây không tác dụng với nước brom?

A. Axetilen.       B. Etilen.       C. Stiren.       D. Propan.

Câu 46: Metylamin phản ứng với dung dịch chất nào sau đây?

A. CH3COOH.       B. Ca(OH)2.       C. NaCl.       D. NH3.

Câu 47: Thành phần chính của đá vôi là canxi cacbonat. Công thức của canxi cacbonat là

A. Ca(HCO3)2.       B. CaCO3.       C. CaCl2.       D. CaSO3.

Câu 48: Al2O3 không tan được trong dung dịch chứa chất nào sau đây?

A. HNO3.       B. NaCl.       C. HCl.       D. Ba(OH)2.

Câu 49: Thủy phân hoàn toàn tinh bột, thu được monosaccarit X. Hiđro hóa X, thu được chất hữu cơ Y. Hai chất X, Y lần lượt là

A. fructozơ, sobitol.         B. saccarozơ, glucozơ.

C. glucozơ, sobitol.         D. glucozơ, axit gluconic.

Câu 50: Cho dãy các chất: Ag, Fe3O4, Na2CO3 và Fe(OH)3. Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng là

A. 2.       B. 3.       C. 1.       D. 4.

Câu 51: Dung dịch của chất X làm quỳ tím hóa đỏ, dung dịch của chất Y làm quỳ tím hóa xanh. Trộn lẫn dung dịch của hai chất thì xuất hiện kết tủa. Vậy X và Y có thể lần lượt là

A. H2SO4 và Ba(OH)2.       B. HCl và Na2CO3.       C. H2SO4 và NaOH.       D. NaHSO4 và BaCl2.

Câu 52: Trong phòng thí nghiệm, tiến hành điều chế H2 bằng cách cho Zn tác dụng với dung dịch HCl loãng. Khí H2 sẽ thoát ra nhanh hơn nếu thêm vào vài giọt dung dịch nào sau đây?

A. CuCl2.       B. MgCl2.       C. AlCl3.       D. NaCl.

Câu 53: Để làm sạch lớp cặn trong các dụng cụ đun và chứa nước nóng, người ta có thể dùng

Bạn đã xem chưa:  [2021] Thi thử THPT trường Chuyên Thái Bình (Lần 2)

A. ancol etylic.       B. dung dịch muối ăn.       C. giấm ăn.       D. nước vôi trong.

Câu 54: Chất nào sau đây là chất điện li mạnh?

A. NaOH.       B. C2H5OH.       C. CH3COOH.       D. HF.

Câu 55: Tên thay thế của ancol có công thức cấu tạo thu gọn CH3CH2CH2OH là

A. propan-2-ol.       B. pentan-1-ol.       C. propan-1-on.       D. propan-1-ol.

Câu 56: Chất nào sau đây trùng hợp tạo PVC?

A. CH≡CH.       B. CH2=CHCl.       C. CHCl=CHCl.       D. CH2=CH2.

Câu 57: Dung dịch chất X làm quỳ tím chuyển thành màu hồng. Chất X có thể là

A. HOOC-[CH2]2-CH(NH2)-COOH.       B. (CH3)2CH-CH(NH2)-COOH.

C. H2N-[CH2]4-CH(NH2)-COOH.       D. CH3-CH(NH2)-COOH.

Câu 58: Thành phần chính của phâm đạm ure là

A. (NH2)2CO.       B. (NH4)2CO.       C. Ca(H2PO4)2.       D. (NH4)2CO3.

Câu 59: Chất nào sau đây có tính lưỡng tính?

A. KOH.       B. NaHCO3.       C. Fe(OH)2.       D. Al.

Câu 60: Khi đốt cháy than đá, thu được hỗn hợp khí trong đó có khí X (không màu, không mùi, độc). X là khí nào sau đây?

A. SO2.       B. CO.       C. CO2.       D. O2.

Câu 61: Ở điều kiện thường, kim loại nào sau đây không tác dụng với H2O?

A. Ba.       B. K.       C. Na.       D. Cu.

Câu 62: Polime nào sau đây có cấu trúc mạch phân nhánh?

A. Xenlulozơ.       B. Amilozơ.       C. Amilopectin.       D. Polietilen.

(Xem giải) Câu 63: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho Fe3O4 vào dung dịch HCl.
(b) Cho Al vào dung dịch HNO3 loãng (không có khí thoát ra).
(c) Cho dung dịch AgNO3 tác dụng với dung dịch Fe(NO3)2 dư.
(d) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch Ca(HCO3)2 dư.
(e) Cho hỗn hợp Cu và FeCl3 (tỉ lệ 1:1) vào H2O dư.
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được dung dịch chứa hai muối là

A. 3.       B. 5.       C. 4.       D. 2.

(Xem giải) Câu 64: Hòa tan m gam hỗn hợp X gồm Na, Na2O, Ba, BaO vào nước dư, thu được 0,2 mol khí H2 và 200 ml dung dịch Y. Cho dung dịch CuSO4 dư vào 100 ml Y, thu được 29,66 gam kết tủa. Nếu cho 300 ml dung dịch HCl nồng độ 14/15M vào 100 ml Y thì thu được dung dịch có pH = 13. Giá trị của m là

A. 46,35.       B. 27,56.       C. 26,75.       D. 59,48.

(Xem giải) Câu 65: Cho các phát biểu sau:
(a) Nhỏ dung dịch I2 vào mặt cắt củ khoai lang, xuất hiện màu xanh tím.
(b) Thành phần chính của giấy chính là xenlulozơ.
(c) Amilozơ và amilopectin đều cấu trúc mạch phân nhánh.
(d) Poli(metyl metacrylat) được dùng chế tạo thủy tinh hữu cơ.
(e) Cho Cu(OH)2 vào ống nghiệm chứa anbumin thấy tạo dung dịch màu xanh thẫm.
Số phát biểu đúng là

A. 3.       B. 4.       C. 5.       D. 2.

(Xem giải) Câu 66: Thủy phân 4,4 gam etyl axetat bằng 100 ml dung dịch NaOH 0,2M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là

Bạn đã xem chưa:  Thi ĐH-CĐ, THPT Quốc gia của Bộ Giáo Dục từ 2002 đến nay

A. 4,28.       B. 2,90.       C. 1,64.       D. 4,10.

(Xem giải) Câu 67: Cho từ từ đến hết dung dịch chứa 0,48 mol HCl vào dung dịch X chứa đồng thời x mol Na2CO3 và 0,2 mol NaHCO3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 4,032 lít CO2 (đktc). Giá trị của x là

A. 0,15.       B. 0,14.       C. 0,30.       D. 0,28.

(Xem giải) Câu 68: Đốt cháy hoàn toàn 0,3 mol hỗn hợp X gồm propilen và 2 amin no mạch hở đồng đẳng kế tiếp trong oxi dư thu được 16,8 lít CO2, 2,016 lít N2 (khí đều đo ở đktc) và 16,74 gam H2O. Khối lượng của amin có phân tử khối nhỏ hơn trong hỗn hợp X là

A. 2,16 gam.       B. 2,76 gam.       C. 1,35 gam.       D. 1,8 gam.

(Xem giải) Câu 69: Hòa tan hết 40,85 gam hỗn hợp X gồm FeCl2, Fe(NO3)2, Cu vào 600 ml dung dịch HCl 1M thu được dung dịch Y. Cho từ từ dung dịch AgNO3 1M vào Y cho đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thì cần vừa đủ 1,05 lít, thu được m gam hỗn hợp kết tủa và 1,12 lít khí (đktc). Biết NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5 trong cả quá trình, giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 129,5.       B. 143,5.       C. 182,5.       D. 150,5.

(Xem giải) Câu 70: Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho nước vào ống nghiệm chứa benzen sau đó lắc đều.
(b) Cho 1 ml C2H5OH, 1 ml CH3COOH và vài giọt dung dịch H2SO4 đặc vào ống nghiệm, lắc đều. Đun cách thủy 5-6 phút, làm lạnh và thêm vào 2 ml dung dịch NaCl bão hòa.
(c) Cho vào ống nghiệm 2 ml metyl axetat, sau đó thêm vào dung dịch NaOH dư, đun nóng nhẹ.
(d) Cho dung dịch NaOH dư vào ống nghiệm chứa dung dịch phenylamoni clorua, đun nóng.
(e) Cho 1 ml C2H5OH vào ống nghiệm chứa nước cất.
Số thí nghiệm có hiện tượng chất lỏng phân lớp sau khi hoàn thành thí nghiệm là

A. 2.       B. 3.       C. 5.       D. 4.

Câu 71: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Ở điều kiện thường, các kim loại đều có khối lượng riêng lớn hơn khối lượng riêng của nước.

B. Các kim loại đều chỉ có một số oxi hóa duy nhất trong các hợp chất.

C. Ở điều kiện thường, tất cả các kim loại đều ở trạng thái rắn.

D. Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là tính khử.

(Xem giải) Câu 72: Thủy phân 68,4 gam saccarozơ trong môi trường axit với hiệu suất 92%, sau phản ứng thu được dung dịch chứa m gam glucozơ. Giá trị của m là

A. 72,00.       B. 66,24.       C. 36,00.       D. 33,12.

(Xem giải) Câu 73: Có một hỗn hợp X gồm các triglixerit. Đốt m gam X thu được 215,16 gam CO2 và 81,54 gam H2O. Hiđro hóa hoàn toàn m gam X thì cần tối đa 0,18 mol H2 thu được hỗn hợp Y. Nếu xà phòng hòa toàn toàn m gam X bằng dung dịch NaOH thì được dung dịch chứa glixerol và hỗn hợp muối gồm x gam natri stearat, y gam natri linoleat và z gam natri panmitat. Giá trị của y + z là

Bạn đã xem chưa:  [2020] Thi thử Tốt nghiệp trường Quảng Xương 1 - Thanh Hóa

A. 60,54.       B. 60,90.       C. 51,72.       D. 45,54.

(Xem giải) Câu 74: Hòa tan hoàn toàn 23,4 gam hỗn hợp M gồm muối hiđrocacbonat của kim loại kiềm (X) và muối cacbonat (Y) vào nước thu được 200 ml dung dịch Z. Cho từ từ 200 ml dung dịch NaHSO4 0,65M và HCl 0,5M vào 200 ml dung dịch Z, thu được 1,792 lít khí CO2 (đktc) và dung dịch T. Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào T, thu được 61,81 gam kết tủa. Nhận định nào sau đây sai?

A. Cho từ từ 200 ml dung dịch Z vào dung dịch có 0,13 mol HCl thu được 0,08 mol CO2.

B. (X) là muối kali chiếm 38,46% về khối lượng trong hỗn hợp M.

C. (X) và (Y) đều phản ứng được với dung dịch KOH.

D. Nhiệt phân hoàn toàn 23,4 hỗn hợp M thu được 0,59 mol khí và hơi.

(Xem giải) Câu 75: Hỗn hợp X gồm axit oxalic, axetilen, propađial và vinyl fomat (trong đó số mol của axit oxalic và axetilen bằng nhau). Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X cần dùng vừa đủ 1,05 mol O2, thu được H2O và 55 gam CO2. Nếu cho m gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch NaHCO3 dư thì thu được tối đa bao nhiêu lít khí CO2 (đktc)?

A. 3,36 lít.       B. 6,72 lít.       C. 8,96 lít.       D. 11,2 lít.

(Xem giải) Câu 76: Hỗn hợp E gồm 2 este: X đơn chức và Y hai chức (X , Y chỉ chứa nhóm chức este, mạch hở). Đốt cháy hoàn toàn m gam E trong O2 dư thu được 1,3 mol CO2. Mặt khác, m gam E tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thu được 27 gam hỗn hợp M gồm 2 muối và hỗn hợp Y gồm 2 ancol (2 ancol đều có khả năng tách nước tạo anken). Đốt cháy hoàn toàn 27 gam hỗn hợp M thu được H2O, 0,2 mol CO2 và 0,2 mol Na2CO3. Phần trăm khối lượng của Y trong E gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 53%.       B. 55%.       C. 54%.       D. 52%.

(Xem giải) Câu 77: Thủy phân hoàn toàn hợp chất: NH2-CH(CH3)-CONH-CH2-CONH-CH2-CH2-CONH-CH(C6H5)-CONH-CH(CH3)-COOH thì số α-amino axit thu được là

A. 4.       B. 2.       C. 3.       D. 5.

(Xem giải) Câu 78: Đốt cháy hoàn toàn amin X (no, đơn chức, mạch hở) bằng O2, thu được 4,48 lít CO2 và 1,12 lít N2 (các thể tích khí đo ở đktc). Công thức phân tử của X là

A. C2H5N.       B. C4H11N.       C. C3H9N.       D. C2H7N.

(Xem giải) Câu 79: Cho các chất sau: phenylamoni clorua, anilin, glyxin, ancol benzylic, metyl axetat. Số chất phản ứng được với dung dịch KOH là

A. 3.       B. 4.       C. 2.       D. 1.

(Xem giải) Câu 80: Cho 2,52 gam kim loại M tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, vừa đủ, sau phản ứng thu được 6,84 gam muối sunfat trung hòa. Kim loại M là

A. Zn.       B. Mg.       C. Fe.       D. Ca.

Bình luận

200
error: Chúc bạn học tốt và luôn vui nhé !!