[2021] Thi thử TN Chuyên Lê Quý Đôn – Đà Nẵng (Lần 2)

File word đề thi, đáp án và giải chi tiết

⇒ Giải chi tiết và đáp án:

41A 42D 43A 44B 45D 46D 47B 48C 49B 50B
51A 52C 53C 54A 55A 56B 57A 58A 59A 60D
61A 62B 63B 64A 65D 66C 67D 68B 69D 70B
71B 72D 73B 74D 75B 76A 77A 78B 79D 80C

Câu 41. Chất nào dưới đây chỉ phù hợp để làm mềm nước có độ cứng tạm thời?

A. Ca(OH)2.       B. Na2CO3.       C. HCl.         D. Na3PO4.

Câu 42. Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Dung dịch HNO3 đặc, nguội hoà tan được nhôm.

B. Dung dịch NH3 làm quỳ tím chuyển sang màu hồng.

C. Nhiệt phân NaNO3 thu được khí NO2.

D. Cu tan được trong dung dịch chứa hỗn hợp HCl và NaNO3.

Câu 43. Số đồng phân este có công thức phân tử C4H8O2 là

A. 4.       B. 3.       C. 5.       D. 2.

Câu 44. Anilin phản ứng với dung dịch chất nào sau đây?

A. NaOH.       B. HCl.       C. Na2CO3.       D. NaCl.

Câu 45. Trong các muối: CaCO3, NaCl, KBr và NaHCO3 muối dễ bị nhiệt phân nhất là

A. NaCl.       B. KBr.       C. CaCO3.       D. NaHCO3.

Câu 46. Dãy gồm các kim loại nào sau đây thường được sản xuất bằng phương pháp thủy luyện ?

A. Al, Fe, Pb, Hg.       B. Mg, Fe, Ag, Cu.       C. Na, Cu, Pb, Zn.       D. Cu, Ag, Hg, Au.

Câu 47. Este nào sau đây phản ứng với dung dịch NaOH theo tỉ lệ mol 1 : 2?

A. Benzyl fomat.       B. Phenyl axetat.       C. Metyl fomat.       D. Etyl fomat.

Câu 48. Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Phenol tham gia phản ứng thế brom dễ hơn so với benzen,

B. Phenol phản ứng với dung dịch NaOH, lấy muối vừa tạo ra cho tác dụng với dung dịch HCl lại thu được phenol.

C. Dung dịch phenol trong nước làm quỳ tím hoá đỏ.

D. Dung dịch natriphenolat phản ứng với khí CO2, lấy kết tủa vừa tạo ra cho tác dụng với dung dịch NaOH lại thu được natriphenolat.

Câu 49. Phản ứng nào sau đây tạo ra hợp chất crom (III)?

A. Cr(OH)2 + Br2 + NaOH →       B. K2Cr2O7 + FeSO4 + H2SO4 →

C. CrO3 + H2O →       D. Cr + HCl →

Câu 50. Cacbohiđrat là hợp chất tạp chức, trong phân tử có nhiều nhóm hiđroxi và có nhóm

A. amin.       B. cacbonyl.       C. andehit.       D. cacboxyl.

Câu 51. Oxit nào sau đây không tan trong cả hai dung dịch NaOH loãng và dung dịch HCl loãng ?

A. Cr2O3.       B. FeO.       C. Fe2O3.       D. CrO3.

Câu 52. Ô nhiễm không khí có thể tạo ra mưa axit, gây ra tác hại rất lớn với môi trường. Hai khí nào sau đây đều là nguyên nhân gây ra mưa axit?

A. H2S và N2.       B. CO2 và O2.       C. SO2 và NO2.       D. NH3 và HCl

(Xem giải) Câu 53. Cho các polime: polietilen, tơ olon, tơ capron, nilon-6,6, tinh bột, protein, cao su isopren và cao su buna-N. Số các polime chứa nitơ trong phân tử là

A. 4.       B. 7.       C. 5.       D. 6.

Câu 54. Kim loại nào sau đây khi tác dụng với dung dịch AgNO3 không tạo ra Ag?

A. K.       B. Zn.       C. Cu.       D. Mg.

Câu 55. Nếu vật làm bằng sắt tây (sắt trang thiếc) bị ăn mòn điện hoá thì trong quá trình ăn mòn

Bạn đã xem chưa:  [2021] Thi học kỳ 1 chuyên Thái Nguyên

A. sắt đóng vai trò anot và bị oxi hoá.       B. thiếc đóng vai trò catot và ion H+ bị oxi hoá.

C. sắt đóng vai trò catot và bị oxi hoá.       D. thiếc đóng vai trò anot và bị oxi hoá.

(Xem giải) Câu 56. Tiến hành các thí nghiệm sau:
(1) Cho Mg vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư;
(2) Cho dung dịch FeCl2 vào dung dịch AgNO3 dư;
(3) Dẫn khí H2 dư qua Fe2O3 nung nóng;
(4) Cho Zn vào dung dịch AgNO3;
(5) Nung hỗn hợp gồm Al và CuO (không có không khí);
(6) Điện phân nóng chảy NaCl với điện cực trơ.
Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm thu được kim loại là

A. 3.       B. 5.       C. 4.       D. 6.

(Xem giải) Câu 57. Hoà tan hoàn toàn 8 gam hỗn hợp X gồm Fe và Cr vào dung dịch HCl dư thu được 3,36 lít H2 (đktc). Số mol khí Cl2 cần dùng để phản ứng hoàn toàn với 8 gam X là

A. 0,225 mol       B. 0,150 mol.       C. 0,200 mol.       D. 0,250 mol.

(Xem giải) Câu 58. Tiến hành các thí nghiệm sau:
(1) Nhúng thanh sắt vào dung dịch Fe2(SO4)3;
(2) Nhúng thanh sắt vào dung dịch ZnCl2 ;
(3) Sục khí CO2 vào dung dịch NaAlO2;
(4) Cho H2S vào dung dịch CuCl2.
Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm xảy ra phản ứng là

A. 3.       B. 4.       C. 1.       D. 2.

(Xem giải) Câu 59. Cho các phát biểu sau :
(1) Saccarozơ được cấu tạo từ hai α-glucozơ;
(2) Oxi hoá glucozơ, thu được sobitol;
(3) Trong phân tử fructozơ có một nhóm -CHO;
(4) Xenlulozơ trinitrat được dùng làm thuốc súng không khói;
(5) Trong phân tử xenlulozơ, mỗi gốc glucozơ có ba nhóm -OH;
(6) Saccarozơ bị thuỷ phân trong môi trường kiềm.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là

A. 2.       B. 3.       C. 5.       D. 4.

Câu 60. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Các peptit đều có phản ứng màu biure.

B. Polietilen được tạo thành từ phản ứng trùng ngưng ancol etylic.

C. Liên kết -CO-NH- của các đơn vị amino axit gọi là liên kết peptit.

D. Glucozơ và fructozơ đều có phản ứng tráng bạc.

(Xem giải) Câu 61. Xét các phát biểu sau:
(1) CH3COOCH=CH2 phản ứng với dung dịch NaOH thu được anđehit và muối;
(2) CH3COOCH=CH2 thuộc cùng dãy đồng đẳng với CH2=CHCOOCH3;
(3) CH2=C(CH3)COOCH3 có phản ứng trùng hợp;
(4) Xà phòng hoá chất béo bằng dung dịch NaOH, khối lượng muối thu được lớn hơn khối lượng chất béo;
(5) Triolein có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn tristearin.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là

A. 4.       B. 2.       C. 5.       D. 3.

(Xem giải) Câu 62. Axit cacboxylic X tác dụng với amin Y, thu được muối amoni Z có công thức C3H9O2N. Số công thức cấu tạo của Z phù hợp là

A. 1.       B. 3.       C. 4.       D. 2.

(Xem giải) Câu 63. Cho sơ đồ chuyển hoá : Al → X → Y → Z → Al. Các chất X, Y, Z lần lượt là

A. Al(OH)3, NaAlO2, Al2O3.       B. AlCl3, Al(OH)3, Al2O3.

C. AlCl3, Al(OH)3, NaAlO2.       D. Al2O3, AlCl3, Al(OH)3.

(Xem giải) Câu 64. Dung dịch A cho pH > 7; dung dịch B cho pH < 7; dung dịch D cho pH = 7. Trộn A với B thấy xuất hiện bọt khí; trộn B với D thấy xuất hiện kết tủa trắng. A, B, D lần lượt là

Bạn đã xem chưa:  [2021] Thi thử TN trường Hàn Thuyên - Bắc Ninh (Lần 3)

A. Na2CO3; KHSO4; Ba(NO3)2.       B. NaOH; NH4Cl, Ba(HCO3)2.

C. Na2CO3; NaHSO4; Ba(OH)2.       D. Ba(OH)2; H2SO4; Na2SO4.

(Xem giải) Câu 65. Trong phòng thí nghiệm, người ta dùng bộ dụng cụ thí nghiệm như hình bên để điều chế khí

A. NH3.       B. CO2       C. CO.       D. O2.

(Xem giải) Câu 66. Xét các nhận định sau:
(1) Protein luôn có khối lượng phân tử lớn hơn cacbohidrat;
(2) Dung dịch các amino axit đều làm đổi màu quỳ tím;
(3) Các peptit thuỷ phân hoàn toàn tạo các α-amino axit;
(4) Các polime không có nhiệt độ nóng chảy xác định;
(5) Điều chế poli(vinyl ancol) bằng cách trùng hợp ancol vinylic.
Trong các nhận định trên, số nhận định sai là

A. 2.       B. 1.       C. 3.       D. 4.

(Xem giải) Câu 67. Có các nhận xét sau:
(1) Các kim loại Na và Ba đều tan trong nước dư;
(2) Độ cứng của Cr lớn hơn độ cứng của Al;
(3) Cho K vào dung dịch CuSO4 thu được Cu;
(4) Độ dẫn điện của các kim loại giảm dần theo thứ tự Ag, Cu, Al;
(5) Có thể điều chế Mg bằng cách cho khí CO khử MgO ở nhiệt độ cao.
Trong các nhận xét trên, số nhận xét đúng là

A. 4.       B. 5.       C. 2.       D. 3.

(Xem giải) Câu 68. Xét các phát biểu:
(a) Khử glucozơ bằng H2 (Ni, t°) thì thu được sobitol, còn oxi hóa glucozơ bằng nước Br2 thì thu được axit gluconic;
(b) Saccarozơ không tham gia phản ứng tráng gương;
(c) Tinh bột và xenlulozơ là đồng phân của nhau;
(d) Tơ axetat và tơ visco là những tơ nhân tạo được sản xuất từ xenlulozơ.
Số phát biểu đúng là

A. 4.       B. 3.       C. 2       D. 1

(Xem giải) Câu 69. Hỗn hợp X gồm Ba và Al. Cho m gam X vào nước dư, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 8,96 lít khí H2 (đktc). Mặt khác, hòa tan hoàn toàn m gam X bằng dung dịch NaOH, thu được 15,68 lít khí H2 (đktc). Giá trị của m là

A. 29,9.       B. 19,1.       C. 16,4.       D. 24,5.

(Xem giải) Câu 70. Đốt cháy hoàn toàn 0,01 mol một loại chất béo thì thu được 12,768 lít khí CO2 (đktc) và 9,18 gam H2O. Mặt khác khi cho 0,3 mol chất béo trên tác dụng với dung dịch Br2 0,5M thì thể tích dung dịch Br2 tối đa phản ứng là V lít. Giá trị của V là

A. 3,60.       B. 2,40.       C. 0,36       D. 1,2

(Xem giải) Câu 71. Xét các phát biểu sau:
(1) Để phân biệt anilin và ancol etylic, ta có thể dùng dung dịch NaOH.
(2) Các peptit đều có phản ứng màu biure.
(3) Các amin thơm thường có mùi thơm dễ chịu.
(4) Tơ axetat và tơ visco thuộc loại tơ nhân tạo.
(5) Lysin, axit glutaric, phenylamin, benzylamin đều làm đổi màu quỳ tím.
(6) Các dung dịch protein đều bị đông tụ trong môi trường axit hoặc kiềm.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là

A. 5.       B. 3.       C. 4       D. 2.

(Xem giải) Câu 72. Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Cho metyl axetat tác dụng với dung dịch NaOH;
(2) Cho NaHCO3 vào dung dịch CH3COOH;
(3) Cho glixerol tác dụng với kim loại Na;
(4) Cho glucozơ tác dụng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường;
(5) Cho glucozơ tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3;
(6) Đun nóng hỗn hợp triolein và hiđro (xúc tác Ni).
Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm xảy ra phản ứng oxi hoá – khử là

Bạn đã xem chưa:  [2019] Thi thử THPT Quốc gia trường Thanh Chương 1 - Nghệ An (Lần 1)

A. 4.       B. 5.       C. 2.       D. 3.

(Xem giải) Câu 73. Cho dãy các chất: Al, Cl2, NaOH, Na2S, Cu, HCl, NH3, NaHSO4, Na2CO3 và AgNO3. Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch Fe(NO3)2 là

A. 6.       B. 9.       C. 7.       D. 2.

(Xem giải) Câu 74. Hấp thụ hết x lít CO2 (đktc) vào dung dịch hỗn hợp gồm 0,4 mol KOH; 0,3 mol NaOH và 0,4 mol K2CO3 thu được dung dịch Y. Cho Y tác dụng với dung dịch BaCl2 dư, thu được 39,4 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của x là

A. 18,92.       B. 16,72.       C. 15,68       D. 20,16

(Xem giải) Câu 75. Cho 10,6 gam hỗn hợp gồm C2H5OH và C3H7OH đi qua CuO dư, đun nóng rồi lấy toàn bộ anđehit tạo thành phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được 43,2 gam Ag. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng của C2H5OH trong hỗn hợp ban đầu là

A. 56,6%.       B. 86,79% hoặc 43,4%.

C. 43,4%.       D. 56,6% hoặc 44,3%.

(Xem giải) Câu 76. Cho các chất sau: (1) axit α-aminoglutaric; (2) axit α,ω-điaminocaproic; (3) metyl α-aminoaxetat; (4) amoni fomat; (5) axit axetic. Số chất tác dụng được với cả NaOH và HCl là

A. 4.       B. 5.       C. 3.       D. 2

(Xem giải) Câu 77. Cho 0,05 mol hỗn hợp hai este đơn chức X và Y tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thu được hỗn hợp các chất hữu cơ Z. Đốt cháy hoàn toàn Z thu được 0,12 mol CO2 và 0,03 mol Na2CO3. Làm bay hơi hỗn hợp Z thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là

A. 4,56       B. 3,48       C. 2,34.       D. 5,64.

(Xem giải) Câu 78. X là một α-amino axit, no, mạch hở, chứa 1 nhóm chức – NH2 và 1 nhóm chức COOH. Hỗn hợp Y gồm các peptit mạch hở X-Gly, X-X-Gly, và X-X-X-Gly có tỉ lệ mol tương ứng là 1:2:3. Cho 146,88 gam hỗn hợp Y tác dụng vừa đủ với hỗn hợp NaOH 1M và KOH 1,5M đun nóng, thu được dung dịch chứa 217,6 gam hỗn hợp muối. Để đốt 0,1 mol hỗn hợp Y cần V lít O2 (đktc). Giá trị của V là:

A. 38,08 lít.         B. 40,32 lít.         C. 42,56 lít.         D. 39,20 lít.

(Xem giải) Câu 79. Cho 5,528 gam hỗn hợp X gồm Fe và Cu (nFe : nCu = 18,6) tác dụng với dung dịch chứa 0,352 mol HNO3 thu được dung dịch Y và khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Tiến hành điện phân dung dịch Y với điện cực trơ, cường độ dòng điện I = 3,6345 ampe trong thời gian t giây thấy khối lượng catôt tăng 0,88 gam (giả thiết kim loại sinh ra bám hết vào catôt).Giá trị của t là

A. 1252.          B. 797.        C. 2337.          D. 2602.

(Xem giải) Câu 80. Nung nóng hỗn hợp gồm 2,7 gam Al và 14,4 gam FeO, sau một thời gian thu được chất rắn X. Hoà tan hoàn toàn X trong dung dịch chứa 0,15 mol HNO3 và 0,90 mol HCl. Cho dung dịch sau phản ứng vào dung dịch AgNO3 dư, thu được m gam chất rắn. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn, NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5 trong các phản ứng. Giá trị của m là

A. 150,45.       B. 134,55.       C. 130,50       D. 129,15.

5
Bình luận

200
Mới nhất Cũ nhất Thích nhiều nhất
ABC

Cho em hỏi câu 51 ạ. Oxit ko tan trong HCl và NaOH, mà sao lại chọn Cr2O3 ạ?

error: Chúc bạn học tốt và luôn vui nhé !!